2. Mô hình của H.T.Oshima coi trọng thúc đấy việc làm ở cả ha khu vực. Quá trình phát triển chia thành ba giai đoạn phù hợp với các nước đang phát triển là giai đoạn bắt đầu, giai đoạn hướng tới việc làm đầy đủ, và giai đoạn phát triển kinh tế chiều sâu. Xét về dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ hai mô hình cùng mang đến những chính sách phát triển kinh tế căn bản dựa trên hai khu vực. Xuất phát từ mô hình của Arthur Lewis với khu vực công nghiệp là “đầu kéo” thu hút lao động từ nông nghiệp sang, đến mô hình của H.T.Oshima với giai đoạn đầu lấy nông nghiệp làm “đầu đẩy” làm cho lao động dư thừ ở khu vực này dẫn đến sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp, dịch vụ.
3. Kotler và Fox đã đề xuất mô hình tổng quát thể hiện các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp[6], mô hình này được tóm tắc bằng sơ đồ sau:
Nảy sinh nhu cầu
Thu thập thông tin
Đánh giá các lựa chọn thay thế
Quyết
định
Thực hiện quyết định
Có thể bạn quan tâm!
- Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp - 2
- Cơ Sở Lý Luận - Mô Hình Nghiên Cứu
- Yếu Tố Hấp Dẫn Cứng Và Mềm Của Địa Phương
- Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp - 6
- Phương Pháp Chọn Mẫu, Cỡ Mẫu Phương Pháp Chọn Mẫu
- Mô Tả Thống Kê Giữa Học Lực Và Địa Điểm Làm Việc
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Đánh giá lại
lập
t
Thiết
tin đánh giá
hông
Động cơ và giá trị
Những ảnh hưởng khác
Những yếu tố tình huống
Xây dựng tiêu chí đánh giá
Hình 3.2: Mô hình các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp (Kotler và Fox)
[6] Kotler P., Fox K (1995), Strategic Marketing for Educational Institutions, (2nd ed.), New Jersey, Prentice Hall, USA.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm
Chọn cho mình một nơi làm việc phù hợp là đã tạo nên thành công trong tương lai. Và trong cuộc sống có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình định hướng chọn việc làm của bất kỳ một sinh viên nào.
3.3.1. Sự hấp dẫn của địa phương
Mỗi địa phương có một vị trí, đặc điểm và các thế mạnh khác nhau để thu hút các nguồn nhân lực từ các nơi khác đến. Chính vì thế, thu hút nguồn nhân lực là một chính sách được rất nhiều địa phương quan tâm thực hiện trong những năm gần đây nhằm nâng con chất lượng đôi ngũ cán bộ công chức, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong thời kỳ mới.
Những thành phố lớn là nơi thu hút được rất nhiều lao động từ trình độ thấp đến trình độ cao vì ở đây có nhiều khu công nghiệp, công ty,…nên nhu cầu về nguồn nhân lực là rất lớn. Do đó, cơ hội việc làm ở đây là rất cao. Bên cạnh đó yếu tố thu nhập được người lao động quan tâm nhất. Một trong những lý do các thành phố này thu hút được một số lượng lớn nhân lực là vì có sự hấp dẫn về chế độ đãi ngộ về cả vật chất lẫn tinh thần. Với mức lương cao sẽ khuyến khích người tài cống hiến sức lực.
Cơ sở hạ tầng vui chơi, giải trí là một đặc điểm có thể thu hút nguồn nhân lực trẻ. Sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi là khoảng thời gian được thư giãn vui chơi cùng bạn bè, gia đình và người thân. Vì thế nhu cầu về vui chơi, giải trí là một nhu cầu thiết yếu về tinh thần của bản thân. Ví dụ như Tp Hồ Chí Minh, một thành phố đông đúc nhất ở Việt Nam, có rất nhiều địa điểm vui chơi, giải trí thu nên thu hút được rất nhiều lao động từ trên khắp đất nước về đây sinh sống và làm việc.
3.3.2. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc là một trong những yếu tố thu hút nhiều nhân tài từ nhiều nơi về để phục vụ cho công ty, giúp công ty phát triển. Nó góp phần tạo nên sự thành công của công ty. Một môi trường làm việc tốt sẽ kích thích nhân
viên hăng hái trong công việc, tạo tâm lý thoải mái để làm việc. Nó gắn liền với các đặc điểm sau: hỗ trợ không kịp thời và công bằng của cấp quản lý; công việc nặng nhọc; hỗ trợ liên quan đến gia đình (nhà tập thể), và thiếu dụng cụ hỗ trợ làm việc. Nhân viên được làm việc trong một môi trường năng động, trang thiết bị phục vụ cho công việc tốt sẽ tạo nên sự hài lòng trong bản thân của mỗi nhân viên. Từ đó có thể làm hiệu suất làm việc tăng lên. Môi trường làm việc và học tập tốt hơn sẽ giúp họ có cơ hội nâng cao trình độ học vấn hoặc chuyên môn.
3.3.3. Năng lực bản thân
Sự nghiệp của bạn sẽ thăng hoa nếu bạn được làm công việc mình yêu thích. Và hiểu rõ về năng lực bản thân sẽ giúp chúng ta biến mọi cố gắng trở thành hiện thực.
Thạc sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, khuyên: “Xuất phát điểm của thí sinh trước ngưỡng cửa nghề nghiệp phải là sở thích, sở trường, năng khiếu. Đó mới là điều quan trọng và cốt lõi”.
Phải trả lời thật chính xác những câu hỏi cơ bản nhất về chính mình cũng như những vấn đề tâm lý có liên quan. Việc tìm hiểu về năng lực của cá nhân như chỉ số thông minh IQ, chỉ số sáng tạo CQ, chỉ số cảm xúc EQ hay những khả năng cụ thể khác như sắc giác, chú ý (sức tập trung, sức phân phối…), quan sát, tư duy không gian, trí nhớ sơ đồ, tưởng tượng sáng tạo, ngôn ngữ… là những yêu cầu tối quan trọng. Tuy vậy, điều quan trọng không kém là phải xác định thực sự được khả năng học tập, khả năng và tố chất của cá nhân. Khả năng này là khả năng triển vọng chứ không phải là điểm số thực tế học tập.
Năng khiếu của mỗi người là khác nhau và cùng bộc lộ một cách khác nhau. Đây có thể coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chọn trường, chọn nghề của bạn.
Dù học bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào đi nữa thì mỗi bạn sinh viên cũng cần tạo cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc thì mới có thể làm tốt công
việc của mình. Tạo cho bản thân một niềm đam mê công việc, một sự nhiệt tình khao khát thể hiện bản thân. Sinh viên ngoài những kiến thức được học trên lớp còn những kĩ năng cả trong công việc và cuộc sống. Nó cũng là một trong những nhân tố không thể nào thiếu khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Sinh viên có thể học các kĩ năng này bất kì đâu. Trong hoạt động giao tiếp hàng ngày, trong các tổ chức, trong các hoạt động chung của trường (trong các câu lạc bộ, các cuộc thi,..
). Tất cả đều tạo cho sinh viên những kĩ năng, sự tự tin và khả năng thích ứng với công việc và môi trường mới.
Bên cạnh một kiến thức chuyên môn sâu và chắc chắn các bạn cần có phải có kiến thức về ngoại ngữ, tin học, khả năng làm việc theo nhóm, kĩ năng làm việc, cách trình bày diễn đạt tự tin, đam mê nghề nghiệp. Đó thật sự và không thể thiếu đòi hỏi các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Điều đó có thể nhận thấy trong thực tế hiện nay khi năm 2011 cả nước có 63% sinh viên ra trường thất nghiệp vì thiếu kỹ năng làm việc[7]. Khó có bạn sinh viên nào khi ra trường lại chỉ cầm một tấm bằng đại học duy nhất bên cạnh tấm bằng đại học các bạn cần có thêm tấm bằng tiếng anh với chuẩn mực quốc tế, mọi kiến thức vững về tin học để có thể làm việc bằng máy tính. Chỉ có vậy sinh viên mới có cơ hội kiếm cho mình những việc làm theo như mong ước của mình.
Không ai hiểu bạn hơn chính bản thân bạn, người đã can đảm chọn đúng mục tiêu đời mình. Bạn sẽ không bao giờ thất vọng với việc học nếu các bạn đã xác định được mục tiêu của mình là học cái gì và học để làm gì. Và cá nhân phải biết mình là người có tính cách như: kiềm chế, trung thực, bảo mật, gan dạ, dũng cảm, cẩn thận … để hướng đến những nghề nghiệp phù hợp.
3.3.4. Thị trường lao động
Sau khi rời ghế nhà trường THPT, cả một chân trời tương lai đang hiện ra trước mắt các bạn. Cơ hội để nâng cao tri thức, kỹ năng của sinh viên chưa bao giờ nhiều như bây giờ. Làm việc ở đâu đây? Làm ở quê nhà hay tại thành phố?, Làm việc cho Nhà nước hay cho Công ty? Ngành nào đang hái ra tiền và ngành
[7] Điều tra về tình hình việc làm của sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năn 2011.
nào bảo đảm ra trường không thất nghiệp. Các vấn đề đó còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình chung của nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề thất nghiệp.
Trên thực tế, trong thời buổi hiện nay, thất nghiệp không chỉ là nỗi ám ảnh của sinh viên mới ra trường mà còn của cả người đang có việc. Kinh tế suy thoái buộc các doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí tối đa bằng nhiều cách. Bên cạnh việc cắt giảm bớt nhân sự thì tuyển dụng cũng bị hạn chế với các tiêu chuẩn ứng viên ngày càng siết chặt. Đây là thời điểm để doanh nghiệp chọn được những người giỏi, thạo kỹ năng, giàu kinh nghiệm nhưng cũng là giai đoạn cực kỳ khó khăn để tìm việc và giữ việc, đặc biệt là với sinh viên mới ra trường. Vì thế nó ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của cá nhân sinh viên khi quyết định chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Song song đó, cơ hội một người có thể có việc làm hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình cung - cầu của nguồn lao động trên thị trường. Thị trường có nhiều cơ hội việc làm hay không? Người lao động có thể dễ dàng di chuyển xa từ nơi này sang nơi khác để tìm kiếm việc làm không? Người lao động có dễ dàng tiếp cận được với thông tin về việc làm hay không? Vùng nơi họ sinh sống. Cơ cấu ngành nghề ở địa phương như thế nào?
Bên cạnh đó, các yêu cầu trong công việc của nhà tuyển dụng cũng là một vấn đề có ảnh hưởng đến sinh viên. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng ảnh hưởng đến toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ thì việc tìm kiếm một việc làm tốt thật sự là khó khăn khi mà mỗi công ty lại có những yêu cầu cho mỗi công việc khác nhau. Vậy làm thế nào để đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng là vấn đề mang tính sống còn của sinh viên để có cơ hội tìm được một việc làm tốt.
Hiểu được vấn đề việc làm của thanh niên có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước nên Đảng, Nhà nước cũng đã có những chủ trương, chính sách thu hút người tài bằng nhiều biện pháp cũng như nhiều chế độ đãi ngộ để phát huy năng lực của họ. Đặc biệt cho thanh niên nói chung và cho sinh viên nói riêng. Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc triển khai các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể địa phương quan tâm thực hiện với nhiều hình thức khác nhau.
Ngày 19/4/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 579/QĐ- TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 trong đó nêu rõ mỗi bộ, ngành và địa phương phải xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực đồng bộ với chiến lược, kế hoạch phát triển chung của mình. Vấn đề hiện nay là cần hiện thực hóa Chiến lược bằng các biện pháp, hành động cụ thể. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy rõ, coi trọng và quyết tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết định tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững.
3.3.5. Đặc điểm công ty
Trong bất kỳ tổ chức nào con người cũng luôn là yếu tố đóng vai trò tiên quyết. Tuy nhiên, tuyển dụng và giữ lại những người tài giỏi có khả năng vận dụng kiến thức là một điều ngày càng khó. Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của công ty.
Quy mô công ty như thế nào? Vị tí của công ty có thuận tiện cho việc đi làm hay không? Văn hóa công ty hay đội ngũ lãnh đạo như thế nào? Các chính sách của công ty sẽ ra sao? Đó là những câu hỏi mà bất cứ ứng viên nào khi tìm việc làm cũng quan tâm.
Theo kết quả từ cuộc khảo sát “Xây dựng thương hiệu tuyển dụng” do Navigos Search thực hiện qua gần 5.000 nhân sự cao cấp đang làm việc tại các công ty trong nước và các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, gần 76% trong số những người được hỏi cho rằng đội ngũ lãnh đạo tốt ( về văn hóa công ty) là yếu tố quan trọng nhất để thu hút nhân tài. Thương hiệu tuyển dụng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình thu hút nhân lực, qua kết quả 75,2% trong số những người tham gia khảo sát quan tâm; thương hiệu tuyển
dụng được yêu thích cần có môi trường làm việc tốt về thể chất lẫn tinh thần, là yếu tố xếp thứ thứ hai trong số 4 yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn.
Cũng theo kết quả từ cuộc khảo sát này, các chương trình hỗ trợ/ đào tạo/ phát triển nhân viên; lương, thưởng cao là hai yếu tố quan trọng tiếp theo để xây dựng một thương hiệu tuyển dụng được yêu thích, với 71.8% và 66.4% số người tham gia trả lời khảo sát. Công ty phải bảo đảm rằng nhân viên được đền bù tương xứng với năng lực của họ. Những người làm tốt đòi hỏi lương của họ phải xứng đáng với khả năng của mình. Tuy nhiên, chỉ có tiền thì không đủ thu hút những người giỏi.
Mỗi công ty phải có những cách riêng của mình để lôi cuốn nhân viên vào đặc thù của công ty, giúp nhân viên phát triển, làm cho công việc hoà hợp với cuộc sống riêng tư của nhân viên, và sắp xếp những chương trình khen thưởng với những hệ thống đánh giá rõ ràng và khách quan mới có thể thu hút được nhiều nhan tài để công ty phát triển.
3.3.6. Điều kiện gia đình
Điều đầu tiên ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của không ít sinh viên đó là điều kiện kinh tế gia đình. Đây là vấn đề có thể nói là làm cho sinh viên phân vân nhiều nhất khi chọn nghề, nhất là các bạn sinh viên ở tỉnh lẻ, vùng nông thôn. Nhiều bạn có ước muốn làm việc tại quê nhà nhưng vì kinh tế gia đình đành phải chọn làm việc tại những thành phố lớn để có thêm thu nhập giúp cải thiện cuộc sống bản thân và cho gia đình.
Mặc khác, truyền thống gia đình luôn quan trọng với người dân Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung. Chúng ta luôn bị ảnh hưởng của gia đình khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào. Nhiều ông bố, bà mẹ ép con học theo những ngành nghề mà cha ông mình từ trước đến giờ theo đuổi. Nếu sinh ra trong một gia đình có bố, mẹ, anh, chị làm bác sĩ, giáo viên, công an… thì các bạn sinh viên cũng thường thường bị "gò” vào cái "khuôn" ấy của gia đình.
Một bạn trẻ phương Tây, tuy chỉ mới học phổ thông khi muốn vừa học vừa làm thêm để kiếm tiền thì luôn được cha mẹ ủng hộ, khuyến khích vì đấy là quyết định của chính bản thân bạn trẻ đó. Nhưng cũng trường hợp đó mà ở trong một gia đình Việt Nam thì sao? "Lo học cho giỏi để sau này thi đậu ĐH, ra trường thì muốn kiếm bao nhiêu tiền mà chẳng được", là câu nói của đa số phụ huynh hay những thành viên trong gia đình học sinh đó. Và điều phải làm của học sinh đó là chấp nhận, không có một thái độ gì cả, có thể là do "thói quen" vâng lời người lớn trong mọi quyết định.
Tương lai các bạn phải do chính bạn quyết định, bố mẹ là người đi trước, hiểu thế nào là tốt cho bạn nhưng không thể là người quyết định cho bạn được vì đơn giản bố mẹ không thể theo bạn đến suốt cuộc đời…
Tuy nhiên, mọi chuyện đều có hai mặt của nó. Gia đình cũng chính là nhà tư vấn cho những dự định của bạn vì hơn ai hết họ hiểu những tính cách, phẩm chất của bạn hơn bất kỳ một người nào khác. Hãy tham vấn ý kiến của họ khi bạn muốn đưa ra một quyết định nào cho tương lai của mình. Những câu hỏi như: con muốn trở thành nhà thiết kế thời trang, bố mẹ thấy thế nào? Chắc chắn bố mẹ bạn sẽ phân tích những điều được và không được của bạn khi chọn nghề ấy. Những lời khuyên, nhận xét từ những người đi trước không bao giờ là thừa. Điều này tránh cho bạn sự lệch lạc trong định hướng nghề của mình.
3.4. Giới thiệu một số mô hình nghiên cứu trước đây
3.4.1. Nghiên cứu nước ngoài
Có thể nói những tư tưởng về định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ đã có từ thời cổ đại, tuy nhiên ở dưới dạng rất sơ khai và biểu hiện thông qua việc phân chia, phân cấp lao động tuỳ thuộc vào địa vị và nguồn gốc xuất thân của mỗi người trong xã hội. Điều này thể hiện rõ tính áp đặt của giai cấp thống trị và sự bất bình đẳng trong phân công lao động xã hội. Đến thế kỷ XIX, khi nền sản xuất xã hội phát triển cùng với những tư tưởng tích cực về giải phóng con người trên khắp thế giới thì khoa học hướng nghiệp mới thực sự trở thành một khoa học độc lập.