Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp - 2


Mặc dù hiện này cùng với sự phát triển của đất nước về kinh tế, xã hội thì các công ty, nhà máy, xí nghiệp trong và ngoài nước mọc lên rất nhanh tuy nhiên số lượng sinh viên ra trường cũng tăng lên. Chính vì nhiều người, ít việc nên buộc các bạn sinh viên khi ra trường phải cạnh tranh khốc liệt trong các cuộc tuyển dụng để tìm cho mình một công việc tốt, đúng chuyên ngành của mình.

“Đầu ra” của các trường Đại học, Cao đẳng luôn là một vấn đề nóng rất được xã hội quan tâm, nhất là các bạn trẻ vừa rời ghế giảng đường. Ngay từ khi quyết định thi vào một trường nào đó thì phần lớn thí sinh và gia đình đều đặt ra câu hỏi: “Nếu thi đỗ vào đó, học xong thì làm gì? Và xin vào đâu làm?”. Nhưng lo lắng thì cứ lo lắng, thi thì vẫn thi để rồi sau bốn năm miệt mài ôn học, các sinh viên ra trường vẫn hoang mang không biết phải làm gì để sống khi cầm tấm bằng Đại học trên tay.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm. Một trong những nguyên nhân đó là do sinh viên định hướng nghề nghiệp không rõ ràng. Nhiều người quản lý nhân sự ở các công ty nước ngoài nhận định: “Lao động trẻ thiếu và yếu về ngoại ngữ cũng như sự tự tin trong giao tiếp. Quan trọng hơn là họ chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đại đa số có tư tưởng xin việc vì quyền lợi bản thân chứ chưa nghĩ nhiều về công việc, chưa thật sự tâm huyết và sống chết vì nó…”.

Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên đại học là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Vì thế tìm hiểu được nhu cầu, nguyện vọng việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên là góp phần giải quyết được vấn đề “nóng” hiện nay của sinh viên. Do đó, đề tài “Định hướng vic làm ca sinh viên sau khi tt nghip” có ý nghĩa không chỉ cho bản thân sinh viên, cho nhà trường mà còn cho toàn xã hội.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung

Tìm hiểu về định hướng việc làm của sinh viên kinh tế sau khi tốt nghiệp của các trường đại học trên địa bàn Tp Cần Thơ.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

➢ Thực trạng định hướng việc làm của sinh viên.

➢ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng chọn việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

➢ Phân tích sự khác biệt trong cách định hướng chọn việc làm của sinh viên


1.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai bước:

Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ bằng cách thực hiện nghiên cứu định tính: Tham khảo các dữ liệu thứ cấp, trao đổi và thảo luận với một số sinh viên đang học tại trường Đại học Tây Đô để thiết lập vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đề cương nghiên cứu và mô hình nghiên cứu từ đó hình thành bản câu hỏi nghiên cứu.

Bước 2: Nghiên cứu chính thức: Tiến hành nghiên cứu định lượng bằng cách tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bảng câu hỏi đã thiết kế ở bước 1; sau đó mã hóa và làm sạch dữ liệu sơ cấp; tiến hành xử lý dữ liệu bằng công cụ hỗ trợ SPSS 18.0; phân tích dữ liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài sẽ tiến hành khảo sát trên đối tượng là sinh viên năm ba, năm cuối khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh của các trường Đại học vì đây là đối tượng mang tính đại diện cao, liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.


1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi 3 trường đại học trên địa bàn Tp Cần Thơ: Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Tây Đô và Trường Đại học Tại chức Cần Thơ.

1.5. Ý nghĩa đề tài

➢ Đối vi sinh viên

Vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp là một vấn đề cấp thiết. Vì đây là nỗi lo chung của sinh viên sau khi tốt nghiệp và là nỗi lo riêng cho bản thân tôi. Qua đề tài này, các bạn sinh viên năm cuối sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề việc làm của mình trong tương lai. Từ đó có thể có những bước chuẩn bị cần thiết cho tương lai. Đồng thời giúp giải tỏa được một phần những lo lắng, vướng mắc cho sinh viên khi bước ra ngoài môi trường thực tế chứ không bị bó hẹp trong phạm vi nhà trường.

Bên cạnh đó, đề tài còn giúp sinh viên nhận thức rõ ngành học của mình và điều quan trọng là ổn định tâm lý và có định hướng đúng đắn, rõ ràng hơn cho nghề nghiệp trong tương lai.

➢ Đối vi nhà trường

Thông qua đề tài này phản ánh một số định hướng, mong muốn, nguyện vọng về vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, từ đó hiểu được một số khó khăn, lo lắng của sinh viên. Qua đó giúp cho nhà trường có một số hướng về giáo dục - đào tạo, hướng nghiệp nhằm giải quyết phần nào những mong muốn của sinh viên để giúp sinh viên an tâm hơn trong quá trình tìm việc làm.

1.6. Bố cục nghiên cứu

Nghiên cứu bao gồm 6 chương:


Chương 1: Tổng quan


Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu


Chương 3: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu


Chương 4: Phương pháp nghiên cứu


Chương 5: Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp


Chương 6: Kết luận và kiến nghị


Tóm lại, chương này là chương khái quát chung về vấn đề nghiên cứu. Đây sẽ là cơ sở để tiến hành các phần tiếp theo: Bối cảnh nghiên cứu.


Chương 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

Chương này nêu lên thực trạng chung về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp trên địa bàn cả nước. Những vướng mắc mà sinh viên gặp phải trong quá trình tìm việc làm.

2.1. Tình hình việc làm của sinh viên

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2010-2011 thì cả nước có 163 trường đại học. Trong đó có 113 trường đại học công lập, 50 trường đại học tư thục. Số sinh viên cả nước ước tính là 1.435.887. Sinh viên hệ chính quy là 970.644 sinh viên; hệ cử tuyển là 7.448 sinh viên; hệ vừa học vừa làm: 457.795 sinh viên. Số sinh viên tốt nghiệp là 187.379 sinh viên.

Sinh viên ra trường thì nhiều nhưng tỷ lệ sinh viên ra trường không tìm được việc làm cũng ngày càng tăng. Theo khảo sát có khoảng 26,2% cử nhân đại học ra trường nhưng không có việc làm. Bên cạnh đó, 70,8% cử nhân ra trường lại làm những công việc trái ngành nghề được đào tạo, chỉ có khoảng 19% cử nhân làm đúng ngành nghề được đào tạo. Điều đó cho thấy việc định hướng nghề nghiệp, giáo dục đại học hiện nay có nhiều điểm bất hợp lý do đó mà tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao.

Sinh viên ngày nay đang thiếu đi nhiều kỹ năng và có lối sống nhanh, thực dụng. Cả nước có khoảng 63% sinh viên thất nghiệp vì thiếu kỹ năng. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi tại những trường đại học có tiếng trong nước nhưng khi xin việc làm lại bị các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ chối vì năng lực chuyên môn còn thấp. Qua khảo sát tại những hội chợ việc làm trong một vài năm gần đây, các đơn vị tuyển dụng cũng chỉ chọn cho mình 5-10 sinh viên trong khoảng 1.000 sinh viên ứng tuyển.

Theo Tiến sĩ Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục và Nghề nghiệp, Viện Giáo dục Việt Nam thì giáo dục đại học ở nước ta phát triển quá nhanh. Chưa đầy 20 năm, nước ta đã có đến 400 trường đại học. Số lượng bùng nổ, nhưng chất lượng lại tỉ lệ nghịch với số lượng. Bên cạnh đó việc


phân bố ngành học và địa bàn đào tạo cũng bất hợp lý. Có đến quá nửa các trường đại học, cao đẳng tập trung tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, sinh viên theo học những ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính, ngân hàng… lại tăng đột biến. Còn các ngành khoa học khác thì lại thiếu số lượng theo học do đó dẫn đến sự thiếu cân bằng trong cung – cầu nguồn nhân lực.


Nguồn Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP 2


Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động

TP HCM[1].


Hình 2.1: Nhu cầu nhân lực ngành – nghề giai đoạn 2012-2015

Dựa vào biểu đồ ta thấy, nhu cầu nguồn nhân lực thuộc các khối ngành sản xuất, kỹ thuật hiện đang thiếu hụt rất lớn. Cụ thể, các ngành Dệt – May – Giày da

– Thủ công mỹ nghệ có nhu cầu nguồn nhân lực đến 28% trong tổng số tổng nhu cầu nguồn nhân lực của cả nước. Tiếp theo là ngành Công nghệ thông tin – Điện

– Điện tử - Viễn thông 12%,…. nhưng trên thực tế sinh viên chọn học các khối


[1] Khảo sát về nhu cầu nhân lực củaTrung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh năm 2010-2011.


ngành kinh tế lại rất đông. Phải chăng các bạn sinh viên đã chọn sai ngành – sai nghề? Từ đó cho thấy một nghịch lý, một sự mất cân đối trong cung-cầu nguồn lao động trong nền kinh tế Việt Nam.

2.2. Vấn đề định hướng việc làm cho sinh viên

Vấn đề định hướng cho sinh viên ngày nay cũng là một việc làm quan trọng. Không có định hướng rõ ràng và đúng đắn, nhiều sinh viên có thể sẽ bị lạc hướng. Từ đó số sinh viên đó sẽ không cố gắng, phấn đấu cho lĩnh vực mình đang theo đuổi. Nhưng trên thực tế, định hướng nghề nghiệp hiện nay lại theo xu thế của thời đại, không ai thích học những ngành nghề nông nghiệp, họ đổ xô vào kinh tế hay quản trị kinh doanh. Họ cũng chẳng chú tâm vào những ngành nghề sản xuất.

Hầu hết các điều tra xã hội học đối với sinh viên về nội dung “Có hay không có định hướng ngành hc trước khi bước vào cng trường ĐH?” đều cho ra kết quả: sinh viên của chúng ta cơ bản định hướng ngành học theo năng lực, nghĩa là lựa chọn ngành học theo điểm học tập gắn với điểm đầu vào. Hay nói cách khác, sinh viên cho rằng quan trọng trước tiên là phải vào được một trường ĐH để có tấm bằng ĐH.

Theo TS. Trịnh Văn Tùng, Giảng viên chính trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN), một thực tế hiện nay là sinh viên chưa được hướng nghiệp một cách bài bản mà chỉ hướng đến những ngành học vừa sức để đỗ và lấy được bằng ĐH. Vì vậy, khi ra trường dù được trang bị một ít kiến thức, sinh viên vẫn khó xác định cho bản thân nên làm nghề gì để thực sự phát huy được hiệu quả. Thế là cả “làm thầy” và “làm thợ” đều dở dang.

Cũng từ góc độ người giảng dạy, TS. Trịnh Văn Tùng và Ths. Phạm Huy Cường, Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN cũng đã có nghiên cứu điều tra sự gắn bó giữa ngành đào tạo và nghề kì vọng nhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ĐHQGHN. Kết quả điều tra cho thấy, đa số SV đều chưa có một định hướng cụ thể nào cho nghề nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp với con số 70% trả lời “đã nghĩ tới công việc rồi nhưng chưa chắc chắn và


không có nhiều thông tin về hệ thống nghề” gắn với định hướng đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một bộ phận lớn SV sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào môi trường lao động nghề nghiệp, thì họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghề nghiệp của mình.

Ông Nguyễn Ngọc Anh – Trung tâm nghiên cứu chính sách phát triển cho biết, có khoảng 99% sinh viên được nhận vào làm việc tại Trung tâm đều phải qua đào tạo lại. Các em thiếu rất nhiều thứ, từ ngoại ngữ đến các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. Một trong những nguyên nhân sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu công việc là do các em chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Nếu thực sự có ý thức lựa chọn ngành học phù hợp với sở thích, năng lực, niềm yêu thích, say mê sẽ giúp các em chủ động trang bị những kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết.

Tuy nhiên thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động.

Mặt khác các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với sinh viên tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp. Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời do hệ thống thông tin thị trường lao động; hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Theo khảo sát trên 10.000 sinh viên từ năm 2009-2012, có khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm được việc làm, còn 20% tìm việc rất khó khăn hoặc không tìm được việc làm phải chuyển đổi ngành học hoặc làm những công việc thấp hơn trình độ đào tạo. Trong tổng số sinh viên tìm được việc làm chỉ có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022