Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp - 1


MỤC LỤC

Trang

Chương 1: TỔNG QUAN 1

1.1. Cơ sở hình thành đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4

1.2.1. Mục tiêu chung 4

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 4

1.3. Phương pháp nghiên cứu 4

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 5

Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp - 1

1.5. Ý nghĩa đề tài 5

1.6. Bố cục nghiên cứu 5

Chương 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 7

2.1. Tình hình việc làm của sinh viên 7

2.2. Vấn đề định hướng việc làm cho sinh viên 9

Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 12

3.1. Các khái niệm có liên quan 12

3.1.1. Việc làm 12

3.1.2. Thị trường lao động 16

3.1.3. Nghề nghiệp và đặc điểm của nghề nghiệp 18

3.1.4. Sinh viên 19

3.1.5. Thất nghiệp 20

3.2. Các lý thuyết kinh tế về việc làm 21

3.2.1. Lý thuyết tiếp thị địa phương 21

3.2.2. Thuyết kinh tế theo trường phái cổ điển (A.Smith và D.Ricardo) 23

3.2.3. Lý thuyết về việc làm của John Maynard Keynes 23

3.2.4. Lý thuyết việc làm và thất nghiệp của C.Mac 24

3.2.5. Lý thuyết về thái độ 25

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm 28

3.3.1. Sự hấp dẫn của địa phương 28

3.3.2. Môi trường làm việc 28

3.3.3. Năng lực bản thân 29

3.3.4. Thị trường lao động 30

3.3.5. Đặc điểm công ty 32

3.3.6. Điều kiện gia đình 33

3.4. Giới thiệu một số mô hình nghiên cứu trước đây 34

3.4.1. Nghiên cứu nước ngoài 34

3.4.2. Nghiên cứu trong nước 36

3.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất 37

Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

4.1. Thiết kế nghiên cứu 40

4.2. Thang đo được sử dụng 41

4.3. Phương pháp thu thập số liệu 42

4.4. Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu 43

4.5. Phương pháp phân tích số liệu 43

4.6. Quy trình – tiến độ thực hiện 44

Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP 46

5.1. Thông tin mẫu 46

5.2. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu 48

5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm 59

5.4. Phân tích ANOVA để tìm hiểu sự khác biệt trong định hướng việc làm của sinh viên 69

5.5. Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến định hướng việc làm..72

5.6. Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến việc làm của sinh viên 78

5.7. Đo lường yếu tố cần thiết đến quá trình tìm việc làm của sinh viên 80

5.8. Đo lường các yếu tố mà sinh viên quan tâm khi quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên 84

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

6.1. Kết luận 88

6.2. Kiến nghị 89

6.3. Hạn chế của đề tài 91

6.4. Đề xuất nghiên cứu tiếp theo 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 94


DANH MỤC BẢNG

o % o


Bảng 3.1: Yếu tố hấp dẫn cứng và mềm của địa phương 23

Bảng 4.1: Cấu trúc bảng hỏi và thang đo 41

Bảng 4.2: Tiến độ thực hiện 44

Bảng 5.1: Mô tả mẫu khảo sát phân theo đơn vị trường 46

Bảng 5.2: Mô tả mẫu theo độ tuổi 48

Bảng 5.3: Mô tả thống kê về quê quán của sinh viên 49

Bảng 5.4: Mô tả thống kê giữa ngành học và loại công việc 50

Bảng 5.5: Mô tả thống kê giữa học lực và địa điểm làm việc 51

Bảng 5.6: Mô tả thống kê giữa lý do chọn nơi làm việc và loại hình DN 52 Bảng 5.8: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 58

Bảng 5.9: Bảng tóm tắt các hệ số khi sử dụng phân tích nhân tố 59

Bảng 5.10: Kết quả phân tích Cronbach Alpha 66

Bảng 5.11: Hệ số sig. khi so sánh sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau về yếu tố cá nhân 70

Bảng 5.12: Kết quả phân tích Cronbach Alpha (Q18) 84

Bảng 5.13: Kết quả phân tích Cronbach Alpha (Q14) 87


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

®

Hình 2.1: Nhu cầu nhân lực ngành – nghề giai đoạn 2012-2015 8

Hình 3.1: Kết cấu một việc làm 24

Hình 3.2: Mô hình các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp (Kotler và Fox) 27

Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu 37

Hình 5.1: Kết hợp giữa giới tính và khu vực sinh trưởng 47

Hình 5.2: Kết hợp giữa năm học và chuyên ngành học 48

Hình 5.3: Cá nhân ảnh hưởng đến sinh viên 54

Hình 5.4: Kênh thông tin tìm hiểu về việc làm 56

Hình 5.5: Khó khăn khi tìm việc của sinh viên 57

Hình 5.6: Mức độ ảnh hưởng của năng lực bản thân 72

Hình 5.7: Mức độ ảnh hưởng của môi trường làm việc 72

Hình 5.8: Mức độ ảnh hưởng của thị trường lao động 73

Hình 5.9: Mức độ ảnh hưởng của sự hấp dẫn địa phương 74

Hình 5.10: Mức độ ảnh hưởng của đặc điểm công ty 75

Hình 5.11: Mức độ ảnh hưởng của điều kiện gia đình 76

Hình 5.12: Mức độ ảnh hưởng của chính sách ưu đãi 77

Hình 5.13: Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh 87


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

e e


ĐHKHXH&NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội SV: Sinh viên

TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh DSHĐKT: Dân số hoạt động kinh tế ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long


Chương 1: TỔNG QUAN

Chương này nêu lên các nội dung sau:


1) Cơ sở hình thành đề tài

2) Mục tiêu nghiên cứu

3) Phương pháp nghiên cứu

4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5) Ý nghĩa đề tài

6) Bố cục nội dung nghiên cứu


1.1. Cơ sở hình thành đề tài

Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục Đại học có tác động mạnh mẽ đến xã hội loài người, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển vượt bậc. Kinh tế tri thức đã dần thay thế cho nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Sứ mạng đào tạo nhân lực của các trường đại học, việc khai thác và sử dụng kết quả của quá trình giáo dục ở Việt Nam hiện nay là đề tài thu hút rất nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì vấn đề đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực sao cho hợp lý, có hiệu quả không chỉ là vấn đề riêng của ngành giáo dục mà là của toàn xã hội, của doanh nghiệp, của nhà trường và của bản thân mỗi sinh viên.

Bên cạnh sự phát triển đó cũng tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Một vấn đề đã tốn rất nhiều giấy mực của các ngành, các cơ quan chức năng là vấn đề việc làm. Đặc biệt là vấn đề việc làm của sinh viên mới ra trường. Vấn đề này đã khiến rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu tiến hành các cuộc khảo sát, nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp giải quyết vấn đề này. Nhưng những kết quả từ các cuộc hội thảo, hướng nghiệp chỉ phần nào giải quyết được vấn đề đó. Đây thực sự là nỗi lo chung của bất cứ sinh viên nào sau khi tốt nghiệp. Nỗi lo đó hoàn toàn có cơ sở khi mà theo số liệu thống kê gần đây thì rất nhiều sinh viên ra trường chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng “trái ngành, trái nghề”. Trước đây có nhiều cuộc nghiên cứu đã giúp chúng ta có nhận thức rõ hơn vấn đề việc làm trong xã


hội. Như vào năm 1999, điều tra sinh viên tốt nghiệp trong 51 trường Đại học và Cao đẳng, số sinh viên tốt nghiệp là 20.540 sinh viên nhưng tỷ lệ sinh viên có việc làm là 72,47%, còn lại 27,53% sinh viên là chưa có việc làm.

Năm 2008, theo thống kê riêng của chương trình việc làm của báo Người Lao Động thì bình quân cứ 100 lao động Đại học đến đăng ký tìm việc làm thì có khoảng 80 người (tương đương 80%) không tìm được việc làm trong khoảng 3 tháng đầu sau khi tốt nghiệp, 50% thất nghiệp trong sáu tháng đầu và 30% sau một năm, những con số rất đáng lo ngại.

Cũng trong năm 2008, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước chỉ có khoảng 25 trường có tỷ lệ trên 60% sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề đào tạo. Và con số này tập trung chủ yếu vào các trường: Đại học Y Dược, Đại học Ngoại thương, Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế,….

Còn tại Tp Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, theo ông Nguyễn Hoàng Khang, Trưởng phòng Lao động – Tiền công – Tiền lương thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Tp Hồ Chí Minh cho biết: Mỗi năm Tp Hồ Chí Minh có khoảng 32.000 sinh viên Đại học tốt nghiệp, trong đó có khoảng 30% sinh viên có việc làm phù hợp, khoảng 50% có việc làm trái ngành đào tạo. (Trần Khánh Đức, Lao động việc làm và nguồn nhân lực ỏ Việt Nam 15 năm đổi mới, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2001)

Theo một kết quả điều tra của Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) vào tháng 02/2009, đối tượng là sinh viên K44 đến K48 các khoa Tâm lí học, Thông tin – Thư viện, Ngôn ngữ học thì chỉ có 41,9% sinh viên ra trường sau 01 năm có việc làm đúng ngành được đào tạo, 18,8% làm việc trái ngành, 1,8% không có việc là và 1,8% tiếp tục học sau đại học. Theo một kết quả điều tra về các cựu sinh viên sau khi ra trường, chỉ có 24% sinh viên cho rằng kiến thức được học phù hợp với công việc, còn 76% còn lại cho rằng không phù hợp với công việc thực tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022