Cơ Sở Lý Luận - Mô Hình Nghiên Cứu


50% là có việc làm phù hợp năng lực và phát triển tốt, 50% vẫn phải làm việc trái ngành nghề, thu nhập thấp; việc làm chưa thật sự ổn định và có thể phải chuyển việc làm khác.[2]

Theo thống kê của Trung ương Hội Thanh niên Việt Nam thì khoảng 50% sinh viên ra trường không có việc làm và chỉ có 30% trong số đã tìm được việc làm đúng ngành nghề đã được đào tạo. Riêng theo nhận định của thầy Nguyễn Đức Hiền, chủ nhiệm khoa Công nghệ thông tin, Đại học Dân lập Duy Tân thì số sinh viên ra trường được làm đúng chuyên ngành đào tạo chỉ khoảng trên dưới 50%. Còn tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì trên 70% số sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp ra trường có việc làm đúng ngành nghề đào tạo.

Trường Đại học Dân lập Cửu Long cũng cho biết đến nay có khoảng 70% sinh viên ra trường tìm được việc làm đúng ngành nghề. Còn theo ông Lê Quang Minh, Đại học Cần Thơ thì số sinh viên ra trường làm việc đúng ngành nghề của các trường Đại học là rất ảm đạm. Một phần là trường chưa có thông tin thực để điều phối, liên kết đào tạo cho hợp lý.

Một điểm yếu khác mà các chuyên gia cho biết, các SV hiện nay thường mắc phải đó là khả năng ngoại ngữ, tin học và kỹ năng sử dụng các thiết bị văn phòng còn rất yếu kém. Nhiều SV bị trượt ngay từ vòng phỏng vấn do yếu kém ngoại ngữ và tin học văn phòng. Khi vào làm việc, nhiều SV lúng túng khi phải sử dụng những thiết bị như máy in, máy fax, máy photocopy… và điều này thường gây khó chịu cho nhà tuyển dụng.

Vì vậy đề tài này hy vọng sẽ giúp các bạn sinh viên xác định rõ hơn định hướng nghề nghệp của mình trong tương lai và cố gắng hạn chế những vướng mắc mà các bạn đang gặp phải.

Tóm lại, chương này phản ánh thực trạng chung của sinh viên đối với vấn đề việc làm và các ý kiến từ các chuyên gia, các trường về những hạn chế của sinh viên sau khi ra trường. Qua đó đã nêu lên được sự cấp thiết của đề tài.


[2] Khảo sát của Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin Thị trường Lao động thành phố Hồ Chí Minh thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 3 nhằm mục đích giới thiệu cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu. Chương này bao gồm các phần chính: Phần đầu giới thiệu về các khái niệm, mô hình ra quyết định và một số lý thuyết về các yếu tố tác động đến định hướng việc làm. Phần tiếp theo, căn cứ trên cơ sở các lý thuyết đã phân tích tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu.

Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp - 3

3.1. Các khái niệm có liên quan

3.1.1. Việc làm

Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, người ta đã đưa ra rất nhiều định nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “Vic làm là gì”. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…) người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau. Chính vì thế không có một định nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm.

Theo Điu 13, Blut Lao động Vit Nam: “Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.

Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:

▪ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó.

▪ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền

sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để

tiến hành công việc đó.

▪ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đ´nh mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.


Theo quan điểm của Mac: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức lao động đó).

Sức lao động do người lao động sở hữu. Những điều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,… có thể do người lao động có quyền sở hữu, sử dụng hay quản lý.

Theo quan điểm của Mac thì bất cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao động đó đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất việc làm.

Theo khái niệm được đưa ra trong từ điển Tiếng Việt: “Việc làm là công việc được giao cho làm và được trả công” [tr.1076]. Khái niệm này tương đối rộng, tuy nhiên còn một thuật ngữ chưa mang tính phổ biến đó là mang tính chất công việc “được giao”. Người lao động hoàn toàn có thể tự tạo ra việc làm để có thu nhập mà không cần phải ai giao việc cho.

Theo giáo trình Kinh tế Lao động của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội [tr.19], khái niệm việc làm được hiểu là: “Trạng thái phù hợp về mặt số lượng và chất lượng giữa tư liệu sản xuất với sức lao động để tạo ra hàng hóa theo nhu cầu của thị trường”. Hiểu rộng ra có thể gọi việc làm là hoạt động có ích (sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật quản lý,….) tạo ra/có thu nhập.

Theo Đại từ điển Kinh tế thị trường: “Việc làm là hành vi của nhân viên, có năng lực lao động thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất để được thù lao hoặc thu nhập kinh doanh”.

Từ các quan điểm trên tác giả thống nhất với khái niệm: Vic làm là hot động lao động ca các cá nhân trong xã hi nhm mc đích to ra thu nhp (được trcông bng tin, hin vt, trao đổi công; tlàm để to thu nhp, to li ích cho gia đình không hưởng tin công/lương).


Phân loại việc làm

Có nhiều cách nhìn nhận và phân loại việc làm nhưng cơ bản là đứng trên góc độ chủ thể hoạt động của việc làm là người lao động. Những hoạt động của người lao động thể hiện hình thức, tính chất, đặc điểm, yêu cầu và cả xu hướng của việc làm. Việc làm vì thế có thể phân loại theo chủ thể hoạt động lao động là người lao động và chủ thể tạo việc làm trong nền kinh tế.

Người có việc làm, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích thay thế thu nhập của gia đình”.

Theo Tổng cục Thống kê: “Người có vic làm là những người đang làm việc trong thời gian quan sát và những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời vì các lý do như ốm đau, đình công, nghỉ hè, lễ trong thời gian sắp xếp lại sản xuất do thời tiết xấu, máy móc hư hỏng…”. Người có việc làm có thể chia thành 2 nhóm là người đủ việc làm và người thiếu việc làm.

Người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn hơn hoặc bằng 36 giờ; hoặc những người làm việc có số giờ nhỏ hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn số giờ chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại. Người thiếu việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo dưới 36 giờ; hoặc ít hơn số giờ theo chế độ quy định đối với các công việc nặng nhọc, độc hại.

Theo hoạt động của mỗi cá thể người lao động việc làm có thể chia thành: việc làm chính, việc làm phụ.

▪ Việc làm chính: là công việc mà người lao động dành nhiều thời gian nhất so với công việc khác.

▪ Việc làm phụ: là việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất

sau công việc chính.


Trong trường hợp việc làm chính và phụ có thời gian bằng nhau thì việc làm nào có thu nhập cao hơn được xem là việc làm chính.

Theo phân loai của Cục điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp hằng năm của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội phân ra, việc làm trong:

➢ Khu vực hành chính: cơ quan tổ chức hành chính Nhà nước (các cấp Bộ/Ban/Ngành ỏ Trung ương, Tỉnh, Huyện, Xã,…),

➢ Khu vực sự nghiệp: các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hóa,

thông tin, truyền thông, thể thao,…) gồm cả công lập, bán công, tư thực, dân lập.

➢ Khu vực cộng đồng: các cơ quan Đảng, Đoàn, tổ chức chính trị, các

hiệp hội;

➢ Khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trong nước: các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân;

➢ Khu vực hợp tác xã: hiện đang hoạt động theo Luận Hợp tác xã;

➢ Khu vực kinh tế hộ: kinh tế cá thể, hộ gia đình;

➢ Khu vực có yếu tố nước ngoài: việc làm trong các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài và trong các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài khác.

Các chỉ tiêu đo lường

Tlngười có vic làm: là tỷ lệ % của số người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế.

Tlngười có vic làm đầy đủ: là tỷ lệ % của số người có việc làm đầy đủ so với dân số hoạt động kinh tế. Dân số hoạt động kinh tế (DSHĐKT) là một bộ phận dân số cung cấp hoặc sẵn sàng cung cấp sức lao động cho sản xuất của cải vật chất và dịch vụ.

DSHĐKT = Những người đang làm việc + Những người thất nghiệp


Những người đang làm việc = Những người trong độ tuổi lao động + ngoài độ tuổi lao động đang tham gia làm việc trong các ngành của nền kinh tế quốc dân.

Những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu tìm việc nhưng hiện tại chưa tìm được việc.

3.1.2. Thị trường lao động

Có rất nhiều khái niệm về thị trường lao động, mỗi một thị trường lao động lại có những đặc điểm riêng của mình. Thị trường lao động khác biệt so với thị trường hàng hóa ở chỗ, nó thể hiện phần lớn những biểu hiện kinh tế xã hội của cả xã hội và có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nó. Vì vậy, thị trường lao động của Mỹ, Nhật, Tây Âu, Nga, Trung Quốc và Việt Nam có rất nhiều khác nhau.

Theo Tchc lao động quc tế (ILO) thì: “Thtrường lao động là thị trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”. Khái niệm này nhấn mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công.

Các nhà khoa hc Mcho rng: “… Thị trường mà đảm bảo việc làm cho người lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là thtrường lao động” ; hoặc, “… Thị trường - đó là một cơ chế, mà với sự trợ giúp của nó hệ số giữa người lao động và số lượng chỗ làm việc được điều tiết”.

Các nhà khoa hc kinh tế Nga thì li cho rng: Thtrường lao động được hiểu như một hệ thống quan hệ xã hội, những định mức và thể chế xã hội (trong đó có cả pháp luật), đảm bảo cho việc tái sản xuất, trao đổi và sử dụng lao động”; Hoặc: Hệ thống những quan hệ được hình thành trên cơ sở giá trị giữa những người sử dụng lao động (sở hữu tư liệu sản xuất) và những người làm thuê (sở hữu sức lao động) về vấn đề trước nhất là thoả mãn cầu lao động và vấn đề tiếp theo là làm thuê như nguồn phương tiện để tồn tại”.


“… Thtrường lao động - đó là một dạng đặc biệt của thị trường hàng hóa, mà nội dung của nó là thực hiện vấn đề mua và bán loại hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt - sức lao động, hay là khả năng lao động của con người. Như một phạm trù kinh tế thị trường sức lao động thể hiện quan hệ kinh tế giữa một bên là người làm chủ hàng hóa này, sở hữu sức lao động - người bán nó và bên kia, với người sở hữu vốn - mua sức lao động”.

Theo các nhà khoa hc kinh tế Vit Nam khái niệm này còn đa dạng và phong phú hơn nhiều: “Thtrường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động...), ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động”..

Thtrường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thoả thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thoả thuận khác”.

“Thị trường “sc lao động” là nơi thể hiện quan hệ xã hội giữa người lao động làm thuê và người thuê mướn lao động thông qua sự điều chỉnh giá cả tiền công”. “Thtrường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có sức lao động và bên kia là người sử dụng sức lao động nhằm xác định số lượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao đổi và mức thù lao tương ứng”.

Bất kỳ khái niệm nào đều có những khía cạnh đúng. Chúng tôi trích dẫn trên đây chỉ một vài trong số nhiều khái niệm để nhấn mạnh tính phức tạp của chính khái niệm “thị trường lao động”, cùng với tính đa dạng và sự đặc biệt của nó. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, phương pháp tiếp cận của một vài tác giả trên đây sẽ dẫn đến sẽ đánh giá sai lệch một cách nghiêm trọng những tình huống đang xuất hiện trong lĩnh vực việc làm và triển vọng hình thành, phát


triển của thị trường lao động trong nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ sang quan hệ thị trường.

Từ đó, trong khái niệm “Thtrường lao động” chúng tôi thấy cần thiết phải bổ sung thêm, dựa vào những gì thị trường lao động tồn tại và nó hoạt động trong bối cảnh không gian nào.

Theo tôi, khái niệm “Thtrường lao động” mà nhà khoa học kinh tế Nga Kostin Leonit Alecxeevich đưa ra là tương đối đầy đủ: “Thtrường lao động - đó là một cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh té xác định, thể hiện những quan hệ kinh tê' và pháp lý giữa họ với nhau”. Hay nói chi tiết hơn, thtrường lao động là tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp lý, xuất hiện giữa người sở hữu sức lao động (người lao động) và người sử dụng nó (người thuê lao động) về vấn đề chỗ làm việc cụ thể, nơi và hàng hóa và dịch vụ sẽ được làm ra.

Đối với người nắm giữ sức lao động sẽ được tạo ra cơ hội để nhận chỗ làm việc, nơi mà anh ta có thể làm việc, thể hiện khả năng, và nhận thụ nhập để tái sản xuất sức lao động của mình.

Đối với người thuê lao động sẽ có cơ hội tăng lợi nhuận kinh tế. Trên thị trường sẽ hình thành những quan hệ việc làm. Vì vậy, nó xác định nội dung đích thực của thị trường lao động như thị trường việc làm.

3.1.3. Nghề nghiệp và đặc điểm của nghề nghiệp[3]

Nghề là một dạng của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao động. Nó là tổng hợp những kiến thức và kỹ năng trong lao động mà con người tiếp thu được do kết quả đào tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm trong công việc.

Nghề có các đặc điểm sau:

 Là một công việc chuyên làm.

 Là phương tiện sinh sống gắn với cả hoặc phần lớn cuộc đời.


3 Nguyễn Bá Ngọc, Báo Nghiên cu kinh tế, số ra 02/2007.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022