Số Lượng Khách Du Lịch Đến Tham Quan Tại Cần Giờ Qua Các Năm Từ Năm 2000 - 2005



bộ – một loại giao thông có tính xã hội cao hiện nay, do phải xây quá nhiều cầu mà kinh phí xây dựng lại rất lớn.

- Đường bộ:

. Xe du lịch: Thành phố – Sông Lôi Giang – Bãi biển 30/4 – Lâm Viên – Cần

Thạnh


. Xe khách: từ bến xe khách Quận 1 hoặc Bình Khánh về Cần Giờ.

. Xe gắn máy, mô tô: Thành phố – Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn – Lâm Viên –

Bãi biển 30/4 – xuống đò đi Thạnh An – Vũng Tàu – TP.HCM

Hiện nay, giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Cần Giờ gồm có: trục chính Rừng Sác dài 36,5 km được trải nhựa chạy dài từ Bắc xuống Nam; Hiện nay, tuyến đường Rừng Sác đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng cùng với hệ thống cầu cũng đang được nâng cấp đồng bộ; tính đến thời điểm 30/4/2006, có 3/7 cầu được đưa vào sử dụng (4 cầu còn lại dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2006). Ngoài ra, đường Duyên Hải đi từ Long Hoà đến Cần Thạnh dài 13,5 km, đường nội trấn Cần Thạnh 8 km cũng được trải nhựa, còn lại là một số tuyến đường cấp phối nối liền các xã: đường nhánh từ đường chính Rừng Sác đến ấp Bình Thạnh, đường nhánh đi Tam Thôn Hiệp, đường nhánh đi An Thới Đông và đường nhánh đi Lý Nhơn.

Như vậy, bên cạnh đường thuỷ là hệ thống giao thông chính từ trước đến nay, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của huyện thì đường bộ ngày càng được đầu tư làm mới giúp cho sự đi lại được dễ dàng hơn. Việc đầu tư này cần được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa để rút ngắn thời gian đi lại, tham quan góp phần thu hút du khách đến với Cần Giờ.

b. Hệ thống cấp thoát nước

Đối với Cần Giờ, nước sinh hoạt là vấn đề đáng quan tâm bậc nhất. Trước đây, tất cả các xã, thị trấn của huyện đều trữ nước trong mùa mưa. Vào mùa nắng, người dân phải đổi nước ngọt với giá cao. Riêng những giồng cát ở Long Hoà – Cần Thạnh có thể trữ nước vào mùa khô, nhưng lượng nước không đủ cung cấp cho nhu



cầu ở đây. Hơn nữa ở Cần Giờ nước ngầm chỉ nằm trong một vài cồn cát. Ngoài ra, không có vỉa nước treo nào khác. Nước ngọt dùng trong nông nghiệp và sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước ngầm từ Đồng Nai. Hiện nay, Công ty Dịch vụ Công ích huyện đang đảm nhiệm việc cung cấp nước sạch bằng xe bồn, xà lan cho hơn 1.100 hộ dân tại thị trấn Cần Thạnh, 12 doanh nghiệp và cá nhân với mức đầu tư nhỏ và vừa, cung cấp nước ngọt cho các cụm dân cư từ 200-600 hộ dân bằng đường ống dẫn đến từng gia đình của 6 xã còn lại.

Theo báo cáo của Công ty Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ thì mức sử dụng nước sạch bình quân của người dân qua các năm như sau:

60

55

40

28

12

14

70


60


50


40


30


20


10


0

2000 2001 2002 2003 2004 2005

ĐỒ THỊ 2.1 : Mức sử dụng nước sạch bình quân của người dân Cần Giờ

Theo kết quả dự qbuáao cnáhcuncămu 2ti0ê0u0th-20n0ư5(clíct/hnogưCin/nGgàiờy)đến năm 2015, có

(Nguồn: Công ty Dịch vụ Công ích huyện Cần Giờ)

khoảng 50.000 m3/ngày đêm cho sinh hoạt và sản xuất cũng như các hoạt động dịch

vụ và du lịch. Do đó, không thể trông chờ vào một dự án mà phải sử dụng đồng loạt nhiều phương án, không loại trừ phương án dẫn nước từ nhà máy nước sông Sài Gòn.

Theo ước tính của các tổ chức du lịch thì trung bình mỗi du khách cần đến 50 lít nước sinh hoạt hàng ngày. Đây là vấn đề rất nan giải mà Cần Giờ phải giải quyết một cách gấp rút trong thời gian tới.

c. Hệ thống cấp điện



Cần Giờ hiện đã có mạng lưới điện quốc gia (6/7 xã, thị trấn đã được kéo lưới điện, trừ xã đảo Thạnh An), hệ thống trung hạ thế đang được hoàn chỉnh theo từng năm để đảm bảo nhu cầu điện cho sinh hoạt, sản xuất cũng như hoạt động thương mại. Hàng năm các cơ quan chức năng đều tiến hành rà soát khảo sát những nơi chưa được phủ kín, những nơi dân cư mới để phát triển lưới điện đến các khu vực này.

d. Dịch vụ Bưu chính viễn thông

Thông tin liên lạc là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng của hoạt động du lịch. Nó là điều kiện cần thiết để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch. Trong đời sống kinh tế, xã hội hiện đại nói chung cũng như trong ngành du lịch không thể thiếu các phương tiện thông tin liên lạc. Hiện nay, tuy Cần Giờ chỉ cách TP. HCM hơn 50km nhưng nhìn chung mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bàn còn yếu, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thoại vô tuyến cố định còn thấp, diện phủ sóng của điện thoại di động còn quá hẹp (chỉ có thể liên lạc được bằng điện thoại di động ở ngay trung tâm huyện), điều này đã làm ảnh hưởng đến nhu cầu thông tin kinh tế, đời sống của nhân dân trên địa bàn.

2.1.2.3. Hình thức vui chơi giải trí

Dịch vụ vui chơi giải trí ở Cần Giờ cũng khá phong phú với nhiều loại hình như: thám hiểm rừng, tham quan các khu nhà vườn, cây ăn trái, nuôi trồng thuỷ hải sản, dịch vụ câu mực, cá tôm, mò cua, bắt sò huyết, nghêu... Đặc biệt có lễ hội Nghinh Ông Thuỷ Tướng thường được nhân dân huyện Cần Giờ tổ chức trọng thể hàng năm. Lễ hội Nghinh Ông trùng vào Tết Trung thu, năm 2005 lượng khách đến đây khoảng 30.000 người. Hầu hết khách ít đi theo tour mà đi tự túc, (khoảng 90%) để thoải mái thời gian đi về trong ngày. Ngoài ra, còn có các hoạt động giải trí khác như: tham quan làng dệt chiếu cói, làng muối, làng nghề chày, và các di tích lịch sử huyện Cần Giờ.

Tuy phong phú nhưng về số lượng, các dịch vụ này vẫn còn khá đơn điệu và mang tính thô sơ, chưa đảm bảo tiện nghi và an toàn cho du khách. Hơn nữa, các hình thức giải trí khác như: karaoke, sauna,... vẫn chưa được phát triển một cách



rộng rãi. Bên cạnh đó, vấn đề kinh phí để tôn tạo xây dựng cơ sở vật chất còn thiếu thốn; sự phối hợp đầu tư và trách nhiệm đầu tư xây dựng, nâng cấp các dịch vụ vui chơi giải trí các cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn chưa thống nhất và đồng bộ giữa Thành phố và UBND huyện Cần Giờ. Điều này cho thấy quá trình cải tạo và phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí còn diễn ra khá chậm, chưa đáp ứng kịp thời với đòi hỏi ngày càng cao của du khách.

Nhìn chung, các dịch vụ vui chơi, giải trí còn nhiều hạn chế, vì có nhiều lý do như thiếu vốn đầu tư, giao thông khó khăn, mạng lưới viễn thông, trình độ văn hoá dân cư địa phương, hệ thống cấp thoát nước... chưa đạt yêu cầu phục vụ tối thiểu.

2.1.3. Thực trạng khai thác du lịch

Hiện Cần Giờ đang khai thác các điểm du lịch sau:

2.1.3.1. Bãi biển 30/4

Với đặc điểm địa hình khá thuận lợi, tiếp giáp với những vùng kinh tế phát triển, Cần Giờ rất thuận lợi phát triển du lịch biển. Trong đó, bãi biển 30/4 có chiều dài 20 km, là nơi nghỉ mát rất thích hợp của người dân Thành phố sau một tuần làm việc. Đến đây du khách có thể tận hưởng khung cảnh bao la của vùng biển với gió biển và các món ăn của miền biển; du khách có thể tận mắt thấy được những hải sản tươi sống và vừa có thể trao đổi kinh nghiệp sống về phương pháp đánh bắt thuỷ sản, phong tục tập quán của những ngư dân Cần Giờ.

Tuy nhiên, một điều nan giải đang làm đau đầu các nhà khoa học cũng như các tổ chức khai thác du lịch là làm thế nào để có thể cải tạo được bãi tắm ở Cần Giờ. Hiện tại, bãi tắm Cần Giờ không thể khai thác được vì tỉ lệ bùn trong nước biển quá cao. Điều này làm cho nước biển ở khu vực này rất đục. Hơn nữa, do cường độ khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực này quá cao mà công tác vệ sinh môi trường ở đây không tốt. Vấn đề này đã làm cho môi trường sinh thái ở khu vực này bị ô nhiễm quá mức. Chính lý do này đã góp phần làm nản lòng du khách khi đến tham quan Cần Giờ vào các lần sau.



2.1.3.2. Lâm Viên Cần Giờ

Lâm Viên Cần Giờ nằm về phía Tây Nam của huyện, cách trung tâm thành phố 50 km, với tổng diện tích 2.215,45 ha trong đó có 514 ha đã và đang được khai thác cho tham quan du lịch. Ở Lâm Viên có đầy đủ các loài và sinh cảnh của một tiểu vùng mang đặc trưng nhất của hệ sinh thái Rừng ngập mặn.

Về thực vật : Lâm Viên có 2.032,04 ha rừng trồng và rừng tự nhiên tái sinh. Độ che phủ rừng đạt trên 91% so với diện tích tự nhiên. Hệ thực vật tương đối đầy đủ các loài đặc trưng của hệ thực vật Rừng ngập mặn.

Về động vật : bao gồm các loài động vật Rừng ngập mặn thuộc các bộ thú, chim, bò sát, lưỡng thê. Trong đó, có những loài quý hiếm được ghi trong danh sách đỏ. Ngoài ra, Lâm Viên còn khoanh nuôi được nhiều đàn khỉ với tổng số khoảng 400 con, sống hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên rất dạn dĩ với con người. Lâm Viên đang hoàn chỉnh các hệ thống: nhà nghỉ trong rừng, nhà ăn uống, cửa hàng bán sản vật đặc trưng của vùng Rừng ngập mặn, khu nuôi thú bán tự nhiên, các con đường an toàn để du khách có thể quan sát động vật hoang dã, các khu giải trí, các khu nuôi trồng thuỷ sản, nhà truyền thống, các phòng trưng bày hiện vật phục chế, khảo cổ học.

Hiện nay, Ban Quản lý Rừng phòng hộ đang hợp tác giao lưu với các tổ chức Phi Chính phủ của Nhật trong công tác trồng rừng, chăm sóc rừng, bảo vệ môi trường và các hoạt động văn hoá khác.

Nếu ngành du lịch chú trọng đầu tư phát triển, biết tổ chức du lịch kết hợp với bảo vệ môi sinh, tức là một phần lợi nhuận từ kinh tế và du lịch sẽ được trích ra sử dụng vào việc phục hồi tôn tạo, thì các dịch vụ du lịch sẽ là nguồn thu nhập đáng kể và lâu dài cho người dân Cần Giờ. Từ năm 2000 đến năm 2005 lượng khách đến Cần Giờ tăng với tốc độ tăng bình quân là 35%, chứng tỏ Cần Giờ có sức thu hút khách du lịch rất lớn.



BẢNG 2.1 : Số lượng khách du lịch đến tham quan tại Cần Giờ qua các năm từ năm 2000 - 2005


Năm

Lượt khách/năm

Khách

quốc tế

Khách nội địa

Khách đến Cần

Giờ

2000

2001

2002

2003

2004

2005

4.500

8.400

25.000

32.000

51.800

80.000

85.500

131.600

225.000

288.000

318.200

320.000

96.000

140.000

250.000

320.000

370.000

400.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015 - 4

(Nguồn: Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn)

40%

Theo điều tra của Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, nguồn khách đến Cần Giờ,

đặc biệt là khu vực Lâm Viên từ năm 2000 đến năm 2005 có 90% là khách nội địa và được chia thành những nhóm sau:

- Sinh viên – học sinh 35%

- Khách đi theo tour của các công ty lữ hành hoặc theo đoàn, theo nhóm là 40%.

- Khách đi lẻ, gia đình, nhóm

23% 2%






35%

SV-HS TOUR

LẺ-GIADINH

NCKH

có tính cá nhân chiếm 23%

- Khách tham quan nghiên cứu khoa học chiếm 2%.

Nguồn khách đến Lâm Viên

ĐỒ THỊ 2.2: Phân loại khách du lịch đến tham quan tại Cần Giờ 2000 - 2005 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cần Giờ)

chủ yếu là khách nội địa. Trong đó, đối tượng chủ yếu là sinh viên, học sinh. Do đó khả năng chi tiêu còn thấp. Đặc biệt lượng khách đi trong ngày cũng chiếm đa số so



với lượng khách ở lại đêm ở Cần Giờ.

Sức chứa cho khu vực Lâm Viên Cần Giờ

Diện tích toàn Lâm Viên là 2.215,45ha, trong đó có 2.032,04 ha rừng (hiện nay đạt độ che phủ trên 91,7% so với tự nhiên). Lâm Viên Cần Giờ được xem là khu bảo tồn sinh quyển của thế giới, cho nên rừng ngập mặn Lâm Viên không được khai phá. Phần diện tích 183,41 ha (2.215,45 ha – 2.032,04 ha) đã và đang được quy hoạch để xây dựng khu du lịch sinh thái. Tuy nhiên, trong phần diện tích 183,41 ha là đất bãi bồi, sông rạch, ruộng muối, đường nội bộ…, do đó diện tích này không phải diện tích mà du khách sử dụng hết. Diện tích mà du khách sử dụng ước tính khoảng 30% (diện tích của 183,41 ha, tức khoảng 55,023 ha – chiếm 2,71% diện tích của Lâm Viên (diện tích dành cho việc xây dựng khu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, nhà hàng, hệ thống giao thông thuỷ và bộ, nhà bảo tàng, kho tàng, bến bãi…). Tỷ lệ này (2,71%) là cơ sở tương đối thích hợp để tính sức chứa cho những khu vực khác ở Rừng ngập mặn, bởi vì: Thứ nhất là, Lâm Viên hội đủ gần hết tất cả các điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu ở Rừng ngập mặn. Thứ hai là, cơ sở vật chất kỹ thuật ở Lâm Viên khá hoàn chỉnh so với các khu vực khác. Chính vì những lý do này, việc tính sức chứa của các khu vực khác trong khu vực Rừng ngập mặn sẽ căn cứ vào tỷ lệ này.

Tiêu chuẩn trung bình mỗi cá nhân được tính như sau:

- Nghỉ dưỡng : 30 – 40 m2/người

- Picnic : 50 – 60 m2/người

- Thể thao : 400 m2/người

- Cắm trại ngoài trời : 200 m2/người

Nếu mỗi du khách đều sử dụng các hoạt động trên thì tiêu chuẩn trung bình mỗi cá nhân là 300 m2/người.

Với thời gian mở cửa của Lâm Viên hiện nay là 8 giờ/ngày, thời gian trung bình một cuộc tham quan là 2 giờ. Theo công thức tính sức chứa thì hệ số luân chuyển là 4.



(55,023 x 10.000 : 300) x 4 = 7.337 khách/ngày

Đây là sức chứa tối đa của Lâm Viên trong một ngày, nếu tính theo lượt khách đến, thì sức chứa tối đa của Lâm Viên / một lượt khách là :

7.337 : 4 = 1.834 khách/lượt

Hiện nay vào những dịp lễ, theo Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ, thì lượng khách đến Lâm Viên là từ 6.000 đến 7.000 khách/ngày và việc tổ chức, quản lý khách, dọn dẹp vệ sinh môi trường,… vẫn đảm bảo phục vụ du khách chu đáo. Vậy sức chứa như trên là có cơ sở khoa học, và đó là sức chứa tối đa của Lâm Viên trong những ngày cao điểm.

Theo kết quả trên thì sức chứa của Lâm Viên là 7.337 khách/ngày. Tuy nhiên, hiện nay Lâm Viên cũng đã tiếp nhận khoảng 7.000 khách/ngày (vào các ngày lễ). Điều này cho thấy lượng khách đến Lâm Viên đã gần đạt đến mức cho phép. Nếu tốc độ khách du lịch đến đây tăng khoảng 20%/năm thì trong vòng 2 năm nữa thì Lâm Viên đã quá tải trong những ngày lễ. Chính vì vậy, Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ cần lên kế hoạch bố trí lịch trình tiếp đón du khách hợp lý hơn, nhằm tăng hệ số luân chuyển, và theo đó sẽ làm gia tăng sức chứa tại Lâm Viên trong thời gian tới.

2.1.3.3. Du lịch Vàm Sát

Du lịch Vàm Sát là du lịch sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong Khu Dự trữ sinh quyển của Thế Giới (tiểu khu 15 trong 24 tiểu khu của Rừng ngập mặn). Với những cánh rừng bạt ngàn và hệ động thực vật phong phú và đa dạng, Du lịch Vàm Sát hiện đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách ở huyện Cần Giờ. Đến với khu du lịch Vàm Sát, du khách có thể tận hưởng được vẻ đẹp hoang dã này. Nói đến du lịch Vàm Sát, chúng ta không thể nào không nhắc đến Đầm Dơi, Vườn Cò. Ở đây, du khách có thể tận mắt thấy được từng con Dơi khổng lồ đang treo mình lơ lửng trên cành cây, hoà mình vào cảnh rừng ngập mặn làm cho cảnh rừng ở đây vốn đã hoang sơ lại càng hoang sơ hơn. Bên cạnh đó trở về Trung tâm Vàm Sát, du khách có thể tham quan trại Cá Sấu, vườn Cò. Du khách vừa có thể chiêm ngưỡng từng đàn cò bay về tổ, vừa có thể trao đổi và tìm hiểu những đặc tính sinh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023