Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Cần Giờ



học phong phú của loài cò ở đây. Ngoài ra, du khách có thể tận mắt thấy toàn bộ cảnh rừng ngập mặn trên tháp cao 30m. Du khách vừa tận hưởng được không khí trong lành, vừa ngắm cảnh đẹp tự nhiên của từng khu rừng đang tràn đầy sức sống với những dòng sông như những thiêng lộ có thể dẫn du khách vào tận rừng sâu, tận cùng của thiên nhiên hoang dã.

Hiện du khách có thể đến với Vàm Sát bằng đường bộ lẫn đường thuỷ. Trước đây, du khách chỉ có thể đi bằng xe máy hoặc mô tô đến Vàm Sát bằng đường bộ vì con đường này còn quá nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay du khách có thể dùng ôtô đến tham quan Vàm Sát vì con đường này đang được nâng cấp và mở rộng, đặc biệt là Cầu Văng Vàm Sát đã được khánh thành và đưa vào sử dụng (ngày 13/5/2006).

Nhìn chung, Du lịch Vàm Sát hôm nay đã và đang trên con đường phát triển, và ngày càng hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, đến với Vàm Sát, du khách còn rất nhiều e dè do rất nhiều yếu tố còn đáng được quan tâm của ngành du lịch nói chung và Công ty du lịch Phú Thọ nói riêng. Bên cạnh những yếu tố khách quan về địa hình, chế độ thuỷ triều… còn những nhân tố chủ quan như:

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức. Tuy tuyến đường vào Vàm Sát đang được đầu tư, nhưng tiến độ thi công còn rất chậm, chưa đáp ứng được mong mỏi của du khách.

+ Hệ thống cung cấp nước ngọt ở đây chưa được đầu tư; giá thành nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt rất cao lại thường xuyên bị thiếu. Điều này làm cho du khách cảm thấy không thoải mái khi đến Vàm Sát.

+ Cơ sở vật chất phục vụ du khách còn thiếu thốn, đặc biệt là cơ sở lưu trú chưa được đầu tư đúng mức. Do đó, du khách không an tâm khi ở lại qua đêm ở Vàm Sát.

+ Bên cạnh đó, khả năng cung cấp các dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.


2.2. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ

2.2.1. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên

2.2.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Cần Giờ – nằm ở phía Đông Nam Thành Phố – là vùng đất phù sa bồi nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ, phía Đông Nam giáp tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Tây giáp với tỉnh Tiền Giang, phía Bắc giáp với huyện Nhà Bè và phía Nam giáp với Biển Đông.

2.2.1.2. Về địa hình

Ở Cần Giờ mặt đất thấp dần từ phía Bắc đến phía Nam và khu trung tâm trũng dạng lòng chảo, các gò đất nằm rải rác nhưng không cao – thường được gọi là “giồng”. Giồng cao nhất là Giồng chùa: 10,4m. Đất ở Cần Giờ có 4 dạng:

- Đất bán ngập triều – ngập một lần trong ngày

- Đất ngập triều – ngập liên tục

- Đất gò – rất ít ngập (một vài năm ngập một lần)

- Đất ngập theo mùa trăng – mỗi tháng ngập một lần.

Do các thứ đất khác nhau nên độ ngập triều, mặn, phèn, tính chất lý hoá cũng khác nhau và việc phân bố cây trồng vì vậy cũng khác nhau.

2.2.1.3. Về khí hậu

Cần Giờ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, có hướng gió chính là Tây Nam, mùa mưa bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn so với các nơi khác trong thành phố. Lượng mưa hàng năm ít nhất thành phố – từ 1000 đến 1200 mm. Nhiệt độ khá ổn định và độ ẩm điều hoà. Những yếu tố này rất thuận lợi cho du khách khi tham quan du lịch tại vùng Cần Giờ.

2.2.2. Tiềm năng về tài nguyên du lịch

2.2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên

a. Rừng

Rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích 38.009 ha (nguồn UBND huyện Cần Giờ – Điều chỉnh quy hoạch 2020) chiếm hơn ½ diện tích toàn huyện Cần Giờ,



được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, xứng đáng là “lá phổi xanh” của Thành phố với hệ sinh thái quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn, làm màu mỡ đất đai, hạn chế ô nhiễm nước và không khí..

Hệ thực vật vùng ngập mặn Cần Giờ chiếm đa số là cây đước; gồm nhiều kiểu phụ thổ nhưỡng nước mặn, nước lợ và phụ thứ sinh nuôi trồng nhân tạo. Thành phần của loài cây này tương đối đơn giản và có kích thước cá thể ở dạng trung bình. Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 7.000 ha bao gồm: Chà là (Phonix Paludosa), Ráng (Acrotichum Aurerum), Giá (Excoecaria Agallocha), Mấm

(Avicceniaceae), Dà vôi (Ceriops Tagal)… Tất cả đều sống ở trên vùng đất ít ngập nước. Trong đó, Ráng thường được hỗn giao với Chà là, Cóc kèn (Derris Trifoliata) mọc trên đất gò, ít ngập nước; Mấm điển hình là các loại trắng, đen mọc ven sông đất trũng, bãi bồi cao hơn 0,2m so với mực nước biển; Dà, Mấm phân bổ trên đất sét chặt, ẩm.

Hệ thực vật rừng trồng (hơn 20.000 ha), bao gồm: Bạch đàn (Eucalyptus Camaldulensis), Keo lá tràm (Acacia Auriculiformis) trồng trên nền đất của Chà là và Ráng; Dừa lá (Nypa Fruiticans) trồng ở vùng đất phèn ngập mặn và nước lợ; Đước (Rhizophona apiculata) được trồng thử nghiệm; ngoài ra còn có Chà là, Phi Lao (Casuaraana Equisetifolia), Bạch đàn, keo lá tràm… được trồng dọc theo đường trục chính (Bình Khánh – Trung tâm huyện Cần Giờ) và những vùng đất ven biển…

Ngày 21/01/2000, UNESCO đã quyết định công nhận Rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn thế giới đầu tiên của Việt Nam; chính thức gia nhập mạng lưới 368 Khu Dự trữ Sinh quyển của 91 nước trên thế giới.

b. Nông nghiệp, cây ăn trái

Lúa được trồng ở phía Bắc của huyện (xã Bình Khánh, Lý Nhơn, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp) còn hoa màu, cây ăn trái (mãng cầu, xoài, ổi, táo hồng, bưởi, vú sữa, nhãn, mít, khế, đu đủ..) được trồng chủ yếu ở các xã phía Nam, nơi đất cao, không bị ngập nước.

Do điều kiện thổ nhưỡng không thích hợp nên nông nghiệp không phải là thế mạnh của Cần Giờ.



c. Động vật

Hiện nay, hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh học với trên 200 loài động vật, trong đó có nhiều loài có tên trong danh sách đỏ của nước ta. Theo những nghiên cứu gần đây thì hiện nay ở Cần Giờ có nhiều loài động vật chủ yếu sau:

- Loài thuỷ sinh: có 63 loài tảo; 114 loài động vật không xương sống như tôm, cua, sò, ốc (trong đó có tôm bọ ngựa là loài có giá trị kinh tế cao, có thể xuất khẩu, tôm bọ ngựa xuất khẩu ở hầu hết các sông rạch ở Cần Giờ nhưng số lượng không nhiều); 45 loài cá (cá ngát, cá dứa, cá đối, cá chẽm… đặc biệt là có cá mú, cá chìa vôi là loài có giá trị kinh tế cao).

- Động vật trên cạn: 8 loài lưỡng cư bò sát (trăn, rắn, kỳ đà nước…), 4 loài hữu nhũ (khỉ, heo rừng, cá rái, mèo rừng…) trong đó mèo rừng, mèo cá được xếp vào loại hiếm trong sách đỏ Việt Nam, 37 loài chim (hạc cổ trắng, diệc xám, diệc lửa, bồ nông, vạc cò…)

Nhìn chung, dù không nhiều và phong phú như trước khi bị tàn phá bởi chiến tranh nhưng các loài động vật ở Cần Giờ đang dần được hồi phục, hệ quả của sự hồi sinh thảm thực vật. Điều này đã góp phần thu hút khách du lịch đến với Cần Giờ.

d. Biển

Bờ biển Cần Giờ dài gần 20 km. Biển Cần Giờ rất đặc biệt – biển phù sa vì thành phần chủ yếu là đất bùn sét. Ở đây cư dân có thể nuôi trồng thuỷ hải sản (chủ yếu là nuôi nghêu), vừa có thêm thu nhập, vừa tạo nên được những bãi nghêu cho khách tham quan và hiểu thêm được cuộc sống của cư dân địa phương.

Dọc bãi biển 30/4 là hàng phi lao cao vút, xanh mát. Du khách có thể nghỉ trong giây lát trên những băng ghế bố được đặt dọc theo bờ biển. Cạnh đó là chợ hải sản của cư dân địa phương có thể phục vụ hải sản tại chỗ theo yêu cầu của du khách. Du khách cũng có thể mua các loài hải sản làm quà với giá phải chăng. Ngoài ra, du khách còn có thể nghỉ tại các nhà nghỉ ở khu vực này và thưởng thức các món đặc sản của miền biển. Nhìn chung, khu bãi biển 30/4 là một trong những khu du lịch quan trọng nhất để thu hút khách du lịch. Nếu khu vực này được đầu tư



thích hợp, trong tương lai nơi đây sẽ là cảng biển với đầy đủ các dịch vụ du lịch hấp dẫn.

e. Sông ngòi, kênh rạch

Diện tích sông ngòi, kênh rạch ở Cần Giờ là 22.161 ha chiếm 31,49% diện tích đất toàn huyện. Nước từ biển đổ vào hệ thống sông chủ yếu qua vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Dù cách Thành phố chỉ khoảng 50 km nhưng vì hệ thống sông rạch bao quanh, nên Cần Giờ giống như hòn đảo nhỏ yên tĩnh, tách biệt với sự ồn ào, náo nhiệt của Thành phố. Vì vậy, Cần Giờ rất phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

BẢNG 2.2 : Các sông chính ở Cần Giờ

-----------------


STT

Tên sông

Chiều dài

(km)

Chiều rộng

(m)

Độ sâu

(m)

1

Đồng Tranh

67,5

1.800

1-25

2

Gò Gia

12

600

10-20

3

Lòng Tàu

32

550

10-25

4

Nhà Bè

29,5

1.670

10-25

5

Ngã Bảy

10

900

10-20

6

Soài Rạp

14,5

3.100

10-30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015 - 5

(Nguồn: Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thành phố)

2.2.2.2. Tài nguyên nhân văn


Cần Giờ ngày nay vẫn là một trong năm huyện ngoại thành còn nghèo của TP.HCM. Dù cách Thành phố không xa nhưng ở đây mọi thứ dường như còn thiếu thốn. Tuy nhiên, điều này không làm kém đi những nét văn hoá rất đặc sắc vốn có của người dân Cần Giờ.

Đến với vùng đất này, chúng ta sẽ cảm nhận cuộc sống bình yên, chất phát của người dân ở đây. Từ những địa danh như: Cần Giờ, Tam Thôn Hiệp, Thạnh An, Thiềng Liềng, Vịnh Gành Rái, Giồng Ao… đều có những câu chuyện, sự tích xa xưa của nó. Vùng Vịnh Gành Rái, Giồng Ao gắn liền với những sự kiện của khởi



nghĩa Tây Sơn, những cuộc chạy trốn của Nguyễn Ánh, cho đến khu căn cứ Rừng Sác lịch sử là những nơi mang đầy chiến công của người dân Cần Giờ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Đời sống tâm linh của người dân Cần Giờ cũng rất phong phú, đây là nơi tập hợp của dân tứ xứ, nên trong họ cũng mang nhiều tín ngưỡng khác nhau như: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Tin Lành… Trong đó, Phật giáo và Thiên Chúa giáo được truyền bá vào Cần Giờ sớm nhất.

Nhìn chung, mặc dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất so với các Quận – Huyện ngoại thành khác, nhưng Cần Giờ có một nền văn hoá lâu đời với tài nguyên nhân văn khá phong phú và đa dạng. Cụ thể, tài nguyên nhân văn của Cần Giờ được chia thành các nhóm sau:

a. Di tích khảo cổ

Là những địa điểm ẩn giấu một bộ phận giá trị văn hoá nằm trong lòng đất. Nơi đây là một vùng cổ xưa có nhiều di tích khảo cổ học quan trọng. Các di tích ấy thường nằm ở các gò đất trên vùng sông rạch nước mặn ven biển. Rất có thể những hiện vật khảo cổ tìm thấy ở Cần Giờ là đặc trưng chung cho các di chỉ khảo cổ ở lưu vực sông Đồng Nai và gần gũi với văn hoá Sa Huỳnh mà dấu vết của chúng đang được phát hiện dần. Những ngư dân ven biển tiền Mã Lai – Đa Đảo (Pré Malayopolynesien) có một ngữ hệ gần gũi với người Chăm ở Việt Nam. Nhưng đó là một loại tiếng Chăm rất cổ xưa của những ngư dân ven biển có nền văn hoá “rìu có vai”, đồ gốm, hiện vật thuỷ tinh. Rất có thể vào lúc ấy với những chiếc rìu có vai, cư dân cổ đại ở Cần Giờ đã khai phá rừng, làm nhà tạm để ở và dùng gỗ kết bè đi lại ở vùng cửa sông và giao lưu trên biển.

Tại Mô Xoài (Bà Rịa) không xa Cần Giờ đã tìm thấy những dấu vết của người Việt đi khai phá Nam Bộ và được xem là một trong những nơi đầu tiên đặt chân của dân lưu tán. Ngày nay tại các giồng đất ở Cần Thạnh, Long Hoà, Lý Nhơn và cả Thạnh An còn có những ngôi mộ cổ có niên đại trên dưới 200 năm hoặc lâu hơn nữa.

Sau lưng bờ biển Cần Thạnh – Long Hoà, từ cửa biển Cần Giờ đến cửa Soài



Rạp vào sâu trong đất liền trên dưới 5 km, có nhiều gò nổi mà dân địa phương gọi là Giồng, nhấp nhô trên phần đất có diện tích khoảng 80 km2. Khu vực giới hạn từ bờ sông Ông Tiểu (phía Bắc) đến bờ biển (phía Nam), từ sông Ngã Bảy (phía Đông) đến sông Đồng Tranh (phía Tây) nay thuộc thị trấn Cần Thạnh, xã Long Hoà, vùng giáp xã Lý Nhơn (rạch Gốc Tre Lớn) khai quật gồm có hàng trăm mảnh gốm (Giồng Am 27 mảnh, Giồng Cá Trăng 43 mảnh, Gốc Trẻ Lớn 80 mảnh).

Năm 1993, một đoàn khảo cổ học đến tìm hiểu vùng Cần Giờ kết quả là đã phát hiện hai khu mộ chum lớn: Giồng Phệt và Giồng Cá Vồ. Kết quả khảo sát đã tìm thấy một di chỉ là nơi nung nấu, chuyện nung một loại gốm mà các nhà khoa học gọi là bình đáy nhọn, di chỉ này được gọi là Giồng Keo hay Gò Keo.

Ngoài ra, cũng đã phát hiện được một di chỉ thuộc nền văn hoá Óc Eo, với những hiện vật gốm đặc thù của nền văn hoá này như: hòn nghiền sét bằng đất nung, chày nghiền sét bằng đất nung, chai gốm, bình vôi, cà ràng… đó là di chỉ gò Ông Mai.

Sự phân bổ của các di tích mộ chum nói riêng và những di tích khảo cổ nói chung ở Cần Giờ trên các giồng đất vùng cửa sông đã tạo nên một sắc thái “văn hoá giồng” trên vùng ngập mặn điển hình, mà những di tích khảo cổ này vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu về xuất xứ cũng như những nét đặc trưng về cơ học của chúng, như: nhóm di tích Giồng Am, nhóm di tích Giồng Phệt, nhóm di tích Giồng Cá Vồ…

Như vậy, với vị trí thật đặc biệt của Cần Giờ, hạ lưu của các dòng chảy quan trọng trong khu vực: sông Vàm Cỏ, sông Đồng Nai rồi sông Sài Gòn… Cần Giờ với vị thế của một vịnh kín gió, yên bình từ ngàn xưa đã chiếm vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển và giao lưu văn hoá với các tỉnh lân cận. Với vị trí ấy, con số hơn 20 di tích khảo cổ học đã có thể xâu kết thành một quá trình phát triển ít nhất là 500-700 năm (từ 500 năm trước công nguyên cho đến thế kỷ III- IV sau công nguyên).

b. Di tích lịch sử

Cần Giờ là cửa biển quan trọng bậc nhất chế ngự đường thuỷ vào đất Gia



Định – Đồng Nai, Gò Công, Cần Giuộc. Ngay từ cuối thế kỷ 18, Cần Giờ, Đồng Tranh, Soài Rạp đã được xác lập là những đồn trấn giữ quan trọng cả về mặt thương nghiệp lẫn quân sự. Vị trí quan trọng của cửa biển Cần Giờ và vùng đất Rừng Sác ngày nay đã được biết đến do thế mạnh thuỷ lộ. Các hải cảng nhỏ cũng sớm được định hình trong quá trình di dân lập ấp của người Việt như cảng Cần Giờ, Cần Giuộc, Nhà Bè…

Ngoài hệ thống các gò đất đỏ mang dấu ấn di tích khảo cổ có giá trị như những thông điệp giúp chúng ta hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển của các cộng đồng dân cư đã từng sinh sống ở vùng này vào thời tiền sử. Cần Giờ còn là nơi ghi nhận những sự kiện lịch sử rất quan trọng như cuộc thuỷ chiến của chủ nghĩa Tây Sơn chống nhà Nguyễn ở cửa sông Cần Giờ, đặc biệt là trận chiến trên Thất Kỳ Giang năm 1872, khu Rừng Sác, nơi Trương Định, Đoàn 10 – đặc công thuỷ quân giải phóng… đã chọn làm căn cứ địa chống ngoại xâm suốt hai thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

- Khởi nghĩa của Trương Công Định và ứng nghĩa của người dân Cần Giờ dưới triều Nguyễn.

Ngay từ cuối 1858, nhân dân Cần Giờ đã đắp thành bảo vệ pháo đài tiền tiêu Phước Thắng, sẵn sàng chiến đấu chống thực dân Pháp. Khi quân Pháp tiến công đồng bào đã tổ chức thành những đội quân ứng nghĩa. Mặc dù vũ khí thô sơ lạc hậu, pháp đài Phước Thắng đã kềm chân quân giặc hơn một ngày và đã đánh chìm một tàu chiến của giặc trên cửa biển lịch sử Cần Giờ. Quân Pháp đã giết và đốt sạch tại đây năm mươi căn chòi vào tháng 02 năm 1859, dòng sông đẫm máu ở địa phương này được đặt tên là “Kênh Năm mươi bắt trọn” để người dân Thạnh An ghi nhớ.

- Bến Đình: là nơi Dương Văn Hạnh người làng Lý Nhơn, vì muốn bảo vệ Trương Định vị lãnh tụ của phong trào yêu nước chống Pháp tại địa phương nên đã bị giặc Pháp bắt và chém đầu tại gần bến sông Soài Rạp. Sau đó nhân dân đã lập đình làng thờ Ông và gọi đó là Bến Đình.

- Những khu căn cứ địa Cách mạng: là nơi chôn cất vũ khí, đạn dược của quân dân ta trong suốt thời kỳ chờ đợi thời cơ và củng cố lực lượng như căn cứ địa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023