động du lịch sinh thái. Doanh thu về nội tệ cũng như ngoại tệ sẽ tăng nếu như biết đầu tư phát triển đúng mức cho du lịch sinh thái. Du lịch sinh thái cũng có thể góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, thúc đầy các ngành nghề khác cùng phát triển và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy, du lịch sinh thái có thể mang lại lợi ích kinh tế rất lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia, địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch (khách du lịch sinh thái chiếm 1/3 tổng số khách du lịch quốc tế và dự báo sẽ tăng từ 12% đến 15% mỗi năm).
1.1.3. Lợi ích cho xã hội :
Du lịch sinh thái đã thúc đẩy việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Do hiện tượng đô thị hoá phát triển không ngừng đã cuốn hút con người theo dòng chảy của cuộc sống công nghiệp hoá, vật chất hoá và con người ngày càng bị tách rời với môi trường thiên nhiên, một vài hình ảnh thiên nhiên chỉ còn lại trong ký ức của mỗi người. Từ đó, cùng với sự phát triển du lịch, nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên thông qua con đường du lịch sinh thái đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Thông qua các hoạt động này, con người đã giúp cho các loài động thực vật quí hiếm được khôi phục gìn giữ và bảo tồn.
Du lịch sinh thái không những giúp bảo tồn văn hoá mà còn góp phần khôi phục và phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, các lễ hội và phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư địa phương.
Du lịch sinh thái kết hợp hài hoà cả ba mục tiêu: kinh tế, xã hội và sinh thái. Do đó, du lịch sinh thái được xem như một mắt xích bền vững trong ngành du lịch đã tiếp cận toàn diện ba lĩnh vực: quy hoạch, quản lý và sự tham gia của cộng đồng địa phương.
Bên cạnh những hiệu quả mang lại trên, hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, cũng có một số tác động tiêu cực, như :
- Nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường, phá vỡ tính thống nhất và cân bằng của hệ sinh thái.
- Du lịch sinh thái có thể làm xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống của các cộng đồng do sự thẩm thấu và sự giao thoa văn hoá giữa du khách với cư dân
Có thể bạn quan tâm!
- Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015 - 1
- Kinh Nghiệm Của Thái Lan Về Xây Dựng, Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Cộng Đồng
- Số Lượng Khách Du Lịch Đến Tham Quan Tại Cần Giờ Qua Các Năm Từ Năm 2000 - 2005
- Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Cần Giờ
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
địa phương. Nó làm thương mại hoá các hoạt động văn hoá truyền thống.
- Du lịch sinh thái sẽ ảnh hưởng đến không gian sống của cộng đồng địa phương. Nó có thể làm tăng sự phân hoá xã hội trong cộng đồng về thu nhập và làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhóm người trong cộng đồng địa phương.
1.2. ĐỐI TƯỢNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI
1.2.1. Hệ sinh thái tự nhiên
Đối với hoạt động du lịch sinh thái, các hệ sinh thái tự nhiên sau đây là đối tượng chủ yếu:
- Hệ sinh thái vùng núi cao : Ở các nơi có độ cao từ 1500 – 2000 m trở lên so với mặt nước biển, được xem là nơi có bầu khí quyển trong lành nhất và hệ sinh thái này với thảm thực vật đa dạng và hệ động vật phong phú.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm : Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai – Lâm Đồng).
- Hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng : Yokdon – Bản Đôn Daklak.
- Hệ sinh thái đất ngập nước : Đất ngập nước “Wet Land” tại các vùng đầm lầy, các vùng ngập nước thường xuyên hay không thường xuyên: nước ngọt, nước lợ hay nước mặn và bao gồm cả phần đất ngập nước ven biển với độ cao không quá 6m khi thuỷ triều xuống thấp (ví dụ: Cần Giờ, Amazone…, Kiêng Giang-Ngã 3 Hòn…) đây là môi trường sinh sống phát triển, cư trú của nhiều loại sinh vật, thực vật đặc hữu.
- Hệ sinh thái biển : với sức hấp dẫn về độ sâu, thế giới dưới nước, cuộc sống của sinh vật dưới đấy biển… Sự phát triển của các chuyến du lịch lặn từ mấy năm gần đây cho thấy mô hình này rất thích hợp với loại hình du lịch sinh thái chứ không đơn thuần là một dạng du lịch thể thao dành riêng cho các vận động viên chuyên nghiệp.
- Hệ sinh thái vùng cát ven biển : Bình Thuận, Ninh Thuận.
- Hệ sinh thái ven bờ : bờ hồ, sông, suối, thác nước… cũng có sức hút đối với du lịch sinh thái.
1.2.2. Hệ sinh thái nhân văn
Tài nguyên nhân văn – xã hội cũng được xem là một đối tượng của du lịch sinh thái.
Có những định nghĩa chỉ xem du lịch sinh thái là du lịch “xanh”. Do đó, đã làm cho nhiều người chỉ quan tâm đến hệ sinh thái tự nhiên mà bỏ qua hệ sinh thái nhân văn. Thực ra việc tìm hiểu một đặc điểm văn hoá hoặc hoà nhập với lối sống đời thường của một vùng với những phong tục tập quán mới lạ cũng là một nội dung của du lịch sinh thái, và đó gọi là hệ sinh thái nhân văn. Đối tượng của du lịch sinh thái nhân văn có thể là:
- Nét văn hoá truyền thống
- Các di tích văn hoá lịch sử : Trong tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có các di tích lịch sử – văn hoá; các công trình kiến trúc mang tính tôn giáo, quân sự, kinh tế. Đây là những công trình đánh dấu một sự kiện quan trọng nào đó của một quốc gia hoặc một địa phương. Nó cũng được xem là đối tượng của du lịch sinh thái nhân văn.
1.3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA DU LỊCH SINH THÁI
1.3.1. Nguyên tắc 1: Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá.
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinh thái cần được tuân thủ. Bởi vì các giá trị về nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị của môi trường xã hội đối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể.
Sự xuống cấp hay thay đổi tập tục sinh hoạt văn hoá truyền thống của cộng đồng địa phương đối với tác động của một hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái vốn có của khu vực và hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp và tác động ngược trở lại đối với du lịch sinh thái.
1.3.2. Nguyên tắc 2: Hoà nhập tự nguyện.
Đây là nguyên tắc đòi hỏi khách du lịch phải hoà nhập một cách tự nguyện vào môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá – xã hội theo theo hướng chấp nhận
sự hạn chế của nó hơn là biến đổi, cải tạo môi trường cho thuận tiện theo ý muốn của một cá nhân nào đó.
1.3.3. Nguyên tắc 3: Lôi kéo cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt
động du lịch sinh thái.
Có nhiều lý do đòi hỏi cộng đồng địa phương cần được tham gia vào hoạt
động du lịch sinh thái. Cụ thể là :
+ Về mặt đạo đức và công bằng xã hội, cộng đồng địa phương là chủ nhân thật sự của các tài nguyên trong tự nhiên và nhân văn mà ngành du lịch phải dựa vào để thu hút khách. Cho nên họ có quyền tham gia và hưởng lợi từ những hoạt động trong du lịch trong khu vực.
+ Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương nhằm nâng cao đời sống của cộng đồng.
+ Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch không chỉ giúp cho họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làm cho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch. Vì vậy, họ cần phải cùng ngành du lịch chăm lo đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, góp phần quan trọng đến sự phát triển bền vững của du lịch.
1.3.4. Nguyên tắc 4: Chia sẻ lợi ích từ du lịch.
Lợi ích từ du lịch cần được phân bố rộng rãi đến các thành viên trong cộng đồng, cá nhân những người tham gia trực tiếp lẫn những người không tham gia trực tiếp. Phần lớn các mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng đều có liên quan đến việc phân chia lợi ích thu được từ du lịch. Nếu không được hưởng lợi ích, những thành viên trong cộng đồng có thể sẽ là những người phá hoại tích cực đến tài nguyên du lịch của cộng đồng.
Ngoài ra, việc phân chia lợi ích cộng đồng sẽ góp phần làm giảm tính cạnh tranh không lành mạnh giữa những người tham gia làm du lịch. Đây là một trong những mối đe doạ tiềm ẩn đối với việc phát triển bền vững. Các chương trình phúc lợi công cộng và xã hội của cộng đồng địa phương sẽ đem đến lợi ích cho tất cả các
thành viên trong cộng đồng.
1.3.5. Nguyên tắc 5: Góp phần thực hiện các chủ trương và chính sách Nhà nước.
Xét về mặt vĩ mô, sự tham gia và hưởng các lợi ích từ hoạt động du lịch thì du lịch sinh thái còn đóng góp đáng kể cho các chủ trương, chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường phát triển kinh tế ở vùng sâu, vùng xa, xoá đói giảm nghèo, giảm chênh lệch của các vùng trong phát triển định canh, định cư, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội…
Vì vậy, để nâng cao tính thực tiễn của các chính sách, các qui định thì cộng đồng đều phải có cơ hội tham gia vào các chương trình xây dựng sửa đổi các qui định.
1.3.6. Nguyên tắc 6: Hoạt động du lịch sinh thái có qui mô hợp lý.
Yêu cầu số một của hoạt động du lịch sinh thái là không phá huỷ môi trường, làm tổn hại cuộc sống của các sinh vật, cư dân địa phương của môi trường đó. Cho nên, khi khai thác, cần chú ý đến một số yếu tố để bảo tồn tính bền vững của môi trường.
Bất cứ một điểm du lịch nào cũng đòi hỏi một sự giới hạn nhất định về mặt số lượng. Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn đối với một điểm du lịch sinh thái. Hoạt động du lịch sinh thái càng hạn chế số lượng ở mức độ vừa phải, càng hạn chế du khách đạt mức tối đa bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Số lượng khách quá đông sẽ gây tiếng ồn, nguy hại đến môi trường làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các sinh vật ở đó.
Tiêu chuẩn không gian của một điểm hoạt động du lịch sinh thái còn được qui định về “sức chứa”.
“Sức chứa” bao gồm bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan đến lượng khách đến một địa điểm cụ thể.
- Xét về khía cạnh vật lý, “sức chứa” ở đây được hiểu là số lượng du khách tối đa mà khu vực có thể tiếp xúc được.
- Xét về mặt sinh học, “sức chứa” về mặt sinh thái tự nhiên là lượng khách đến vượt quá khả năng tiếp xúc của môi trường làm xuất hiện các tác động đến hệ sinh thái do hoạt động của bản thân du khách và do tiện nghi mà họ gây ra.
- Về khía cạnh tâm lý, “sức chứa” được hiểu là giới hạn của lượng khách mà nếu vượt quá du khách sẽ cảm thấy hoạt động du lịch làm mức độ thoả mãn của du khách sẽ bị giảm xuống đến mức bình thường do tình trạng quá tải.
Về mặt xã hội, “sức chứa” văn hoá xã hội là giới hạn mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của hoạt động khách du lịch đến đời sống văn hoá xã hội kinh tế trong khu vực.
Nguyên tắc qui mô không xuất phát từ yêu cầu bảo tồn, bảo vệ sự cân bằng của hệ sinh thái mà còn xuất phát từ nhu cầu của đối tượng khách du lịch sinh thái đúng nghĩa. Do đó, nguyên tắc qui mô nên áp dụng không những cho hoạt động du lịch thuần tuý mà chúng cần phải được áp dụng cho cộng đồng địa phương để không làm ảnh hưởng đến các động vật hoang dã và cảnh quan.
1.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.4.1. Kinh nghiệm của Malaysia về xây dựng kế hoạch du lịch sinh thái
Malaysia đã chấp nhận định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái là “hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hoá kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế”.
Du lịch sinh thái Malaysia xoay quanh các nội dung chính như sau:
1. Cần phải củng cố các cơ chế tham gia liên ngành, xây dựng trên cơ sở các sức mạnh và các thể chế hiện có.
2. Cần có sự nhất quán hơn giữa các bang về mặt quản lý hành chánh và
pháp luật tại các điểm du lịch sinh thái, trong đó có cả vườn quốc gia và khu bảo vệ được dùng vào mục đích này.
3. Cần có cách tiếp cận khu vực, tương thích với 6 vùng du lịch như đã được nghiên cứu về chính sách du lịch xác định.
4. Các hoạt động du lịch sinh thái cũng như các tuyến đi lại quốc gia cần
được xác định và khuyến khích.
5. Đối với mỗi điểm cần xây dựng kịp thời các khái niệm về sức chứa và những giới hạn của sự biến đổi có thể chấp nhận được, ưu tiên những điểm nổi tiếng và những điểm có tầm quan trọng về kinh tế và môi trường;
6. Các chiến lược tiếp thị và khuyến mại cần được xây dựng ở các cấp địa phương quốc gia và quốc tế.
7. Cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào những hoạt động kinh tế – xã hội trong và xung quanh các điểm du lịch sinh thái; hơn thế nữa cần tạo ra các khuyến khích vật chất cho các doanh nghiệp du lịch nói chung.
8. Cần giảm thiểu các tác động bất lợi đến môi trường, văn hoá và xã hội.
9. Đào tạo nhân lực cần phải trở thành chủ đề chính trong du lịch sinh thái.
10. Cần phải có những cơ chế giám sát và đánh giá sự tiến bộ trong quá trình phát triển du lịch sinh thái.
1.4.2. Kinh nghiệm của Nêpan về hoạt động du lịch sinh thái
1.4.2.1. Quan niệm về du lịch sinh thái của Nêpan
Theo quan niệm của Nêpan, Du lịch sinh thái dựa vào ba tiền đề sau:
- Đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch;
- Tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch;
- Sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào.
Tóm lại, du lịch sinh thái đã trở thành một phần thiết yếu trong một chương trình tổng hợp nhằm làm tăng lợi ích cho càng nhiều người càng tốt mà không làm tổn hại đến các nguồn lực địa phương và chất lượng chuyến đi của du khách, trong khi đó du khách sẵn lòng trả chi phí chuyến cho các hoạt động bảo tồn.
1.4.1.2. Những bài học kinh nghiệm về du lịch sinh thái ở Nêpan
- Hoạch định trước và quản lý nhằm nâng cao sức chứa du lịch:
Điều này bao hàm việc xây dựng hạ tầng cơ sở và cơ sở vật chất một cách thích hợp có sự cân nhắc đúng đắn các khía cạnh xã hội, văn hoá và môi trường. Điều này cũng bao gồm xúc tiến các phương án khác nhau nhằm làm đi những áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như nhân văn, chẳng hạn tìm tòi, giới thiệu các nguồn năng lượng thay thế cho nơi mà tại đó việc phá rừng là một vấn đề lớn. Một điểm cần nhớ rằng có việc hoạch định trước và quản lý tốt hơn thì tiềm năng du lịch cũng sẽ tăng lên.
- Sự tham gia của người dân và khả năng có được sự bền vững:
Nếu không có sự tham gia của các thành viên liên quan khác nhau trong suốt quá trình tiến triển thì các nỗ lực về du lịch sinh thái cũng sẽ không bền vững. Sự bền vững về mặt môi trường, kinh tế – xã hội và văn hoá là nguyên tắc cốt lõi chủ yếu của du lịch sinh thái nó cần được đưa ra một cách cẩn thận. Sự tham gia của các thành viên liên quan chủ chốt từ việc xác định chương trình, thiết kế, thực hiện, quản lý, giám sát và xây dựng nên cơ cấu tổ chức là then chốt để đạt được sự bền vững. Cơ chế khích lệ vật chất đầy đủ đối với người dân địa phương nhằm thu hút và lôi kéo họ vào chương trình. Điều này bao gồm cả việc sử dụng thu nhập từ du lịch dành cho sự phát triển và các hoạt động bảo tồn. Nó cũng bao hàm việc trao quyền cho người dân địa phương và tăng cường quyền sở hữu của họ, sự tín nhiệm và khả năng giải trình của chương trình.
- Xúc tiến mối quan hệ liên ngành nhằm phân chia rộng rãi hơn các lợi ích có được từ du lịch:
Du lịch sinh thái không nên bị coi là hoạt động riêng lẻ, nó cần thiết trở thành một bộ phận không thể tách rời trong phát triển cộng đồng và bảo tồn đa dạng