Đánh Giá Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Việc Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Cần Giờ



núi Giồng Chùa (thuộc xã Thạnh An), chiến khu trù mật Động Hang Nai cạnh sông Đồng Tranh, khu căn cứ địa núi đất (xã Lý Nhơn) và khu căn cứ địa Cách mạng thuộc khu vực Lâm Viên bây giờ.

c. Di tích văn hoá tôn giáo – tín ngưỡng

Cần Giờ có rất nhiều chùa, thánh thất và nhà thờ. Mỗi cơ sở tôn giáo đều có những đặc điểm riêng.

* Chùa

Chùa Cần Giờ phần lớn là do dân lập và là những ngôi chùa nhỏ, thấp. Chùa ở đây thuộc ba phái: thuộc giáo phái Lâm Tế có chùa Thạnh Phước ở thị trấn Cần Thạnh - là ngôi chùa cổ nhất còn gọi là chùa Làng; thuộc phái Tịnh Độ có chùa ở xã Thạnh An – Hưng Lợi Tự, chùa Hưng Cần; thuộc phái xuất gia có chùa Hải Đức.

Ngoài ra, còn có rất nhiều chùa dạng dân tự lập. Đạo Phật đã được truyền bá vào Cần Giờ từ rất sớm, ban đầu chỉ là Phật tại tâm và sau đó đã phát triển thành một tôn giáo lớn mạnh, phổ biến và chiếm phần đông đạo hữu. Hiện nay, ở Cần Giờ có tất cả hơn mười ngôi chùa.

* Thánh Thất

Ở Cần Giờ tại các khu dân cư tập trung hầu hết đều có xây dựng Thánh Thất, như: thánh thất Cần Thạnh, thánh thất Long Hoà, thánh thất An Thới Đông, thánh thất Thạnh An… đây là cơ sở tôn giáo của đạo Cao Đài. Các Thánh Thất ở Cần Giờ đều có dáng dấp và hình thức tương đối giống nhau. Biểu tượng thờ của đạo là lấy Thiên Nhãn. Thực tế đạo thờ những biểu tượng hoà đồng giữa Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Khổng tử, Lão tử . Vì vậy, đạo còn được gọi với tên là đạo đại Tam Kỳ Phổ Độ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

* Nhà Thờ

Nhìn chung các nhà thờ ở Cần Giờ tương đối nhỏ và có rất ít tín đồ. Lịch sử hình thành là vào khoảng thế kỷ 19, một số người đạo Thiên Chúa ở nơi khác đã đến trú ẩn ở Cần Giờ. Sau đó có một người Pháp đến đây và bắt đầu truyền giáo. Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng tại Thạnh Thới vào khoảng năm 1871 – 1880.

Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015 - 6



Ngoài ra, về sau còn có một số nhà thờ khác được xây dựng lên như nhà thờ ở Đồng Hoà (xây dựng 1900), nhà thờ An Thới Đông (xây dựng 1930), nhà thờ Cần Thạnh (xây dựng 1971), nhà thờ Tam Thôn Hiệp (xây dựng 1972). Hai nhà thờ lớn là nhà thờ Cần Thạnh và Tam Thôn Hiệp.

* Đình

Huyện Cần Giờ có tất cả 7 ngôi đình: Đình Bình Khánh, Đình Cần Thạnh, Đình Lý Nhơn, Đình thần Thạnh An, Đình thần Lý Nhơn, Đình thần Long Thạnh... Đình là nơi thờ Thần. Người Cần Giờ có tập tục thờ những người có công khai khẩn đất hoang, những người tổ chức và bảo vệ cuộc sống yên ổn cho dân lành như chống thú dữ, vì quốc vong thân… Những vị này được người dân ở đây tôn thờ thành những vị thần làng. Hàng năm đến ngày giỗ của các vị tiền hiền này nhân dân trong đình tổ chức cúng lễ để tưởng nhớ đến công ơn của các vị.

* Miễu

Ở Cần Giờ có rất nhiều Miễu như : miễu So Đũa, miễu Nhất, miễu Nhị, miễu Đá Giăng, miễu Bình Khánh, miễu Lý Nhơn, miễu Thạnh An, miễu Tam Thôn Hiệp. Miễu là nơi thờ Bà như bà Phấn, bà Chúa Xứ, bà Thuỷ Long Công Chúa và phần lớn là thờ bà Ngũ Hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Riêng chỉ có miễu Ba là vừa thờ Bà vừa thờ Thần.

Các Miễu được xây dựng đều có qui mô với kiến trúc cổ xưa và hầu hết được di dời nhiều lần (như miễu So Đũa, miễu Nhất…). Tuỳ theo từng làng là làng chài, làng rừng hay làng ruộng, mà Bà Thánh được thờ khác nhau. Ngôi miễu được lập làm nơi lui tới cầu xin Bà Thánh phù hộ cho người dân ở đó. Ngoài ra, trong thời kỳ chiến tranh, nhiều ngôi miễu là nơi nuôi dưỡng Cách mạng như miễu Ba.

* Lăng Ông

Ở Cần Giờ có hai Lăng Ông. Lăng Ông ở Cần Thạnh còn gọi là Thạnh Phước Lạch và Lăng Ông ở Thạnh An. Lăng Ông là nơi thờ bộ xương các voi (cá Ông) mà đã được ngư dân rất sùng bái tôn kính và tin tưởng bái gọi là Thành Nam Hải hay Nam Hải Đại Tướng Quân, là vị thần che chở cho người dân đi trên biển và phù hộ cho họ có những mùa cá bội thu, no ấm và giàu có. Ngoài ra, Lăng Ông còn



thờ bà Thuỷ, Quan Tướng, Quan Công.

Lăng Ông là điểm tham quan du lịch lý thú cho khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là trong ngày lễ hội, giúp du khách biết được nét tín ngưỡng đặc thù của ngư dân miền biển.

Ngoài ra, còn có các cơ sở tín ngưỡng khác nhau như: Dinh Ông Phước thờ bà Thuỷ và ông Phước, lễ vào ngày rằm tháng 5 và rằm tháng 3. Các cơ sở tín ngưỡng ở Cần Giờ hết sức phong phú và tương truyền là rất linh thiêng. Nên được bảo tồn tôn tạo thành một điểm đến để du khách tham quan tìm hiểu.

Một di tích khảo cổ khác nằm trong khuôn viên của công viên Trần Hưng Đạo thuộc xã Tam Thôn Hiệp; đó là bức tượng Trần Hưng Đạo. Tượng có màu xanh cao trên 3m, đứng uy nghi lẫm liệt trên bệ cao khoảng 2m tay cầm kiếm giơ cao. Lịch sử của nó là vào thời kỳ chiến tranh bức tượng được nhìn thấy đứng trên bùn. Sau khi đất nước độc lập, nhân dân đã cẩu bức tượng lên và cùng nhau xây dựng lên công viên Trần Hưng Đạo. Hàng năm có tổ chức cúng thánh Trần Hưng Đạo và 20 tháng 8 Âm lịch.

Các công trình tôn giáo tín ngưỡng ở Cần Giờ có qui mô không lớn, các công trình theo kiến trúc cổ xưa, mái ngói đỏ tương đối đơn giản, màu sắc trang nhã… Tuy giá trị kiến trúc không cao nhưng mang giá trị văn hoá sâu sắc. Đây là nơi thể hiện niềm tin yêu cuộc sống, lòng biết ơn đối với các bậc hiền thân, thể hiện tinh thần của dân tộc Việt Nam, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần tranh đấu ngoan cường chống giặc ngoại xâm và niềm khát khao chinh phục tự nhiên.

d. Các Làng nghề truyền thống

Ở Cần Giờ có ba Làng nghề truyền thống đặc trưng mà có thể cho du khách

đến tham quan. Đó là :

- Làng Chiếu : tập trung ở xã Tam Thôn Hiệp, Bình Khánh.

- Làng Chài : tập trung ở các bến Chài Cần Thạnh, Long Hoà và Thạnh An

- Làng Muối : tập ở Ấp Tân Điền, xã Lý Nhơn.

Các làng nghề truyền thống cần được giữ gìn và tôn tạo, đánh dấu sự phát



triển của các dạng quần cư, một nét đẹp văn hoá ở Cần Giờ.

e. Các Lễ hội truyền thống dân gian

Trong kho báu truyền thống của quá khứ để lại, lễ hội của một dân tộc hay của một làng nghề, một vùng là những gì quí giá không những không bị mai một mà còn được nhân rộng phát triển cả về hình thức lẫn nội dung. Các lễ hội có sức hấp dẫn vô cùng to lớn “đó là những hình ảnh muôn màu, mọi sự ở đó đều đan nguyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, trí tuệ và bản năng..”.

Lễ hội có nguồn gốc và hình thức đa dạng, tái hiện sinh động quá khứ hay một nét văn hoá dân gian bản địa độc đáo nhưng đã bị mai một. Có những lễ hội là phục hồi, làm sống lại một cách ngoạn mục về quá khứ hay một số nét văn hoá không còn nữa. Có những lễ hội mang màu sắc tế lễ (như lễ hội Nghinh Ông), hay mang tính lịch sử hào hùng của vùng đất Rừng Sác ngập mặn. Ở Cần Giờ có các lễ hội sau đây:

- Lễ hội Nghinh Ông Thuỷ Tướng ở Long Thạnh diễn ra vào các ngày 12, 13 tháng 3 Âm lịch hàng năm;

- Lễ hội Nghinh Ông Thuỷ Tướng ở Đồng Hoà diễn ra vào các ngày 15, 16 tháng 5 Âm lịch hàng năm;

- Lễ hội Nghinh Ông Thuỷ Tướng tại thị trấn Cần Thạnh diễn ra vào các ngày 15, 16 tháng 8 Âm lịch hàng năm – trùng với ngày rằm Trung Thu

- Lễ hội Nghinh Ông Thuỷ Tướng ở Thạnh An diễn ra vào ngày rằm tháng 10 Âm lịch.

Trong các Lễ hội ở Cần Giờ thì Lễ hội Nghinh Ông Thuỷ Tướng tại Cần Thạnh vào tháng 8 hàng năm là Lễ hội được tổ chức lớn nhất và thu hút được rất nhiều khách tham quan từ Vũng Tàu, TP. HCM. Trong tương lai không xa, lễ hội này sẽ được nâng lên thành Lễ hội cấp Thành phố (được Thành phố công nhận).

f. Những tập quán cổ truyền

- Tục thờ cúng những vị tiền hiền khai phá đất đai

Người dân Cần Giờ còn lưu truyền những phong tục tập quán tốt đẹp ghi nhớ



những công ơn của những lớp cư dân ban đầu đã tạo lập thổ cư, đồng ruộng, vùng đất ven biển cho môi trường sống của con người phát triển. Người Cần Giờ vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện về nơi cư trú xưa như: Giồng Am, Giồng Cá Trăng, gò Ba Động, Giồng Cháy, Giồng Sắn… những nhân vật cụ thể có công khai khẩn đất hoang và đứng ra tổ chức môi trường sống cho con người được nhân dân ta tôn thờ như những vị thần làng. Trần Quang Đạo và Lý Nhơn là hai nhân vật lịch sử được nhân dân Cần Giờ tôn kính, là thần làng của làng Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn. Trần Quang Đạo có công khai phá vùng đất mới và tiêu diệt thú dữ. Nhờ lòng dũng cảm, tài trí và thương dân của ông mà vùng đất ven biển mới được yên ổn và phát triển xóm làng.

- Thờ cúng những người yêu nước

Người dân Cần Giờ còn tôn kính những người yêu nước như vị thần làng mình thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Trên đây là những tài nguyên nhân văn và đặc trưng về du lịch ở Cần Giờ. Ngoài ra còn có rất nhiều khu di chỉ khảo cổ, di tích văn hoá tín ngưỡng, di tích lịch sử… đang được khám phá và tôn tạo. Những tài nguyên nhân văn này ngày càng làm phong phú thêm tính lịch sử và nhân bản của người dân huyện Cần Giờ. Điều này góp phần làm cho các hoạt động du lịch ở đây sinh động hơn.

2.2.3. Tiềm năng về nguồn nhân lực

2.2.3.1. Dân số và lao động

Huyện Cần Giờ có 6 xã và một thị trấn (thị trấn Cần Thạnh) với dân số 66.866 người (năm 2005). Mật độ dân cư thấp, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các trung tâm đô thị như Bình Khánh, An Thới Đông và Cần Thạnh. Tổng số lao động trên toàn huyện là 35.196 người (năm 2005), trong đó lực lượng lao động nông nghiệp nhiều nhất – chiếm tỷ trọng 41%, lao động ngành thuỷ sản chiếm 31% và lao động ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất là 14%.

14%

Lao động nông nghiệp

Lao động thủy sản Lao động TM-DV Lao động khác

31%


14%





41%



ĐỒ THỊ 2.3: Phân loại lực lượng lao động của huyện Cần Giờ theo các ngành năm 2005

(Nguồn : Phòng Thống kê huyện Cần Giờ)

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn thấp, trong số 34.860 lao động thì chỉ có 942 người có trình độ trung cấp (chiếm 2.7%), 2.552 người có trình độ cao đẳng (chiếm 7.32%) và 384 người có trình độ đại học (chiếm 1.1%).

1.1% 7.32%

Đại học Cao đẳng Trung cấp

Dưới trung cấp

2.7%


88.87%



ĐỒ THỊ 2.4: Phân loại lực lượng lao động của huyện Cần Giờ theo trình độ chuyên môn năm 2005

(Nguồn : Phòng Thống kê huyện Cần Giờ)


2.2.3.2. Mức sống

Mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng được nâng cao. Nếu năm 2000 mức thu nhập bình quân trên địa bàn huyện là 5 triệu đồng/người/năm, thì đến năm 2005 đã đạt đến con số gần 13 triệu đồng người/năm. Khả năng tích luỹ vốn thấp vì phần lớn thu nhập được sử dụng cho chi tiêu sinh hoạt và tiêu dùng gia đình.

ĐVT: Triệu đồng/người/năm


11.8

12.9

11

8.8

6.8

5

14

12

10

8

6

4

2

0

2000 2001 2002 2003 2004 2005


ĐỒ THỊ 2.5: Thu nhập thực tế bình quân đầu người qua các năm 2000 - 2005 (dân thường trú)

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cần Giờ)

2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ

Trong quá trình nghiên cứu và tổng hợp tư liệu về thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cho thấy Cần Giờ có những mặt thuận lợi và những khó khăn sau:

2.3.1. Những mặt thuận lợi :

- Cần Giờ là một trong những điểm qui hoạch các khu vực vui chơi giải trí và phát triển du lịch sinh thái của TP.HCM. Nó có cảnh quan thiên nhiên hoang dã và phong phú, mang nét sinh thái đặc trưng của Rừng ngập mặn; nhiều lễ hội văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

- Có một vị trí thuận lợi về mặt phát triển hệ thống giao thông quốc tế và giao lưu với các vùng khác trong khu vực, là đầu mối giao thông đường thuỷ trong và ngoài nước.

- Nằm trên địa bàn có vùng đất tương đối bằng phẳng, mật độ dân cư thấp, nhà cửa, kiến trúc còn mang tính tạm thời. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc



qui hoạch và xây dựng mới ngay từ đầu.

- Là điểm du lịch thích hợp cho học tập, tham quan nghiên cứu của các sinh viên, học sinh cũng như những nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

- Có những nét văn hoá đặc trưng, một dấu ấn lịch sử khó phai qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển đường thuỷ cũng như khai thác loại hình du lịch sông nước đang được du khách ưu thích.

3.2.2. Những khó khăn :

3.2.2.1. Khó khăn chung :

- Chậm qui hoạch và phân định ranh giới rõ ràng giữa các khu du lịch sinh

thái.

- Cần Giờ hiện đang có khó khăn trong hệ thống giao thông. Cách Thành phố

không quá 50 km mà phải đi mất gần 3 giờ đồng hồ (bằng xe máy hoặc bằng xe hơi).

- Hệ thống nước ngọt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, hầu như, chưa được đầu tư. Do ảnh hưởng của địa hình, tại đây nước ngọt, hầu như, bị nhiễm mặn và lợ nên toàn huyện Cần Giờ, nói chung và khu du lịch sinh thái nói riêng, phải hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn cung cấp nước ngọt ở bên ngoài.

- Phương pháp bảo vệ và bảo tồn hệ động vật – thực vật trong khu dự trữ sinh quyển ở Cần Giờ vẫn trong giai đoạn hoàn thiện vì thiếu kinh phí đầu tư.

3.2.2.2. Khó khăn đối với hoạt động du lịch

- Hiện tại, khách qua phà (Bình Khánh) phải chờ lâu và không đủ chỗ nghỉ. Hơn nữa, khu vực vệ sinh chưa được sạch sẽ. Điều này làm cho du khách rất nản lòng khi đến Cần Giờ và khi về họ không có ý định quay lại lần thứ hai.

- Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng tại khu vực bãi biển 30/4 còn hạn chế. Mặc dù, trong thời gian gần đây, Công ty du lịch Sinh thái Cần Giờ đã đầu tư xây dựng khu Resort tại đây, nhưng khả năng đáp ứng cho du khách trong những ngày nghỉ,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023