Kinh Nghiệm Của Thái Lan Về Xây Dựng, Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Cộng Đồng



sinh học. Nếu nó được hoạch định tốt, thì theo kinh nghiệm của Nêpan nó có thể trở thành một vũ khí lợi hại cho xúc tiến và khích lệ một quan hệ liên ngành trong các chương trình lâm nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và phát triển cộng đồng. Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ làm thế nào lợi nhuận của du lịch sinh thái sẽ được tối đa hoá cho khu vực cũng như dân địa phương.

- Tiếp thị sản phẩm nhằm đầu tư bền vững:

Du lịch sinh thái là một sản phẩm mới vì thế Marketing làm mấu chốt của sự đề đạt được thành công. Trừ phi điểm du lịch được tiếp thị tốt và người dân được một số lượng khách và lợi nhuận như dự kiến thì các nỗ lực về du lịch sinh thái mới có ý nghĩa đôi chút. Do vậy, người ta cần phải tham khảo ý kiến và chia sẻ thông tin với khối tư nhân và các cơ quan chức năng khác nhằm đề cao giá trị riêng có của điểm du lịch trên phạm vi cả trong nước và trên thế giới.

- Giáo dục và vấn đnhạy bén trong sự tôn trọng song phương:

Du lịch mang đến nhiều cơ hội để tiếp xúc và quan hệ qua lại giữa nước chủ nhà và con người trên toàn thế giới. Nhưng để tạo nên một mối quan hệ vui vẻ và hữu ích cho nhau giữa khách và người dân địa phương thì cả hai bên cần phải biết đến văn hoá của nhau cũng như là những mong chờ và nhu cầu của họ. Do vậy, nhìn chung sự thành công của du lịch sinh thái phụ thuộc vào các chương trình giáo dục và các vấn đề mang tính nhạy cảm và cần tập trung đề cao sự tôn trọng lẫn nhau giữa du khách và người dân địa phương, song song với việc thúc đẩy sự hợp tác cùng nhau hướng tới sự nghiệp chung.

1.4.3 Kinh nghiệm của Thái Lan về xây dựng, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng

Trong khi du lịch sinh thái vì phát triển bền vững đang trở thành một trào lưu chính và phổ biến rộng lớn ở Thái Lan, thì đã có một số các hoạt động được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của nó. Các đơn vị điều hành tour, khách sạn, các cơ quan du lịch và chính quyền địa phương điều cố gắng tiếp thị sản phẩm du lịch của mình như là du lịch sinh thái, trên thực tế các hoạt động này chẳng khác loại du lịch thông thường là bao nhiêu nhưng chúng vẫn được tung ra thị trường dưới danh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.


nghĩa du lịch sinh thái. Trong khi đó người ta lại phải phớt lời đi khả năng quản lý tài nguyên thiên nhiên của người dân bản địa. Tác động của các loại hình du lịch “du lịch sinh thái” như vậy đang lên ngôi với độ tăng trưởng nhanh chóng, hay nói một cách khác là như một sự “bùng nổ”, nhưng chẳng chóng bao lâu nó sẽ đi đến giai đoạn thoái trào.

Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ đến năm 2015 - 3

Mối quan hệ giữa người dân bản địa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên là một quan hệ gắn bó được thiết lập lâu đời. Ở nhiều nơi người dân địa phương sử dụng nguồn tài nguyên như phương tiện sống hay một kế sinh nhai của mình qua cách quản lý cục bộ và họ biết làm cách nào để bảo vệ, kiểm soát việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh đi những tình trạng tàn phá tài nguyên.

Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng đã được sử dụng để đề cao sự tham gia của người dân địa phương vào việc phát triển và quản lý du lịch. Nếu không có sự tham gia của người dân địa phương thì việc kiểm soát sử dụng tài nguyên rất khó khăn. Ở Thái Lan một số các chương trình du lịch sinh thái do người ngoài địa phương khởi xướng đã không thành công trong công tác bảo tồn, hoạch định không thích hợp. Từ quan điểm môi trường và kinh tế, nếu người dân địa phương không tham gia thì khu vực có thể bị khai thác quá mức và các nguồn tài nguyên mà du lịch dựa vào sẽ bị tàn phá. Bằng cách để người dân địa phương tham gia vào việc ra quyết định, các chương trình du lịch có thể trách nhiệm và bền vững hơn về lâu dài.

Hiến pháp mới của Thái Lan công nhận sự tham gia của người dân địa phương vào việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích người địa phương tìm các phương thức để quản lý các nguồn của mình vì lợi ích của mình hơn là cho người ngoài tất cả lợi ích và lợi thế. Điều này tạo cơ sở cho người dân địa phương tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ngày càng được quan tâm ở Thái Lan

được coi như là một hình thức du lịch bền vững được ưa thích hơn, vì những lý do:

- Những người biết bảo tồn môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên mong muốn có được loại hoạt động du lịch có tác động thấp.



- Việc phát triển bền vững không thể có được nếu người dân địa phương không được tham gia. Quan niệm này dựa trên những kinh nghiệm đời sống thực tế và được những đạo luật mới ủng hộ.

- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được sử dụng như là một mối liên kết hữu hiệu giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển cộng đồng.

- Du khách mong muốn biết về kiến thức bản địa, lối sống, văn hoá, các hệ thống quản lý tài nguyên thiên nhiên qua kinh nghiệm đích thực trực tiếp với người dân địa phương hơn là hướng dẫn viên du lịch.

- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tạo ra những cơ hội để các chương trình du lịch nhạy cảm hơn và nó khẳng định mức độ trách nhiệm cao từ cộng đồng để duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên (ngược với điều khi người ngoài tổ chức chương trình).

Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên

Du lịch Cộng đồng

Củng cố kiến thức bản địa

- Những lợi thế về các kỹ năng và kiến thức của người dân địa phương được người ngoài công nhận và họ sẽ đóng góp cho du lịch bền vững cũng như bảo tồn thiên nhiên.


Phân chia lợi ích

Tạo nguồn thu nhập


Cơ hội thu hút khách



Chiến lược phát triển cộng đồng

Thiết lập quan hệ với bên ngoài

Khởi xướng tác nhân bên ngoài

Tạo quĩ bảo tồn

USƠ ĐỒ 1.1U : Phát triển du lịch cộng đồng ở Thái Lan


Tóm lại, trên đây là cơ sở lý thuyết và một số kinh nghiệm về việc khai thác, quản lý và phát triển các loại hình du lịch sinh thái ở một số nước. Các kinh nghiệm này, là nền tảng cơ bản để vận dụng vào tình hình thực tiễn ở Việt Nam, cụ thể được vận dụng vào việc quản lý và khai thác loại hình du lịch sinh thái tại Cần Giờ. Tuy nhiên, do điều kiện đặc thù ở một số nước rất khác nhau (về điều kiện tự nhiên, hệ động thực vật, về khả năng và phương thức quản lý…); Đặc biệt, tại Cần Giờ với hệ động, thực vật phong phú, hệ sinh thái rừng ngập mặn được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới, xứng đáng là “lá phổi xanh” của Thành phố trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn, làm màu mỡ đất đai, hạn chế ô nhiễm nước và không khí. Do đó, việc vận dụng phải được chọn lọc sao cho vừa phù hợp với các điều kiện trên; đồng thời, cũng phải phù hợp với thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch tại Cần Giờ, nhưng vẫn giữ được bản chất của du lịch sinh thái.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG


PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ

Cần Giờ nằm ở phía Đông Nam của TP.HCM, có diện tích là 70.421,59 ha (bằng 33,6% diện tích của toàn Thành phố). Sau ngày giải phóng đến nay hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ đã được hồi phục gần như hoàn toàn. Ngày 21/01/2000, rừng ngập mặn Cần Giờ chính thức gia nhập 368 khu dự trữ sinh quyển của 91 nước trên thế giới. Đặc điểm của khu vực này là rừng tái sinh tự nhiên bên cạnh hơn 20.000ha rừng được trồng mới. Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống của hơn 200 loài động vật và 86 loài thực vật đã được ghi nhận. Với những đặc điểm như trên, Cần Giờ đã thật sự trở thành “một nhà máy lọc không khí” cho Thành phố và những vùng lân cận. Trong tương lai gần Cần Giờ sẽ trở thành một địa điểm du lịch sinh thái rất hấp dẫn của cả nước.


2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CẦN GIỜ

2.1.1. Vị trí ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế huyện Cần Giờ.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng khá. Đến năm 2005, cơ bản đã thực hiện đầu tư phát triển kinh tế theo cơ cấu ngư – nông – lâm nghiệp – dịch vụ.

Trong thời kỳ 2001 – 2005 tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 41%/năm và tổng giá trị tăng thêm tăng bình quân 31,15%/năm, tăng hơn gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của 5 năm trước (1996 – 2000).

Trong đó:

Khu vực I - các ngành ngư, nông, lâm nghiệp: chiếm tỷ trọng 32,3% tăng bình quân 28,35%/năm;

Khu vực II - các ngành công nghiệp và xây dựng: chiếm tỷ trọng 54,36% tăng bình quân 62%/năm

Khu vực III - thương mại – dịch vụ du lịch sinh thái: chiếm tỷ trọng 13,3%, tăng bình quân 28,7%/năm.

+ Doanh thu từ lĩnh vực dịch vụ du lịch tăng bình quân trên 20%/năm.

+ Số lượng du khách đến tham quan, vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng tại Cần Giờ tăng bình quân 35%/năm.

Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ du lịch sinh thái mặc dù còn chiếm tỷ trọng nhỏ (6%) trong kinh tế của huyện, nhưng với tốc độ tăng tương đối nhanh. Số doanh nghiệp, hộ cá thể hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ du lịch cũng tăng bình quân 21%/năm, góp phần tạo ra việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động. Trong 5 năm, đã triển khai 15 dự án du lịch có tổng vốn đầu tư đăng ký thực hiện trên 500 tỷ đồng, trong đó 8 dự án (trên 91 tỷ đồng) đã đưa vào khai thác. Dự án Khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ khẩn trương đầu tư giai đoạn 1 (600ha) từ năm 2005 – 2010 nhằm tạo ra hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị du lịch sinh thái biển theo hướng hiện đại. Đây là một trong những dự án có tính đột phá để phát triển du lịch sinh thái biển của huyện Cần Giờ nói riêng.



Chính vì thế, tại Đại hội Đảng bộ huyện Cần Giờ lần thứ IX – nhiệm kỳ 2005 – 2010, thương mại – dịch vụ du lịch sinh thái được xác định là một trong hai ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển du lịch sinh thái là một trong bảy chương trình trọng điểm về kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

2.1.2.1. Cơ sở lưu trú

Trên địa bàn huyện hiện nay có nhiều quán kinh doanh ăn uống với qui mô nhỏ, tập trung chủ yếu ở Bình Khánh, Cần Thạnh và khu vực 30/4. Ngoài ra, ở huyện có một số Nhà hàng với qui mô khá lớn vừa phục vụ các dịch vụ ăn uống, vừa là nơi cư trú an toàn cho du khách (Nhà hàng Rừng Sác, Nhà hàng Duyên Hải, Nhà hàng Carrot…). Hiện tại, Cần Giờ đang kêu gọi đầu tư lĩnh vực này để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều và càng đa dạng của khách du lịch.

Tình hình cơ sở lưu trú phục vụ du lịch, trong những năm qua đã có những bước tiến khả quan. Huyện Cần Giờ đã xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng Cần Giờ với 80 phòng nghỉ được trang bị tiện nghi hiện đại. Đây là khu nhà nghỉ có vị trí khá tốt vì vừa ở cạnh biển, chợ hải sản, vừa bên cạnh khu trái cây nhà vườn với những loại cây đặc sản phục vụ cho du khách. Gần khu nhà nghỉ này là khu nhà nghỉ tư nhân Phi lao 1 và Phi lao 2, chuyên kinh doanh ăn uống và giải trí. Rải rác các xã còn có nhiều nhà nghỉ khác, đa số là của tư nhân và được xây dựng với qui mô nhỏ, như: nhà nghỉ Thái Hoà, nhà nghỉ Nhạn Trắng, Cát Tường, phòng trọ Hàng Dương..

Ngoài ra, khu vực Lâm Viên có nhà nghỉ Nhật Bản, trước kia chủ yếu là phục vụ cho sinh viên, học sinh Nhật Bản. Tuy nhiên, kể từ tháng 7/1998, nhà nghỉ Nhật Bản được giao cho Tổng Công ty Du lịch Sài gòn kinh doanh lưu trú phục vụ cho khách du lịch. Với phong cách kiểu Nhật đẹp và lịch sự, du khách có thể tận mắt ngắm những loại cây rừng ngập mặn mọc quanh nhà hoà trong một môi trường không khí vô cùng thoáng mát và yên tĩnh, thích hợp cho việc nghỉ ngơi và an dưỡng của du khách. Tuy nhiên, khu nhà nghỉ này cách trung tâm huyện khá xa mà hệ thống thấp sáng phục vụ chiếu sáng đường sá khu nhà này đến huyện chưa được



đầu tư thích hợp. Điều này đã tạo ra sự bất tiện đối với việc đi lại của du khách, khi muốn đi vào trung tâm huyện vào ban đêm. Ngoài ra, hệ thống cấp thoát nước, nhà vệ sinh ở đây cũng chưa tốt, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt của du khách. Các nhà nghỉ chủ yếu tập trung ở trung tâm huyện (Cần Thạnh, Long Hoà), giá cả tương đối phù hợp với túi tiền của du khách, đặc biệt là giới sinh viên, học sinh.

Song song với sự phát triển của cơ sở lưu trú, các dịch vụ phục vụ du khách ở đây cũng phát triển rất nhanh chóng. Hiện du khách đến Cần Giờ có thể tìm thấy khá đầy đủ món ăn về hải sản. Bên cạnh đó, các món ăn mang truyền thống của Việt Nam cũng tìm thấy trong các nhà hàng, nhà nghỉ ở huyện Cần Giờ: CanGio Resort, PhươngNam Resort , Nhà hàng Duyên Hải... với các món ăn như: Sò huyết giò, Tôm chiên xù, Vòm xanh hấp, Cá Ngát chiên xù, Cá Khoai chiên xù, Cá Mao Ếch nướng, Cơm nắm cá khô… Ngoài ra du khách có thể tìm thấy các dịch vụ cao cấp khác tại các Resort như: Mini bar, truyền hình cáp, điện thoại quốc tế, hồ bơi, sân tennis, Massage, Saunna, Steambath…

Nhìn chung, dịch vụ du lịch lưu trú cũng như các dịch vụ phục vụ du khách khác ở Cần Giờ vẫn còn thiếu thốn (hiện nay chủ yếu tập trung ở khu Resort do Công ty Du lịch Sinh thái Cần Giờ quản lý). Vì vậy, các dịch vụ này hiện nay đang được tổ chức quan tâm đầu tư, để làm sao được tiện nghi, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong thời gian tới.

2.1.2.2. Hệ thống các công trình kỹ thuật

a. Hiện trạng cơ sở hạ tầng – giao thông

* Cở sở hạ tầng: Nếu như “tài nguyên thiên nhiên” là một trong những yếu tố cơ sở để tạo nên một vùng đất du lịch, thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tạo điều kiện biến những tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên trở thành hiện thực. Không có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, thì tài nguyên vẫn mãi mãi nằm in dưới dạng tiềm năng. Do vậy, cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành và phát triển vùng du lịch. Tuy nhiên, hiện trạng về cơ sở hạ tầng ở huyện vẫn còn yếu kém và chưa đồng bộ; nhiều tuyến, điểm tham quan du lịch đặc sắc về cảnh quan rừng, biển sông nước, sinh



hoạt, sản xuất đặc trưng trong cộng đồng dân cư tại chỗ chậm khai thác. Chính vì vậy khối lượng và nhu cầu vốn đầu tư trong thời gian tới là rất lớn so với khả năng tích luỹ của nền kinh tế địa phương.

Trong cơ sở hạ tầng nổi lên quan trọng hàng đầu là mạng lưới và phương tiện giao thông. Một đối tượng có sức hấp dẫn cao đối với du khách nhưng vẫn không thể khai thác được khi thiếu giao thông.

* Hệ thống giao thông: Du khách có thể đến với Cần Giờ bằng đường bộ lẫn

đường thuỷ với các phương tiện sau đây:

- Giao thông thuỷ: Đây là thế mạnh của Cần Giờ, việc giao lưu giữa khu bảo tồn với bên ngoài chủ yếu bằng đường thuỷ, tuy nhiên điều này cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các xã đã có bến đò, ghe như: bến đò Cần Thạnh, bến cầu đò Long Hoà, bến ghe đò Thạnh An, bến Tam Thôn Hiệp, bến An Thới Đông, bến Lý Nhơn... nhưng chỉ có tại Cần Thạnh mới có đò đi Vũng Tàu và Thành Phố. Đò đi Vũng Tàu một ngày chỉ có 2 chuyến đi và về, đò đi tuyến Cần Giờ – Thành phố không liên tục. Một vài năm gần đây, đã có tuyến cánh ngầm liên tục từ TP.HCM – Vũng Tàu và có đi ngang qua Cần Giờ, nhưng do chưa có bến tàu lớn và cầu cảng cũng như lượng khách chưa đủ đông để tàu có thể ghé lại Cần Giờ. Tất cả vấn đề này, làm hạn chế giao thông đường thuỷ và gây khó khăn về mặt lưu thông trong các tuyến du lịch.

Từ TP.HCM có thể đến Cần Giờ bằng các tuyến sau:

+ Đi bằng tàu:

. TP.HCM (Bến Bạch Đằng) – Lòng Tàu – Cần Giờ

. TP.HCM (Bến Bình Khánh) – Lòng Tàu – Cần Giờ

+ Đi bằng Canô, thuyền máy theo các tuyến:

. Sông Lôi Giang – Thạnh An – Vũng tàu

. Nhà Bè – Long Hoà – Cần Thạnh – Thạnh An – Vũng Tàu

Nhìn chung, địa hình ở Cần Giờ sông rạch khá chằng chịt, điều này có lợi thế về giao thông thuỷ. Tuy nhiên, cũng gây cản trở không nhỏ đến giao thông đường

Ngày đăng: 06/10/2023