tục gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Yêu cầu các làng nghề triển khai áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm; xây dựng các lộ trình xử lí ô nhiễm và triển khai thực hiện theo đúng lộ trình được phê duyệt.
Tổ chức các lớp đào tạo, trình diễn thử nghiệm áp dụng sản xuất sạch hơn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề. Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lí nước thải, khí thải, quản lí môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế. Đa dạng hóa các nguồn đầu tư và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường làng nghề. Sự phát triển của làng nghề phải bảo đảm tính bền vững, hài hòa các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó, một số loại hình làng nghề sẽ phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô sản xuất, một số khác cần được hạn chế, không khuyến khích phát triển và một số hoạt động, công nghệ cần được nghiêm cấm triệt để. Ví dụ: nghiêm cấm sử dụng trong làng nghề những phương pháp sản xuất thủ công và thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN:
3.3.1. Thực hiện đổi mới quản lí, tổ chức, tiến trình qui hoạch hệ thống làng nghề phù hợp với tiềm năng:
Phát triển làng nghề phải gắn với qui hoạch kinh tế – xã hội, qui hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Tỉnh, huyện, xã, thậm chí của từng vùng. Trên cơ sở qui hoạch tổng thể làng nghề, cần xây dựng qui hoạch chi tiết cho từng làng nghề về khu dân cư, khu sản xuất, giao thông, điện nước … Sở Công thương phối hợp với Phòng Công thương, phối hợp với các ngành xây dựng, Địa Chính, Giao thông, Thương mại, Du lịch … và các xã, huyện trong tỉnh để xây dựng các công trình có liên quan, hướng dẫn các làng nghề xây dựng qui hoạch, xây dựng nông thôn mới, UBND Tỉnh kết hợp với UBND Huyện, kết hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp các làng nghề xây dựng làng văn hoá, kết hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường giúp các làng nghề xây dựng phương án xử lí chất thải và bảo vệ môi trường.
Tiếp tục kêu gọi vào các làng nghề, di dời các cơ sở gây ô nhiễm đến các khu qui hoạch. Xây dựng và thực hiện chương trình hợp tác liên kết giữa các doanh
nghiệp với các cơ sở ngành nghề trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện có hiệu quả các chương trình thúc đẩy phát triển các LNTT. Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất, xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại.
Các cấp, các ngành cùng với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất nhỏ lẻ trong làng liên kết lại theo mô hình tổ hợp tác hoặc HTX, để hạn chế việc mua, bán phá giá, hoặc những hình thức cạnh tranh không lành mạnh giữa các hộ này với nhau, đồng thời đảm bảo năng lực cung cấp sản phẩm khi có hợp đồng tiêu thụ số lượng lớn. Hình thức này cũng dễ dàng tiếp cận với các tổ chức tín dụng khi vay vốn.
Có thể bạn quan tâm!
- Làng Nghề Trồng Hoa Kiểng Ấp Long Bình (Phường 4, Thành Phố Trà Vinh):
- Những Căn Cứ Để Đưa Ra Định Hướng:
- Phát Triển Hệ Thống Các Làng Nghề Truyền Thống Ưu Thế:
- Liên Kết, Hợp Tác Chặt Chẽ Với Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tham Gia Đầu Tư Phát Triển Và Tiêu Thụ Sản Phẩm:
- Kiến Nghị Với Người Dân Địa Phương Tham Gia Sản Xuất Sản Phẩm Nghề Truyền Thống:
- Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống ở tỉnh Trà Vinh phục vụ du lịch thời kỳ hội nhập - 19
Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.
Phát triển LNTT gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ. Nếu sử dụng nguồn nguyên liệu bên ngoài cần chủ động liên hệ, lập dự toán về số lượng, chất lượng nguyên liệu để cho nơi cung cấp nguyên liệu tính toán phát triển để cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho địa phương phát triển làng nghề.
3.3.2. Kêu gọi đầu tư hiện đại hóa vật chất kĩ thuật, phương tiện sản
xuất:
Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ gia đình, các cơ sở, tổ hợp tác sản
xuất và các doanh nghiệp trong làng nghề ứng dụng kịp thời công nghệ và kĩ thuật tiên tiến cần thiết để vừa tăng năng suất lao động, vừa sản xuất ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.
Nhằm phát triển bền vững và tạo tâm lí tốt cho người tiêu dùng, các hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, các cấp chính quyền cần quan tâm đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho làng nghề. Việc làm này, giúp hộ sản xuất, cơ sở, doanh nghiệp giảm được một phần chi phí, kịp thời để đưa sản phẩm ra thị trường.
Các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm, ngân hàng phục vụ người nghèo, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các tổ chức xã hội có vốn cho vay cần ưu tiên cho các làng nghề vay vốn với lãi suất thấp và thời hạn vay hợp lí.
Tổ chức cơ quan tư vấn giúp đỡ cơ sở sản xuất làng nghề xây dựng các dự án đầu tư chiều sâu, đầu tư phát triển sản xuất khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để cơ
sở được vay vốn thuận lợi. Trước mắt, Cục Đầu tư và phát triển tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch – Đầu tư cần xem xét một số hộ ở các làng nghề lập dự án cho vay vốn quỹ hỗ trợ quốc gia, vốn tín dụng ưu đãi.
Thành lập công ty cổ phần, HTX cổ phần, doanh nghiệp tư nhân ở các làng nghề, đây là điều kiện để thu hút vốn của nội bộ và đầu tư từ bên ngoài.
Các cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư phát triển ngành nghề mà Nhà nước và địa phương khuyến khích do UBND quy định, thì được dùng tài sản hình thành từ vốn vay (nếu tài sản hiện có không đủ để thế chấp) để thế chấp vay vốn ngân hàng và được UBND Huyện tái bảo lãnh vốn. Các ngân hàng thương mại và các quỹ đầu tư, tổ chức tín dụng nâng cao trách nhiệm trong việc tạo điều kiện cho sản xuất trong các làng nghề vay trên cơ sở thẩm định các dự án khả thi và hiệu quả. Ở các cấp, nhất là cơ sở cần hình thành các quỹ khuyến khích phát triển nghề,
nguồn vốn này ưu tiên cho vay với lãi suất thấp để đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ.
Trên cơ sở tăng cường kiểm tra máy móc thiết bị của các doanh nghiệp Nhà nước, nếu xét thấy không cần dùng thì ưu tiên bán với giá hạ cho các làng nghề nếu có yêu cầu với phương thức trả chậm.
UBND Tỉnh sớm ban hành quy định khuyến khích các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ thiết bị theo phương châm: Kết hợp hợp lí công nghệ tiên tiến và công nghệ cổ truyền, lựa chọn công nghệ phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay đối với các làng nghề sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp vay vốn đổi mới thiết bị công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao. UBND Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ về tư vấn pháp lí dịch vụ, tư vấn quản lí kinh doanh, cung cấp thông tin chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Hàng năm có kế hoạch đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ cho các chương trình đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ vốn để trang bị kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng, thiết kế chế tạo, cải tiến mẫu mã sản xuất truyền thống; Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các cơ sở sản xuất. Huyện phối hợp
với Sở Công thương, phối hợp với Sở Khoa học – Công nghệ, Sở Tài nguyên – Môi trường và các ngành có liên quan để hướng dẫn các làng nghề thực hiện có hiệu quả vấn đề trên.
3.3.3. Cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm:
Các cơ sở sản xuất trong làng nghề cần mạnh dạn đầu tư chiều sâu vào sản phẩm như nâng cao và đảm bảo chất lượng, thiết kế mẫu mã, bao bì, kiểu dáng để làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, qua đó gia tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất.
Các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề cần nghiên cứu tạo ra những sản phẩm mang tính “kí ức”, mang đậm dấu ấn Trà Vinh, người thợ ngoài chú trọng về mặt kĩ thuật, không quá rập khuôn theo truyền thống mà còn phải có sự sáng tạo và tìm hiểu thị hiếu của khách du lịch.
Các doanh nghiệp cần tranh thủ mọi điều kiện để sáng tạo và thiết kế mẫu mã sản phẩm làng nghề, tạo ra nhiều sản phẩm với tính thẩm mỹ và óc sáng tạo cao không bị bó hẹp trong khuôn khổ, nên chú ý đến bản sắc văn hóa vùng miền và thương hiệu của sản phẩm.
Ða dạng hóa sản phẩm làng nghề, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật, phù hợp với thị hiếu của du khách. Hầu hết du khách khi đi du lịch ít khi mua các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn. Họ thường có xu hướng mua các sản phẩm vừa và nhỏ, độc đáo, lạ mắt, có giá trị nghệ thuật để làm đồ lưu niệm hoặc làm quà cho người thân với giá cả vừa phải. Các làng nghề cần tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu này của khách du lịch để tạo ra các sản phẩm phù hợp.
Để phát triển du lịch làng nghề, chúng ta phải “đáp ứng” được nhu cầu của du khách. Muốn vậy, các cơ sở sản xuất tại làng nghề phải đầu tư nghiên cứu thị trường từng đối tượng khách để sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã, màu sắc phù hợp. Trước mắt là tổ chức bán hàng sản phẩm thủ công truyền tại các điểm du lịch. Còn lâu dài, muốn làng nghề trở thành điểm du lịch, chúng ta cần có quy hoạch, đầu tư về hạ tầng giao thông, cơ sở đón tiếp khách, điểm trình diễn; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá.
Cần kết hợp tay nghề người thợ thủ công với việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, các sản phẩm thủ công có chất lượng ngày càng cao, đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chủng loại, bền đẹp sẽ được nhiều người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng.
Bên cạnh lĩnh vực sản xuất thì việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường làng nghề, quản lý chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm... cũng rất quan trọng và cần có sự quan tâm đúng mức. Như thế, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến phục vụ phát triển bền vững làng nghề truyền thống là một trong những giải pháp quan trọng cần được tiếp tục nghiên cứu và thực hiện. Hiện đại hóa công nghệ truyền thống, truyền thống hóa công nghệ hiện đại là điều cần thiết. Hai yếu tố đó gặp nhau sẽ tạo ra sản phẩm tinh, có thể giúp sản phẩm làng nghề sẽ bắt nhịp, hòa nhập được với các sản phẩm trong nước, khu vực và quốc tế.
3.3.4. Tổ chức các loại hình đào tạo kết hợp để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nghề có kĩ thuật cao:
Đa số lao động làng nghề là lao đông thủ công, thanh niên ngày nay phần lớn đi làm công nhân ở các khu, cụm công nghiệp; nếu không có phương pháp và chính sách đào tạo phù hợp sẽ có nguy cơ mai một nghề truyền thống. Giải pháp đào tạo lao động làng nghề như sau:
Có chính sách thu hút và mời gọi các chuyên gia, nghệ nhân giỏi từ các tỉnh, thành lân cận đến Trà Vinh sản xuất, kinh doanh và dạy nghề mới nhằm đào tạo và bồi dưỡng truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ thông qua các lớp đào tạo, hội thao, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm …
Thay đổi phương thức đào tạo, thời gian đào tạo cho phù hợp với từng loại đối tượng, phát huy hình thức đào tạo theo hợp đồng.
Mở các khóa tập huấn tại các làng nghề, giúp nâng cao tay nghề và chất lượng đội ngũ lao động nghề, tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận với những tiến bộ khoa học, ứng dụng vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Những chuyên đề cần tổ chức tập huấn như “khởi sự doanh nghiệp”, “xây
dựng thương hiệu, nhãn hiệu”, “kĩ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng”, “quản lí và kiểm soát chi phí trong hộ, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh”,… Để giúp cho các hộ sản xuất trong làng nghề biết cách tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, tạo dựng chữ “tín” đối với khách hàng.
Bên cạnh việc đào tạo lao động nghề, cần đặc biệt chú trọng chính sách ưu đãi đối với đào tạo lao động sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (ưu đãi cho cả người truyền nghề và người học nghề). Có như vậy mới có cơ hội nâng cao chất lượng sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm làng nghề.
Để tôn vinh lao động lành nghề và khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, hàng năm cần tiến hành bình chọn và phong tặng danh hiệu nghệ nhân cho những lao động hoạt động có hiệu quả và có tính nghệ thuật cao đáp ứng tiêu chí của nghệ nhân theo qui định của Nhà nước. Thực hiện tuyển chọn các thợ tài hoa và các nghệ nhân để có chính sách bồi dưỡng, sử dụng phù hợp với điều kiện của địa phương.
Khuyến khích các làng nghề, cơ sở nghề truyền thống mở lớp đào tạo nghề, cho lao động địa phương và các vùng lân cận theo qui định tại Thông tư số 113/2006/TT – BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính.
Lao động làm việc trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là cách truyền nghề trực tiếp của bố mẹ, anh chị em và người lớn tuổi, do đó khả năng sáng tạo và đảm bảo chất lượng sản phẩm chưa cao. Vậy để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lao động trong các làng nghề cần phải được đào tạo về kĩ thuật, tiếp thị phù hợp với nghề và sản phẩm sản xuất. Ở mỗi huyện, thị xã hoặc khu vực, cần có trung tâm hay trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật, thủ công lành nghề để đáp ứng yêu cầu phát triển các làng nghề.
Ngành Giáo dục – Đào tạo hàng năm cần dành kinh phí hỗ trợ ở lớp đào tạo nghề. Hình thức đào tạo đa dạng: đào tạo tập trung hoặc kèm cặp truyền nghề tại cơ sở sản xuất theo một chương trình thống nhất.
Lao động nông thôn khi tham gia học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề được hỗ trợ kinh phí đào tạo theo chính sách hiện hành của Nhà nước. Thực hiện miễn phí
đào tạo hoặc giảm 50% đối với những người học nghề ở các trường, trung tâm đào tạo của Nhà nước, khi học xong sẽ trực tiếp làm việc cho các cơ sở sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ở các làng nghề.
Người lao động tại các làng nghề được thực hiện đầy đủ các chế độ về BHXH, bảo hiểm y tế, các chế độ khác theo quy định hiện hành.
Tổ chức cho đi tham quan nước ngoài, tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm đối với cán bộ và người lao động có nhiều công lao xây dựng và phát triển làng nghề.
Tiến hành giáo dục và đào tạo cư dân ở các làng nghề cách làm du lịch tại làng nghề của mình và ý thức xây dựng, phát triển LNTT nhằm hướng tới xây dựng LNTT phục vụ du lịch.
3.3.5. Xúc tiến quảng bá sản phẩm làng nghề qua nhiều phương tiện và hoạt động xã hội trong và ngoài nước:
Tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất của làng nghề tiếp cận thị trường trong nước và nước ngoài bằng cách ưu tiên về quảng cáo, triển lãm. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển, tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Hợp tác với Việt kiều ở nước ngoài để xâm nhập thị trường xuất khẩu. Tăng cường các hoạt động liên doanh, liên kết trong phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh với các doanh nghiệp, các tỉnh lân cận như: Vĩnh Long, Thành phố Cần Thơ, Tiền Giang và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… để vừa tìm kiếm thị trường tiêu thụ, vừa tiếp cận các tiến bộ khoa học kĩ thuật và vừa để thu hút đầu tư.
Đưa nhanh thông tin đến với người sản xuất, kinh doanh: Thành lập rộng rãi mạng lưới thư viện đến các xã, tăng thời lượng và chất lượng đối với các chương trình phát thanh, truyền hình, báo địa phương, hình thành hệ thống mạng thông tin từ xã – huyện – tỉnh; hỗ trợ kinh phí xây dựng và phát triển website quảng bá sản phẩm: trước mắt, hàng năm tỉnh cần trích một phần ngân sách để hỗ trợ kinh phí xây dựng và nuôi dưỡng website nhằm giới thiệu về những sản phẩm đặc trưng của làng
nghề, về lâu dài website này sẽ tự đảm bảo, cần thường xuyên cập nhật nội dung về phát triển LNTT, về thị trường tiêu thụ trên website của tỉnh. Trên cơ sở đó, du khách có thể truy cập tìm hiểu về các LNTT và sản phẩm của làng nghề, trước khi họ trực tiếp đến tham quan làng nghề.
Thường xuyên tham gia hội chợ: Theo dõi chặt chẽ chương trình kế hoạch của các hội chợ có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đầy đủ các buổi hội chợ, trong đó có cả việc tài trợ kinh phí tham gia. Bởi vì, thông qua các hoạt động này, giúp các cơ sở, tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp của làng nghề ở tỉnh Trà Vinh sẽ có dịp gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cách đưa sản phẩm ra thị trường, đặc biệt đàm phán để tiến tới kí kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với đối tác, nhằm ổn định thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, việc tham gia hội chợ còn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của các làng nghề truyền thống của tỉnh với khách du lịch tham quan, mua sắm tại hội chợ.
3.3.6. Sử dụng tối đa và có hiệu quả lao động nghề truyền thống địa phương:
Có chính sách thu hút và giải quyết tốt việc làm cho lực lượng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người lao động.
Đối với lao động có kinh nghiệm và những nghệ nhân có tâm huyết với nghề, cần có những chế độ ưu đãi đặc biệt để tận dụng và phát huy hết năng lực của họ.
Sử dụng triệt để những lao động mới qua đào tạo về làm việc cho làng nghề, phân công những lao động có kinh nghiệm kèm cặp, rèn luyện tay nghề và kĩ năng cho lao động mới, giúp họ thêm yêu nghề, sống vì nghề.
Bên cạnh những lao động trực tiếp cho làng nghề, còn có những lao động thời vụ. Vì vậy, nên có mức lương phù hợp nhằm thu hút lực lượng lao động khi mùa vụ thu hoạch đến hoặc khi có những hợp đồng sản phẩm lớn.
Nhằm sử dụng có hiệu quả lao động làng nghề nên có qui hoạch chi tiết trong phát triển làng nghề. Trên cơ sở đó, sẽ có kế hoạch sử dụng và đào tạo đội ngũ lao