Tiềm Năng Tài Nguyên Du Lịch Lâm Đồng


Thị trường mục tiêu


Yếu tố marketingCơ sở hạ tầng

Du khách

Đặc trưng hấp dẫn

Nhóm họach định Dân cư

Kế hoạch makerting: phân tích, tầm nhìn, hoạt động

Con người

Nhà đầu tư du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Doanh nghiệp

Chính quy

Định hướng chiến lược marketing du lịch Dalat - Lâm Đồng đến năm 2020 - 13

Hình tượng du lịch


Các chuyên gia ngành du lịch


Phụ lục 3: Các cấp độ địa phương


Hệ thống tiếp thị địa phương bao gồm ba nhóm hữu quan chính: Thứ nhất là thị trường mục tiêu của địa phương đó là (1) nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh, (2) khách du lịch, hội nghị, (3) nhà xuất khẩu, (4) chuyên gia và người lao động. Nhóm thứ hai là các yếu tố tiếp thị từ các thị trường mục tiêu của nhóm thứ nhất, bao gồm (1) cơ sở hạ tầng, (2) con người, (3) hình tượng và chất lượng sống (4) các đặc trưng hấp dẫn của địa phương. Nhóm thứ ba là các chủ thể tiếp thị đã nêu ở trên.


Môi trường vĩ mô Môi trường vi mô

Môi trường nội bộ


3


Môi trường

Kinh tế, chính trị, xã hội, vật lý, công nghệ.

Vùng tạo du khách

Đưa du khách

Đưa du khách

Điểm đến du lịch

. Dịch vụ bán vé

. Hãng du lịch

. Đại lý lữ hành

. Khuyến mãi, tiếp thị

. Dịch vụ khách sạn

Hệ thống . Ăn uống, mua sắm

du lịch

. Công nghệ giải trí

. Điểm hấp dẫn, lễ hội

Phụ lục 4: Tiềm năng tài nguyên du lịch Lâm Đồng

4.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:

4.1.1 Hồ Xuân Hương: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam ở thế kỷ thứ 19, là hồ nước nhân tạo nằm ở trung tâm Thành phố Dalat với khoảng 38ha. Đối với Dalat hồ Xuân Hương có một vị trí quan trọng trên nhiều lĩnh vực, là thắng cảnh đầu tiên được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, là điểm cảnh quan nổi tiếng cả nước đã được khai thác thành nơi vui chơi giải trí, thư giản... và các hoạt động thể thao.

Đồi Cù với sân golf 18 lỗ khá nổi tiếng và hồ Xuân Hương nằm kề bên thường được nhắc đến như một địa danh kép, một khu vực “bất khả xâm phạm” như trái tim, như nhịp thở của Dalat. Dalat sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương.

4.1.2 Hồ Tuyền lâm: Nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 5 km. Hồ có diện tích khoảng 320ha. Trên đỉnh đồi là Thiền Viện Trúc Lâm, một công trình kiến trúc tôn giáo đạo Phật uy nghi, ven hồ còn có nhiều điểm tài nguyên hấp dẫn như thác Bảo Đại, khu săn bắn thú của bản làng dân tộc Lạch... Du thuyền trên hồ, du khách có dịp chiêm ngưỡng bao điều kỳ diệu mà ở mỗi góc độ luôn cho phép những khám phá mới lạ.

Hiện nay hồ Tuyền Lâm đã được đầu tư phát triển thành khu du lịch vui chơi, giải trí chuyên đề quốc gia có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh với tổng số vốn đầu tư trên 3.500 tỷ đồng. Khai thác chủ yếu về du lịch sinh thái văn hóa và nghỉ dưỡng; phục vụ vui chơi giải trí, hội nghị - hội thảo, tổ chức các tour, tuyến dã ngoại, thể thao; tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, khu căn cứ Cách mạng, núi Voi…


4


4.1.3 Hồ Đankia - Suối vàng: Nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 19km. Đây là một hệ thống hồ lớn nằm giữa vùng rừng thông gần khu vực núi Bà - nơi có khu Bảo tồn thiên nhiên với nhiều loài động vật quí hiếm. Khu vực hồ ĐanKia - Suối Vàng là nơi có cảnh quan đẹp và giàu tài nguyên sinh vật có khả năng phát triển thành một khu du lịch - nghỉ dưỡng tổng hợp lớn không chỉ của Dalat mà còn của ngành du lịch Việt Nam.

Hiện tại hồ ĐanKia đang được khai thác phục vụ nước sinh hoạt cho Thành phố Dalat, còn hồ Suối Vàng là nơi cung cấp nước cho thuỷ điện Ankret với sản lượng điện trên 15 triệu kwh/năm. ĐanKia - Suối Vàng ngày nay đã được nhìn nhận đúng với giá trị thực của nó, tương lai không xa nơi đây cùng với khu vực Tuyền Lâm sẽ là một đối trọng của Dalat, đã có kế hoạch đánh thức nàng sơn nữ ĐanKia với hàng trăm hạng mục lớn nhỏ sẽ được dựng lên bên hồ, trên hồ và giữa những đồi thông, thảm cỏ mượt mà…

Dự án mang tên "Ðankia - Thành phố lãng mạn" với tổng vốn 1,2 tỷ USD đã được khởi động. Tập trung phát triển thành khu du lịch tổng hợp có tầm quốc gia và quốc tế với đầy đủ các loại hình như: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, làng nghề, canh nông, thể thao…và phát triển thành khu đô thị du lịch mới.

4.1.4 Hồ Than thở: Còn có tên là hồ Sương Mai nằm cách trung tâm Dalat khoảng 6km. Hồ Than Thở nằm ở vị trí yên tĩnh, từ lâu đã đi vào truyền thuyết và gắn liền với tên tuổi của Thành phố cao nguyên. Đây là nơi có thể khai thác khoảng không gian tĩnh mịch với mục đích thư giản. Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ “Dalat có thác Cam Ly, có hồ Than Thở người đi sao đành”. Cho đến nay vẫn còn một câu chuyện Thảo - Tâm gắn liền với sự tích đồi thông 2 mộ, câu chuyện tình bi thương nhưng đầy lãng mạn, nghe tiếng thông reo bên hồ như tiếng ru êm ả của tình yêu mãnh liệt mãi mãi trường tồn với thời gian.

4.1.5 Hồ Đa nhim và đèo Ngoạn mục: Nằm trên quốc lộ 21 từ Phan Rang lên, cách Thành phố Dalat 40km. Đèo Ngoạn Mục là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với con đường vừa uốn lượn vừa gấp khúc...ở đây có nhà máy thủy điện Đa Nhim với hai đường ống dẫn nước trông xa như hai vệt sơn trắng giữa nền xanh biếc của núi rừng.

Hiện tại hồ Đa Nhim đang được khai thác để phục vụ thuỷ điện. Tương lai, hồ có thể khai thác phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao nước.


5


4.1.6 Hồ Đa thiện và Thung lũng tình yêu: Nằm cách trung tâm Thành phố Dalat chừng 5km về phía Bắc, vì có hồ mà thung lũng trở nên thơ mộng. Du khách đến Dalat thường ghé loại thăm nơi đây không chỉ vì những huyền thoại tình yêu lãng mạn mà còn vì vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quan vùng hồ, rất thích hợp cho đi bộ dã ngoại, cưỡi ngựa. Bên cạnh thung lũng Tình yêu là Đồi Mộng Mơ, điểm du lịch được khai trương nhân dịp kỷ niệm Dalat 110 năm hình thành và phát triển. Đến Đồi Mộng Mơ quý khách có dịp thưởng thức chương trình ca múa nhạc dân tộc Tây nguyên - sinh hoạt văn hóa, lễ hội cồng chiêng với sân khấu lộ thiên hoành tráng. Tham quan các vườn hoa, cây cảnh thiên nhiên hữu tình, khu nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm, trích đoạn Vạn Lý Trường Thành với kiến trúc độc đáo theo sườn đồi, hầm rượu và thưởng thức" Mộng Mơ Tửu"...

4.1.7 Hồ Đại ninh: Nằm cạnh quốc lộ 20 trên sông Queyn thuộc địa phận huyện Đức Trọng, hồ đang được xây dựng với mục đích thuỷ lợi. Tuy nhiên với diện tích mặt nước lớn, vị trí dễ tiếp cận, đây là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ, một trong những loại hình du lịch còn thiếu vắng ở khu vực Miền Trung tỉnh Lâm Đồng.

Ngoài những điểm tài nguyên du lịch nổi trội kể trên, tỉnh Lâm Đồng còn có một số tiềm năng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở thị trấn Lộc Thắng (hồ Bảy Mẫu), khu vực các xã phía Bắc huyện Bảo Lâm và nhiều điểm cảnh quan khác có giá trị phục vụ du lịch trong giai đoạn lâu dài.

4.1.8 Thác Cam Ly: Suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc Thành phố chảy qua hồ Than Thở đến hồ Xuân Hương sau đó đổ về thác Cam Ly, được đánh giá là điểm tài nguyên có giá trị vãn cảnh. Cách trung tâm Thành phố khoảng 3km rất thuận tiện cho du khách đến tham quan. Các dòng nước từ đỉnh Langbian, sau khi len lỏi qua các núi đồi chung quanh, đã định hình thành dòng suối Cam Ly chảy qua hồ Than Thở, rồi tụ về một thung lũng tạo nên hồ Xuân Hương thơ mộng. Từ đây, luồn dưới cầu ông Đạo, dòng suối trườn qua một nền đá hoa cương thoai thoải tạo thành thác Cam Ly đẹp nổi tiếng. Tên Cam Ly thật đẹp và mang âm hưởng Việt Nam, ngày nay được đầu tư tôn tạo với nhiều tiểu cảnh mang đậm dấu ấn Tây nguyên, những con đường tuy được bê tông hóa nhưng nhờ khéo chọn giải pháp phù hợp đã không phá vỡ những nét hoang dã cố hữu...


6


4.1.9 Thác Prenn: Thác Prenn nằm ngay bên đường quốc lộ 20, cách Dalat khoảng 10 km. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi, một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ. Du khách có thể đến vườn thú, vườn lan hay thư thả ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm tưởng như đang đi vào cõi thần tiên... Với cảnh quan tự nhiên hấp dẫn cùng với công viên hoa, cây cảnh được tạo ra ở thác Prenn tạo thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Dalat.

4.1.10 Thác Datanla: Là thác cao nhất trong số các thác nằm khoảng giữa đèo Prenn cách Dalat 5km, thác Datanla tuy không hùng vĩ, ồn ào như nhiều dòng thác khác của Dalat, nhưng lại có một sức cuốn hút đặc biệt đối với những ai thích mạo hiểm phiêu lưu. Từ quốc lộ 20 rẽ xuống dốc khoảng 300m là tới một thung lũng nhỏ, du khách sẽ gặp thác Datanla với cảnh trí đầy hấp dẫn và đậm nét hoang sơ. Nơi đây có những tảng đá nhẵn bóng thật đẹp, tương truyền xưa kia các tiên nữ trên thượng giới thường ghé lại nô đùa tắm suối nên khu vực này còn được gọi là Suối Tiên. Đi xa xuống phía dưới, du khách sẽ gặp một hẻm vực sâu hun hút gọi là vực Tử Thần.

Từ khi Datanla đầu tư hệ thống máng trượt (6-2006) vị thế của khu du lịch đã thay đổi hẳn. Lượng khách đã tăng lên đáng kể; riêng lượng khách tham gia dịch vụ máng trượt trong 6 tháng qua đã đạt hơn 150 nghìn lượt người.

4.1.11 Núi Lang Biang: Cách trung tâm Dalat khoảng 12km về phía Bắc. Đây là khu núi còn giữ được nhiều cảnh quan đẹp hoang sơ, khi đã đứng trên đỉnh Langbian, du khách có thể quan sát toàn cảnh ĐanKia Suối Vàng hay phóng tầm mắt đến Thành phố Dalat và phụ cận với những cao ốc, biệt thự, tháp chuông... ẩn hiện giữa ngàn thông.

Khí hậu trên đỉnh Lang Biang thật mát mẻ, nơi đây quả là địa điểm lý tưởng cho du khách có cái thú chinh phục độ cao, nhảy dù, đi bộ hay nghiên cứu các loại chim chóc và thảo mộc quý hiếm trong vùng. Lang Biang là truyền thuyết về tình yêu giữa người con trai tên Lang và người con gái tên Biang, hiện đang được khai thác thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng với các loại hình thể thao, vọng cảnh, vui chơi giải trí và ẩm thực


7


4.1.12 Rừng cảnh quan Dalat (rừng đặc dụng): Rộng khoảng 13.300ha, trong đó cảnh quan rừng thông, rừng hỗn giao thường phân bố trong các thung lũng quanh Dalat, nơi có những nhiều loài cây cảnh và các loài động vật quí hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Rừng cảnh quan Dalat là một trong những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, thích hợp phát triển du lịch sinh thái với nhiều loại hình hấp dẫn. Một ngày với Dalat có thể là 4 mùa, sáng mùa xuân, trưa mùa hạ, chiều mùa thu, tối mùa đông.

4.1.13 Vườn hoa Dalat: Nằm cạnh góc hồ Xuân Hương, vườn hoa có tới hàng trăm loài hoa như hồng, cúc, lay ơn, lan, cẩm tú cầu, mimoda...nở quanh năm. Đây thực sự là một bộ sưu tập khá đầy đủ các loại hoa quý của Việt Nam và thế giới phục vụ khách tham quan, nghiên cứu. Đến Vườn hoa, chắc chắn du khách rất hài lòng bởi những bàn tay nghệ nhân đã chăm sóc và sưu tầm các loài hoa thật đầy tính nghệ sĩ, sẽ lưu lại kỷ niệm không quên bằng những tấm ảnh đầy nghệ thuật. Ngoài những loài hoa quý hiếm, du khách có những phút giải trí bằng những môn thể thao: Bơi lặn, đá cầu ...

4.1.14 Vườn Quốc gia Cát Lộc (Cát Tiên): Khu Bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc huyện Đahoai Lâm Đồng rộng 35.000ha. Hệ động thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam và thứ hai trên thế giới (sau vườn quốc gia Ujung Kuln - Indnesia) còn tồn tại loài tê giác một sừng Giava (Rhincers sndaicus). Với tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, khu rừng cấm thật sự trở thành một điểm du lịch sinh thái với nhiều loại hình hết sức hấp dẫn của cả nước.

Dự kiến điểm du lịch duy nhất trên lĩnh vực khảo cổ của Lâm Đồng này được xây dựng với tổng vốn 20 tỉ đồng, nhằm phục vụ du khách có nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng kết hợp với nghiên cứu khoa học về lịch sử, kiến trúc, văn hóa...

4.1.15 Thác Damb’ri (Bảo Lộc): Nằm cách Dalat khoảng 120km giữa khung cảnh đồi núi hùng vĩ đây là thác vào loại lớn nhất ở Lâm Đồng. Điều thú vị khi đến với khu du lịch Damb’ri là cảnh quan nơi đây còn hoang sơ, không khí trong lành với rừng cây nguyên sinh thâm niên thẳng tắp. Quần thể khu du lịch Damb’ri, ngoài thác nước, ở đây còn có hồ cảnh quan, thảm thực vật giống như đồi Cù. Là một điểm thắng cảnh có tiềm năng phát triển thành điểm du lịch tham quan phong phú và sinh thái hấp dẫn, các tour - tuyến dã ngoại, các loại hình thể thao kết hợp các dịch vụ lưu trú, nghỉ cuối tuần.


8


4.1.16 Thác Tào Ngào: Nằm cách trung tâm thị xã Bảo Lộc khoảng 10km theo quốc lộ 55. Đây là thác nước cao trong khu rừng nguyên sinh với những thân cây cao vút, cảnh quan rất thơ mộng. Hiện tại thác Tào Ngào đã được khai thác phục vụ du lịch và là điểm tham quan, thư giãn lý tưởng của thị xã Bảo Lộc và phụ cận, tuy nhiên trong tương lai cần mở rộng quy mô để tưng xứng với tiềm năng khu vực.

4.1.17 Thác Pongur: Cách Dalat khoảng 60km, là một thác nước cao tới 40m, đẹp và hùng vĩ nhất của núi rừng Nam Tây nguyên. Tại đây ngọn nước đổ ào ào xiết mạnh từ độ cao chừng 30m xuống một hồ nước lớn sau khi trượt qua các tầng thác đã tạo thành những âm vang gầm gào như sấm động, nhất là vào mùa mưa, cảnh thác càng hung hãn dữ dằn hơn trong làn sương khói ảo huyền. . Pongour là thác nước duy nhất có ngày hội. Hàng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng âm lịch, từ khắp nơi các nam thanh nữ tú không phân biệt dân tộc đổ về đây trẩy hội mùa Xuân. Mặc dù hệ thống đường giao thông tới thác còn khó khăn nhưng thác Pongdu là điểm tham quan có giá trị.

4.1.18 Thác Gougah: Còn gọi là thác ổ Gà, là một con thác đẹp và nổi tiếng cách Thành phố Dalat hơn 35km theo quốc lộ 20. Một bên là dòng thác đậm màu đất đỏ chảy im lìm tựa hồ như lòng đỏ trứng gà. Còn một bên thì bọt nước trắng xóa bao phủ tựa như lòng trắng của một quả trứng. Hòa lẫn với tiếng chim chóc, tiếng gió rít tạo thêm vẻ đẹp cho một bức tranh vốn đã sống động, nên thác Gougah đã trở thành một trong những điểm tham quan, nghiên cứu quan trọng của khách du lịch..

Ngày nay, thác Gougah vẫn còn giữ được nét hoang dã, đến đây du khách có dịp sống lại thời xa xưa nhiều huyền thoại, núi đồi hoang vắng gợi nhớ làng Chăm một thuở.

4.1.19 Thác Đa Mê: Nằm giữa buôn làng N’thôn hạ của người bản địa K’ho, cách ngã ba Liên Khương khoảng 8km theo quốc lộ 27. Đa Mê bao gồm 2 ngọn thác cao ngất giữa núi rừng hùng vĩ, là một hệ thống các suối ẩn mình dưới những tán rừng. Tất cả "quần thể" độc đáo này được thiên nhiên kiến tạo từ muôn đời nay. Đa Mê được xây dựng thành hệ thống khu nhà nghỉ, cửa hàng nằm giữa công viên với hàng trăm dáng bonsai, hàng ngàn "kỳ hoa dị thảo". Với hình thức kiến trúc cầu kỳ, mô phỏng các huyền thoại, truyền thuyết bên cạnh cảnh quan thiên nhiên như rừng, suối, thác, động vật hoang dã, hồ bơi, nhà rông... tạo thành một không gian hài hòa hấp dẫn khách du lịch gần xa.


9


4.1.20 Suối Tiên (Đạhoai): Nằm tại km 152 trên quốc lộ 20 Thành phố Hồ Chí Minh - Dalat. Suối Tiên có cảnh quan đẹp, thảm thực vật và động vật phong phú đa dạng nằm ven suối tạo nên hấp dẫn, lôi cuốn kỳ lạ. Bên cạnh vị trí thuận lợi dễ tiếp cận đây là điểm dừng chân tham quan lý tưởng của du khách trên tuyến du lịch quốc gia.

Ngày nay suối Tiên đã được Saigon Tourist đầu tư xây dựng thành khu du lịch Madagui mang chủ đề khám phá rừng mưa nhiệt đới với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.

4.1.21 Suối nước nóng Đam Rông: Nằm cách Thành phố Dalat chừng 70km về hướng Tây Bắc, suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông là một tiềm năng du lịch sinh thái và chữa bệnh đầy quyến rũ. Từ ngày suối nước nóng được đưa vào sử dụng, luôn tập trung đông du khách, thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình và thơ mộng nơi đây. Còn gì thú vị hơn, giữa đại ngàn, tràn ngập tiếng chim rừng, du khách ngồi tựa vách đá ngả lưng đón dòng nước ấm áp phảng phất mùi khóang chất thiên nhiên ban tặng.

4.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

4.2.1 Nhóm các di sản văn hóa: Năm 2005, sau Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hiện nay tại các Bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm Đồng còn khoảng 2.700 bộ cồng chiêng với những nét riêng so với cồng chiêng Tây nguyên. Đây là sự kiện văn hóa lớn của người dân Tây nguyên và được coi là tài nguyên du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn khách du lịch tham quan, tìm hiểu.

4.2.2 Nhóm các di tích lịch sử văn hóa và khảo cổ: Cho đến nay theo số liệu chưa đầy đủ, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 100 di tích. mật độ bình quân 1 di tích trên 100km2, trong khi mật độ bình quân của cả nước là hơn 2,2 di tích/100km2. Tuy nhiên cao hơn mật độ di tích trong bốn tỉnh còn lại của Tây nguyên là Gia Lai, Kon Tum (0,3%), Đắc Lắk, Đắc Nông (0,5%). Những di tích khảo cổ có giá trị về mặt du lịch là:

4.2.2.1 Khu Thánh địa Bà La Môn Cát Tiên: Đây là khu di tích rộng lớn trải dài 15km, các nhà khảo cổ đã làm xuất lộ dấu tích của một quần thể kiến trúc lịch sử, tôn giáo đồ sộ, đặc sắc với nhiều vật liệu kiến trúc nhuốm mầu rêu phong do thời gian dài bị


10

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí