Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật Về Định Giá Tài Sản Trí Tuệ

Chương 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


3.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ

Việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về định giá tài sản trí tuệ của Việt Nam không chỉ là một trong những nhiệm vụ thuộc khuôn khổ hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ mà còn là đòi hỏi của bản thân nền kinh tế, môi trường kinh doanh và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về định giá tài sản trí tuệ ở các văn bản trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn trong các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ (việc liệt kê các đối tượng tài sản trí tuệ được định giá, các phương pháp định giá tại các văn bản không thống nhất). Do vậy, để tạo sự thống nhất trong hệ thống các văn bản quy định về tài sản trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc nghiên cứu và áp dụng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ, cần đưa các quy định về định giá tài sản trí tuệ vào một văn bản thống nhất: xây dựng một nghị định của Chính phủ quy định về định giá tài sản trí tuệ. Giải pháp này không chỉ giải quyết được những mâu thuẫn và bất cập trong các văn bản về định giá tài sản trí tuệ mà còn là chuẩn mực để việc định giá tài sản trí tuệ trong thời gian tới đồng bộ hơn. Đối tượng điều chỉnh của Nghị định này là những loại tài sản trí tuệ được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ và có thể chuyển giao được trong các giao dịch dân sự.

Những kiến nghị cụ thể về việc hoàn thiện các quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ cụ thể như sau:

3.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về các loại tài sản trí tuệ được định giá

3.1.1.1. Chuẩn hóa thuật ngữ hàm chỉ các loại tài sản trí tuệ

Đảm bảo sự thống nhất trong các văn bản pháp luật quy định về tài sản trí tuệ, cần chuẩn hoá các thuật ngữ, khái niệm và nguyên tắc xác định các tài sản trí tuệ trong các văn bản pháp luật hiện hành liên quan tới định giá tài sản vô hình và tài sản trí tuệ theo hướng phù hợp với các quy định tương ứng của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, tài sản trí tuệ bao gồm các đối tượng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

- Các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh.

Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam - 11

- Giống cây trồng.

“Thương hiệu” là thuật ngữ thường được sử dụng trong thực tiễn và trong các quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ và Chuẩn mực kế toán số 04 không sử dụng thuật ngữ “thương hiệu”, mà sử dụng các thuật ngữ: nhãn hiệu, tên thương mại. Vì vậy, đề nghị không sử dụng thuật ngữ “thương hiệu” trong các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

3.1.1.2. Bổ sung danh mục các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp trong các quy định pháp luật về tài chính, kế toán

Danh sách các tài sản trí tuệ thuộc nhóm tài sản cố định vô hình được liệt kê một cách không đầy đủ (chẳng hạn, còn thiếu hàng loạt các tài sản trí

tuệ khác như kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, bí mật kinh doanh,…) và không chính xác (chẳng hạn, một số tài sản trí tuệ được gọi là “tính chất độc quyền về sản phẩm, mẫu mã, nhãn mác...”, hoặc tài sản trí tuệ là sáng chế lại chỉ được giới hạn là “bằng sáng chế”), do đó sẽ dẫn đến việc bỏ qua hàng loạt các tài sản trí tuệ quan trọng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, đối với các công ty giống, các giống cây trồng chính là những tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp, là sản phẩm chính được sản xuất, kinh doanh trong thời gian dài (giống cây trồng được pháp luật bảo hộ trong thời hạn từ 20 năm – 25 năm). Việc công nhận quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng là một tài sản vô hình của doanh nghiệp, từ đó xây dựng chiến lược quản lý, kiểm soát, xác định giá trị đối với tài sản này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của những doanh nghiệp này. Chính vì vậy, để nâng cao giá trị của tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp, cần bổ sung danh mục các tài sản trí tuệ được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, là cơ sở để xác định và theo dõi trong sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính cũng như xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng, cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp,…

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ: chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu của Nhà nước và không thể chuyển nhượng quyền sở hữu, doanh nghiệp có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, chỉ dẫn địa lý không thể coi là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp, không thể hạch toán và trích khấu hao. Danh mục các tài sản trí tuệ được công nhận là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp bao gồm: tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang

chương trình được mã hóa; sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh, tên thương mại; giống cây trồng.

3.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về việc áp dụng các phương pháp định giá tài sản trí tuệ

Đối với doanh nghiệp, có rất nhiều lý do để định giá tài sản trí tuệ mang lại lợi ích cho họ: quản lý nội bộ tài sản trí tuệ, li-xăng, sáp nhập, chuyển nhượng tài sản trí tuệ, mua tài sản trí tuệ, tham gia các hợp đồng liên doanh, huy động vốn, đầu tư phát triển hơn nữa các tài sản trí tuệ,… Các lý do và các loại tài sản trí tuệ cụ thể được định giá có vai trò quan trọng đến việc lựa chọn phương pháp định giá. Giá trị tài sản trí tuệ có thể khác nhau nếu sử dụng phương pháp định giá khác nhau. Các yếu tố khác như kinh nghiệm và kỹ năng của người tiến hành định giá, thực tế và quy định luật pháp liên quan trong lĩnh vực, chất lượng và sự sẵn có của các tài liệu và nguồn thông tin, ưu tiên dành cho kết quả có giá trị cao hơn hay thấp hơn,… cũng có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp định giá. Vì vậy không thể nào có quy định cứng nhắc cho việc lựa chọn phương pháp định giá và thực tế là không chỉ một phương pháp “đúng” cũng như không có “các phương pháp sai”. Hai ví dụ dưới đây từ thực tiễn hoạt động của Tòa án Hoa kỳ thể hiện điểm này:

Năm 1995, Cơ quan thuế Hoa Kỳ có thông báo yêu cầu nộp 270 triệu USD tiền thuế và phạt đối với khoản thu nhập chịu thuế từ việc bán tài sản liên quan đến nhãn hiệu DHL trong giai đoạn 1990-1992. DHL đã định giá nhãn hiệu ở mức 100 triệu USD nhưng Cơ quan thuế đánh giá ở mức 600 triệu USD. Năm 1999, Tòa án thuế điều chỉnh con số này xuống 100 triệu USD sau khi có một số điều chỉnh. Năm 2002, do có kháng cáo, tòa phúc thẩm xem xét lại vấn đề định giá nhãn hiệu. Tòa án thuế đã sử dụng phương pháp giá trị kết dư trong việc xem xét, DHL lập luận rằng các chuyên gia của

hãng này đã sử dụng phương pháp tiên tiến hơn phương thức thu nhập. Tòa địa hạt số 9 đồng ý với DHL rằng phương pháp kết dư đã thể hiện một số thiếu sót, những khiếm khuyết đó có thể gây tranh cãi nhưng không đủ để đưa ra phán quyết hủy án sơ thẩm trong vụ việc này, bởi vì tiền lệ của tòa án đưa ra năm 1981 cho thấy rằng tòa án thuế có thẩm quyền rộng trong việc xác định phương pháp định giá sao cho thể hiện gần nhất giá trị thị trường của tài sản trong giao dịch, và nhìn nhận rằng không thể có kỹ thuật chính xác trong đánh giá tài sản vô hình. Từ đó kết luận rằng DHL có thể tranh cãi về con số chính xác đưa ra bởi tòa án thuế nhưng cũng không thể chứng minh được lỗi rõ ràng trong việc áp dụng phương pháp hoặc trong kết quả cuối cùng của tòa án thuế. Tòa địa hat cũng tuyên rằng con số đánh giá ban đầu 600 triệu USD về giá trị nhãn hiệu DHL có thể là tùy tiện hoặc chưa hợp lý nhưng vấn đề này không thuộc phạm vi xem xét lại.

Trong vụ kiện đối với Hãng Nestle, Tòa án phúc thẩm liên bang đã đưa ra nhận định về việc sử dụng phương pháp dựa trên khoản thu từ tiền bản quyền trong việc định giá nhãn hiệu. Tòa tuyên rằng phương pháp này đã đánh giá không hết giá trị của nhãn hiệu, và mặc dù các công thức tính tiền bản quyền thường được sử dụng để ước tính lợi nhuận mà người xâm phạm thu được từ việc sử dụng trái phép nhãn hiệu hay sáng chế, nhưng việc sử dụng phương pháp này trong trường hợp bán nhãn hiệu thì không phù hợp vì giao dịch này liên quan đến giá trị thị trường hợp lý của nhãn hiệu, chứ không liên quan đến chi phí cần thiết để được sử dụng nhãn hiệu. Phương pháp này đã không phản ánh hết giá trị của tất cả các quyền thuộc quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, và Cơ quan thuế đã có nhầm lẫn cơ bản trong việc nhận thức về bản chất của nhãn hiệu và lý do tại sao luật pháp lại quy định bảo hộ độc quyền đối với quyền sở hữu nhãn hiệu. Tòa phúc thẩm yêu cầu Tòa án thuế Hoa Kỳ phải xem xét áp dụng phương pháp khác thay thế để xác định giá trị thị trường hợp lý của nhãn hiệu trong vụ việc [35].

Chính vì vậy, các hệ tiêu chuẩn về định giá trên thế giới đều dành việc lựa chọn các phương pháp cho các chuyên gia định giá, chỉ cung cấp một số chỉ dẫn về các yếu tố cần phải xem xét và yêu cầu quy trình và phương pháp áp dụng phải phù hợp với hoàn cảnh được áp dụng và có thể chứng minh được căn cứ áp dụng phương pháp được lựa chọn.

Mục đích chủ yếu của việc xác định giá tài sản trí tuệ là nhằm xác định chính xác, đầy đủ và khách quan giá trị của tài sản đó, từ đó giúp chủ sở hữu đưa ra quyết định tối ưu, trong đó có các quyết định về phương thức kinh tế hiệu quả nhất để sử dụng, bảo vệ hoặc trao đổi tài sản đó trên thị trường nhằm tối đa hóa giá trị tài sản. Trong từng trường hợp cụ thể, có những phương pháp định giá phù hợp, cũng như có thể kết hợp áp dụng các phương pháp để xác định một giá cụ thể có thể tin tưởng. Do vậy, trong các quy định pháp luật hiện hành về các trường hợp định giá tài sản trí tuệ (như xác định giá trị tài sản trí tuệ trong hoạt động kế toán, xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, góp vốn thành lập doanh nghiệp,…) việc quy định duy nhất một phương pháp định giá (chủ yếu là phương pháp chi phí quá khứ) là không phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đặc điểm của tài sản trí tuệ. Để đánh giá đúng giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp thì pháp luật không nên quy định cứng phương pháp định giá được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể mà chỉ quy định nguyên tắc lựa chọn phương pháp định giá tài sản trí tuệ: căn cứ vào mục đích định giá, thời điểm định giá, loại tài sản trí tuệ định giá, người thực hiện định giá lựa chọn phương pháp định giá phù hợp. Để tăng tính thuyết phục đối với kết quả định giá, cần kết hợp áp dụng các phương pháp định giá khác nhau trong quá trình định giá.

3.1.3. Bổ sung các quy định hướng dẫn thực hiện việc góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ

Quy định về thủ tục góp vốn bằng giá trị quyền sở hữu trí tuệ trong

pháp luật Việt Nam hiện tại chưa rõ ràng, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho hoạt động góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam thời gian qua còn nhiều vướng mắc. Hoàn thiện quy định pháp luật về định giá tài sản trí tuệ là một trong những nội dung cơ bản khi xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam. Để xác định giá trị tài sản trí tuệ khi thực hiện góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, cần có những quy định về:

- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước khi góp vốn:

Để thực hiện góp vốn bằng tài sản trí tuệ, trước hết các tài sản trí tuệ phải được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đối với những tài sản trí tuệ mà pháp luật quy định chủ sở hữu xác lập quyền thông qua việc đăng ký bảo hộ (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, giống cây trồng,…) thì chủ sở hữu phải tiến hành đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn phải được lập thành hợp đồng và đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chẳng hạn, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu phải được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ).

Đối với những tài sản trí tuệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách tự động (chương trình máy tính, bí mật kinh doanh,…), chủ sở hữu không phải xuất trình văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn. Việc góp vốn trong trường hợp này hoàn toàn do thỏa thuận của các bên, và cần được lập thành văn bản.

- Xác định quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn:

Khi thực hiện góp vốn, bên góp vốn và bên nhận góp vốn cần xác định rõ về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được đem góp vốn (đặc điểm, thời hạn bảo hộ quyền). Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lựa chọn các phương pháp để xác định giá trị của quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn.

- Thống nhất cách thức xác định giá trị tài sản trí tuệ khi góp vốn:

Việc xác định giá trị tài sản góp vốn đối với quyền sở hữu trí tuệ gặp nhiều vướng mắc trong thực tiễn, do quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình, thường không có hàng hóa tượng tự hoặc dễ thay thế như các tài sản hữu hình. Vì vậy, việc định giá tài sản trí tuệ nên được thực hiện bởi một tổ chức định giá chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo việc xác định giá trị tài sản góp vốn khách quan cũng như bảo đảm quyền lợi của bên góp vốn và bên nhận góp vốn. Việc lựa chọn các phương pháp định giá tùy thuộc vào thẩm định viên, căn cứ vào đặc điểm cụ thể của quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn.

3.1.4. Hoàn thiện quy định về việc xác định giá trị tài sản trí tuệ trong chuẩn mực kế toán Việt Nam

Trước đây, phần lớn các hệ thống kế toán đều không ghi nhận giá trị của tài sản trí tuệ vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Điều này đã làm thiệt hại lợi ích của nhiều doanh nghiệp trong làn sóng mua lại thương hiệu của nhiều doanh nghiệp vào cuối những năm 1980. Những giao dịch liên quan gây nhiều tranh cãi xung quanh việc ghi nhận này bao gồm việc Nestlé mua lại Rowntree, Grand Metropolitan mua lại Pillsbury và Danone mua lại Nabisco’s European. Do chế độ kế toán hiện hành không có khoản mục nào dành cho lợi thế thương mại (bao gồm thương hiệu, công nghệ, bằng sáng chế, nhân lực) nên các công ty này đã bị khấu trừ những khoản chi phí rất lớn trực tiếp vào thu nhập hoặc các quỹ dự trữ. Trong nhiều trường hợp, kết quả của vụ mua bán khiến tài sản của doanh nghiệp còn giảm thấp hơn trước khi mua. Chính vì vậy, một số quốc gia như Anh, Úc và New Zealand đã cho phép ghi nhận giá trị thương hiệu trên bảng cân đối kế toán và cung cấp chi tiết cách ghi nhận cho thương hiệu trong tài khoản lợi thế thương mại. Năm 1999, UK Accounting Standards Board đưa ra đạo luật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/12/2023