Hoàn Thiện Các Quy Định Về Định Giá Tài Sản Trí Tuệ Trong Hoạt Động Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp

FRS 10 và 11 hướng dẫn chi tiết việc ghi nhận tài khoản lợi thế thương mại trên bảng cân đối kế toán. Chuẩn mực kế toán quốc tế theo sau với đạo luật IAS 38 về tài sản cố định vô hình. Năm 2002, US Accounting Standards Board giới thiệu đạo luật FASB 141 và 142 đưa ra hướng dẫn chi tiết về việc ghi nhận tài khoản Lợi thế thương mại vào bảng cân đối kế toán. Điều này giúp giải quyết phần nào những vấn đề phát sinh như đã trình bày ở trên.

Vào cuối những năm 1980, việc ghi nhận giá trị của thương hiệu được mua lại gợi ý đến việc ghi nhận giá trị tự tích lũy của thương hiệu như là một tài sản tài chính có giá trị của công ty. Vào năm 1988, Rank Hovis McDougall (RHM), một tập đoàn hoạt động chính trong lĩnh vực thực phẩm đã bảo vệ thành công giá trị thực sự thương hiệu của mình khi bị đối thủ là tập đoàn Goodman Fielder Wattie (GFW) nhăm nhe thôn tính. Đây được coi là công ty tiên phong trong việc tự định giá thương hiệu của mình chứng minh rằng thương hiệu không chỉ được định giá khi bị mua lại mà còn có thể được định giá trong nội bộ công ty. Sau thành công này, năm 1988, RHM ghi nhận giá trị thương hiệu của mình dưới hai dạng là: giá trị thương hiệu được mua lại và giá trị thương hiệu tự tích lũy dưới khoản mục là tài sản vô hình trong bảng cân đối kế toán. Năm 1989, thị trường chứng khoán London ban hành quyết định công nhận việc định giá thương hiệu đã được sử dụng bởi RHM bằng cách cho phép việc ghi nhận giá trị tài sản vô hình trong quá trình định giá để xin ý kiến chấp thuận của cổ đông. Điều này đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ khi các công ty có thương hiệu tốt quyết định ghi nhận giá trị thương hiệu của mình như là tài sản vô hình vào bảng cân đối kế toán.

Quy định chung của tất cả các chuẩn mực kế toán hiện nay cho thấy lợi thế thương mại cần được ghi tăng hoặc ghi giảm căn cứ vào chu kỳ sống của nó. Tuy nhiên, loại tài sản vô hình như là thương hiệu không có

tuổi đời kinh tế nên không thể ghi giảm như là cách trích khấu hao. Thay vào đó, các công ty sẽ tiến hành định giá lại thương hiệu hàng năm và ghi nhận giá trị của thương hiệu vào bảng cân đối kế toán căn cứ vào kết quả định giá. Hai phương pháp được khuyến khích sử dụng là phương pháp Chiết khấu dòng tiền (DCF) và phương pháp Tiếp cận theo giá trị thị trường (market value approaches). Việc định giá phải được thực hiện trên từng đối tượng (đơn vị kinh doanh, công ty con…) có doanh thu và lợi nhuận [25].

Ở Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ tuy đã trở thành một loại tài sản góp vốn nhưng sau khi trở thành tài sản của doanh nghiệp lại chưa được coi là tài sản cố định vô hình được trích khấu hao hàng năm: theo chuẩn mực kế toán số 04, nhãn hiệu hàng hóa và các tài sản vô hình khác được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp không được coi là tài sản cố định vô hình để được hạch toán và ghi sổ kế toán. Quy định này đã làm thiệt hại lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình định giá, mua bán, cổ phần hóa doanh nghiệp,…

Tham khảo kinh nghiệm của các nước, chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành cần phải được sửa đổi theo hướng công nhận nhãn hiệu và các tài sản trí tuệ khác được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp. Đó là cơ sở pháp lý để góp vốn, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, nhượng quyền thương mại, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp,… bằng tài sản trí tuệ. Quy định về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao đối với tài sản trí tuệ cũng phải được sửa đổi theo để doanh nghiệp có cơ sở hạch toán chi phí.

Tùy vào từng đối tượng tài sản trí tuệ cụ thể mà có các phương pháp định giá phù hợp, do vậy quy định về việc chỉ áp dụng phương pháp chi phí quá khứ khi định giá tài sản trí tuệ khi hạch toán sổ sách kế toán, lập báo cáo tài chính và theo dõi biến động tài sản của doanh nghiệp trong suốt quá trình kinh doanh là không phù hợp. Vì định giá tài sản trí tuệ là xác định các khoản

lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể thu được từ tài sản đó. Do vậy, có những loại tài sản trí tuệ như nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, doanh nghiệp có thể không cần đầu tư quá nhiều chi phí để tạo dựng tài sản, nhưng những tài sản này lại có giá trị lớn và quyết định sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để thể hiện chính xác giá trị của loại tài sản này, hàng năm các doanh nghiệp cần được các tổ chức định giá chuyên nghiệp xác định lại giá trị của các tài sản vô hình này. Khi định giá, việc lựa chọn phương pháp định giá căn cứ vào đối tượng tài sản định giá, thời điểm định giá và các thông tin khác có liên quan đến tài sản để lựa chọn phương pháp phù hợp. Căn cứ vào kết quả định giá, doanh nghiệp ghi nhận giá trị các tài sản này vào bảng cân đối kế toán hàng năm.

3.1.5. Hoàn thiện các quy định về định giá tài sản trí tuệ trong hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp

Thực tiễn hoạt động cổ phần hóa thời gian qua cho thấy, khi xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp trong hoạt động cổ phần hóa, các công ty tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp thường không thực hiện theo đúng nguyên tắc “giá thị trường”. Họ thường sử dụng các số liệu kế toán cũ làm căn cứ nên giá trị tài sản của doanh nghiệp đưa vào cổ phần hóa thường bị đánh giá thấp hơn giá trị thực tế, từ đó dẫn đến thất thoát vốn khi cổ phần hóa. Việc không liệt kê đầy đủ các tài sản vô hình, trong đó có tài sản trí tuệ cũng làm thất thoát không nhỏ nguồn vốn của nhà nước trong quá trình cổ phần hóa. Vì vậy, quy định về xác định giá trị tài sản trí tuệ khi cổ phần hóa doanh nghiệp cần được sửa đổi theo hướng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa: cần liệt kê đầy đủ tất cả các loại tài sản trí tuệ của doanh nghiệp được ghi nhận trên sổ sách kế toán (chứ không chỉ bao gồm quy định về giá trị thương hiệu như hiện nay);

- Về phương pháp xác định giá trị tài sản trí tuệ khi cổ phần hóa: Việc

Định giá tài sản trí tuệ theo pháp luật Việt Nam - 12

xác định giá trị doanh nghiệp được xác định trên cơ sở giá thị trường của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa. Chính vì vậy, phương pháp phù hợp nhất khi xác định giá trị của tài sản trí tuệ trong trường hợp này là phương pháp thị trường (giá trị của các tài sản đó trên thị trường ở thời điểm hiện tại). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, do tính sáng tạo đổi mới của tài sản trí tuệ mà việc áp dụng phương pháp thị trường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Do đó, pháp luật không nên quy định cụ thể về việc áp dụng một phương pháp nào trong trường hợp này mà chỉ nên có những hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng ba cách tiếp cận từ thị trường, chi phí và thu nhập khi xác định giá trị tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cổ phần hóa. Việc lựa chọn phương pháp nào do chủ thể có quyền định giá xác định, căn cứ vào điều kiện áp dụng các phương pháp cũng như mục đích của việc định giá. Để đảm bảo tính tin cậy của kết quả định giá, khuyến khích sử dụng kết hợp cả ba cách tiếp cận để so sánh giá.

3.1.6. Bổ sung quy định về định giá tài sản trí tuệ trong pháp luật về giao dịch bảo đảm

Sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản bảo đảm trong các hoạt động vay vốn ngân hàng đã được thực hiện từ lâu ở nhiều nước trên thế giới. Ở Hoa Kỳ, việc sử dụng các loại tài sản trí tuệ như bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, phần mềm, tên miền, bí mật thương mại, danh sách khách hàng, giấy phép kinh doanh,... để làm tài sản thế chấp trong giao dịch bảo đảm là rất phổ biến. Khi sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản thế chấp, các ngân hàng sẽ đảm bảo lợi ích của mình bằng cách đăng ký tài sản trí tuệ được bảo đảm với Văng phòng đăng ký liên bang (State Office) hoặc Văn phòng đăng ký sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (US Patent and Trademark Office) hoặc Văn phòng đăng ký bản quyền tác giả Hoa Kỳ (US Copyright Office). Mô hình ngân hàng Silicon Valley Bank ở Hoa Kỳ và hiện tại đã được áp dụng ở một số nước là mô hình

rất thành công khi chuyên môn hóa hoạt động cho vay dựa trên tài sản trí tuệ, đặc biệt là cho vay các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ [47].

Ở Trung Quốc, Điều 79 Luật Bảo đảm của Trung Quốc quy định rõ: các quyền sở hữu trí tuệ như quyền đối với sáng chế, nhãn hiệu và quyền tác giả… có thể dùng để thế chấp vay vốn. Trong hoạt động giao dịch vay và cho vay giữa chủ sở hữu quyền với ngân hàng cần có sự đánh giá một cách khách quan và chính xác của các tổ chức định giá tài sản. Ví dụ như nhãn hiệu chữ “Ngôi sao” đã được định giá lên tới 108 triệu nhân dân tệ. Đặc biệt sau khi được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng của Trung Quốc thì nhãn hiệu này đã được định giá lại, lên tới 300 triệu nhân dân tệ. Trên cơ sở các báo cáo định giá nhãn hiệu và hợp đồng thế chấp quyền đối với nhãn hiệu này, Công ty Ngôi sao đã vay ngân hàng được 5 triệu nhân dân tệ. Cuối năm 2008, Cơ quan Sở hữu trí tuệ thành phố Bắc Kinh đã thành lập “Chương trình đối tiếp Bách Ngàn” – nhằm thúc đẩy các dự án thế chấp quyền sở hữu trí tuệ để vay vốn, thông qua Chương trình này đã có 44 dự án của 37 doanh nghiệp kỹ thuật vừa và nhỏ thế chấp quyền sở hữu trí tuệ của mình để vay vốn từ Ngân hàng Giao thông, tổng số vốn cho vay là 402.750.000 nhân dân tệ [30].

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi mà thị trường bất động sản vẫn chưa mấy khởi sắc thì việc tài trợ vốn có bảo đảm bằng tài sản trí tuệ được xem là giải pháp hiệu quả đối với các ngân hàng thương mại, qua đó tạo động lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Việc mở rộng cho vay thế chấp theo tài sản vô hình là xu hướng tất yếu mà ngân hàng phải thực hiện trong bối cảnh hội nhập. Vì vậy, để khuyến khích việc sử dụng tài sản trí tuệ làm tài sản bảo đảm và đảm bảo hoạt động an toàn của các tổ chức tín dụng, cần bổ sung quy định về yêu cầu xác định giá trị tài sản trí tuệ khi thực hiện các hoạt động vay vốn có bảo đảm là tài sản trí tuệ. Việc định giá được thực hiện bởi các doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của Bộ Tài

chính. Các ngân hàng sẽ đảm bảo lợi ích của mình bằng cách đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm để xác định quyền ưu tiên đối với việc xử lý tài sản bảo đảm.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về định giá tài sản trí tuệ

3.2.1. Nhóm giải pháp kiến nghị đối với nhà nước

Để nâng cao vai trò của tài sản trí tuệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế, nhiều quốc gia đã sớm chú trọng xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích việc khai thác các khía cạnh thương mại của tài sản trí tuệ. Đây là cơ sở để hoạt động định giá tài sản trí tuệ phát triển.

Ở Trung Quốc, để khuyến khích việc khai thác và sử dụng tài sản trí tuệ, Nhà nước đã sớm ban hành các chính sách về thương mại hóa tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ. Năm 2005, Quốc Vụ viện đã khởi động triển

khai ban hành và thực hiện Chiến lược sở ̃u trí tuê ̣quốc gia. Trung Quốc đã ban hành mới Luật Công ty quy định về tỷ lệ góp vốn vào công ty bằng tài sản trí tuệ chiếm 70% vốn đăng ký (trước đó tỷ lệ này là 20%). Ở các khu

công nghiệp phát triển thì quy định còn tiến bộ hơn, không hạn chế tỷ lệ góp vốn bằng tài sản trí tuệ. Quy định pháp luật và thực tiễn đã nâng cao tầm quan trọng của tài sản trí tuệ, tạo ra những điều kiện căn bản cho việc phát triển hoạt động định giá tài sản trí tuệ. Năm 2006, Bộ Tài chính và Cơ quan sở ̃u trí tuệ Trung Qu ốc đã ban hành “Thông báo về một số vấn đề liên quan đến

tăng cường công tác quản lý định giá tài sản trí tuệ”. Văn bản này quy định về các trường hợp phải định giá tài sản trí tuệ: các trường hợp sử dụng tài sản trí tuệ để góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần, thế chấp tài sản trí tuệ mà không có giá tham chiếu trên thị trường, thì phải yêu cầu định giá; các cơ quan hành chính phát mại, chuyển nhượng, trao đổi tài sản trí tuệ, các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi cơ cấu,

hợp nhất, chia tách, giải thể, đầu tư, chuyển nhượng, trao đổi, phát mại, trả nợ… có yếu tố liên quan đến tài sản trí tuệ; doanh nghiệp nhà nước thu mua hoặc trao đổi để lấy tài sản trí tuệ từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước, hoặc nhận góp vốn bằng tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp nhà nước muốn cho các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước ngoài sử dụng tài sản trí tuệ mà trên thị trường không có giá trị tham chiếu; các hoạt động tố tụng tại tòa án, cơ quan trọng tài hoặc theo yêu cầu của đương sự có liên quan đến tài sản trí tuệ… Thông báo này còn quy định việc định giá tài sản trí tuệ phải được tiến hành bởi các tổ chức định giá tài sản do Bộ Tài chính phê chuẩn. Các tổ chức định giá này trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình có thể mời các chuyên gia về sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền… hỗ trợ về mặt chuyên môn, nhưng không vì thế mà được giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý cho những cán bộ làm công tác định

giá. Để tăng cường hoạt động này, Bộ Tài chính và Cơ quan sở̃u trí tuê ̣ thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn về định giá tài sản trí tuệ, tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ, đảm bảo chất lượng đào tạo, không

ngừng nâng cao năng lực và trình độ cho các cán bộ chuyên trách định giá tài sản trí tuệ. Cùng với việc từng bước hoàn thiện văn bản pháp luật, hoạt động định giá tài sản vô hình của Trung Quốc đã có những bước phát triển đáng kể. Hiện nay, Trung Quốc đã có hơn 10 văn phòng chuyên định giá tài sản vô hình. Ngoài ra, hơn 3800 văn phòng định giá tổng hợp cũng thực hiện hoạt động định giá tài sản vô hình, với gần 60.000 người làm công tác này, trong đó có hơn 20.000 người đã được cấp thẻ hành nghề định giá [30].

Tham khảo kinh nghiệm từ Trung Quốc, để thúc đẩy việc khai thác tài sản trí tuệ, đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, Nhà nước cần chú trọng xây dựng các văn bản pháp luật trực tiếp điều chỉnh khía cạnh kinh tế của tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ,

trong đó có các quy định về vấn đề kiểm soát giá trị tài sản trí tuệ, như: tạo dựng, khai thác, duy trì, phát triển, kiểm tra và xác định giá trị của tài sản trí tuệ. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự xác định giá trị tài sản trí tuệ để ghi nhận trong báo cáo tài chính và thực hiện các giao dịch về tài sản trí tuệ. Đồng thời, cần xây dựng một chính sách phù hợp, nhất quán và đồng bộ giữa định giá tài sản trí tuệ và chế độ kế toán, kiểm toán để phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng.

Thứ hai, Nhà nước cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực thực hiện định giá tài sản trí tuệ. Nhà nước cần có kế hoạch đào tạo, tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn về định giá tài sản trí tuệ, tổ chức thi sát hạch và cấp chứng chỉ, đảm bảo chất lượng đào tạo không ngừng nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực cho hoạt động định giá tài sản trí tuệ.

Thứ ba, Nhà nước cần triển khai các chương trình hỗ trợ phát triển và khai thác tài sản trí tuệ như chương trình hỗ trợ vay vốn thế chấp bằng tài sản trí tuệ theo như kinh nghiệm của Trung Quốc,… để khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động đầu tư, kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ.

3.2.2. Nhóm giải pháp kiến nghị đối với các doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức về vai trò của tài sản trí tuệ và định giá tài sản trí tuệ đối với sự phát triển doanh nghiệp. Việc không chú trọng tới giá trị các tài sản trí tuệ chính là nguyên nhân dẫn đến những sự thất thoát nguồn vốn, thiệt hại lợi ích của doanh nghiệp trong các hoạt động cổ phần hóa, liên doanh, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp thời gian vừa qua. Để có thể quản lý và khai thác giá trị các tài sản trí tuệ một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải chú trọng việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xây dựng chiến lược quản lý, kiểm soát tài sản trí tuệ phù hợp để phản ánh đầy đủ và chính xác giá trị tài sản vô hình nói chung và tài sản trí tuệ nói riêng.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 05/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí