Các Phương Pháp Chủ Yếu Định Giá Doanh Nghiệp

ổn định, kịp thời; chất lượng, giá cả nguồn cung và khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp khác.

- Đối thủ cạnh tranh: Sự xuất hiện và hoạt động của các đối thủ cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo ra thu nhập, khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Khi đánh giá về tình hình cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh, người ta thường xem xét các khía cạnh: giá cả, chất lượng sản phẩm và các dịch vụ đi kèm; các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm; số lượng đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ; các yếu tố và mầm mống có thể làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới; khả năng giải quyết các áp lực cạnh tranh.

- Cơ quan quản lý nhà nước: Đây là những chủ thể thực hiện những hoạt động quản lý, giám sát hành chính nhà nước đối với quá trình ra đời và hoạt động của doanh nghiệp dưới các hình thức như kiểm tra, giám sát sự tuân thủ luật pháp, bảo đảm các điều kiện an ninh, an toàn cho hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình theo luật định như đăng ký kinh doanh đúng luật, nộp thuế đầy đủ, kịp thời, chấp hành tốt luật lao động, giải quyết tốt các vấn đề về môi trường sinh thái,… thường là những doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh, khẳng định được uy tín của mình đối với xã hội và cơ quan nhà nước, từ đó có ảnh hưởng tích cực đến giá trị doanh nghiệp.

b. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Đây là các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát và chi phối chúng, bao gồm:

- Tình hình tài sản của doanh nghiệp: Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp là yếu tố cơ sở vật chất cần thiết, là điều kiện không thể thiếu được để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Quy mô, cơ cấu và hiện trạng tài sản của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng có tính chất quyết định đến khối lượng, chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra, đồng thời phản ánh năng lực cạnh tranh và khả năng tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Trong công tác định giá, giá trị tài sản được coi là một căn cứ rõ ràng nhất để định giá doanh nghiệp và giá trị tài sản là cơ sở đảm bảo giá trị tối thiểu của

doanh nghiệp, bởi lẽ nếu doanh nghiệp không tạo ra được thu nhập thì người ta có thể bán các tài sản của doanh nghiệp để nhận về một khoản thu nhập nhất định. Do đó, tình hình tài sản của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp và khi sử dụng các phương pháp định giá doanh nghiệp, người ta thường coi trọng các phương pháp có liên quan trực tiếp đến việc xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp.

- Vị trí kinh doanh: Đây là yếu tố có thể tạo ra lợi thế thương mại cho doanh nghiệp, từ đó góp phần đem lại thu nhập vượt trội cho doanh nghiệp. Khi đánh giá vị trí kinh doanh của doanh nghiệp, người ta thường xem xét các khía cạnh về địa điểm, địa hình, hình dáng, diện tích, khả năng tiếp xúc với môi trường xung quanh, cơ sở hạ tầng,… của doanh nghiệp và các chi nhánh trực thuộc doanh nghiệp. Một doanh nghiệp, (chẳng hạn doanh nghiệp kinh doanh thương mại) có vị trí kinh doanh thuận lợi như ở trung tâm đô thị, nơi đông dân cư, có đường giao thông thuận tiện,… sẽ có được những lợi thế thương mại như có thể tiết kiệm được các chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch,… đồng thời có thể tiếp cận thị trường, thu hút khách hàng một cách dễ dàng, cung cấp các dịch vụ sau bán hàng thuận lợi,… Mặc dù, với vị trí thuận lợi, doanh nghiệp có thể phải chấp nhận một số khoản chi phí cao như chi phí thuê văn phòng, thuê cửa hàng, thuê lao động, chi phí dịch vụ mua ngoài,… Song nhìn chung, lợi thế về vị trí sẽ góp phần quan trọng tạo ra doanh thu và lợi nhuận, từ đó ảnh hưởng tích cực đến giá trị doanh nghiệp. Do đó, khi định giá doanh nghiệp, vị trí kinh doanh được xem là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu có ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp.

- Uy tín kinh doanh: Khi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đã được khách hàng chấp nhận sử dụng, được đánh giá cao và tin cậy thì doanh nghiệp đã khẳng định được uy tín kinh doanh của mình. Khi đó, thương hiệu của doanh nghiệp trở thành một tài sản có giá trị thực sự và người ta có thể mua bán quyền sử dụng thương hiệu (nhãn hiệu thương mại). Do đó, uy tín kinh doanh của doanh nghiệp được xem là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị doanh nghiệp.

- Trình độ công nghệ và tay nghề người lao động: Trình độ kỹ

thuật, công nghệ kinh doanh và sự thành thạo tay nghề của người lao động là một trong những yếu tố góp phần quan trọng tạo ra năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo ra doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, khi định giá doanh nghiệp, trình độ công nghệ và tay nghề của người lao động được xem là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị doanh nghiệp.

- Năng lực quản trị kinh doanh: Năng lực quản trị kinh doanh phản ánh khả năng tổ chức, quản lý, giám sát và vận hành các hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực, nắm bắt cơ hội kinh doanh, ứng phó linh hoạt với những biến động của thị trường để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, năng lực quản trị kinh doanh được xem là một yếu tố đặc biệt có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị doanh nghiệp. Khi đánh giá năng lực quản trị kinh doanh, người ta thường xem xét các khía cạnh khác nhau như: Khả năng hoạch định chiến lược, chiến thuật; trình độ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp; năng lực quản trị các yếu tố đầu vào, đầu ra; khả năng quản trị nhân lực; khả năng tiếp cận và xử lý thông tin quản lý;… Trong đó, nhiều tiêu chí đánh giá mang tính định tính, do đó, cần phải đặt dưới sự tác động của môi trường kinh doanh.

5.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

5.2.1. Phương pháp giá trị tài sản thuần

a. Cơ sở của phương pháp:

Phương pháp giá trị tài sản thuần còn được gọi là “phương pháp giá trị nội tại” hay “mô hình định giá tài sản”. Phương pháp này được xây dựng dựa trên các quan điểm:

- Doanh nghiệp được xem như là một loại hàng hóa đặc biệt, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp dựa trên nền tảng đầu tư và nắm giữ một lượng tài sản nhất định. Những tài sản này cấu thành nên thực thể của doanh nghiệp và là sự hiện diện rõ ràng, cụ thể về sự tồn tại của doanh nghiệp.

- Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ sự đầu tư, tài trợ vốn của các nhà đầu tư khi thành lập và có thể được tài trợ bổ sung trong quá trình kinh doanh. Việc đầu tư, tài trợ vốn của các nhà đầu

tư cho doanh nghiệp là cơ sở pháp lý để các nhà đầu tư nắm giữ quyền chi phối đối với tài sản của doanh nghiệp và quyền được thụ hưởng những lợi ích phát sinh từ việc sử dụng những tài sản đó.

Xuất phát từ những quan điểm kể trên, giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng giá trị thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng cho các hoạt động của mình.

b. Nội dung:

Trong quá trình hoạt động, bên cạnh nguồn vốn tài trợ bởi các chủ sở hữu, các doanh nghiệp thường phải huy động thêm các nguồn vốn khác như vốn vay, vốn phát hành trái phiếu, các khoản nợ trong thanh toán, tiền ứng trước của khách hàng,… từ đó hình thành nên hai nhóm nhà đầu tư gồm chủ sở hữu và chủ nợ của doanh nghiệp. Xét về mặt pháp lý, các chủ sở hữu nắm giữ quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp nhưng các chủ nợ lại có trái quyền đối với doanh nghiệp và họ được ưu tiên thanh toán trước chủ sở hữu nếu doanh nghiệp bị phá sản hay thanh lý. Do đó, khi xác định giá trị để thực hiện giao dịch mua bán doanh nghiệp, người ta phải xác định giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu theo công thức tổng quát như sau:

V0 = VT - VN (5.1)

Trong đó:

V0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp.

VT: Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh.

VN: Giá trị các khoản nợ.

Để xác định được V0, người ta sử dụng hai phương pháp sau:

* Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần theo số liệu trên sổ

sách kế toán: Căn cứ vào các số liệu về tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá, V0 được xác định bằng cách lấy tổng giá trị tài sản trừ đi tổng giá trị các khoản nợ. Đây là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, song phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức ghi chép kế toán phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chấp hành tốt chế độ kế toán nhằm đảm bảo độ tin cậy về số liệu theo sổ sách kế toán. Bên cạnh đó, phương pháp này còn cho phép các bên liên quan thấy được việc định giá doanh nghiệp dựa vào giá trị của các tài sản hiện có trong

doanh nghiệp, chứ không phải dựa vào “yếu tố vô hình” để định giá. Tuy nhiên, số liệu kế toán là số liệu ghi chép trong quá khứ, mang tính lịch sử, đồng thời phụ thuộc vào các phương pháp kế toán như phương pháp hạch toán giá vốn hàng hàng bán, phương pháp phân bổ chi phí, phương pháp khấu hao tài sản cố định,… nên có thể có sự sai lệch khá xa giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường của tài sản. Do đó, giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp này cũng chỉ là những con số có ý nghĩa tham khảo trong quá trình vận dụng các phương pháp khác nhằm xác định giá trị doanh nghiệp một cách sát thực hơn.

* Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường: Trong phương pháp này, ban đầu người ta loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết, không còn phù hợp và không còn khả năng đáp ứng các yêu cầu của SXKD của doanh nghiệp. Tiếp theo, người ta tiến hành đánh giá giá trị của các tài sản còn lại tại thời điểm định giá theo nguyên tắc sử dụng giá thị trường, cụ thể như sau:

- TSCĐ: Xác định giá trị theo công thức:

Giá trị thực tế của TSCĐ

= Nguyên giá tính theo giá thị trường

x Chất lượng còn lại

của TSCĐ

Trong công thức trên, đối với những TSCĐ có giao dịch phổ biến trên thị trường thì sử dụng phương pháp so sánh để ước tính nguyên giá của TSCĐ. Đối với những TSCĐ không có giao dịch trên thị trường thì áp dụng các phương pháp phù hợp khác như phương pháp chi phí, phương pháp thu nhập,… để ước tính nguyên giá. Để xác định chỉ tiêu chất lượng còn lại của TSCĐ, người ta có thể dựa vào công dụng hay khả năng phục vụ SXKD của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ trên giá trị của một TSCĐ mới hoặc áp dụng một hệ số quy đổi theo loại TSCĐ tương đương.

- Hàng tồn kho: Đối với những thành phẩm, hàng hóa, vật tư có giá bán trên thị trường thì xác định giá trị của chúng theo giá thị trường tại thời điểm định giá theo công thức:

Giá trị thực tế của thành phẩm, hàng hóa, vật tư

Số lượng thành

= phẩm, hàng x

hóa, vật tư

Đơn giá thành phẩm, hàng hóa, vật tư

Chất lượng còn lại của

x thành phẩm,

hàng hóa,

vật tư

Đối với những thành phẩm, hàng hóa, vật tư không có giá bán trên thị trường thì có thể xác định giá trị của chúng theo công thức:

Giá trị thực tế

của thành phẩm, hàng hóa, vật tư =

Nguyên giá

ghi trên sổ

sách kế toán x

Chất lượng còn lại của thành phẩm, hàng hóa, vật tư

- Tiền và tương đương tiền: Đây là những tài sản có thể tồn tại

dưới các dạng khác nhau như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn,… Các tài sản được xác định giá trị đối với từng chủng loại như sau: tiền mặt tại quỹ được xác định bằng cách kiểm quỹ; tiền gửi được xác định, đối chiếu số dư trên tài khoản; các giấy tờ có giá được xác định theo giá trị giao dịch trên thị trường, không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của chúng; ngoại tệ được quy đổi về nội tệ theo tỷ giá thị trường tại thời điểm đánh giá; Vàng bạc, kim khí, đá quý... được tính toán theo giá thị trường tại thời điểm định giá.

- Các khoản phải thu: Đây là công nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi trong tương lai. Tuy nhiên, khả năng thu hồi các khoản phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể có nhiều mức độ khác nhau. Khi xác định giá trị, người ta tiến hành rà soát, đối chiếu công nợ, xác minh tính pháp lý của công nợ, đánh giá độ tin cậy và khả năng thu hồi của từng khoản phải thu nhằm loại ra những khoản phải thu khó đòi hoặc không có khả năng đòi được.

- Các khoản ký cược, ký quỹ: được xác định theo số dư thực tế trên sổ sách kế toán đã được đối chiếu xác nhận tại thời điểm định giá.

- Các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: Về nguyên lý, khi xác định giá trị của khoản đầu tư này, cần phải đánh giá toàn diện về giá trị đối với các doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó. Tuy nhiên, nếu các khoản các đầu tư này có quy mô không lớn, người ta thường trực tiếp dựa vào giá thị trường của chúng dưới hình thức chứng khoán hoặc căn cứ vào số liệu của bên đối tác liên doanh để xác định.

- Các tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản: Được xác định theo phương pháp chiếu khấu dòng thu nhập trong tương lai. Nếu doanh nghiệp đã trả tiền thuê một lần cho nhiều năm thì sẽ tính lại giá trị tài sản cho thuê theo giá trị thị trường vào thời điểm định giá.

- Các tài sản vô hình: Trong phương pháp này người ta chỉ thừa nhận giá trị của các tài sản vô hình đã được xác định trên sổ kế toán

và thường không tính đến giá trị các lợi thế thương mại của doanh nghiệp.

Trên cơ sở kết quả xác định, đánh giá giá trị của từng nhóm, loại tài sản, giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp được tính như sau:

Giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp

Tổng giá trị các tài sản

= đã được - đánh giá

Các khoản

nợ phải - trả

Tiền thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của tài sản được đánh giá lại

* Ví dụ 5.1: Tại thời điểm định giá, Công ty ABC có các tài liệu sau:

Bảng 5.1: Bảng cân đối kế toán dạng rút gọn của Công ty ABC ngày 31/12/N

Đơn vị tính: Triệu đồng


Tài sản

Số tiền

Nguồn vốn

Số tiền

A. Tài sản ngắn hạn




1. Tiền và tương đương




tiền

600

A. Nợ phải trả


2. Đầu tư tài chính ngắn hạn

3. Các khoản phải thu

4. Hàng tồn kho

5. Tài sản ngắn hạn khác

50

120

150

250

30

1. Vay ngắn hạn

2. Các khoản phải trả

3. Vay dài hạn

1.300

560

40

700

B. TSCĐ và đầu tư dài

1.900



hạn

1. Giá trị còn lại của TSCĐ

900

200

220

B. Nguồn vốn chủ sở hữu

1. Vốn đầu tư của

1.200

1.000

2. TSCĐ thuê tài chính

3. Đầu tư cổ phiếu vào


400

chủ sở hữu

2. Lợi nhuận chưa

200

công ty N (2200 cổ phiếu)

180

phân phối


4. Góp vốn liên doanh




5. TSCĐ cho thuê




Tổng tài sản

2.500

Tổng nguồn vốn

2.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Định giá tài sản Phần 2 - 5

Việc đánh giá lại các tài sản của doanh nghiệp cho thấy những thay đổi như sau:

1. Một số khoản phải thu không có khả năng đòi được là 30 triệu đồng.

2. Nguyên vật liệu tồn kho kém phẩm chất, không đáp ứng yêu cầu của sản xuất có giá trị giảm theo sổ sách kế toán là 50 triệu đồng.

3. TSCĐ hữu hình được đánh giá lại theo giá thị trường tăng 150 triệu đồng

4. Công ty ABC còn phải trả tiền thuê TSCĐ trong 10 năm, mỗi năm 30 triệu đồng. Muốn thuê một TSCĐ với những điều kiện tương tự như vậy tại thời điểm hiện hành thường phải trả 35 triệu đồng mỗi năm.

5. Giá cổ phiếu của công ty N tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm định giá là 110.000 đồng/cổ phiếu.

6. Số vốn góp liên doanh được đánh giá lại tăng 40 triệu đồng.

7. Theo hợp đồng thuê tài sản của công ty, người đi thuê còn phải trả dần trong 20 năm, mỗi năm trả một lượng tiền đều nhau là 15 triệu đồng.

Căn cứ vào số liệu và tình hình trên, người ta có thể đánh giá lại giá trị của một số tài sản của Công ty ABC như sau:

- Xác định giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản: Giả sử tỷ suất hiện tại hoá dòng tiền là 20%/năm, giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản được tính như sau:

Bảng 5.2: Xác định giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản

Đơn vị tính: 1.000.000 đồng

Năm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1. Giá thuê hiện hành trên thị trường

35

35

35

35

35

35

35

35

35

2. Giá thuê theo hợp đồng

30

30

30

30

30

30

30

30

30

3. Khoản tiền tiết kiệm được

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Căn cứ vào bảng trên, giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản được tính bằng giá trị hiện tại của dòng tiền tiết kiệm được trong 10 năm. Sử dụng công thức tính giá trị hiện tại của dòng tiền đều cuối kỳ:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023