Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam - 2


chế cũng như các thủ tục xét nghiệm, đánh giá các giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế dựa trên các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế.‌‌

Chương III có tiêu đề: Thực tiễn áp dụng và một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế. Trong Chương này, tác giả đi sâu vào phân tích thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế. Đồng thời, dựa trên cơ sở khoa học pháp lý và tham khảo các kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong việc xây dựng điều kiện bảo hộ sáng chế cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam, tác giả trình bày một số đề xuất của mình nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế.

Do trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm của tác giả chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực hoạt động thực tiễn, đồng thời, đây cũng là công trình nghiên cứu khoa học đầu tay, vậy nên, luận văn không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ từ phía các Quý thầy cô và bạn bè, đồng nghiệp.


CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ VÀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ


1.1. TỔNG QUAN VỀ SÁNG CHẾ VÀ BẢO HỘ SÁNG CHẾ

1.1.1. Khái niệm sáng chế

1.1.1.1. Định nghĩa sáng chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Nhà bác học vĩ đại người Đức Anbert Einstein đã từng phát biểu: “Trí tưởng tượng cao hơn mọi tri thức”. Mặc dù hoàn toàn không hề coi nhẹ tri thức, nhưng qua câu nói này, nhà bác học Einstein đã chuyển tới một thông điệp về việc dựa trên chính những nền tảng hiện có của tri thức đã tích luỹ được, việc nhìn xa hơn ra ngoài giới hạn tiếp theo của của sự khám phá luôn là nguồn gốc của sự tiến bộ cá nhân, văn hoá và kinh tế. Từ những chữ viết xa xưa ở vùng Lưỡng Hà, bàn tính Trung Quốc, máy hơi nước ở Anh vào thế kỷ thứ XVIII, động cơ đốt trong, penexillin, công nghệ nano bán dẫn, dược phẩm DNA tái tổ hợp, và vô số những sáng chế, đổi mới khác, chính trí tưởng tượng của các nhà sáng tạo trên thế giới đã tạo ra khả năng cho loài người đạt đến trình độ tiến bộ ngày nay. Thực vậy, hoạt động sáng tạo và sáng chế là một trong những đặc tính cơ bản nhất tạo nên sự khác biệt giữa loài người với mọi loài vật khác trong quá trình tiến hóa. Chính khả năng vận dụng đặc tính sáng tạo trong hoạt động lao động sản xuất đã tạo nên những bước tiến quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người. Điều này đã được lịch sử chứng minh qua việc các cuộc cách mạng về công nghệ luôn luôn là một tiền đề khởi đầu cho các cuộc cách mạng khác của xã hội. Hoàn toàn không phải là một sự cường điệu khi có không ít người đã khẳng định rằng, chính những sáng chế của nhân loại từ xưa tới nay đã và đang định hình cuộc sống của chúng ta. Thực tế là hiện nay trình độ phát triển về khoa học kỹ thuật là một trong những thước đo quan trọng nhất để xác định trình độ phát triển về kinh tế xã hội của quốc gia nói chung.

“Sáng chế” là một khái niệm nhằm dùng để chỉ những giải pháp kỹ thuật mới do con người sáng tạo ra nhằm đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong hoạt động lao động sản xuất của con người. Giải pháp kỹ thuật được hiểu là một phương thức để giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kỹ thuật. Nói một cách khác, giải pháp kỹ thuật hướng đến mục tiêu làm chủ thiên nhiên của con người. Một đối tượng sẽ được coi là giải pháp kỹ thuật nếu nó tạo điều kiện cho con người khai thác thế gới tự nhiên và thông qua đó thoả mãn những nhu cầu vật chất

Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam - 2


và tinh thần của mình. Quá trình này có thể được diễn ra bằng cách tận dụng các nguồn lực hoặc các quy luật của tự nhiên cũng như bằng cách tác động trực tiếp vào thiên nhiên.

Cùng với những tiến bộ và sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật của thế giới, khái niệm sáng chế cũng đang được liên tục mở rộng. Sáng chế không đơn giản chỉ bao hàm các công cụ, máy móc hữu hình mà còn là cả các quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên. Thậm chí, ở một số quốc gia, khái niệm sáng chế đã được mở rộng ra đến mức vượt ra khỏi quan điểm truyền thống về “bản chất kỹ thuật” của sáng chế vốn đã được biết đến rộng rãi ở các nước. Ví dụ, ở Hoa Kỳ, phương pháp kinh doanh được coi là sáng chế và được bảo hộ độc quyền. Theo kết quả tổng kết của Cơ quan sáng chế Hoa Kỳ (USPTO), số các giải pháp kinh doanh được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ năm 1996 là 700. Đến năm 2000, con số này đã lên tới 2600. Kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2000, Hàn Quốc cũng đã chính thức thừa nhận phương pháp kinh doanh như là một đối tượng có khả năng được bảo hộ sáng chế.v.v..

1.1.1.2 Hình thức của sáng chế

Xét trên một khía cạnh nào đó, có thể nói rằng, cuộc sống của chúng ta, nền kinh tế của chúng ta đang được định hình bởi những sáng chế mà con người đã và đang tạo ra. Từ những vật dụng nhỏ nhất như những đồ dùng cá nhân hàng ngày cho đến những phương tiện sản xuất chủ yếu của xã hội, ít nhiều đều có liên quan đến hoạt động sáng chế. Theo kết quả thống kê của Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào năm 1998 về mức độ tác tác động của bằng độc quyền sáng chế đối với nền kinh tế quốc dân đã cho thấy rằng, sáng chế xuất hiện phổ biến ở hầu khắp các lĩnh vực trọng yếu thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia này. Trong ngành vật liệu tiên tiến, sáng chế liên quan đến vật liệu sinh học, chất siêu dẫn nhiệt độ cao, sứ tiên tiến, hợp kim, côm-pô-sit, phim mỏng kim cương, màng và polime lựa chọn. Trong ngành y tế, sáng chế liên quan đến dược phẩm, thuốc chữa bệnh và công nghệ sinh học. Trong ngành chế tạo ô tô, sáng chế liên quan đến động cơ, truyền động, phanh hãm, bánh điều khiển và lốp, thân và khung xe, tiện nghi và an toàn hành khách, kiểm soát ô nhiễm và công nghệ chế tạo ô tô.

Thống kê nói trên phần nào đã cho chúng ta thấy được sự đa dạng và phong phú của các sáng chế trong thực tiễn cuộc sống. Đó có thể là những giải pháp tác động của con người vào thế giới vô sinh như các giải pháp trong lĩnh vực vật lý, hoá học hoặc các thiết kế máy móc, công cụ mới, việc chế tạo ra các vật


liệu nhân tạo từ những chất sẵn có trong thiên nhiên. Đó cũng có thể là sự tác động của con người vào thế giới thực vật như khai thác các lực sinh học của thực vật; phương pháp vi sinh để chế tạo ra các sản phẩm, .v.v.. Dưới đây, tác giả xin được liệt kê năm hình thức sáng chế chủ yếu được phần lớn các quốc gia trên thế giới thừa nhận và bảo hộ:

- Cơ cấu: Tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định, như dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy hoặc các sản phẩm khác,

.v.v..

- Chất: Tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hoá học, hỗn hợp chất như vật liệu, chất liệu, dược phẩm, v.v..

- Phương pháp: Quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định như phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò, v.v..

- Vật liệu sinh học: Vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học như tế bào, gen, cây chuyển gen, v.v..

- Sử dụng cơ cấu, chất, phương pháp hoặc vật liệu sinh học đã biết theo chức năng mới như là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết, như sử dụng hợp phần ARN ở động vật có vú để xác định tung tích của người bị mất tích, v.v..

1.1.1.3:Phân biệt sáng chế với một số đối tượng khác

Trước hết, cần phải nhấn mạnh rằng, nội hàm của khái niệm “sáng chế” hoàn toàn không trùng lặp với khái niệm “phát minh”. “Phát minh” được dùng để chỉ những hiểu biết mới, có tính quy luật về tồn tại khách quan mà trước đó con người chưa có khả năng nhận thức được. Trong khi đó, “sáng chế’ lại hướng đến việc giải quyết một nhu cầu cụ thể trong cuộc sống thực tiễn theo một cách thức mang tính sáng tạo. Giải thích về sự khác nhau giữa “sáng chế” và “phát minh”, một chuyên gia sáng chế người Anh Buckley J. đã nêu rõ: “Phát minh là một nhận thức mới được bổ sung vào kho kiến thức đã có của loài người, nhưng thực sự đó


đơn thuần chỉ là một sự khám phá. Sáng chế cũng là một nhận thức mới, nhưng nó không đơn thuần chỉ là một sự khám phá. Sáng chế hướng tới việc đề xuất giải pháp để tạo ra một sản phẩm mới, một kết quả mới, một quy trình mới hoặc là một sự kết hợp mới để tạo ra một sản phẩm cũ hoặc một kết quả cũ theo một phương thức mới” [23, trang 16]. Chính vì vậy, “phát minh” không được coi là một giải pháp kỹ thuật có khả năng được bảo hộ như là một sáng chế. Tuy nhiên, những kiến thức có được từ những “phát minh” chính là một trong những tiền đề cần thiết cho hoạt động “sáng chế”. Con người lợi dụng từ những kiến thức đã tích lũy được từ hoạt động lao động sản xuất cùng với những hiểu biết mới đã được khám phá tiến hành áp dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể được đặt ra trong quá trình làm chủ tự nhiên. Chẳng hạn, Benjamin Franklin là nhà khoa học đầu tiên trên thế giới đã khám phá ra sự tồn tại của dòng điện trong các tia sét. Đây là một “phát minh”, hay là sự hiểu biết mới của con người về những hiện tượng đã tồn tại có sẵn trong tự nhiên mà trước đó chưa hề nhận thức được. Và cũng chính Benjamin Franklin từ phát minh nói trên đã sáng tạo ra cột thu lôi vào năm 1752, có tác dụng truyền dẫn dòng điện phóng ra từ các tia sét xuống lòng đất. Vào thời điểm này, cột thu lôi chính là một sáng chế, một giải pháp kỹ thuật có tác dụng ngăn chặn và hạn chế những thiệt hại về con người và tài sản do hiện tượng “sét đánh” gây nên.

Khái niệm sáng chế cũng không hoàn toàn đồng nhất với khái niệm bí mật kinh doanh. Bí mật kinh doanh là những thông tin thu được từ các hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bởi vậy, khái niệm bí mật kinh doanh có phạm vi bao quát rộng lớn hơn rất nhiều so với nội dung của khái niệm sáng chế. Đó có thể là thông tin về danh sách khách hàng, thông tin về cơ hội đầu tư, và cũng có thể là một giải pháp, một đề án kinh doanh trong tương laiXét trên một phương diện nào đó, sáng chế khi đang là một giải pháp kỹ thuật chưa được bộc lộ là một dạng cụ thể của bí mật kinh doanh, và được pháp luật bảo hộ một cách tự động. Ví dụ, công thức pha chế đồ uống có ga của hãng Coca Cola là một dạng giải pháp kỹ thuật, hay nói đúng hơn, là một sáng chế được bảo hộ dưới hình thức bí mật kinh doanh.

So sánh với đối tượng là các tác phẩm văn học, nghệ thuật bao gồm các tác phẩm văn chương, tác phẩm múa, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm hội hoạsáng chế thuộc về một lĩnh vực hoàn toàn khác biệt. Nếu như các tác phẩm văn học nghệ thuật thể hiện các giá trị tinh thần của đời sống con người, biểu hiện thông qua ngôn từ, động tác hình thể, đường nét, màu sắc thì sáng chế lại là những biện


pháp mang tính chất kỹ thuật mà con người dùng để tác động vào thế giới tự nhiên nhằm thoả mãn các nhu cầu của mình. Nếu yếu tố chủ yếu tạo nên khả năng phân biệt giữa các tác phẩm nghệ thuật là sự biểu hiện ra bên ngoài của các ý tưởng thông qua sự liên kết của các ký tự, màu sắc và hình khối thì yếu tố này ở sáng chế lại là bản thân nội dung của các ý tưởng đó.

1.1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Con đường đi từ những khám phá, từ những hiểu biết thông thường đến hoạt động sáng chế thực sự không hề đơn giản, đòi hỏi sự đầu tư không nhỏ về mặt tài chính cũng như công sức lao động của con người. Trong khi đó, lợi ích mà xã hội có thể có được từ việc khai thác các giải pháp kỹ thuật là sáng chế thì vô cùng to lớn. Trước thực tế nói trên, pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế đã được thiết lập nhằm hướng tới việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo, sáng chế trong xã hội, đồng thời nhằm để ngăn chặn những vi phạm tiềm tàng, xâm hại đến các quyền và lợi ích chính đáng của các nhà sáng chế.

1.1.2.1. Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Là một thành tố thuộc các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nằm trong hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ sáng chế được hiểu là một cơ chế cấp độc quyền có thời hạn cho chủ sở hữu sáng chế trên cơ sở đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, chủ sở hữu sáng chế được độc quyền hưởng những lợi ích về mặt kinh tế và thương mại từ việc khai thác, sử dụng sáng chế trong một giới hạn nhất định về thời gian và không gian được bảo hộ. Giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền sáng chế sẽ không thể bị người khác khai thác, sử dụng cho mục đích thương mại trong phạm vi quốc gia bảo hộ ngoài chủ sở hữu sáng chế đó. Chủ sở hữu sáng chế có quyền khởi kiện chống lại bất kỳ người nào có hành vi khai thác sáng chế được bảo hộ độc quyền trong phạm vi quốc gia đó mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế.

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, khả năng “độc quyền” mà chủ sở hữu sáng chế được hưởng không phải là một sự “độc quyền” mang tính chất tuyệt đối. Nó bị giới hạn về mặt không gian lãnh thổ của quốc gia bảo hộ. Trong tất cả phần còn lại của thế giới, ở tất cả các quốc gia nơi sáng chế đó không được bảo hộ theo bằng độc quyền sáng chế thì sáng chế đó được sử dụng tự do. Bên cạnh đó, cơ chế bảo hộ độc quyền sáng chế chỉ duy trì hiệu lực của bằng độc quyền sáng chế trong một thời hạn xác định, thông thường là 20 năm. Hơn nữa, cơ chế bảo hộ độc quyền sáng chế không được tự động thực thi. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở


quốc gia nơi sáng chế được bảo hộ thường chỉ áp dụng cơ chế bảo hộ khi được chủ sở hữu sáng chế yêu cầu.

Trên một phương diện nào đó, có thể thấy rằng, bản chất của cơ chế bảo hộ độc quyền sáng chế không gì khác là một loại “hợp đồng xã hội”. Trong đó, mục đích cơ bản của “hợp đồng xã hội” này là “đổi lại việc bộc lộ những ý tưởng kỹ thuật có giá trị tiềm năng được mô tả trong bằng độc quyền sáng chế, chủ sở hữu bằng độc quyền sáng chế bằng việc thực hiện quyền cấm người khác khai thác ý tưởng được mô tả, có thể đảm bảo cho mình độc quyền khai thác ý tưởng của mình” [21, trang 2]. Quan hệ trao đổi này nhằm khuyến khích việc bộc lộ công nghệ có giá trị, nhờ đó, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và hi vọng là các tiến bộ xã hội.


chế

1.1.2.2. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng


Thực tế đã chứng minh rằng, sự tồn tại của hệ thống bảo hộ độc quyền sáng

chế, với khả năng nhận được độc quyền khai thác sáng chế trong một thời gian có hạn, đã tạo ra sự khích lệ quan trọng cho hoạt động sáng chế và cải tiến. Trong thời hạn mà chủ sáng chế được độc quyền sử dụng sáng chế đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển và khai thác một cách có hiệu quả giải pháp kỹ thuật đã được cấp bằng độc quyền sáng chế. Bằng cách hạn chế một cách tối đa sự cạnh tranh không được kiểm soát từ những người không chịu rủi ro tài chính ban đầu, hệ thống độc quyền sáng chế mang lại cho chủ sở hữu sáng chế cơ hội để có thu nhập nhằm bù đắp những chi phí phải gánh chịu trong quá trình phát triển sáng chế như vốn, thời gian, trang thiết bị, lao động. Đồng thời, độc quyền khai thác sáng chế cũng tạo cho chủ sở hữu sáng chế khả năng thu được lợi nhuận từ việc bán sản phẩm mang sáng chế và từ việc lixăng, chuyển nhượng bằng độc quyền sáng chế cho người khác. Phần thưởng cho chủ sở hữu sáng chế là lợi ích về tài chính và nhà sáng chế được thúc đẩy để lặp lại quy trình sáng tạo và sáng chế, đầu tư một phần thu nhập của mình cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra sáng chế mới.

Đứng về mặt lợi ích chung của xã hội, ngay cả khi cơ chế bảo hộ độc quyền sáng chế tạo ra khả năng thúc đẩy sự chia sẻ và phân phối những lợi ích có được từ sáng chế thông qua hoạt động cấp li-xăng cho người khác sử dụng trên các phạm vi khu vực địa lí khác nhau của thế giới. Quan trọng hơn, hệ thống bảo hộ độc quyền sáng chế tạo ra một hệ thống lưu trữ thông tin công nghệ dồi dào nhất


tồn tại trên thế giới hiện đại. Theo quy định, để được cấp bằng độc quyền sáng chế, tác giả sáng chế phải tiết lộ thông tin sáng chế cụ thể đến mức người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể hiểu và thực hiện được giải pháp kỹ thuật được đề cập đến trong sáng chế và phải được công bố công khai. Các thông tin này có thể được phục vụ rất hữu hiệu không chỉ cho hoạt động nghiên cứu và thực nghiệm khoa học mà còn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong suốt thời gian sáng chế được bảo hộ. Dựa vào nguồn thông tin sáng chế, có thể xác định được xu hướng phát triển của công nghệ, biết được sự thai nghén hoặc suy tàn của một kỹ thuật nhất định, có thể cho phép xác định được đối thủ cạnh tranh có tiềm lực hay không?...Theo số liệu thống kê của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), hiện nay, trên thế giới đã có trên 50 triệu sáng chế được công bố. Đây là nguồn thông tin đầy đủ, kịp thời về toàn bộ các lĩnh vực kỹ thuật của thế giới (80% thông tin kỹ thuật của thế giới chứa đựng trong nguồn thông tin này, rất nhiều thông tin trong số đó không thể tìm thấy được ở các nguồn thông tin khác). Bằng cách đó, hệ thống bảo hộ độc quyền sáng chế đã đóng góp rất to lớn vào quá trình phát triển nền khoa học kỹ thuật của quốc gia.

1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Như đã phân tích ở trên, sự tồn tại của cơ chế bảo hộ độc quyền sáng chế đem lại những lợi ích thực sự to lớn về mặt kinh tế, xã hội của quốc gia, tạo ra những động lực hiệu quả cho các nhà sáng chế bộc lộ những ý tưởng của mình và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào việc thương mại hoá các ý tưởng đó. Thực tế là ý tưởng đó đã được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài ngày từ thế kỷ XV.

1.1.3.1. Sự hình thành và phát triển pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trên thế giới

Italia được coi là nơi xuất xứ đầu tiên của cơ chế bảo hộ độc quyền sáng chế. Vào năm 1474, đạo luật Venice đã được ban hành, theo đó chính quyền thành phố Venice sẽ tiến hành cấp bằng cho các thiết bị mới và mang tính chất sáng tạo. Đạo luật này ghi nhận: “Trong xã hội chúng ta có những nhà thông thái có khả năng sáng tạo và khám phá ra những cỗ máy thông minh; và tương lai thành phố chúng ta sẽ còn xuất hiện nhiều nhà thông thái như vậy. Nếu có một đạo luật nhằm ngăn chặn những kẻ khác đánh cắp các sản phẩm mới đó từ các nhà thông thái, sẽ còn có càng nhiều nhà thông thái phát hiện ra những cỗ máy mới cho lợi

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí