Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TRÌNH BÀY BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ ...


Học viên: TRẦN TRUNG KIÊN


Hà nội: 2006


MỤC LỤC


Trang

Mục lục 1

Lời nói đầu 4

Chương I Khái quát chung về bảo hộ sáng chế và điều kiện bảo hộ 9

sáng chế

1.1 Tổng quan về sáng chế và bảo hộ sáng chế9

1.1.1 Khái niệm sáng chế 9

1.1.1.1 Định nghĩa sáng chế 9

1.1.1.2 Hình thức sáng chế 10

1.1.1.3 Phân biệt sáng chế với một số đối tượng khác 11

1.1.2 Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 13

1.1.2.1 Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 13

1.1.2.2 ý nghĩa của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với 14 sáng chế

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển các quy định pháp luật về bảo 15 hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

1.1.3.1 Sự hình thành và phát triển pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu 15 công nghiệp đối với sáng chế trên thế giới

1.1.3.2 Sự hình thành và phát triển pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu 17 công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam

1.2 Điều kiện bảo hộ sáng chế 20

1.2.1 Khái niệm điều kiện bảo hộ sáng chế 20

1.2.2 Cơ sở xây dựng điều kiện bảo hộ sáng chế 21

1.2.2.1 Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia bảo hộ và 22 trình độ khoa học kỹ thuật của thế giới

1.2.2.2 Chính sách kinh tế xã hội của quốc gia 23

1.2.3 Nội dung điều kiện bảo hộ sáng chế 25

1.2.3.1 Giải pháp kỹ thuật thuộc phạm vi đối tượng bảo hộ sáng chế 25

1.2.3.2 Giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ sáng chế phải đáp ứng được 27 yêu cầu về điều kiện tính mới

1.2.3.3 Giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ sáng chế phải đạt đến trình 29




độ sáng tạo


1.2.3.4

Giải pháp kỹ thuật phải có khả năng áp dụng công nghiệp hoặc

30


có tính hữu ích


1.2.4

ý nghĩa của điều kiện bảo hộ sáng chế

33

Chương II

Quy định của pháp luật Việt Nam về các điều kiện bảo hộ sáng chế

35

2.1

Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam hiện nay

35

2.1.1

Phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế

35

2.1.2

Điều kiện tính mới của sáng chế

38

2.1.3

Điều kiện trình độ sáng tạo của sáng chế

43

2.1.4

Khả năng áp dụng công nghiệp

47

2.1.5

Các trường hợp ngoại lệ

50

2.2

Quy trình xét nghiệm, đánh giá khả năng bảo hộ của giải pháp kỹ thuật theo các điều kiện bảo hộ sáng chế

54

2.2.1

Thẩm định giải pháp kỹ thuật yêu cầu bảo hộ sáng chế trong

54


giai đoạn xét nghiệm hình thức


2.2.2

Thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện bảo hộ sáng chế của giải pháp kỹ thuật trong giai đoạn xét nghiệm nội dung

57

2.2.2.1

Đánh giá tính mới của giải pháp kỹ thuật

57

2.2.2.2

Đánh giá khả năng đáp ứng trình độ sáng tạo của giải pháp kỹ thuật

59

2.2.2.3

Đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật

62


đăng ký bảo hộ sáng chế


Chương III

Thực tiễn áp dụng và một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế

64

3.1

Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về các điều kiện bảo hộ sáng chế hiện nay

64

3.1.1

Tổng quan chung về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật

64


Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế


3.1.2

Thẩm định các đơn sáng chế nước ngoài có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

67

3.1.3

Thẩm định các giải pháp kỹ thuật nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng

70


chế theo trình tự nộp đơn đầu tiên tại Việt Nam


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Điều kiện bảo hộ sáng chế trong pháp luật Việt Nam - 1


3.2 Một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện 72

3.2.1 Bảo hộ sáng chế đối với cây trồng biến đổi gen 73

3.2.2 Bảo hộ sáng chế đối với chương trình máy tính 74

3.2.3 Xây dựng yêu cầu về tính hữu ích của giải pháp kỹ thuật trở 75 thành một điều kiện bảo hộ sáng chế

3.2.4 Cụ thể hoá tiêu chuẩn đánh giá giải pháp kỹ thuật thông qua 77 các văn bản hướng dẫn và giải thích luật nhằm tăng cường khả

năng thực thi các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế

Kết luận 80

Phụ lục 82

Danh mục các tài liệu tham khảo 86


MỞ ĐẦU


Lịch sử của nhân loại là lịch sử của sự sáng tạo. Con người dựa trên những nền tảng tri thức đã có để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Khởi đầu từ những dạng chữ viết xa xưa ở vùng Lưỡng Hà, bàn tính của người Trung Quốc cổ đại, dụng cụ đo độ cao thiên thể ở Sy-ri, đài quan sát cổ ở Ấn Độ, máy in của Gutenberg, động cơ đốt trong, các loại thảo dược và cách chữa bệnh của phương Đông, công nghệ nanô bán dẫn... chính những hoạt động sáng tạo đã tạo ra khả năng cho loài người đạt đến trình độ tiến bộ công nghệ ngày nay. Nếu như trước đây, các tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn được coi là tiêu chuẩn để so sánh tình trạng kinh tế của các quốc gia với nhau, thì gần đây điều đó không còn đúng nữa. Con người đang ngày càng nhận thức được tầm ảnh hưởng quan trọng của sở hữu trí tuệ đến động lực phát triển kinh tế của quốc gia nói riêng và thế giới nói chung. Nền kinh tế được xây dựng bằng gạch và vữa đang dần được thay thế bằng nền kinh tế của những ý tưởng. Trong nền kinh tế mới, sự thịnh vượng được tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo và nắm những giá trị của tri thức.


Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên, khi mà hiện nay sở hữu trí tuệ đã và đang được coi là vấn đề quan trọng thiết yếu cần phải được xem xét trong việc thiết lập các mối quan hệ quốc tế song phương và đa phương giữa các quốc gia với nhau trên thế giới. Rõ ràng, việc ý thức được những giá trị tiềm ẩn của sở hữu trí tuệ đã và đang thôi thúc mạnh mẽ các quốc gia buộc phải xây dựng các chính sách hợp lý nhằm để bảo vệ các giá trị tri thức và kiềm chế việc đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Đặc biệt đối các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thì bảo hộ sở hữu trí tuệ được coi là một biện pháp hệ trọng, cần thiết, một mặt nhằm để tận dụng triệt để tiềm năng sáng tạo của đất nước và mặt khác là để hòa nhập vào xu thế toàn cầu hóa nói chung.

Trong thế kỷ 20, chúng ta đã chứng kiến hàng loạt các bước tiến công nghệ mang tính chất đột phá. Hoàn toàn có lý khi nói rằng chúng ta đang ở giữa cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba nhờ vào sự phát triển nhanh chóng và sự tương tác giữa sáu công nghệ then chốt là vi điện tử, máy tính, viễn thông, vật liệu mới, rô-bốt và công nghệ sinh học... Tại các quốc gia, những lý thuyết tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng tư bản và các tài nguyên thiên nhiên đang dần dần trở nên lạc hậu và thay vào đó là sự thống nhất chung rằng công nghệ đóng một vai trò quan trọng quyết định trong tăng trưởng kinh tế ngày nay. Bởi vậy, trong các lĩnh vực


của sở hữu trí tuệ bao gồm quyền tác giả và các quyền liên quan, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp... chính sách bảo hộ sáng chế luôn luôn giành được sự quan tâm hàng đầu.

Ý nghĩa căn bản nhất của hệ thống bảo hộ độc quyền sáng chế là nó tạo ra động lực kích thích phát triển kinh tế, công nghệ và thúc đẩy cạnh tranh thông qua việc tác động đến động lực tài chính của hoạt động sáng tạo. Hay nói một cách khác, thông qua lợi ích về tài chính dành cho nhà sáng chế, quy trình sáng tạo được đầu tư và lặp lại, kéo theo những thay đổi khác theo hướng tích cực trong quy trình phát triển kinh tế của quốc gia. Tuy nhiên, độc quyền sáng chế không được trao dựa trên cơ sở tích cực lao động hay chi phí sáng tạo lớn mà được cấp trên cơ sở những điều kiện hết sức nghiêm ngặt về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng. Do vậy, việc xây dựng một hệ thống điều kiện bảo hộ sáng chế hợp lý trong pháp luật của quốc gia có thể coi là chiếc chìa khóa để khởi động quy trình sáng tạo và thông qua đó khởi động sự phát triển kinh tế.


So với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, lịch sử hình thành và xây dựng pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ độc quyền sáng chế nói riêng ở nước ta còn tương đối non trẻ. Khởi đầu từ Nghị định số 31/CP ngày 23 tháng 01 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và sáng chế đến Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006, các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế ở nước ta đã và đang từng bước được hoàn thiện. Cho đến nay, sau hơn hai mươi năm không ngừng bổ sung và phát triển, về cơ bản các quy định liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trong pháp luật Việt Nam đã khá đầy đủ và toàn diện. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít các quy định không hợp lý, có phần phức tạp đã và đang gây ra những khó khăn trong quá trình áp dụng và thực thi trên thực tế.


Thời gian vừa qua, việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về Sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nói riêng ở nước ta đã và đang giành được sự quan tâm hết sức đáng kể từ phía các cấp, các ngành. Cùng với Chương trình hành động về sở hữu trí tuệ được phát động từ ngày 01 tháng 01 năm 2000 với mục tiêu tổng quát là làm cho hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Hiệp định TRIPS, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của tiến trình hội nhập quốc tế, trực tiếp và chủ yếu là gia nhập tổ


chức Thương mại thế giới (WTO) trong năm tới, chúng ta cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau liên quan đến quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Một số nghiên cứu về các vấn đề chung của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ; lịch sử phát triển của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; tìm hiểu về hai lĩnh vực của sở hữu trí tuệ là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Một số công trình nghiên cứu đi vào phân tích các khía cạnh riêng biệt của quyền sở hữu trí tuệ như vấn đề bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan khi Việt Nam gia nhập Hiệp ước Bern, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp... Trong khi đó, còn rất ít các nghiên cứu tập trung khai thác về các khía cạnh lý luận và thực tiễn của cơ chế bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, nếu không muốn nói là gần như còn đang bị bỏ ngỏ.


Theo các báo cáo hàng năm của Cục sở hữu trí tuệ, cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp về việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế ở nước ta, số lượng các đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế nộp tại Việt Nam đang ngày càng có dấu hiệu tăng lên đáng kể. Nếu như năm 1990, chỉ có 79 đơn đăng ký bảo hộ sáng chế thì đến năm 1996, ngay sau khi Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực, con số này đã lên đến 1008 đơn. Đến năm 2005, số lượng đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế nộp tại Việt Nam là 1947 đơn, và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng mạnh vào năm 2006. Theo quy định của pháp luật, thời gian xét nghiệm nội dung cho một giải pháp kỹ thuật kể từ khi có yêu cầu xét nghiệm nội dung là 12 tháng. Trong khi đó, thực tế xét nghiệm nội dung sáng chế còn nhiều bất cập. Nhiều báo cáo tra cứu sáng chế và báo cáo xét nghiệm sáng chế còn phụ thuộc vào các kết luận của các cơ quan sáng chế nước ngoài. Quan điểm tiếp cận khả năng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế của giải pháp kỹ thuật còn nhiều điểm tranh cãi, chưa thống nhất... dẫn đến tình trạng việc xét nghiệm nội dung của nhiều giải pháp kỹ thuật đăng ký bảo hộ sáng chế bị kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người nộp đơn. Nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến tình trạng nói trên, một phần là do chúng ta chưa xây dựng được một nền tảng lý luận và thực tiễn vững chắc cho việc xây dựng các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế, và mặt khác, chúng ta chưa có một quan điểm tiếp cận điều kiện bảo hộ sáng chế một cách thống nhất và có hiệu quả.


Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của điều kiện bảo hộ sáng chế, từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế và việc xét nghiệm sáng chế theo điều kiện tiểu chí bảo hộ sáng chế.


Từ mục đích nghiên cứu như vậy, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:


- Làm rõ bản chất pháp lý của điều kiện bảo hộ sáng chế, đánh giá vai trò của nó trong hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế cũng như ý nghĩa của nó đối với việc thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật ở nước ta.


- Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế và quy trình xét nghiệm các giải pháp kỹ thuật theo các điều kiện bảo hộ sáng chế để chỉ ra các ưu điểm cũng như những bất cập và hạn chế của nó.


- Dựa trên sự phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hướng tới việc hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ sáng chế và xét nghiệm các giải pháp kỹ thuật theo điều kiện bảo hộ sáng chế.


Kết cấu của Luận văn bao gồm ba chương, cụ thể như sau:

Chương I, với tiêu đề Khái quát chung về bảo hộ sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế, tác giả xin trình bày nội dung lý luận cơ bản về bảo hộ sáng chế và điều kiện bảo hộ sáng chế. Trong Chương này, trên cở sở nêu và phân tích một cách khái quát các vấn đề khoa học về sáng chế và bảo hộ sáng chế, tác giả làm rõ khái niệm, nội dung, bản chất pháp lý của điều kiện bảo hộ sáng chế cũng như vị trí và vai trò của nó trong các quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế nói chung.

Chương II có tiêu đề: Quy định của pháp luật Việt Nam về các điều kiện bảo hộ sáng chế. Trong nội dung Chương này, tác giả trình bày, phân tích và đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về các điều kiện bảo hộ sáng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023