Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN MINH TRANG


ĐIềU KIệN BảO Hộ SáNG CHế THEO PHáP LUậT VIệT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Điều kiện bảo hộ sáng chế theo pháp luật Việt Nam - 1


NGUYỄN MINH TRANG


ĐIềU KIệN BảO Hộ SáNG CHế THEO PHáP LUậT VIệT NAM


Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 60 38 01 03


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ QUẾ ANH

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


NGUYỄN MINH TRANG

MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SÁNG CHẾ VÀ ĐIỀU KIỆN

BẢO HỘ SÁNG CHẾ 4

1.1. Khát quát chung về sáng chế 4

1.1.1. Khái niệm 4

1.1.2. Đặc điểm sáng chế 6

1.2. Phân biệt sáng chế với một số đối tượng khác 8

1.2.1. Phân biệt sáng chế với phát minh 8

1.2.2. Phân biệt sáng chế với mẫu hữu ích/giải pháp hữu ích 10

1.2.3. Phân biệt sáng chế với bí mật kinh doanh 11

1.3. Khái quát chung về điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 13

1.3.1. Khái niệm điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với

sáng chế 13

1.3.2. Vai trò của điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với

sáng chế 20

1.3.3. Điều kiện bảo hộ sáng chế theo Điều ước quốc tế và pháp luật

một số quốc gia trên thế giới 24

Kết luận Chương 1 31

Chương 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN

HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 32

2.1. Phạm vi các đối tượng được bảo hộ sáng chế 32

2.1.1. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật 32

2.1.2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế 35

2.2. Điều kiện có tính mới 39

2.2.1. Khái niệm 39

2.2.2. Cách xác định 41

2.3. Điều kiện có trình độ sáng tạo 48

2.3.1. Khái niệm 48

2.3.2. Cách xác định 50

2.4. Điều kiện có khả năng áp dụng công nghiệp 57

2.4.1. Khái niệm 57

2.4.2. Cách xác định 60

Kết luận chương 2 63

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ SÁNG CHẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT 64

3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ

sáng chế 64

3.1.1. Những kết quả đạt được 64

3.1.2. Những tồn tại, hạn chế 69

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện

bảo hộ sáng chế 76

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản về điều kiện kiện bảo hộ sáng chế 76

3.2.2. Tăng cường hiệu quả của hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm

quyền về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế 79

3.2.3. Nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền công nghiệp đối với sáng chế 80

3.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao các hoạt động hỗ trợ, bổ trợ,

hợp tác quốc tế 81

Kết luận chương 3 85

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ (KH & CN) cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ KH & CN trong cả nước, tiềm lực KH & CN đã được tăng cường, KH & CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, trình độ KH & CN của nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực; năng lực sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. KH & CN nước ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của KH & CN và kinh tế tri thức trên thế giới.

Thách thức lớn nhất trong phát triển kinh tế- xã hội của nước ta hiện nay là sự yếu kém về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp của nền kinh tế, dẫn đến nguy cơ kéo dài tình trạng tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực và khó có thể thực hiện được mục tiêu CNH, HĐH. Điều này đòi hỏi KH & CN phải góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Để thực hiện mục tiêu trên, một trong những biện pháp mà Đảng và nhà nước ta đang thực hiện là khuyến khích hoạt động sáng tạo thông qua hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.

Ý nghĩa căn bản của việc bảo hộ độc quyền sáng chế là nó tạo ra động lực kích thích phát triển kinh tế, công nghệ và thúc đẩy cạnh tranh thông qua

việc tác động đến động lực tài chính của hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, độc quyền sáng chế không được trao trên cơ sở tích cực lao động hay chi phí sáng tạo lớn mà được cấp trên cơ sở những điều kiện hết sức nghiêm ngặt về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Do vậy, việc xây dựng một hệ thống điều kiện bảo hộ sáng chế hợp lý trong pháp luật của quốc gia có thể coi là chìa khóa để khởi động quy trình sáng tạo và thông qua đó kích thích sự phát triển kinh tế.

So với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, lịch sử hình thành và xây dựng pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ độc quyền sáng chế nói riêng ở nước ta còn tương đối non trẻ. Khởi đầu từ Nghị định số 31/CP ngày 23-01-1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và sáng chế đến Luật sở hữu trí tuệ năm 2006, các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế ở nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện.

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế đang có bước chuyển mình mạnh mẽ sang thời kỳ hậu công nghiệp, nền kinh tế trí thức đang dần được hình thành thì vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng càng quan trọng. Có thể nói số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và số bằng sáng chế đã được cấp đã trở thành một tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển khoa học công nghệ cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế của một quốc gia.

Với ý nghĩa thực tiễn và lý luận quan trọng đó, tác giả chọn đề tài Điều kiện bảo hộ sáng chế theo quy định pháp luật Việt Nam là đề tài luận văn của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của điều kiện bảo hộ sáng chế, từ đó đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023