Rủi Ro Đến Từ Phía Khách Hàng Và Quá Trình Thẩm Định Dự Án


hợp đồng cho thuê tài chính sẽ có những biến đổi trải qua từng thời kỳ do sự thay đổi từ môi trường vĩ mô.

5.2. Rủi ro đến từ phía khách hàng và quá trình thẩm định dự án

Sự gia tăng không ngừng của số lượng các doanh nghiệp tạo ra một môi trường hấp dẫn cho hoạt động cho thuê tài chính nhưng cũng đồng nghĩa với đó là sự gia tăng mức độ rủi ro. Với một số lượng lớn các doanh nghiệp thì quá trình xét duyệt, thẩm định dự án, thu thập và xử lý thông tin nhiều khi kém hiệu quả nên khi dự án đi vào hoạt động khó tránh khỏi việc không thu hồi được vốn đúng kế hoạch, thua lỗ, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn và rủi ro không thu hồi được vốn gốc và lãi đối với các công ty cho thuê tài chính là rất lớn. Chính vì thế việc phân loại khách hàng đóng một vai trò hết sức quan trong đối với hoạt động cho thuê tài chính. Việc phân loại này phải dựa trên việc phân tích tài chính với các chỉ tiêu phản ánh trung thực và đầy đủ hoạt động của doanh nghiệp như khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán nợ… chứ không phải chỉ là con số lợi nhuận cuối cùng. Việc phân tích này sẽ giúp các công ty cho thuê tài chính có được hiểu biết sâu sắc về khách hàng, từ đó có thể hạn chế được các rủi ro mất lợi nhuận do việc cho thuê đối với những công ty không đủ năng lực tài chính.‌

III. THỰC TRẠNG PHÁT HUY CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

1. Chủ thể cung cấp dịch vụ CTTC tại Việt Nam

Theo luật pháp hiện hành chủ thể cung cấp dịch vụ CTTC trên thị trường CTTC Việt Nam là các công ty CTTC. Các tổ chức tín dụng trung gian khác như ngân hàng thương mại, công ty tài chính không được cung cấp hoạt động CTTC trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng có thể làm đại lý cho các công ty CTTC trong quá trình triển khai dịch vụ. Sau khi Nghị định 64/CP của chính phủ ban hành ngày 09/10/1995 đến nay đã có 12 công ty CTTC lần lượt ra đời và hoạt động ở Việt Nam. Trong đó có 6 công ty cho


thuê tài chính thuộc các Ngân hàng thương mại quốc doanh, 4 công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài và 2 công ty trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần.


Bảng 5. Các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam


STT

Tên công ty

Năm thành lập

Vốn điều lệ

1

Cty CTTC Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

1998

100 tỷ VND

2

Cty CTTC Ngân hàng Công Thương Việt Nam

1998

300 tỷ VND

3

Cty CTTC I Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam

1998

150 tỷ VND

4

Cty CTTC II Ngân hàng NN&PTNN Việt Nam

1998

350 tỷ VND

5

Cty CTTC I Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

1998

200 tỷ VND

6

Cty CTTC II Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

2005

150 tỷ VND

7

Cty CTTC Quốc tế Việt Nam

1996

5 triệu USD

8

Cty CTTC Kenxim Việt Nam

2000

13 triệu USD

9

Cty CTTC ANZ – VTRAC

2000

5 triệu USD

10

Cty CTTC Quốc tế Chailease

2006

10 triệu USD

11

Cty CTTC Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín

2006

150 tỷ VND

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 8



12

Cty CTTC Ngân hàng Á Châu

2007

100 tỷ VND

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

2. Tình hình hoạt động của các công ty cho thuê tài chính hiện nay

2.1. Cơ cấu cho thuê tài chính

Dịch vụ CTTC cũng được cung cấp giống như bất kỳ một loại hàng hóa khác trên thị trường. Theo đó, để hoạt động có hiệu quả cao và đạt được mục tiêu đề ra thì công ty CTTC phải xác định được rõ đối tượng mà mình hướng tới. Qua nghiên cứu cầu thị trường CTTC theo thành phần khách hàng thuê và theo tài sản thuê các công ty cho thuê tài chính sẽ có được chiến lược khách hàng và sản phẩm đúng đắn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Cơ cấu khách hàng theo thành phần kinh tế của các công ty CTTC được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 6. Cơ cấu khách hàng theo thành phần kinh tế của các công ty CTTC

Đơn vị: tỷ đồng


Thành phần kinh tế

2006

2007

Dư nợ

Tỷ trọng

Dư nợ

Tỷ trọng

DN Nhà nước

1.275

14,5%

1.592

12,2%

DN Ngoài quốc doanh

Trong đó:

7.522

85,5%

11.462

87,8%

1) Cty cổ phần và TNHH

4.222

48%

6.788

52%

2) Cty Tư nhân

2.729

31%

3.785

29%

3) HTX và Hộ GĐ

571

6,5%

889

6,8%

Tổng

8.797

100%

13.054

100%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Từ số liệu trên ta thấy rằng đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ CTTC của các công ty CTTC ngày càng mở rộng tới mọi thành phần kinh tế không chỉ có các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ mà còn có cả hợp tác xã, hộ


gia đình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ của nhóm khách hàng hợp tác xã và hộ gia đình còn rất khiêm tốn. Trong những năm đầu hoạt động các công ty CTTC thường chú trọng khai thác và thỏa mãn nhu cầu khách hàng lớn là các doanh nghiệp nhà nước và là khách hàng truyền thống của các ngân hàng mẹ. Với bản chất của nghiệp vụ CTTC là tài trợ vốn trung dài hạn cho việc đổi mới máy móc thiết bị mà nhu cầu này lại rất lớn ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Cho nên theo thời gian hoạt động cơ cấu đối tượng khách hàng của các công ty CTTC cũng đã thay đổi. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế khi mà nhà nước đang có chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, cho nên số lượng các doanh nghiệp nhà nước giảm dần. Cùng với nó là sự tăng lên không ngừng các công ty cổ phần và công ty TNHH với qui mô vừa và nhỏ. Tính đến năm 2007 dư nợ của khách hàng là các công ty cổ phần, TNHH và công ty tư nhân chiếm 81% tổng dư nợ của toàn thị trường. Diễn biến này cho thấy thị trường CTTC Việt Nam đã vận động đúng định hướng đáp ứng được một phần không nhỏ nhu cầu vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội nhập.

Cơ cấu khách hàng theo ngành nghề sản xuất được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 7. Cơ cấu khách hàng theo ngành nghề sản xuất

Đơn vị tính: tỷ đồng


STT

Loại tài sản

Dư nợ

2006

Tỷ

trọng

Dư nợ

2007

Tỷ

trọng

1

MMTB sản xuất CN

2.331

26,5%

3.655

28%

2

MMTB ngành GTVT và thông

tin

3.237

36,8%

6.004

46%

3

MMTB xây dựng

1.759

20%

1.566

12%



4

MMTB nông lâm ngư nghiệp

774

8,8%

1.174

9%

5

MMTB ngành khác

696

7,9%

655

5%

6

Tổng

8.797

100%

13.054

100%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Biểu đồ 1. Cơ cấu khách hàng theo ngành nghề sản xuất



MMTB sản xuất CN


MMTB ngành GTVT, thông tin

MMTB xây dựng MMTB NLNN

MMTB ngành khác

2007



2006


0% 50% 100%


Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Thực tế cho thấy nhu cầu trang bị các máy móc thiết bị hiện đại bằng CTTC có ở trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Theo số liệu mới nhất về cơ cấu khách hàng phân theo ngành nghề sản xuất năm 2007, tài sản cho thuê chủ yếu tập trung vào các ngành giao thông vận tải và thông tin (46%), ngành công nghiệp (30%), sau đó là các loại máy móc thi công trong ngành xây dựng, còn các loại máy móc thiết bị phục vụ trong các ngành khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (10%). Như vậy ta thấy so với năm 2006 tỷ lệ cho thuê máy móc thiết bị trong ngành sản xuất công nghiệp và ngành giao thông vận tải, thông tin đã tăng lên đáng kể, chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng hai ngành này trong năm 2006 là 63.3% thì đến năm 2007 đã lên tới 74%. Tỷ trọng dư nợ trong ngành nông lâm ngư nghiệp còn thấp đòi hỏi các công ty CTTC cần có những chiến lược mới để khai thác cầu trong phân ngành này, điều đó sẽ thể hiện được sự phát triển đúng hướng của thị trường CTTC là một kênh dẫn vốn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.


2.2. Tổng dư nợ và tốc độ tăng trưởng

Bảng phụ lục tăng trưởng tổng dư nợ qua các năm cho thấy qui mô thị trường trong vòng 5 năm qua không ngừng tăng lên với tốc độ tăng rất mạnh. Tổng dư nợ CTTC năm 2003 đạt 4.321 tỷ VND thì đến năm 2007 đã đạt

13.054 tỷ VND, mức tăng trưởng năm 2007 so với năm 2006 đạt gần 50% cho thấy thị trường đã có những bước phát triển vượt bậc qui mô ngày càng mở rộng.

Bảng 8: Tổng dư nợ cho thuê tài chính của các công ty cho thuê tài chính

Đơn vị: triệu đồng


T T

Tên công ty

Dư nợ 2005

Dư nợ 2006

So sánh 06/05

Dư nợ 2007

So sánh 07/06

Mức tăng

Tỷ lệ

Tỷ trọng

Mức tăng

Tỷ lệ

Tỷ trọng


1

Cty CTTC NH

Ngoại

Thương


731.328


1.028.32

2


296.99

4


41

%


42%


978.663


-49.659


-5%


-1%


2

Cty CTTC NH

Công

Thương


819.318


625.154

- 194.16

4

- 24

%


-27%


812.515


187.361


30

%


5%


3

Cty CTTC NH

NN& PTNN I


1.415.28

9


1.206.39

3


- 208.89

6


- 15

%


-29%


1.938.568


732.175


61

%


19%


4

Cty CTTC NH

NN& PTNN II


2.593.00

0


3.185.92

0


592.92

0


23

%


84%


4.754.184


1.568.26

4


49

%


40%


5

Cty CTTC

NH Đầu Tư I


889.000


931.690


42.690


5%


6%


1.195.364


263.674

28

%


7%


6

Cty CTTC

NH Đầu tư II


409.000


459.563


50.563

12

%


7%


813.159


353.596

77

%


9%


7

Cty CTTC

Quốc tế VN


495.812


547.004


51.192

10

%


7%


755.604


208.600

38

%


5%

8

Cty CTTC

708.360

769.873

61.513

9%

9%

1.460.354

690.481

90

%

18%




Kenxim











9

Cty CTTC ANZ -

VTRAC


27.738


43.058


15.320

55

%


2%


31.178


-11.880

- 28

%


0%


10

Cty CTTC

Chaileas e


-


-


-


-


-


173.582


-


-


-


11

Cty CTTC

NH Sài Gòn TT


-


-


-


-


-


140.961


-


-


-

12

Tổng

8.088.84

5

8.796.97

7

708.13

2

9%

100

%

13.054.13

2

3.942.61

2

45

%

100

%

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Đi sâu vào phân tích thị phần của các công ty CTTC qua các năm ta thấy khối các công ty tài chính thuộc ngân hàng quốc doanh thì công ty CTTC NH NN & PTNN II có số dư nợ cao nhất so với khối cũng như toàn ngành đạt 2593 tỷ đồng năm 2005, 31865 tỷ đồng năm 2006 với tỷ lệ tăng trưởng là 23% và đến năm 2007 là 4754 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2006 là 49%. Tiếp đến là công ty CTTC NH NN & PTNN I đạt trên 1415 tỷ đồng năm 2005, 1206 tỷ đồng năm 2006 (tỷ lệ tăng trưởng là -15%), và đến năm 2007 là hơn 1939 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng 61%. Trong khối các công ty tài chính vốn đầu tư nước ngoài thì công ty CTTC Kenxim là công ty có số dư nợ lớn nhất đạt hơn 708 tỷ đồng năm 2005, hơn 769 tỷ đồng năm 2006 với mức tăng trưởng 9%, và đến năm 2007 số dư nợ đạt trên 1460 tỷ với mức tăng trưởng cao nhất toàn ngành đạt 90%. Cho đến năm 2007 thì 2 công ty CTTC NH NN & PTNN I và II chiếm tỷ trọng lớn nhất toàn ngành lần lượt là 40% và 19%.

Xét toàn ngành thì mức tăng trưởng năm 2007 so với 2006 đã đạt 45%, với mức tăng tuyệt đối đạt 4257 tỷ đồng. Trong khi đó mức tăng trưởng năm 2006 so với năm 2005 chỉ đạt gần 10% với mức tăng tuyệt đối là 708 tỷ đồng. Có thể thấy năm 2007 mức tăng là đột biến cao nhất từ trước đến nay.

Từ kết quả này cho thấy thị trường dịch vụ CTTC đang ngày càng phát triển được doanh nghiệp biết đến và sử dụng để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh và qua đó qui mô hoạt động của các công ty không


ngừng mở rộng. Tuy nhiên theo đánh giá của các nhà phân tích kinh tế thì mức dư nợ chưa cân xứng với tiềm năng của thị trường CTTC. Qua khảo sát tại một số doanh nghiệp đi thuê cho thấy việc cân nhắc và đi đến quyết định lựa chọn phương thức thuê tài chính không hoàn toàn dưa trên sự hiểu biết về những tiện ích và ưu thế mà phương thức tài trợ này đem lại cho họ. Nhiều doanh nghiệp còn đồng nhất phương thức tài trợ này với đi vay ngân hàng và căn cứ đánh giá của họ để lựa chọn nguồn tài trợ là lãi suất cho vay của ngân hàng và lãi suất CTTC. Họ chỉ thấy lãi suất CTTC cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại mà không thấy được những lợi thế khác mà dịch vụ này đem lại. Với nhận thức như vậy, nhiều doanh nghiệp chỉ thuê tài chính sau khi bị từ chối cho vay ở ngân hàng thương mại do không có tài sản đảm bảo tiền vay và nhu cầu vay vốn lớn hơn giá trị của tài sản đảm bảo tiền vay. Thực tế cho thấy trong một số trường hợp do những phức tạp trong thủ tục xét duyệt tài trợ của ngân hàng thương mại như quá trình thẩm định hồ sơ xin vay vốn mất thời gian hoặc do giấy tờ chứng minh tính pháp lý của tài sản đảm bảo tiền vay không rõ ràng mà ngân hàng đã chậm trễ trong việc phán quyết cho vay từ đó làm cho các doanh nghiệp đi vay bị bỏ lỡ cơ hội trong sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp đó kênh tài trợ CTTC tỏ ra ưu việt hơn có thể đáp ứng kịp thời cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp cho dù chi phí sử dụng vốn cao hơn. Một số doanh nghiệp khác hiểu rõ hơn về dịch vụ CTTC thường chọn phương thức tài trợ bằng CTTC để trang bị tài sản cố định và vay ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu vốn lưu động. Một số doanh nghiệp còn bán tài sản cố định của mình cho công ty tài chính rồi thuê lại qua phương thức bán & tái thuê trong trường hợp cần bổ sung vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.

Bảng 9. Tăng trưởng dư nợ

Đơn vị: Tỷ đồng


Năm

2003

2004

2005

2006

2007

Tổng dư nợ

4.321

6.557

8.089

8.797

13.054

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022