Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 11


Sản phẩm chủ yếu hiện nay của các công ty CTTC là CTTC 2 bên, 3 bên và bán và tái cho thuê. Sự cạnh tranh giữa các công ty chủ yếu là cạnh tranh về lãi suất cho thuê. Tuy nhiên, khi sự cạnh tranh ngày càng gia tăng, lãi suất thấp sẽ không còn là công cụ cạnh tranh mang lại hiệu quả cao nữa. Ngược lại, cần phải có giải pháp đồng bộ mà một trong số đó phải là vận dụng lịnh hoạt các phương thức CTTC nhằm làm đa dạng hóa sản phẩm CTTC, đáp ứng được đa dạng hơn nhu cầu của khách hàng, từ đó mở rộng được các đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả của hoạt động CTTC. Các công ty cho thuê nên mở rộng nghiệp vụ cho thuê sang những phương thức mới:

+ Cho thuê hợp vốn: có một thực tế là vốn tự có của các công ty CTTC hiện nay đều thấp thường dao động từ 100 đến 300 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa là các công ty này chỉ có thể thực hiện được các hợp đồng tài trợ từ 30 đến 90 tỷ đồng, nhiều hợp đồng lớn sẽ bị bỏ qua. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, hoạt động đầu tư được đẩy mạnh, đặc biệt là đầu tư xây dựng cơ bản, nhiều công trình xây dựng lớn được thực hiện đòi hỏi nhiều loại máy móc thiết bị, trong đó có các máy móc thiết bị có giá trị lớn. Trước thực trạng đó, các công ty CTTC nên liên kết với nhau để cùng đồng tài trợ các hợp đồng có giá trị lớn.

Mỗi công ty nhiều khi lại có thế mạnh riêng về lĩnh vực nào đó, vì vậy sẽ rất có lợi nếu các công ty liên kết lại với nhau đồng cho thuê một dự án. Các thành viên góp vốn để đồng cho thuê một dự án với các mức góp vốn nhất định do các công ty thỏa thuận. Khi thực hiện đồng cho thuê với một khách hàng trong một lĩnh vực cụ thể nào đó thì công ty nào có kinh nghiệm và thế mạnh về lĩnh vực đó thì nên làm công ty đầu mối.

Với việc đồng tài trợ cho một dự án lớn như vậy, các công ty này không chỉ tăng thêm được lượng khách hàng, được tham gia vào các thương vụ lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn giúp tăng thêm uy tín và thương hiệu của công ty, giúp các công ty mở rộng quan hệ hợp tác và học hỏi lẫn nhau.


+ Cho thuê giáp lưng: các doanh nghiệp thuê tài chính không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng hết thời gian sử dụng hữu ích của máy móc, thiết bị nên khi hết thời hạn thuê mà bên đi thuê không thuê tiếp thì máy móc đó khó có thể cho thuê tiếp được. Khi áp dụng phương thức cho thuê giáp lưng, trong trường hợp bên đi thuê không còn nhu cầu thì sẽ tự tìm cho mình một bên thứ hai thuê lại khoảng thời gian còn lại của hợp đồng với công ty cho thuê tài chính. Cách thức này sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế được nhược điểm của hợp đồng 2, 3 bên thông thường trong trường hợp hết nhu cầu sử dụng máy móc mà lại không được hủy ngang hợp đồng. Từ đó khuyến khích và tạo ra một tâm lý an tâm hơn cho các doanh nghiệp khi quyết định thuê mua.

Hợp tác với các công ty tư vấn, công ty dịch vụ kỹ thuật, các nhà cung cấp máy móc thiết bị

Muốn phát triển hơn nữa thị trường CTTC tại Việt Nam hiện nay các công ty CTTC phải xây dựng chiến lược lâu dài cho mình. Một trong số đó là chiến lược hợp tác với các công ty tư vấn, các công ty dịch vụ kỹ thuật. Hợp tác chặt chẽ với các công ty này, các công ty CTTC cũng có thể hợp tác với họ để thiết lập các mạng lưới đại lý dịch vụ bảo hành, bảo trì máy móc thiết bị nhằm nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng, tăng chất lượng dịch vụ và từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh của công ty. Một mạng lưới các nhà cung cấp máy móc thiết bị có uy tín, chất lượng đảm bảo chắc chắn sẽ tạo ra một lợi thế thu hút khách hàng, tạo lợi thể cạnh tranh trên thị trường CTTC nói chung và thị trường tài chính nói riêng.

2.4. Xây dựng chiến lược nguồn vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Trong quá trình hội nhập tài chính tiền tệ quốc tế, khả năng cạnh tranh của các công ty CTTC phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kinh doanh, mức độ an toàn trong hoạt động cũng như năng lực tài chính của các công ty CTTC. Để mở rộng qui mô kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của các công


Dịch vụ cho thuê tài chính. Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập WTO - 11

ty CTTC trên thị trường vốn thì nhất thiết phải tăng vốn tự có, đa dạng hóa nguồn huy động vốn. Các công ty CTTC có thể lựa chọn rất nhiều giải pháp có thể kể đến như:

Phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá khác

Tính đến nay chỉ có duy nhất công ty CTTC quốc tế Việt Nam huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu còn các công ty khác chưa huy động vốn dưới hình thức này.

Công ty CTTC có thể phát hành trái phiều dưới nhiều hình thức như trả lãi trước, trả lãi có kỳ hạn, trái phiếu có thể chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố và có thể bán trên thị trường thứ cấp, từ đó tăng tính hấp dẫn trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng.

Huy động tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên

Hoạt động của công ty CTTC với quy mô nhỏ, số lượng ít nên chưa chiếm được thị phần lớn trong thị trường tài chính. Mặt khác, công ty CTTC chưa khai thác mạnh mẽ các dịch vụ phi ngân hàng không làm dịch vụ thanh toán nên những người có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi họ thường tìm đến ngân hàng thương mại. Vì vậy để huy động được nguồn vốn này các công ty CTTC phải tiến hành quảng cáo quảng bá đại chúng về dịch vụ cho thuê mới và xây dựng một quy trình nghiệp vụ huy động vốn cùng với đội ngũ cán bộ trẻ, dịch vụ huy động vốn nhanh gọn, tốc độ phục vụ ân cần, chu đáo thuận lợi cho khách hàng gửi tiền. Để cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại trên cùng một địa bàn các công ty CTTC có thể áp dụng nhiều hình thức huy động vốn hấp dẫn: lãi suất huy động tăng phụ thuộc vào số tiền gửi, tiền gửi bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, lãi suất tính theo giá vàng.

Khai thác nguồn hàng trả chậm từ các nhà cung cấp nước ngoài

Các công ty CTTC thiết lập một mạng lưới cung cấp tài sản cho thuê từ các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài. Qua mạng lưới này bằng hình thức mua hàng trả chậm các công ty CTTC thu hút khai thác được nguồn vốn


nước ngoài. Hoạt động này có thể khai thác bằng hình thức tín dụng thương mại và các công ty CTTC đi vay để cho thuê dưới dạng tài sản. Cùng với quá trình gia nhập AFTA, kí hiệp định thương mại Việt – Mỹ, gia nhập WTO thì chính sách mở cửa lộ trình cắt giảm thuế đã thỏa ước sẽ tạo ra một luồng đầu tư mới, hàng hóa nước ngoài tràn ngập Việt Nam. Nhờ vào lợi thế so sánh, trình độ công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao làm chi phí, giá thành sản phẩm thấp nên các nhà cung cấp nước ngoài thực hiện bán hàng trả chậm cho các công ty CTTC Việt Nam. Một mặt giúp các công ty CTTC tăng được nguồn vốn kinh doanh, tăng khả năng đáp ứng tài sản cho thuê cho thị trường. Mặt khác bên thuê cũng được hưởng lợi vì phí cho thuê có khả năng giảm do chi phí sử dụng vốn của các công ty CTTC giảm, tài sản cho thuê đa dạng đáp ứng được nhu cầu bên thuê.

2.5. Thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro

Hoạt động kinh doanh không thể tránh được rủi ro bởi vì rủi ro do nguyên nhân khách quan hay chủ quan luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù tài trợ qua hoạt động thuê mua có độ rủi ro thấp hơn một số loại hình tài trợ khác nhưng do tài trợ qua thuê mua thường có thời gian dài với khoản vốn tài trợ không nhỏ thì vấn đề phòng chống rủi ro là rất cần thiết.

Giảm thiểu rủi ro gây ra bởi các yếu tố khách quan như sự biến đổi của lãi suất thị trường và tỷ giá hối đoái.

Trong hoạt động tài chính, rủi ro do biến động của lãi suất thị trường là không thể tránh khỏi, nhưng trong hoạt động cho thuê tài chính có thể chống đỡ được bằng cách sử dụng lãi suất thả nổi có điều chỉnh đối với tiền thuê. Vì vậy khi thỏa thuận giá tiền thuê, công ty cho thuê nên cân nhắc kỹ cơ chế lãi suất mà mình áp dụng.

Sự thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp nhập khẩu các tài sản từ nước ngoài. Biện pháp để giảm thiệt hại do sự thay đổi tỷ giá hối đoái là cho công ty cho thuê tài chính mở thư tín dụng đối với hàng nhập khẩu, xin trả


chậm cho đến khi tính tiền thuê với khách hàng, hoặc giao nhận tay ba giữa nhà cung cấp máy móc thiết bị, công ty cho thuê tài chính và doanh nghiệp đi thuê, sự biến động tỷ giá sẽ ảnh hưởng đến giá thuê vì người thuê phải chịu.

Giảm thiểu rủi ro gây ra từ phía khách hàng và tài sản cho thuê.

Công ty cho thuê tài chính cần tiến hành thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của người thuê tài sản ở các thời kỳ trước, hiện nay và trong thời kỳ tới. Những thông tin có thể đánh giá năng lực kinh doanh của người thuê tài sản như: khả năng tài chính, kết quả kinh doanh, thị phần, uy tín… Căn cứ vào các thông tin tín dụng đối của khách hàng dựa trên cơ sở các khoản thanh toán trong quá khứ của khách, kết hợp với thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau từ đó xây dựng thang điểm an toàn tín dụng và đánh giá đạo đức của người thuê. Số điểm này có thể thay đổi trong quá trình theo dõi, vì vậy cần liên tục cập nhật để tính điểm cộng hay trừ cho họ. Khi số điểm của người thuê thấp tới một mức nhất định thì công ty sẽ ngưng việc giao dịch với họ.

Mặc dù công ty cho thuê tài chính là người sở hữu tài sản trong suốt thời gian cho thuê nhưng người lựa chọn tài sản cho thuê lại là doanh nghiệp thuê tài chính. Do vậy, để phòng tránh các rủi ro về tài sản cho thuê trong trường hợp hợp đồng cho thuê bị phá vỡ, công ty cho thuê tài chính cần phân tích để đánh giá tài sản dự kiến cho thuê trên các khía cạnh: giá mua của tài sản, loại tài sản, công nghệ, chất lượng, tài sản mới hay đã qua sử dụng, thiết kế và tuổi thọ của tài sản, chức năng hoạt động, khả năng vận hành, bảo dưỡng và các dịch vụ cần thiết. Hơn nữa để đảm bảo tài sản cho thuê thì cần phải mua bảo hiểm cho tài sản cho thuê và công ty cho thuê tài chính là người được thụ hưởng. Có như thế công ty cho thuê tài chính mới có thể giảm bớt được rủi ro và tổn thất rủi ro gây ra.

3. Giải pháp đối với bên đi thuê tài chính

Để hoạt động cho thuê tài chính có thể hoạt động hiệu quả và phát triển, vượt qua được các thách thức thời kỳ hội nhập thì không chỉ cần có sự nỗ lực từ phía công ty cho thuê tài chính, sự giúp đỡ của chính phủ mà còn cần phải


có sự phối hợp hoạt động của bên đi thuê tài chính. Bản thân bên đi thuê cũng phải luôn tự hoàn thiện và hoạt động tốt thì thị trường cho thuê mới có thể phát triển được. Chính vì vậy việc đưa ra một số giải pháp đối với bên đi thuê tài chính là rất cần thiết.

Lựa chọn tài sản và phương thức thuê thích hợp

Khi đưa ra yêu cầu thuê tài chính một tài sản, nghĩa là các doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Do đó phải cân nhắc nghiên cứu kỹ trước khi ra quyết định thuê tài chính loại tài sản nào. Hơn nữa, thuê tài chính là thuê dài hạn và có khả năng sở hữu luôn tài sản đó do đó đòi hỏi phải tính tới việc sử dụng lâu dài một loại tài sản và phải tính toán tính đồng bộ của tài sản cùng với tính hiệu quả của phương án đầu tư. Tài sản thuê tài chính có thể là cả một dây chuyền sản xuất có giá trị cao, phải tính đến công suất sử dụng, trình độ công nghệ, tính đồng bộ với các loại máy móc thiết bị khác trong doanh nghiệp. Do đó chọn loại tài sản nào để thuê tài chính, doanh nghiệp có thể nhờ các chuyên gia tư vấn. Họ sẽ tư vấn về chủng loại máy móc, xuất xứ, giá cả và còn có thể tư vấn về phương thức tài trợ phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.

Nâng cao trình độ về khoa học công nghệ và kỹ thuật

Để lựa chọn và sử dụng hiệu quả tài sản thuê tài chính thì việc nâng cao trình độ về khoa học kỹ thuật là việc rất cần thiết. Khi lựa chọn tài sản cho thuê tài chính, chính người thuê là người chọn tài sản vì vậy bản thân họ phải là người hiểu về công nghệ của thiết bị máy móc mà họ chọn thuê. Hơn nữa trong quá trình vận hành máy móc thiết bị đó, để đảm bảo máy được vận hành đúng theo qui trình công nghệ, kỹ thuật thì cũng cần phải hiểu về công nghệ của máy móc thiết bị đó. Từ đó cũng tránh được các rủi ro trong vận hành máy móc thiết bị.


KẾT LUẬN

Gia nhập WTO với những cam kết mở cửa thị trường tài chính ngân hàng thì hoạt động cho thuê tài chính trong nước có nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm, cơ hội liên kết hợp tác với các đối tác nước ngoài trong chuyển giao công nghệ và khai thác thị trường. Nhờ đó nâng cao được hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Hơn thế nữa khi đã gia nhập WTO, thị trường cho thuê tài chính sẽ sôi động nhờ có sự gia nhập của các công ty cho thuê tài chính nước ngoài cùng với đó là sự gia tăng không ngừng của các doanh nghiệp, hứa hẹn một thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động cho thuê tài chính phát triển.

Nhưng cùng với đó thách thức lớn mà các công ty CTTC trong nước phải đối mặt cũng không nhỏ. Đó là hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, không tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình tổ chức tín dụng. Hơn nữa, với làn sóng đầu tư mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trang bị máy móc thiết bị nhà xưởng là rất lớn thế nhưng bản thân các công ty cho thuê tài chính cũng chưa chủ động được năng lực tài chính và phương thức tiếp cận khách hàng cho hiệu quả. Vì thế khi tham gia vào thị trường với áp lực cạnh tranh đến từ nhiều phía và nền kinh tế biến động đầy những rủi ro đòi hỏi các công ty cho thuê tài chính phải có những giải pháp và chiến lược phát triển riêng cho mình để nâng cao năng lực cạnh tranh trong tình hình mới. Đồng thời để các công ty cho thuê tài chính có thể phát triển vững mạnh, vượt qua được những thách thức đó đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ từ phía các công ty cho thuê tài chính trong nước mà còn từ phía cơ quan quản lý nhà nước với vai trò là những người mở đường tạo môi trường pháp lý thông thoáng và đồng bộ phù hợp với những thông lệ quốc tế. Thực hiện tốt những giải pháp này, chắc chắn trong thời gian tới hoạt động cho thuê tài chính sẽ phát triển thành một bộ phận quan trọng của thị trường vốn Việt Nam.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2002), Thông tư 24/2002/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động cho thuê tài chính, Hà Nội.

2. Chính phủ (2001), Nghị định 16/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, Hà Nội.

3. Chính phủ (2005), Nghị định 65/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Bình, (Số 1/2007), Một số thách thức đối với hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng trong tình hình mới, Tạp chí Ngân hàng, trang 20-24

5. Trương Thanh Đức, (Số 8/2008), Không thể có hệ thống ngân hàng lành mạnh nếu như yếu về cơ sở pháp lý, Tạp chí Ngân hàng), trang 28- 34.

6. Lê Minh Hưng, (Số 3+4/2007), Hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào triển khai thực hiện các cam kết gia nhập WTO, Tạp chí Ngân hàng, trang 34-39.

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007), Báo cáo tổng kết kinh doanh của các Công ty cho thuê tài chính, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Thông tư 06/2005/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số nội dung tại Nghị định 16/2001/NĐ-CP và Nghị định 65/20005/NĐ-CP, Hà Nội.

9. Nguyễn Thủy Nguyên (2006), WTO thuận lợi và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động Xã hội

10. Đoàn Minh Lễ, (Số 24/2007), Cho thuê tài chính một kênh đầu tư vốn có hiệu quả cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Ngân hàng, trang 28-42.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí