Căn Cứ Vào Tính Chất Thương Mại Của Dịch Vụ , Người Ta Phân Biệt Dịch Vụ Mang Tính Chất Thương Mại Và Dịch Vụ Không Mang Tính Chất Thương Mại.


40 và khi đó không chỉ bán những hàng sử dụng ngắn hạn (quần áo, đồ vệ sinh), mà còn bán cả những hàng lâu bền (tủ lạnh, đồ điện gia dụng, máy giặt, máy rửa chén đĩa, máy điều hoà không khí, dụng cụ thể thao).

Các kho - cửa hàng: là một doanh nghiệp thương mại hạ giá với khối lượng dịch vụ hạn chế và bỏ mọi thứ rườm rà với mục đích là bán một khối lượng lớn hàng theo giá hạ. Một trong những hình thức đáng chú ý nhất là các kho cửa hàng đồ gỗ. Các cửa hàng đồ gỗ truyền thống từ lâu đã sử dụng cách bán phá giá ngay từ kho khi cần giải toả hàng tồn đọng nhưng chỉ tới năm 1953 biện pháp này mới trở thành một quan niệm thương mại nhờ công sức của anh em Rafl và Leon Lewis. Tới năm 1977, họ đã xây dựng được 61 kho

– cửa hàng trưng bày đồ gỗ.


Cửa hàng giới thiệu sản phẩm bán theo catalô: kết hợp các nguyên tắc bán hàng theo catalô và những nguyên tắc bán hàng hạ giá để tiêu thụ nhiều chủng loại hàng có nhãn hiệu bán chạy, thường là với phụ giá cao. Những cửa hàng này xuất hiện vào cuối những năm 60 và đã trở thành một trong những kiểu bán lẻ tân tiến nhất, gây ra mối đe doạ nhất định đối với cả những cửa hàng hạ giá truyền thống. Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm xuất bản những cuốn catalô nhiều màu sắc với khối lượng phổ biến là tới 500 trang và có phần bổ sung theo mùa, mỏng hơn. Có thể lấy những catalô này ở phòng trưng bày. Ngoài ra, họ còn gửi qua bưu điện cho những khách hàng cũ. Trong catalô có ghi rõ giá quy định chính thức của từng mặt hàng và giá có chiết khấu của nó. Khách hàng có thể đặt hàng qua điện thoại và thanh toán tiền mang đến nhà, hay đến gian trưng bày, trực tiếp xem sản phẩm và mua những thứ có sẵn.

Các cửa hàng giới thiệu sản phẩm bán hàng theo catalô kiếm được tiền nhờ bán những sản phẩm có nhãn hiệu phổ biến toàn quốc, không thuộc loại thời thượng, nhờ thuê mặt bằng ở những khu giá thấp, nhờ giảm được một


phần ba số nhân viên bán hàng, nhờ giảm đến mức tối thiểu khả năng mất cắp vặt những hàng bày trên quầy, cũng như nhờ bán hàng chủ yếu bằng tiền mặt.

1.3.3 Phân loại theo tính chất của gian hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.


Bán lẻ theo đơn đặt hàng qua bưu điện hay điện thoại: là mọi hoạt động tiêu thụ có sử dụng các kênh bưu điện hay đường dây điện thoại để thu nhận đơn đặt hàng và/ hay hỗ trợ đưa hàng đến nhà. Hệ thống bán hàng qua bưu điện đã nảy sinh khi khách hàng bắt đầu gửi đơn đặt hàng cho nhà sản xuất hay người bán hàng qua bưu điện. Năm 1872 có hai cửa hàng loại này, đến năm 1918 cả nước Mỹ đã có khoảng 2500 cửa hàng bán qua bưu điện. Nhưng vào năm 30 và 40 thế kỷ này nhiều người kinh doanh bán lẻ đã thu hẹp hoạt động bán hàng qua bưu điện, vì ở những thị trấn nhỏ và nông thôn đã xuất hiện những xí nghiệp của các mạng lưới cửa hàng, luồng hàng về các điểm dân cư này đã tăng lên và đồng thời số lượng ô tô cũng tăng, đường xá tốt hơn. Nhưng ngày nay việc bán hàng theo đơn đặt hàng qua bưu điện hay điện thoại không những không giảm mà trái lại còn phát triển thêm.

Dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam – cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhậP WTO - 4

Bán lẻ theo đơn đặt hàng qua bưu điện hay điện thoại có một số hình

thức:


- Bán theo đơn đặt hàng căn cứ vào catalô

- Marketing trực tiếp

- Gửi thư trực tiếp

- Bán hàng qua điện thoại


Các máy bán hàng tự động: trong những năm sau chiến tranh việc bán hàng bằng máy tự động đã phát triển với nhịp độ đặc biệt nhanh. Việc bán hàng bằng máy tự động không phải là mới lạ. Có một công trình nghiên cứu đã trích dẫn một cuốn sách viết năm 215 trước Công nguyên đã mô tả thiết bị bán nước tế thần bằng tiền xu ở Ai Cập. Vào những năm 80 của thế kỷ trước,


công ty “Tutti Frutti” đã lắp đặt tại các ga xe lửa những máy tự động đầu tiên để bán kẹo gôm. Các máy tự động ngày nay đã có tính năng ưu việt hơn và sử dụng dễ dàng hơn. Chúng có thể nhận tiền xu hay tiền giấy và trả lại tiền dư. Máy bán hàng đã bán rất nhiều mặt hàng khác nhau, trong đó có những hàng hoá tiêu dùng thường ngày mua theo ngẫu hứng như: thuốc lá, nước ngọt, kẹo, báo, đồ uống lạnh và nóng và những mặt hàng khác như: mỹ phẩm, sách bìa giấy, tập đĩa hát, phim, v.v... Máy bán hàng tự động được đặt ở các nhà máy, cơ quan, cửa hàng lớn, ... Máy bán hàng tự động là một kênh phân phối tương đối đắt và giá bán hàng bằng máy tự động thường cao hơn 15 - 20% giá bán thông thường. Chi phí của người bán khá cao vì các máy tự động nằm rải rác khắp các nơi trên một địa bàn rộng, cần thường xuyên bổ sung hàng, hay hỏng hóc và một số khu vực còn bị mất cắp vặt. Người tiêu dùng chủ yếu khó chịu vì máy hư, không bổ sung hàng kịp thời và không thể trả lại hàng.

Phục vụ đơn đặt hàng có chiết khấu: bộ phận phục vụ đơn đặt hàng có chiết khấu hỗ trợ những nhóm khách hàng đặc biệt, thường là công nhân viên của các tổ chức lớn, như trường học, bệnh viện, đoàn thể, các cơ quan Nhà nước, mua hàng theo giá có chiết khấu của một số người bán lẻ nhất định.

Bán hàng lưu động: hình thức này đã có từ cách đây nhiều thế kỷ. Một trong những người khởi xướng hình thức bán hàng này là công ty “Fuller Brush Company”. Những người tiên phong trong việc bán hàng lưu động là những người bán máy hút bụi của công ty “Electrolux” và những người bán kinh thánh của công ty “Southwestern Company” ở Nashville.

1.3.4 Phân loại theo loại sở hữu cửa hàng


Mạng lưới công ty: các mạng lưới cửa hàng là một trong những hiện tượng quan trọng và đáng kể nhất của ngành thương nghiệp bán lẻ trong thế kỷ 20. Mạng lưới cửa hàng là hai hay nhiều doanh nghiệp thương mại chung một quyền sở hữu và kiểm soát, bán những chủng loại hàng tương tự nhau, có


chung một bộ phận thu mua và tiêu thụ và cũng có thể có hình thức kiến trúc như nhau.

Tính chất cùng chung quyền sở hữu và kiểm soát là tính chất cơ bản, nổi bật của mạng lưới công ty. Các cửa hàng trong mạng lưới bán các chủng loại hàng tương tự. Đại bản doanh giữ vai trò quyết định trong việc xác định chủng loại hàng hoá của các cửa hàng, trong việc đặt mua hàng với khối lượng lớn nhằm được hưởng chiết khấu về số lượng, trong việc phân phối hàng hoá cho từng cửa hàng, trong việc soạn thảo chính sách giá cả, khuyến khích và những quy chế bán hàng mà tất cả các cửa hàng bắt buộc phải thi hành. Và cuối cùng để tạo cho mỗi cửa hàng của mình có một bộ mặt khác biệt và dễ nhận biết, thường các mạng lưới trang trí chung theo một phong cách kiến thức thống nhất.

Các hợp tác xã tiêu thụ: là một công ty bán lẻ thuộc quyền của chính những người tiêu dùng. Hợp tác xã tiêu thụ nảy sinh khi dân cư của một cộng đồng nào đó đều đi đến kết luận rằng hoặc là họ không được những người bán lẻ địa phương phục vụ đúng mức, hoặc là những người bán lẻ đó đòi giá quá cao, hoặc là bán những hàng hoá phẩm chất kém. Trong trường hợp này, dân cư chung tiền để mở cửa hàng riêng của mình, cùng xác định những nguyên tắc hoạt động cho cửa hàng và bầu các thành viên của ban quản trị. Cửa hàng có thể hoặc là định giá thấp, hoặc là bán theo giá bình thường và chia lợi tức cho các xã viên tuỳ theo khối lượng hàng mà họ đã mua.

Tổ chức của những người có quyền ưu đãi: tổ chức này là sự liên kết theo hợp đồng giữa những người chủ sở hữu quyền ưu đãi (có thể là nhà sản xuất, người bán sỉ hay tổ chức dịch vụ) và những người được hưởng quyền ưu đãi (những nhà kinh doanh độc lập, mua quyền sở hữu một hay một số điểm của hệ thống hoạt động trên cơ sở quyền ưu đãi đó). Điểm khác biệt cơ bản của các tổ chức những người được quyền ưu đãi so với các liên kết theo hợp


đồng khác (các mạng lưới tự nguyện và hợp tác xã bán lẻ) là ở chỗ cơ sở của những tổ chức như vậy thường là một mặt hàng độc đáo nào đó, một dịch vụ độc đáo, một phương pháp hoạt động kinh doanh, tên thương mại, uy tín hay giấp phép của chủ sở hữu quyền ưu đãi.

Các tập đoàn bán lẻ: là một công ty dạng tự do hợp nhất một số doanh nghiệp thuộc các hướng khác nhau và hình thức bán lẻ khác nhau vào một mối với sự nhất thể hoá một phần các chức năng phân phối và quản lý.

1.3.5 Phân loại theo mức độ tập trung các cửa hàng


Khu vực kinh doanh trung tâm: hình thức tập trung cơ bản các cửa hàng bán lẻ trước đầu những năm 50 là tập trung chúng vào những khu kinh doanh trung tâm và chủ yếu ở các thành phố lớn. Sau đó vào những năm 50 có sự di chuyển dân cư ra ngoại ô.

Các trung tâm thương mại khu vực: Trung tâm thương mại là một nhóm các doanh nghiệp thương mại được quy hoạch, xây dựng và quản lý như một tổng thể thống nhất, phù hợp về địa điểm, quy mô và kiểu cửa hàng đối với khu vực thương mại mà chúng phục vụ và đảm bảo trong phạm vi địa bàn của mình những bãi đậu xe tương ứng với các kiểu và quy mô của những cửa hàng nằm ở đó.

Các trung tâm thương mại quận, huyện: thường các trung tâm này có một cửa hàng đầu đàn – thông thường là chi nhánh của cửa hàng bách hoá tổng hợp hay cửa hàng tạp hoá. Trong thành phần của trung tâm thương mại quận, huyện cũng có thể có siêu thị, cửa hàng phục vụ tiêu dùng thường ngày và các cơ quan chuyên nghiệp.

Các trung tâm thương mại phường, xã: bán các mặt hàng tiêu dùng thường ngày với một cửa hàng đầu đàn kiểu siêu thị và một số xí nghiệp dịch vụ như hấp, giặt là, sửa chữa giầy dép và trang điểm. Khác với các trung tâm


thương mại lớn, trung tâm thương mại phường, xã thường là một nhóm các cửa hàng không bố trí theo hệ thống.

2. Dịch vụ bán lẻ của siêu thị


2.1 Định nghĩa và đặc điểm của dịch vụ


2.1.1 Định nghĩa


Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Tính vô hình, và khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ làm cho việc nêu ra một định nghĩa rõ ràng về dịch vụ trở nên rất khó khăn. Hơn nữa, các quốc gia khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, có cách hiểu về dịch vụ không giống nhau. Ngay cả Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng không nêu khái niệm về dịch vụ.

Dịch vụ là một loại sản phẩm kinh tế, không phải là vật phẩm mà là công việc của con người dưới hình thái là lao động thể lực, kiến thức, kĩ năng chuyên nghiệp, khả năng tổ chức thương mại.

Cũng có những định nghĩa ngắn gọn hơn, dịch vụ là các hoạt động của con người, được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình và không thể cầm nắm được.

Hay, dịch vụ là mọi biện pháp hay lợi ích mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là không sờ thấy được và không dẫn đến sự chiếm đoạt một cái gì đó. Việc thực hiện dịch vụ có thể có và cũng có thể không liên quan đến hàng hoá dưới dạng vật chất của nó.

2.1.2 Đặc điểm:


Thứ nhất, dịch vụ là vô hình nên khó xác định: Khác với hàng hoá, sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất (vật phẩm cụ thể), do đó


không thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hoá. Chình vì vậy, các công tác lượng hoá, thống kê, đánh giá chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ cỉa một công ty, nếu xét ở tầm vi mô và của một quốc gia, nếu xét ở tầm vĩ mô, trở nên khó khăn hơn so với hàng hoá hữu hình rất nhiều.

Thứ hai, quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ thường xảy ra đồng thời. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất hàng hoá tách khỏi lưu thông và tiêu dùng. Do đó, hàng hoá có thể được lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo cung cầu của thị trường. Khác với hàng hoá, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Thông thường, việc cung ứng dịch vụ đòi hỏi sự tiếp xức trực tiếp giữa người cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ.

Thứ ba, dịch vụ không lưu trữ được: Do sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu giữ trong kho sau đó mới tiêu dùng. Với cách hiểu đó, dịch vụ là sản phẩm không lưu trữ được và trong cung ứng dịch vụ không có khái niệm tồn kho hoặc dự trữ sản phẩm dịch vụ. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt sản phẩm dịch vụ vô hình với sản phẩm hàng hoá hữu hình. Dịch vụ và hàng hoá có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội và của sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá càng phát triển và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng thì các ngành dịch vụ cũng sẽ được hình thành và phát triển mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn.

2.2 Phân loại dịch vụ


2.2.1 Căn cứ vào tính chất thương mại của dịch vụ, người ta phân biệt dịch vụ mang tính chất thương mại và dịch vụ không mang tính chất thương mại.


Dịch vụ mang tính chất thương mại là những dịch vụ được thực hiện, được cung ứng, nhằm mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận. Ví dụ: dịch vụ quảng cáo để bán hàng, dịch vụ môi giới.

Dịch vụ không mang tính chất thương mại (dịch vụ phi thương mại) là những dịch vụ được cung ứng không nhằm mục đích kinh doanh, không vì mục đích thu lợi nhuận. Loại dịch vụ này bao gồm các dịch vụ công cộng thường do các đoàn thể, các tổ chức xã hội phi lợi nhuận cung ứng hoặc do các cơ quan nhà nước cung ứng khi các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Ví dụ: dịch vụ y tế cộng đồng, giáo dục, chăm sóc người già, người tàn tật, dịch vụ hành chính công.

2.2.2 Căn cứ vào mục tiêu của dịch vụ, người ta có thể chia dịch vụ thành bốn nhóm như sau:

Dịch vụ phân phối (distributive services) vận chuyển, lưu kho, bán buôn, bán lẻ, quảng cáo, môi giới.

Dịch vụ sản xuất (producer services): ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ về kỹ sư và kiến trúc công trình, dịch vụ kế toán kiểm toán.

Dịch vụ xã hội (social services): dịch vụ sức khoẻ, y tế, giáo dục, dịch vụ vệ sinh, dịch vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ xã hội khác.

Dịch vụ cá nhân (personal services): dịch vụ sửa chữa, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ giải trí, dịch vụ văn hoá, du lịch.

Kết luận, dịch vụ bán lẻ là việc bán hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc hộ gia đình.

III. Bài học kinh nghiệm từ một số nước

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí