Dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam – cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhậP WTO - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

************




FOREIGN TRADE UNIVERSITY


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐỀ TÀI:


DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM

– CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO


Họ và tên sinh viên : Lê Thuỳ Oanh Lớp :Anh 14 - K41D

Giáo viên hướng dẫn :TS. Phạm Thu Hương


HÀ NỘI, THÁNG 10/2006


MỤC LỤC


Nội dung

Trang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam – cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhậP WTO - 1


LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ BÁN LẺ VÀ DỊCH VỤ BÁN LẺ... 3 I. Một số vấn đề về siêu thị 3

1. Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị 3

2. Khái niệm và phân loại siêu thị 4

2.1 Khái niệm 4

2.2 Phân loại siêu thị 5

2.2.1 Phân loại siêu thị theo quy mô 6

2.2.2 Phân loại theo hàng hoá kinh doanh 7

3. Chức năng 8

4. Những đặc trưng cơ bản của siêu thị 9

II. Tổng quan về dịch vụ bán lẻ của siêu thị 11

1. Bán lẻ 11

1.1 Định nghĩa và đặc điểm 11

1.2 Chức năng 15

1.3 Các dạng cửa hàng bán lẻ 15

1.3.1 Phân loại theo chủng loại hàng hoá được bán 15

1.3.2 Phân loại theo sự quan tâm tương đối về giá cả 18

1.3.3 Phân loại theo tính chất của gian hàng 20

1.3.4 Phân loại theo loại sở hữu cửa hàng 22

1.3.5 Phân loại theo mức độ tập trung các cửa hàng 23

2. Dịch vụ bán lẻ của siêu thị 24

2.1 Định nghĩa và đặc điểm của dịch vụ 24

2.2 Phân loại dịch vụ 26

III. Bài học kinh nghiệm từ một số nước 27

1. Về sự phát triển của hệ thống siêu thị 27

2. Đối với quản lý Nhà nước 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM 32

I. Tổng quan về sự phát triển của các siêu thị Việt Nam 32

1. Định nghĩa và phân loại theo Quy chế siêu thị 32

1.1 Định nghĩa 32

1.2 Các tiêu chuẩn phân loại 32

1.2.1 Các tiêu chuẩn cơ bản 32

1.2.2 Các tiêu chuẩn chung 33

2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống siêu thị tại Việt Nam 34

II. Thực trạng hoạt động dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam 37

1. Bán hàng trực tiếp 37

1.1 Về hàng hoá 37

1.2 Về chất lượng 40

1.3 Về giá cả hàng hoá trong siêu thị 41

1.4 Về việc xây dựng các mặt hàng đặc trưng cho từng siêu thị 42

1.5 Về công tác quản lý hàng hoá trong siêu thị 43

1.6 Về việc trưng bày hàng hoá trong siêu thị 43

1.7 Lực lượng lao động của siêu thị 45

2. Bán hàng qua điện thoại 47

3. Bán hàng qua mạng 48

4. Các dịch vụ hỗ trợ 50

5. Đánh giá chung về dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam 53

5.1 Những mặt được 53

5.2 Những tồn tại, hạn chế 55

III. Cơ hội và thách thức đối với dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO 57

1. Một số vấn đề về Hiệp định chung về thương mại dịch vụ – GATS của WTO và lộ trình cam kết mở cửa thị trường phân phối của Việt Nam 58

1.1 Một số vấn đề về Hiệp định chung về thương mại dịch vụ – GATS . 58

1.2 Lộ trình cam kết mở cửa thị trường phân phối của Việt Nam 62

2. Cơ hội 63

3. Thách thức 65

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO DỊCH VỤ BÁN LẺ CỦA CÁC SIÊU THỊ VIỆT NAM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO .. 67

I. Định hướng phát triển hệ thống siêu thị Việt Nam 67

1. Định hướng phát triển thương mại đến năm 2020 67

2. Định hướng phát triển hệ thống siêu thị của Việt Nam tới năm 2010 74

2.1 Định hướng qui hoạch phát triển siêu thị của Việt Nam đến năm 2010 74

2.2 Định hướng phát triển các công ty kinh doanh siêu thị 75

2.3 Định hướng đầu tư xây dựng hạ tầng, tạo điều kiện về mặt bằng cho các siêu thị 76

2.4 Định hướng tổ chức và quản lý hoạt động siêu thị 79

II. Các giải pháp nhằm nâng cao dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam 80

1. Về phía Nhà nước 80

1.1 Nâng cao nhận thức và hiểu biết của toàn xã hội về kinh doanh siêu thị 80

1.2 Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh siêu thị 82

1.3 Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển siêu thị phù hợp 84

2. Về phía doanh nghiệp 88

2.1 Lựa chọn vị trí đặt siêu thị thích hợp 88

2.2 Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức bán hàng của siêu thị 89

2.3 Liên kết chặt chẽ với các nhà sản xuất 92

2.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại 92

2.5 Tăng cường ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin 93

2.6 Có chính sách quản trị và phát triển nhuồn nhân lực hiệu quả 93

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

LỜI NÓI ĐẦU


Siêu thị là một trong những loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại, hình thành và phát triển trong quan hệ mật thiết với quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh mẽ ở quy mô thế giới. Sự ra đời của siêu thị đầu tiên ở Mỹ vào năm 1930 sau đó mở rộng sang châu Âu được coi là một trong những cuộc “cách mạng” hữu ích nhất đối với người tiêu dùng trong lĩnh vực lưu thông phân phối ở thế kỷ XX.

Ở Việt Nam, siêu thị chính thức xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 khi công ty Vũng Tàu Sinhanco khai trương “siêu thị” Minimart. Đến nay, sau khoảng 13 năm hình thành và phát triển, chúng ta đã có một hệ thống siêu thị tương đối hoàn chỉnh từ các siêu thị nhỏ cho tới các đại siêu thị ở các thành phố và các đô thị lớn. Siêu thị đã trở nên quen thuộc với người dân các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo ngành thương mại bán lẻ của đất nước, mở ra một loại cửa hàng văn minh, hiện đại và tiện nghi cho người mua sắm Việt Nam, làm thay đổi cả các thói quen mua sắm truyền thống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội đất nước nói chung.

Tuy nhiên, siêu thị vẫn là lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ ở nước ta và hệ thống siêu thị không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết và yếu kém: việc hình thành và phát triển hệ thống siêu thị nước ta còn mang tính tự phát; tính chuyên nghiệp trong quản lý siêu thị còn kém; hàng hoá chưa phong phú về chủng loại, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của ngưòi dân; cơ sở hạ tầng của siêu thị còn nghèo nàn, thiếu thốn; dịch vụ bán hàng chưa phong phú mới chỉ dừng lại ở bán hàng trực tiếp.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay đặc biệt là trong năm nay Việt Nam sẽ được kết nạp là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào


tháng 11, hệ thống phân phối Việt Nam nói chung và các siêu thị Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các tập đoàn siêu thị quốc tế đã có mặt tại Việt Nam như: siêu thị BigC của tập đoàn Bourbon (Pháp), Metro (Đức), Parkson (Malaysia), và sắp tới có thể là các tập đoàn khổng lồ trên thế giới như: Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh). Các nhà đầu tư nước ngoài có thế mạnh về vốn, kinh nghiêm, công nghệ, lại có đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Họ không những chỉ đe doạ tới sự sống còn của các nhà bán lẻ Việt Nam mà còn có khả năng nắm quyền chi phối các nhà sản xuất trong nước.

Trước tình hình thực tiễn như trên, em đã chọn đề tài .Dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO, cho khoá luận tốt nghiệp.

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung của khoá luận của khoá luận gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bán lẻ và dịch vụ bán lẻ


Chưong 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam

Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam

Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu thu thập và khả năng phân tích của em, nội dung khoá luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết, em kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô.

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn T.S Phạm Thu Hương và các cơ quan đã tận tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp này.


CHƯƠNG I‌‌

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN LẺ VÀ DỊCH VỤ BÁN LẺ


I. Một số vấn đề về siêu thị


1. Quá trình hình thành và phát triển của siêu thị


Có thể coi siêu thị có hai nguồn gốc:


Thứ nhất là việc John Hartford khai trương vào năm 1912 những cửa hàng thực phẩm chỉ bán bằng tiền mặt và không đưa hàng đến nhà.

Thứ hai, trong khuôn khổ công ty A&P và các cửa hàng “Piggly – Wiggly” của Clarence Sunders, lần đầu tiên vào năm 1916 đã tổ chức tự phục vụ, có rào ngăn lối đi của người mua và các điểm thanh toán. Nhưng đến những năm 30 của thế kỷ 20 các siêu thị mới trở nên phổ biến. Siêu thị thành đạt thực sự, đầu tiên là cửa hàng của Michael Cullen. Đó là cửa hàng thực phẩm tự phục vụ, bán bằng tiền mặt, không đem hàng đến nhà, có diện tích gần 560 mét vuông, so với 75 mét vuông diện tích của các cửa hàng thông thường thời đó. Cullen đã quay vòng hàng khá nhanh để đảm bảo tổng lợi nhuận là 9 - 10% doanh số bán, tức là mới bằng một nửa mức tổng lợi nhuận của các cửa hàng thực phẩm thời bấy giờ. Sau đó các siêu thị bắt đầu phát triển mạnh, vào đầu năm 1939 trên toàn thế giới đã có khoảng 5000 siêu thị, chiếm khoảng 20% tổng khối lượng buôn bán thực phẩm.

Sự thành công của các siêu thị vào những năm 30 của thế kỷ trước là nhờ vào một số yếu tố. Sự đình đốn kinh tế đã buộc người tiêu dùng phải nghĩ đến giá cả, còn các nhà kinh doanh thì có khả năng mua hàng hoá của những người cung ứng đang ở trong tình trạng khốn đốn với giá rẻ hơn và trả tiền thuê mặt bằng rộng rãi với mức tối thiểu. Việc phổ cập ô tô cá nhân đã đẩy vấn đề cự ly xuống hàng thứ hai và góp phần tạo ra thói quen mua hàng mỗi

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí