Phân Bố Số Lượng Siêu Thị Ở Các Địa Phương Trên Cả Nước Năm 2005


siêu thị ở Hà Nội cũng đua nhau ra mắt nhưng quy mô nhỏ hơn, các mặt hàng đơn điệu, số lượng ít hơn.

- Thời kỳ từ năm 1998 đến nay: Do sự xuất hiện ồ ạt, kinh doanh không bài bản, thiếu kiến thức nghiệp vụ kinh doanh siêu thị, môi trường hạ tầng kinh tế còn nhiều bất cập và phải cạnh tranh với các hình thức bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng, hàng rong và cạnh tranh lẫn nhau nên rất nhiều “sản phẩm” gọi là siêu thị đó đã vỡ nợ, phá sản, làm ăn thua lỗ và mấp mé bên bờ vực phá sản. Ở Hà Nội, siêu thị 63 Hàm Long phá sản, mất khả năng thanh toán, các siêu thị Thành Hưng, Dream, Thủ đô thì tuyên bố giải thể. Những siêu thị còn tồn tại và phát triển những sản phẩm theo đúng nghĩa “supermarket” hơn như Sài Gòn Superbowl, liên doanh giữa Việt Nam và

Singapore, siêu thị miền Đông (tổng diện tích 10.000 m2, có đầy đủ các khu

kinh doanh hàng hoá nhà hàng, giải trí, bãi để xe), đại siêu thị Cora (tổng diện tích 20.000m2, vốn đầu tư 20 triệu USD tại khu công nghiệp Biên Hoà có

20.000 mặt hàng trưng bày theo tiêu chuẩn hệ thống siêu thị trên thế giới của tập đoàn Bourbon (Pháp). Ở Hà Nội, hoạt động kinh doanh siêu thị cũng bắt đầu có những nét mới: nhiều siêu thị mới ra đời và được đặt trong tổng thể các mô hình trung tâm thương mại lớn: Hà Nội Tower, Starbowl, Fivimart, Tràng Tiền Plaza.

Tính đến tháng 8 năm 2006, cả nước có hơn 260 siêu thị hoạt động tại 32 tỉnh thành phố, trong đó trên 70% tập trung chủ yếu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Để có cái nhìn tổng quát hơn về sự phân bố số lượng siêu thị ở các địa phương trên cả nước chúng ta hãy xem biểu đồ dưới đây.


Biểu đồ 2.1: Phân bố số lượng siêu thị ở các địa phương trên cả nước năm 2005


Hµ Néi

38%

Thanh Ho¸

2%

H¶i Phßng

4%

Tp Hå ChÝ Minh

33%

C¸c ®Þa ph•¬ng

kh¸c 17%

CÇn Th¬

2%

Kiªn Giang

2%

§µ N½ng

2%


Nguồn: Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Thương mại


Biểu đồ 2.1 cho thấy, số lượng siêu thị tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, chiếm khoảng 38% tổng số siêu thị cả nước, tiếp theo đó là thành phố Hồ Chí Minh với tỉ lệ là 33%. Hai thành phố loại I khác là Đà Nẵng, Hải Phòng cũng có số lượng siêu thị đáng kể tương ứng là 2% và 4% tổng số siêu thị cả nước. Ngoài ra thành phố Thanh Hoá, Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang cũng là những nơi có số siêu thị chiếm tới 2% số lượng siêu thị cả nước. 17% còn lại nằm rải rác ở các tỉnh trên cả nước.

Theo tiêu chuẩn của Bộ Thương mại, hiện cả nước có đến 33% số lượng siêu thị chưa đáp ứng được tiêu chuẩn phân hạng siêu thị, 44,7% số siêu thị thuộc tiêu chuẩn hạng III, 11,7% thuộc hạng II và chỉ có khoảng 10,6% đạt tiêu chuẩn siêu thị hạng I. Tình hình phân hạng siêu thị cả nước được minh hoạ qua biểu đồ 2.2.


Biểu đồ 2.2: Phân hạng siêu thị cả nước theo tiêu chuẩn phân hạng trong Quy chế siêu thị


H¹ng III

44,7%

H¹ng II

11,7%

Ch•a ®¸p

øng tiªu chuÈn 33%

H¹ng I

10,6%


Nguồn: Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Thương mại


Qua biểu đồ 2.2 ta thấy con số 33% chưa đáp ứng tiêu chuẩn phân hạng siêu thị không phải là một con số nhỏ, chỉ sau số siêu thị thuộc tiêu chuẩn hạng III (44,7%). Còn số siêu thị thuộc hạng I và hạng II quá thấp chỉ bằng 1/3 số siêu thị chưa đáp ứng tiêu chuẩn (10,6% và 11,7%). Tuy nhiên, một thực tế cho thấy hầu hết các siêu thị hiện nay đều được thành lập trước khi Quy chế siêu thị được ban hành, mặt khác từ trước đến giờ Bộ Thương mại cũng không có quy hoạch chi tiết cho việc xây dựng các siêu thị nên các siêu thị đều được hình thành một cách tự phát, không theo một tiêu chuẩn chung. Do đó, khi quy chế siêu thị ra đời tỉ lệ các siêu thị đạt tiêu chuẩn phân hạng còn chưa cao.‌

II. Thực trạng hoạt động dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam


1. Bán hàng trực tiếp


1.1 Về hàng hoá


Các siêu thị loại I và loại II có chủng loại hàng hoá phong phú, tập hợp hàng hoá vừa rộng vừa sâu còn lại đa phần các siêu thị của Việt Nam (siêu thị loại III và nhất là các siêu thị không được phân loại) tuy tập hợp hàng hoá tương đối phong phú xong, xét về chủng loại thì còn khá nghèo nàn. Các siêu thị cũng chưa có sự chuẩn bị chu đáo về nguồn hàng, chưa tiếp xúc trực tiếp với các nhà sản xuất để “mua tận gốc” mà phần lớn đều thông qua trung gian hoặc các đại lý cấp 2, 3. Điều này đã khiến cho giá thành tại các siêu thị trong nước bị đẩy lên rất nhiều so với các siêu thị nước ngoài luôn lấy các nhà sản xuất, xuất khẩu làm cơ sở cung cấp nguồn hàng cho mình. Một số siêu thị lấy hàng ở các chợ buôn nên dẫn đến tình trạng hàng hoá trong siêu thị cũng giống như ở các chợ, các cửa hàng truyền thống.

Tập hợp hàng hoá trong các siêu thị của Việt Nam hiện nay đến từ các nguồn cung cấp chủ yếu là hàng nguồn nhập khẩu và sản xuất trong nước với xu hướng như sau: Thời gian đầu khi mới ra đời, các siêu thị kinh doanh chủ yếu hàng ngoại nhập nhưng dần dần cùng với sự phát triển của hệ thống siêu thị ở Việt Nam, tình hình nguồn cung cấp cũng được cải thiện theo hướng tăng tỷ trọng hàng chất lượng cao sản xuất tại Việt Nam.

Về tỷ lệ hàng Việt Nam tại các siêu thị: Trải qua quá trình phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị đã thay đổi cách nhìn và điều chỉnh cách xác định khách hàng mục tiêu. Nếu như khi mới ra đời, khách hàng của siêu thị được xác định là người nước ngoài và những người Việt Nam có thu nhập cao thì hiện nay đối tượng khách hàng đã được mở rộng tới người tiêu dùng Việt Nam có thu nhập trung bình hoặc trung bình khá. Chính vì vậy, các siêu thị đã đưa ngày càng nhiều hàng hoá là hàng Việt Nam chất lượng cao vào kinh doanh với giá cả hợp lý, xoá bỏ quan niệm siêu thị là siêu giá vốn không còn thích hợp ở thời kỳ này. Hiện nay, tỉ lệ hàng nội thậm chí đã chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các siêu thị, từ 85% - 90% đối với nhóm hàng tiêu dùng:


thực phẩm, hoá mỹ phẩm, quần áo may sẵn, nước giải khát. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, bình quân mỗi siêu thị có từ 2.000 đến 3.000 nhà cung cấp là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước (Xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Tỷ lệ hàng Việt Nam trong một số siêu thị

Đơn vị: %


Nhóm ngành hàng

Siêu thị Co.op Mart

Siêu thị Citimart

Siêu thị Maximark

Siêu thị Big C

Chung các ngành hàng

85

70

75

95

Thực phẩm

90

70

90

90 (trừ bơ & pho mai)

Quần áo, giày dép

90

80

70

90

Bánh kẹo

75

50

75

90

Gia vị

90

60

90

95

Hoá mỹ phẩm

85

80

90

95

Nước giải khát

90

90

90

95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Dịch vụ bán lẻ của các siêu thị Việt Nam – cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhậP WTO - 6

Nguồn: Báo Sài Gòn tiếp thị số 7 - Tháng 5/2004

Đi tiên phong thực hiện chiến lược “nội địa hoá” hàng hoá trong siêu thị là các siêu thị thuộc chuỗi siêu thị Co.op Mart thành phố Hồ Chí Minh. Ở giai đoạn đầu, tỷ lệ hàng sản xuất trong nước tại các siêu thị chỉ đạt mức 20% – 30%. Đến giai đoạn hiện tại, con số này đã đạt tới 80% – 90%. Đến hết năm 2004, Co.op Mart đã chiếm lĩnh trên 50% thị phần kinh doanh siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh và là “bạn đồng hành” của nhiều nhà sản xuất hàng Việt Nam chất lượng cao. Hệ thống siêu thị Co.op Mart với hàng chục ngàn chủng loại hàng hoá đảm bảo chất lượng, giá cả phải chăng đã trở nên gần gũi, thân thiết và là “nơi mua sắm tin cậy” của đông đảo dân cư thành phố Hồ Chí Minh và các địa bàn lân cận.


Chuỗi siêu thị Maximark sau 9 năm phát triển hiện đang kinh doanh thường xuyên trên 25.000 mặt hàng trong đó tỷ lệ hàng nội địa chiếm trên 70%. Đây cũng là một trong những bí quyết quan trọng để siêu thị này thu hút được số lượng lớn khách hàng vào mua sắm mỗi ngày và giá trị mỗi hoá đơn thanh toán luôn ở mức cao.

Thời gian gần đây, tại Hà Nội, các siêu thị cũng bắt đầu thu hút được một lượng lớn khách hàng có mức thu nhập trung bình.

Tại hệ thống siêu thị Fivimart, người tiêu dùng có thể lựa chọn trong số trên 20.000 mặt hàng với trên 70% là hàng Việt Nam chất lượng cao hoặc sản phẩm của các liên doanh nước ngoài tại Việt Nam để tìm cho mình những sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình.

1.2 Về chất lượng


Một vấn đề rất đáng quan tâm khác đối với hàng hoá trong siêu thị là chất lượng sản phẩm. Nhìn chung, qua điều tra ban đầu, người tiêu dùng đánh giá cao chất lượng hàng hoá trong siêu thị và họ đến siêu thị với lý do chính là chất lượng đảm bảo (70% khách hàng trả lời họ đến siêu thị vì tin tưởng vào chất lượng hàng hoá của siêu thị – biểu đồ 2.3). Hầu hết hàng hoá bán trong siêu thị có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ nhãn mác và được kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt. Tuy nhiên, vẫn còn có hiện tượng người tiêu dùng mua phải hàng quá hạn sử dụng hay chất lượng giảm sút do công tác bảo quản, vận chuyển yếu kém. Ngoài ra, tại nhiều siêu thị, tỷ lệ hàng hoá có nguồn gốc Trung Quốc được bày bán khá nhiều, song có nhiều mặt hàng không đề rõ nơi sản xuất, gây tâm lý e ngại cho người tiêu dùng.


Biểu đồ 2.3: Lý do khách hàng đến với siêu thị


100 %

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

1

2

3

4

5

6

Lý do

ChÊt l•îng

VÖ sinh

Phôc vô tèt

Hµng ho¸ míi

Gi¸ c¶ phï hîp

TiÖn lîi

Nguồn: Khảo sát của Bộ Thương mại9

1.3 Về giá cả hàng hoá trong siêu thị


Giá cả hàng hoá trong siêu thị là vấn đề luôn được người tiêu dùng rất quan tâm. Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy giá cả hàng hoá trong các siêu thị Việt Nam luôn cao hơn so với giá của sản phẩm đó bán tại các chợ truyền thống hoặc tại cửa hàng bách hoá. Về mức độ chệnh lệch giá cả cũng rất đa dạng. Nhìn chung, mức chênh lệch giá phổ biến giữa các siêu thị với các dạng cửa hàng là 10 – 15% và với các chợ truyền thống là khoảng 10 – 25%.

Nguyên nhân của sự chênh lệch này được lý giải theo nhiều cách. Siêu thị phải chịu chi phí lớn như tiền thuê mặt bằng, cải tạo và xây dựng thành cửa hàng, trang thiết bị, tiền điện nước, lương nhân viên, thuế. Mặt khác, nhiều siêu thị phải nhập hàng với giá cao do siêu thị bán nhiều mặt hàng khác nhau mà số lượng mỗi loại cũng không nhiều đủ để làm đại lý cho các hãng sản xuất. Do đó phải nhập bằng từ các đại lý khiến cho giá bị đội lên. Hiện nay, tình trạng hàng bị mất cắp xảy ra rất phổ biến, các siêu thị phải cộng


9 Khảo sát được Bộ Thương mại được tiến hành tại các siêu thị ở Hà Nội (Tháng 7/2005).


thêm cả tỉ lệ mất mát vào giá bán, khiến giá bán bị cao lên. Giá bán cao khiến các siêu thị gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thu hút được khách hàng từ loại hình bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa.

Mặt khác, giá cả giữa các loại siêu thị cũng có sự khác nhau đáng kể. Nhìn chung, giá cả hàng hoá ở các siêu thị thuộc hệ thống thương mại Nhà nước như siêu thị số 5 Nam Bộ, siêu thị Intimex (ở Hà Nội) và các siêu thị trong hệ thống thương mại tập thể như Co.op Mart (ở thành phố Hồ Chí Minh) có mức giá bán phù hợp hơn so với các siêu thị tư nhân.

Trong siêu thị, hàng tiêu dùng phổ biến như các loại sữa hộp, sữa tươi, mì ăn liền, bột giặt, kem đánh răng, dầu gội đầu là mặt hàng có giá bán tương đối sát với giá bên ngoài do mặt hàng này được quảng cáo mạnh, thường xuyên và được phân phối rộng khắp trên toàn quốc. Các hàng hoá ít thông dụng nhất là các sản phẩm nhập ngoại như rượu ngoại, bánh kẹo ngoại, mỹ phẩm, máy massage, quần áo nhập ngoại mức giá bán tại các siêu thị thường cao hơn nhiều so với giá của các loại hình cửa hàng khác.

1.4 Về việc xây dựng các mặt hàng đặc trưng cho từng siêu thị


Thực ra, siêu thị là nơi kinh doanh hàng tiêu dùng phổ biến nên những yếu tố cơ bản để hấp dẫn khách hàng chính là quy mô của tập hợp hàng hoá, chất lượng hàng hoá và giá cả hợp lý. Tuy nhiên, các nhà kinh doanh siêu thị vẫn có thể thông qua việc lựa chọn, xây dựng tập hợp hàng hoá phù hợp, mang phong cách riêng để hấp dẫn khách hàng. Ví dụ, siêu thị Fivimart (ở Hà Nội) nổi tiếng với hàng rau quả, thực phẩm sơ chế; hay Co.op Mart Phú Lâm (thành phố Hồ Chí Minh) có thế mạnh về nhóm hàng thực phẩm tươi sống, chế biến và nấu chín an toàn.

Siêu thị Co.op Mart Phú Lâm hiện đang kinh doanh gần 100 mặt hàng rau, củ, quả (trong đó có 70% là rau, củ, quả an toàn, còn lại là rau, củ, quả

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 01/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí