Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 21

quy phạm pháp luật từ các chủ thể khách quan. Tăng cường trách nhiệm giải trình trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm công khai và minh bạch các ý chí chính trị liên quan đến vấn đề cần ban hành văn bản pháp luật để điều chỉnh. Tăng cường sự tham gia phản biện của các nhà khoa học, chuyên gia trong và ngoài nước trước, trong và sau quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật để có được những góc nhìn khoa học. Tăng cường sự quan sát thực tiễn nhu cầu khách quan trong nước và kinh nghiệm quốc tế về vấn đề địa vị pháp lý của QTV nói riêng và phá sản nói chung để đưa ra những quy phạm vừa hợp pháp, vừa hợp lý, đáp ứng đòi hỏi khách quan của thực tiễn vừa đảm bảo không bị tụt hậu so với ghi nhận pháp lý của thế giới.

4.3.2.3. Nâng cao nhận thức và kỹ năng của các chủ th tham gia thủ t c phá sản

Nâng cao nhận thức và kỹ năng của các chủ thể, đặc biệt là các chủ thể công quyền trong thực hiện thủ tục phá sản là yêu cầu rất quan trọng nhằm đảm bảo địa vị pháp lý của QTV trên thực tiễn. Theo đó, song song với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phá sản nói chung và địa vị pháp lý của QTV nói riêng ở trên, cần phải có những giải pháp liên quan đến đào tạo và tập huấn nâng cao tư duy và kỹ năng nghề nghiệp của các chủ thể tham gia thủ tục phá sản. Cụ thể:

- Cần bổ sung vào chương trình đào tạo cử nhân luật, cử nhân kế toán, kiểm toán… học phần liên quan đến nghiệp vụ giải quyết phá sản và nghiệp vụ hành nghề QTV. Nếu muốn xác định QTV là một nghề chuyên nghiệp, trước hết phải có hoạt động đào tạo nghề. Về cơ bản các nhóm ngành cử nhân nói trên mới chỉ được đào tạo về tư duy và kỹ năng của từng nhóm ngành đó mà thiếu hụt kỹ năng của một QTV. Chính vì thế, việc đưa vào chương trình đại học học phần nghiệp vụ QTV sẽ trang bị được cho những ngành nghề đủ tiêu chuẩn hành nghề QTV những tư duy và kỹ năng mang tính chuyên sâu và thực tiễn về vấn đề này.

- Cần có các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và hoàn thiện kỹ năng giải quyết thủ tục phá sản theo hướng cầm tay chỉ việc. Giải pháp này sẽ khắc phục được tình trạng các lớp bồi dưỡng hiện nay nặng về lý thuyết cũng như chậm trong cập nhật các văn bản pháp lý chuyên ngành. Theo đó, mỗi ngành cần có những chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức riêng theo định kỳ và bao gồm cả trường hợp đột xuất. Riêng đối với QTV, chức năng này được đảm bảo bởi Bộ Tư pháp. Chương trình bồi dưỡng được chia thành hai nhóm cụ thể: bồi dưỡng kỹ năng và cập nhật kiến thức pháp lý. Trong đó, ứng với mỗi chương trình phải có phương

pháp, lộ trình và giảng viên thật sự phù hợp. Ví dụ, chương trình bồi dưỡng kỹ năng cần được xây dựng dựa trên quy trình làm việc thực tiễn của thủ tục phá sản. Trong đó cần làm rõ mối quan hệ nghiệp vụ giữa các chủ thể khi thực hiện thủ tục phá sản, đặc biệt là nghiệp vụ của QTV. Giảng viên được lựa chọn phải là những QTV ―thực chiến‖ với kinh nghiệm phong phú và uy tín. Phương pháp trao đổi phải được tiến hành thông qua thực hành – cầm tay chỉ việc. Thực hiện được giải pháp này mới mang lại những giá trị nhận thức và kỹ năng thực sự cho các chủ thể.

4.3.2.4. Xây dựng trung tâm khai thác thông tin ph c v thủ t c phá sản

Một trung tâm thông tin liên ngành sẽ là giải pháp hữu hiệu giải quyết được các vướng mắc trong liên hệ giữa các chủ thể cũng như việc khai thác thông tin liên quan đến thủ tục phá sản hiện nay. Theo đó, mỗi chủ thể có thẩm quyền sẽ đảm bảo cung cấp thông tin ở một mảng nhất định trong trung tâm thông tin chung đó nhằm đảm bảo hoàn thiện thông tin chung của thủ tục phá sản. Ví dụ: cơ quan tư pháp hành chính cung cấp thông tin về QTV; toà án cung cấp thông tin về tố tụng; thi hành án cung cấp thông tin về định giá và đấu giá tài sản… các thông tin đó là những mảnh ghép để tạo ra nguồn thông tin chung. Các chủ thể cũng có quyền khai thác thông tin chung này và giao tiếp với nhau qua hệ thống đó để tạo ra cơ chế tập trung, dễ dàng trong kiểm soát.

Hình thành trung tâm khai thác thông tin phục vụ thủ tục phá sản cũng hoàn toàn phù hợp với xu hướng số hoá và xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam hiện nay. Giúp tiết giảm thời gian và tiền bạc nhờ ứng dụng phương thức giao tiếp số.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Kết quả nghiên cứu của Chương 04 cho thấy, trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội hiện này, việc hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV hiện nay là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo mang đến hiệu quả thực thi, các giải pháp được đề xuất cần tuân thủ các nguyên tắc như: các nguyên tắc phải phù hợp với tình hình nhận thức và điều kiện pháp lý Việt Nam hiện nay; các nguyên tắc phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay; các giải pháp phải hợp lý và khả thi; các giải pháp phải đảm bảo kế thừa những giá trị hợp lý của lịch sử bên cạnh sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và các giải pháp phải được được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền của các bên liên quan. Trên cơ sở các quan điểm mang tính nguyên tắc đó, các giải pháp được đề xuất bao gồm: hoàn thiện pháp luật ở các khía cạnh: hoàn thiện pháp luật về các quy định về trình tự, thủ tục hoạt động của QTV; hoàn thiện pháp luật về các nội dung thông tin về QTV đăng ký hành nghề; hoàn thiện pháp luật về chỉ định QTV; hoàn thiện pháp luật về các tiêu chuẩn đạo đức của QTV; hoàn thiện pháp luật về quyền từ chối tham gia thủ tục phá sản của QTV; hoàn thiện pháp luật về đại diện DN, HTX khi không có người đại diện; hoàn thiện pháp luật về kinh phí, thù lao cho QTV; hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động của QTV trong quá trình giải quyết phá sản. Giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của QTV bao gồm: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản và pháp luật về địa vị pháp lý của QTV; Nâng cao năng lực ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến địa vị pháp lý của QTV nói riêng và pháp luật về phá sản nói chung; Nâng cao nhận thức và kỹ năng của các chủ thể tham gia thủ tục phá sản; Xây dựng trung tâm khai thác thông tin phục vụ thủ tục phá sản.

Các giải pháp được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá thực tiễn pháp luật và thực hiện pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay về QTV. Để có thể ứng dụng trên thực tế, trước hết các giải pháp này cần có sự đồng thuận từ các nhà quản lý và các chủ thể liên quan. Sau đó, cần phải có sự quyết tâm ứng dụng trên thực tiễn, từ việc hoạch định chính sách pháp luật đến tạo lập các cơ chế thực thi trên thực tiễn. Và cuối cùng là vấn đề về thời gian, những thay đổi quá đột ngột cũng phải gánh chịu hậu quả tương tự như việc ràng buộc bền chặt vào những thứ cũ kỹ. Do đó, ứng dụng giải pháp cũng cần đến một lộ trình phù hợp.

Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 21

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy, địa vị pháp lý của quản tài viên là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của quản tài viên, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của quản tài viên trong thủ tục phá sản và thể hiện vị trí, vai trò của quản tài viên trong mối quan hệ với những chủ thể khác trên cơ sở các quy định của pháp luật về phá sản. Pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới đều đã có ghi nhận về định chế này với những bản chất về nội dung khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại cấu thành địa vị pháp lý của quản tài viên được đồng quy bởi 04 thành phần sau: điều kiện hành nghề quản tài viên; quyền và nghĩa vụ của quản tài viên; trách nhiệm pháp lý của quản tài viên và mối quan hệ giữa quản tài viên và các chủ thể khác trong thủ tục phá sản. Về cơ bản, việc ghi nhận của pháp luật về địa vị pháp lý của quản tài viên mang mục đích và ý nghĩa quan trọng khi xác lập một nghề độc lập và có vai trò rất lớn trong việc quản lý, thanh lý tài sản và trung gian trong giải quyết nợ chung của thủ tục phá sản.

Tại Việt Nam, địa vị pháp lý của quản tài viên lần đầu được ghi nhận năm 2014 và bắt đầu có hiệu lực trên thực tiễn năm 2015. Những yếu tố cấu thành địa vị pháp lý của định chế này được ghi nhận trong Luật Phá sản năm 2014 và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản. Nhìn chung, 04 yếu tố cấu thành địa vị pháp lý của quản tài viên đều đã được pháp luật thực định ghi nhận ở những mức độ khác nhau và trở thành cơ sở pháp lý để địa vị pháp lý của quản tài viên được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, các quy định chi tiết về địa vị pháp lý của quản tài viên còn chưa được làm rõ hoặc chưa được ghi nhận, khiến cho về tổng thể cơ bản các ghi nhận pháp lý đã bao trùm, nhưng về chi tiết, cụ thể vẫn còn nhiều thiếu hụt trong ghi nhận về địa vị pháp lý của quản tài viên.

Trên cơ sở những thiếu hụt đó của ghi nhận pháp lý, việc thực hiện địa vị pháp lý của quản tài viên còn rất nhiều vướng mắc, hạn chế là điều tất yếu. Trên thực tế, từ vấn đề thủ tục đăng ký hành nghề; tiêu chuẩn đạo đức; căn cứ chỉ định cho đến tạm ứng kinh phí; thanh toán thù lao; quyền và nghĩa vụ áp dụng biện pháp khẩn cấp và xem xét trách nhiệm pháp lý của quản tài viên đều gặp rất nhiều vướng mắc do thiếu hoặc chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện. Điều này là nguyên nhân chính yếu dẫn đến kết quả số lượng quản tài viên ở Việt Nam hiện nay chưa lớn; sự hiện

diện của quản tài viên trong thủ tục phá sản chưa cao và những người đang đăng ký hành nghề quản tài viên thiếu mặn mà với nghề.

Trên cơ sở những hạn chế đó, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp: hoàn thiện pháp luật và nâng cao địa vị pháp lý của quản tài viên trong thủ tục phá sản ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, chủ yếu hướng tới đề xuất chi tiết các giải pháp hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lý của quản tài viên – vì đây là cơ sở tiên quyết quyết định chất lượng hiện diện của quản tài viên trên thực tiễn.

Tác giả tự nhận thấy, kết quả nghiên cứu này cơ bản đã phản ánh được quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả và hứa hẹn sẽ mang đến những giá trị khoa học và thực tiễn nhất định cho vấn đề địa vị pháp lý của quản tài viên. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề theo tác giả còn phải tiếp tục xem xét, nghiên cứu trong thời gian tới:

- Địa vị pháp lý của quản tài viên theo thời gian sẽ bộc lộ nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Điều này đến tự xu hướng gia tăng các thủ tục phá sản, từ đó gia tăng sự hiện diện của quản tài viên. Sự hiện diện đó càng nhiều, các vấn đề càng được bộc lộ đầy đủ. Chính vì thế, luận án mới chỉ là một lát cắt về khoảng thời gian trên 06 năm và cần có những lát cắt như vậy nữa trong các mốc thời gian của tương lai.

- Địa vị pháp lý của quản tài viên cần được làm rõ trong những vụ việc điển hình để thấy rõ được những vướng mắc mang tính ―thực chiến‖. Đồng thời đó cũng là cách kiểm chứng tốt nhất giữa quy định pháp lý và thực tiễn. Tác giả xác định đây chính là điểm hạn chế đáng tiếc của luận án, xuất phát từ phạm vi nghiên cứu đã định. Do đó, tác giả kiến nghị học giới xem xét nghiên cứu theo góc độ tiếp cận này.

- Trong tương lai, có thể pháp luật sẽ ghi nhận thủ tục phá sản áp dụng cả với cá nhân sản xuất, kinh doanh. Khi đó, cơ hội tham gia của quản tài viên càng mở rộng. Tuy nhiên, đối tượng này sẽ mang đến những đặc trưng nhất định cho địa vị pháp lý của quản tài viên. Chính vì thế, tác giả dự báo trước một xu hướng nghiên cứu rất thú vị này đến quý học giới xem xét.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


1. Nguyễn Thái Trường (2015), M t số vấn đề chưa được sửa đổi triệt đ trong Luật Phá sản 2014, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số 3 (276)

2. Nguyễn Thái Trường (2021), Giám sát hoạt đ ng của Quản tài viên trong giải quy t phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã‖ – Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, Số chuyên đề tháng 4 năm 2021

3. Nguyễn Thái Trường (2021), Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về ch định Quản tài viên‖ – Tạp chí Công thương, Số 17-Tháng 7 năm 2021

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1) Hoàng Thị Kim Anh. 2014. Luật phá sản 2004 - Những hạn ch , bất cập v giải pháp ho n thiện, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

2) lack’s Law Dictionary, Nhà xuất bản West Group, Seventh Edition, tr.141.

3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. 2004. Thực trạng phá sản doanh nghiệp và giải pháp hoàn thiện pháp luật về phá sản ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ộ, Hà Nội.

4) ộ Tư pháp - Viện Khoa học pháp lý. 2006. Từ đi n luật học, Nxb Từ điển

ách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội.

5) ộ Tư pháp. 2008. Thực trạng ho n thiện pháp luật về phá sản v việc ho n thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam, chủ biên: Dương Đăng Huệ, Nguyễn Thanh Tịnh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ộ, Hà Nội.

6) ộ Tư pháp. 2021. Thông báo Danh sách Quản t i viên v doanh nghiệp h nh nghề quản l , thanh l t i sản cập nhật tháng 7/2021, https://bttp.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/quan-tai-vien.aspx?ItemID=75 <truy cập ngày 05/9/2021>

7) Ngô Huy Cương. 2014. ―So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước về phá sản và định hướng sửa đổi Luật phá sản năm 2004‖, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ I, tháng 02 - 2014 (số 3).

8) Chính phủ. 2013. Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

9) Chính phủ. 2015. Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

10) Chính phủ. 2015. Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

11) Hồng Duy. 2021. ―Điêu đứng và phá sản: Hơn 70 nghìn DN dừng hoạt động‖, https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/hon-70-nghin-doanh-nghiep- tam-dung-hoat-dong-751107.html, <truy cập này 26/7/2021>.

12) Phan Thị Thu Hà. 2010. ―T m hi u pháp luật phá sản trên th gi i‖, Chuyên đề Khoa học xét xử của Viện Khoa học xét xử, Tòa án nhân dân tối cao, số tháng 4/2010.

13) Trần Thị Mỹ Hạnh (2015), nh luận những đi m m i cơ bản của Luật phá sản 2014, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

14) Trương Hồng Hải. 2004. Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương hướng hoàn thiện, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

15) Phạm Thị Lệ Hằng. 2015. Quản t i viên, doanh nghiệp quản l , thanh l t i sản theo quy định của Luật phá sản năm 2014, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

16) Đào Thị Hu Hằng. 2020. Quy ch quản t i viên trong so sánh v i Luật Phá sản của Trung quốc và Singapore, http://www.lapphap.vn/Pages/TinTuc/210623/Quy-che-quan-tai-vien-trong-so- sanh-voi-Luat-Pha-san-cua-Trung-quoc-va-Singapore.html <truy cập ngày 20/7/2021>.

17) Ma Thị Huyền. 2015. nh luận những đi m m i của Luật phá sản năm 2014, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

18) Nguyễn Thanh Huyền. 2012. Địa vị pháp l của Tổ quản l v thanh l t i sản theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

19) Hà Thị Khánh Huyền. 2015. Xử l t i sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ đ n hạn theo Luật phá sản năm 2014, Luật văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

20) Phạm Thị Huyền. 2016. ―Vấn đề bất cập về Quản tài viên theo pháp luật hiện hành‖, Tạp chí Luật học, số 2/2016.

21) Khuất Thu Huyền. 2010. Phá sản v pháp luật phá sản tại Việt Nam – Chuyên đề khoa học xét xử, Viện Khoa học Xét xử, Tòa án nhân dân tối cao.

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí