Sự Hài Lòng Về Thức Ăn, Lưu Trú Và Giao Thông Của Du Khách


hoạch xây dựng sân bay quốc tế Long Thành nếu được hoàn thành sẽ tạo ra điều kiện thuật lợi hơn cho giao thông hàng không, có thể nâng cao chất lượng giao thông hàng không, cụ thể là chất lượng phục vụ ở các cảng hàng không. Điều này có thể giúp thu hút du khách đến Việt Nam nhiều hơn.

- Về giao thông đường sắt, Thành phố có hệ thống đường sắt kết nối giao thông từ Nam ra Bắc. Trong Thành phố có hai nhà ga chính là Sóng Thần, Sài Gòn và một số nhà ga nhỏ như Thủ Đức, Bình Triệu. Hiện tại, giao thông đường sắt TPHCM chỉ chuyên chở khoảng 0,6% khối lượng hành khách [26].

- Về giao thông đường bộ, Thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào. Hiện nay, doanh thu vận chuyển hành khách bằng đường bộ đang chiếm 99% lượng khách vận chuyển của các phương tiện [26].

- Ngoài ra hệ thống đường bộ của Thành phố có nhiều cải tiến trong những năm gần đây phục vụ cho sự đi lại của khách bộ hành cũng góp phần phục vụ khách du lịch.

2.1.3.3. Ẩm thực

Về ẩm thực, Tp. HCM sở hữu những giá trị ẩm thực đa dạng và hấp dẫn. Do đây là một thành phố phát triển trong cả nước, gắn với các quá trình di cư từ các địa phương trong cả nước cũng như từ các nước trên thế giới. Chính những dòng di dân này đã tạo ra sự đa dạng và đặc sắc về ẩm thực của Tp. HCM.

- Ẩm thực tại Tp. HCM thể hiện sự đang dạng phong phú của văn hoá cả nước. Với các dòng di cư từ các khu vực trên cả nước, các đặc điểm ẩm thực của các tỉnh, các vùng trong cả nước. Có thể nói ẩm thực của Tp. HCM mang những nét văn hóa của cả ba miền Bắc, Trung và Nam [48]. Có thể tìm thấy những nhà hàng với các món ăn Huế, Hà Nội, Bình Định, Quận 8, và Cà Mau, Đồng Tháp và các tỉnh khác trong cả nước. Tại Tp. HCM, người ở từng vùng


quê có thể tìm thấy những món ăn chính gốc của quê mình như phở khô Gia Lai.

- Do quá trình nhập cư và giao thương giữa các quốc gia mà món ăn tại Tp. HCM chịu ảnh hưởng của một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc và Pháp [48]. Hiện nay ở Tp. HCM có những khu người Hoa với sức hút rất lớn về ẩm thực. Nhiều nhà Hàng phong cách Pháp và Ấn Độ cũng tồn tại và phát triển mạnh mẽ.

- Quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng càng làm phong phú thêm hệ thống ẩm thực của Tp. HCM. Những năm gần đây, ở Thành phố xuất hiện các cửa hàng Hàn Quốc, Nhật Bản, và Thái Lan. Đặc biệt một số nhà hàng mang phong cách của một số quốc gia ít phổ biến cũng xuất hiện để phục vụ cho một bộ nhỏ du khách nước ngoài da màu. Tóm lại, trong hệ thống các món ăn tại Tp. HCM tồn tại bốn loại chính: món ăn thuần Việt ; món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc; món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Pháp, món ăn ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Ấn Độ, các nước Đông Nam Á cũng như một số nước Châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật [48].

Có thể lý dài điều này thông qua quá trình hội nhập và các dòng di cư. Cũng có thể thông qua tính thị trường của Thành phố. Đây là một Thành phố năng động và có sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, cho nên khả năng phản ứng với nhu cầu của khách hàng rất nhanh chóng. Chính vì vậy mà Thành phố năng động hơn so với nhiều nơi trong việc tiếp cận và phục vụ các món ăn du nhập từ các nước trên thế giới ngay cả khi chỉ để phục vụ một nhóm khách hàng không lớn và hết sức đặc thù.

Quận 8 nỗi bật với các món ăn mang đậm hương vị của các nhóm người Hoa. Với các cửa hàng thức ăn bình dân là chủ yếu, phù hợp cho khách du lịch ‘bụi’ hoặc khám phá. Tuy nhiên, do nằm trong Tp. HCM nên Quận 8 có thể tận dụng khai thác được những nhà hàng sang trọng, đa dạng về ẩm thực


của các khu vực lân cận như Quận 5, Quận 1, Quận 10. Nói cách khác, du khách có thể tham quan các điểm di tích lịch sử - văn hoá của Quận 8 nhưng hoàn toàn có thể thưởng thức ẩm thực hấp dẫn tại các quận lân cận với khoảng cách đi lại không quá dài.

Tuy nhiên về mặt lâu dài, Quận 8 cũng phải cạnh tranh với các Quận khác trong việc níu giữ khách du lịch. Do không thưởng thức dịch vụ ẩm thực tại Quận 8 nên thời gian dừng chân của du khách ở Quận không dài. Chính điều này đã hạn chế khả năng chi tiêu của khách du lịch trên địa bàn Quận 8. Người dân, do đó, không được hưởng lợi ích nhiều từ hoạt động du lịch của Quận, nên người dân ít tham gia vào quá trình phát triển du lịch của Quận một cách tích cực và chủ động. Trên thực tế, họ còn không quan tâm đến vấn đề phát triển du lịch của địa phương.

Để thấy được sức hấp hẫn của các dịch vụ bổ trợ ở Quận 8, chúng tôi đã khảo sát một số khách du lịch và có kết quả như sau:

Bảng 2.3. Nơi sử dụng dịch vụ ẩm thực của du khách


Ông/bà thưởng thức các dịch vụ bổ trợ gồm: ăn uống, lưu trú ở địa bàn Quận 8 hay ngoài địa bàn

Quận 8

Trong Q.8

Ngoài Q.8

12.8%

87.2%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 7

Nguồn: Tác giả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn khách du lịch sử dụng dịch vụ ăn uống và lưu trú ngoài Quận 8 với 87.2%. Trong khi đó chỉ có 12.8% có sử dụng dịch vụ trên địa bàn Quận 8. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, phần lớn những người sử dụng dịch vụ trên địa bàn Quận 8 đều là khách du lịch bình dân, hoặc họ thích thưởng thức những món ăn dân dã của người Hoa. Còn lại thích lưu trú ở các Quận trung tâm để có thể đi tham quan được nhiều khu vực khác trong thành phố.


Đề tài tiếp tục khảo sát 12.8% những người lưu trú về chất lượng dịch vụ bổ trợ ở đây theo 4 mức: rất không hài lòng, không hài lòng, hài lòng và rất hài lòng.

Bảng 2.4. Sự hài lòng về thức ăn, lưu trú và giao thông của du khách



Rất không hài lòng

Không hài lòng

Hài lòng

Rất hài lòng

Về thức ăn

0%

16%

36%

48%

Lưu trú

20%

52%

24%

4%

Giao thông

32%

48%

20%

0%

Nguồn: Khảo sát của đề tài

Trong ba dịch vụ phụ trợ, dịch vụ ăn uống được đánh giá cao hơn so với hai dịch vụ còn lại. Với đa phần (khoảng 84%) hài lòng và rất hài lòng với thực phẩm ở khu vực Quận 8. Vấn đề giao thông nhận được sự chê trách nhiều nhất của du khách. Có tới 80% du khách không hài lòng về chất lượng đường giao thông ở Quận 8. Vấn đề lưu trú cũng ít nhận được sự đánh giá cao từ du khách. Vấn đề vệ sinh, an ninh ở các chỗ cư trú ở Quận 8 chưa làm hài lòng du khách.

2.1.4. Tình hình hoạt động các đơn vị kinh doanh du lịch

Các đơn vị kinh doanh du lịch giữ vai trò kết nối giữa điểm du lịch và du khách, vị trí trung tâm trong chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Theo số liệu thu được cho thấy Tp. HCM là nơi có nhiều đơn vị kinh doanh du lịch so với các tỉnh thành trong cả nước. Năm 2001, toàn Thành phố có 187 doanh nghiệp lữ hành đăng ký hoạt động thì đến năm 2010 đã tăng thêm thành 655 doanh nghiệp [26]. Trong gần 10 năm, số lượng các doanh nghiệp lữ hành tăng gần 30 lần. Trung bình mỗi năm tăng 3 lần. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch cũng như sự phản ứng nhanh nhạy của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.


Điều đáng quan tâm là trong số các đơn vị lữ hành du lịch, đơn vị kinh doanh quốc tế chiếm tới gần một nửa (với 337 doanh nghiệp, chiếm 42,1% so với cả nước [26]). Số liệu này cho thấy rằng nhu cầu du lịch đến các nước và từ các nước đến Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Cụ thể là lượng khách quốc tế đến Thành phố hàng năm lên tới trên 60% lượng khách đến Việt Nam [26]. Điều này đặt ra nhiều thuận lợi cho hoạt động phát triển du lịch gắn với khai thác di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8. Ngành du lịch Quận 8 có thể khai thác sức mạnh của các doanh nghiệp nội địa và quốc tế để đưa du khách tới tham quan các di tích lịch sử - văn hoá của Quận bằng những tour đặc sắc và thu hút.

Tuy nhiên vấn đề quan trọng không phải ở số lượng mà ở hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh lữ hành, và mức độ gắn kết của họ với chính quyền địa phương trong phát triển du lịch.

Cuộc phỏng vấn với đại diện Phòng Văn hóa - Thông tin Quận 8 cho thấy các doanh nghiệp lữ hành thường chỉ quan tâm đến những hoạt động sinh lời. Điều đáng nói là họ chú ý đến vấn đề khai thác du khách và các điểm du lịch hơn là chung tay tạo dựng thương hiệu cho điểm đến du lịch.

Tôi thấy rằng trách nhiệm của các công ty lữ hành du lịch đối với các điểm du lịch không có nhiều. Họ không quan tâm đến sự phát triển của điểm du lịch. Họ chỉ hướng tới việc khai thác những cái sẵn có. Khi những cái sẵn có đó không còn nữa hoặc bị xuống cấp, họ chuyển sang những điểm đến khác. Tôi thấy rằng, hình như họ chỉ nghĩ rằng công việc của họ là dẫn du khách tới tham quan. Đơn giản như vậy thôi”. (Phỏng vấn sâu, Bà Hoàng Ngọc Loan, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin Quận 8).

Khi dẫn khách du lịch tới, những người buôn bán nhỏ và những di tích có bán vé được hưởng lợi. Thế nhưng, trách nhiệm của các đơn vị lữ hành cần phải hơn thế nữa. Họ cần phải cùng với chính quyền địa phương trao đổi để


đưa ra những đóng góp làm sao cho các di tích vừa đáp ứng được nhu cầu của du khách vừa đảm bảo được nguyên vẹn giá trị lịch sử - văn hoá của nó.

Nói thật là chúng tôi cũng có nhã ý mời họ góp ý. Nhưng như chúng tôi quan sát thấy, họ dẫn khách tới rồi đi, nhiều khi rất chớp nhoáng, không có đủ thời gian để mà góp ý, hoặc cũng có thể là họ không quan tâm đến việc góp ý. Mà yêu cầu khách góp ý thì cũng kì, vì sẽ làm phiền họ, làm họ mất đi cảm giác thưởng ngoạn di tích lịch sử - văn hoá ”. (Phỏng vấn sâu, Bà Hoàng Ngọc Loan, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin Quận 8)

Có thể thấy sự “hời hợt” của đơn vị lữ hành trong việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá. Mặc dù họ là người có lợi từ di tích lịch sử - văn hoá đó, nhưng lại là chủ thể ít đóng góp cho sự tồn tại và trùng tu của các di tích lịch sử - văn hoá.

Nhưng mà biết làm sao được. Họ nghĩ là đã mua vé rồi thì thôi. Nhưng thiệt tình mà nói giá vé nếu có thì không có cao. Có nơi còn không thu vé nữa. Mà thu cao thì họ sẽ né, dẫn đi chỗ khác” (Phỏng vấn sâu, Bà Hoàng Ngọc Loan - Phó Phòng Văn hóa, Thông tin, Quận 8, Tp. HCM).

2.1.5. Cộng đồng người dân địa phương

Để đánh giá sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động khai thác di tích lịch sử văn hoá ở Quận 8, Tp. HCM, luận án tiến hành khảo sát các hộ kinh doanh nhỏ đang hoạt động ở 8 điểm di tích lịch sử - văn hoá ở mục 2.2. Khi được hỏi rằng sản phẩm du lịch có phải là nhân tố giúp các hộ giải quyết xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần cho mình hay không, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ cho kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:


Bảng 2.5. Đánh giá của cộng đồng địa phương



Hoàn toàn

không đồng ý

Không

đồng ý

Đồng ý

Hoàn

toàn đồng

Giúp xoá đói

giảm nghèo

2.38%

28.57%

64.3%

4.76%

Nâng cao chất

lượng đời sống và

19.05%

40.48%

31%

9.52%

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Phần lớn các hộ được hỏi đều trả lời rằng nhờ có hoạt động du lịch mà họ có thể thoát được nghèo khổ, thu nhập ổn định hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan tâm ở đây là tuy mức thu nhập ổn định hơn, nhưng mức sống của họ lại không được cải thiện đáng kể, bằng chứng là số người đồng ý và rất đồng ý với vấn đề nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần thấp hơn nhiều so với câu hỏi về xoá đói giảm nghèo.

Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở các di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là buôn bán nhỏ lẻ để kiếm sống mà còn thể hiện ở mức độ cao hơn là góp ý kiến, tham gia tích cực vào các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch. Khi được hỏi rằng, ông bà có tham gia ý kiến, đóng góp vào các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch hay không, thì câu trả lời nhận được là 100% không có.

Có góp ý gì đâu. Tui có được chỗ để bán là may rồi. Mấy ổng đâu có hỏi gì. Mà hỏi tui cũng biết gì mà trả lời” (Phỏng vấn sâu, Hộ buôn bán nhỏ, Nguyễn Thị Xuân Mai, số 44/18 Đinh Hòa, Phường 13. Quận 8).

Các hoạt động du lịch ở các di tích lịch sử - văn hoá thường được xây dựng từ trên xuống, người dân ít được trao đổi, hỏi ý kiến. Đối với những hộ buôn bán nhỏ lẻ ở các khu di tích, họ không cảm thấy đủ tự tin để góp ý. Vấn đề quan tâm của họ là được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho họ một


chỗ ngồi để bán. Thực chất của vấn đề tham vấn ý kiến của cộng đồng không chỉ đơn thuần là lấy ý kiến mà nó làm cho người dân cảm thấy được vai trò của mình trong khai thác và bảo tồn các di tích - lịch sử. Từ đó nâng cao ý thức của họ hơn trong việc bảo tồn và quảng bá các di tích này.

Người dân và cộng đồng ở các khu du lịch Quận 8, chưa có nhiều ý thức trong việc tham gia tạo dựng các giá trị du lịch. Điều này thể hiện ở việc thực hiện chưa tốt nếp sống văn minh du lịch; chưa có thái độ lịch sự, thân thiện, mến khách thể hiện trong đón tiếp, giao tiếp với khách du lịch; ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch chưa cao; chưa có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo đảm an toàn cho khách du lịch. Điều này đã làm cho nhiều du khách đến Tp. HCM tham quan, nhưng lại không ghé tới các khu di tích lịch sử - văn hoá tại Quận 8, Tp. HCM.

Theo kết quả quan sát của chúng tôi, người buôn bán nhỏ lẻ chào mời khách theo kiểu lôi kéo, nói năng thiếu lịch sử, chặt chém khách du lịch. Tình hình an ninh phức tạp, cướp giật, cùng với những con kênh đen, đã làm cho Quận 8 chưa trở thành một điểm đến hấp dẫn cho du khách mỗi khi đặt chân tới Tp. HCM.

Khi được hỏi về nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị của một số di tích lịch sử - văn hoá, nhiều người dân ở khu vực xung quanh tỏ ra lúng túng. Thậm chí những người buôn bán nhỏ lẻ phục vụ cho khách du lịch cũng còn rất mù mờ, và thiếu hẳn kiến thức về di tích lịch sử - văn hoá đó. Chính vì vậy, họ chưa trở thành những sứ giả để giới thiệu các giá trị của di tích lịch sử - văn hoá.

“Không biết rõ lắm. Ở đây chưa tổ chức buổi nói cquận của chính quyền về lịch sử di tích này. Tụi tui cũng muốn có buổi để nghe, để biết thêm. Ai có hỏi, mình còn biết đường mà trả lời” (Phỏng vấn sâu, Lê Văn Khanh, số 2114/19, Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8).

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí