Thực Trạng Khai Thác Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá Trong Hoạt Động Du Lịch Tại Quận 8, Tp. Hcm


của người dân [53]. Đó là niềm tin về một thành phố xanh - sạch - đẹp, thanh bình với "3 Không" được thực hiện nhất quán: “Không rác, không chèo kéo, không trộm cướp”. Là niềm tin về một điểm đến có những vị chủ nhà vô cùng hiếu khách và thân thiện đến mức mỗi nhà đều có nhà vệ sinh miễn phí dành cho du khách. Và trên hết, đó là niềm tin về một điểm đến nơi di sản thực sự đóng vai trò trung tâm và con người biết giữ gìn và trân trọng di sản đó. Niềm tin đó được củng cố qua cách làm du lịch đồng bộ, nhất quán từ chính quyền địa phương cho đến người dân.

1.4.3. Bài học rút ra

Dựa trên những phân tích từ kinh nghiệm của Hội An và Nhật Bản, có thể rút ra nhiều bài học cho Quận 8 trong phát triển du lịch bền vững và phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa.

- Hoạt động bảo tồn nên được quản lý tốt hơn để tiếp đón du khách theo mô hình gồm các yếu tố: quản lý và bảo tồn hệ thống di sản văn hóa; duy trì chất lượng của di sản văn hóa để thu hút du lịch; nhận thức của cộng đồng địa phương và chính quyền về tầm quan trọng của bảo tồn với phát triển bền vững [2&3].

- Cân bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa du khách và cộng đồng địa phương. Việc sử dụng một cách bền vững di sản hướng đến sự phát triển phải hài hòa được cả 3 mặt: tái sinh các điều kiện kinh tế xã hội; nâng cao mức sống; bảo tồn được tài sản văn hóa. Du lịch mang lại một nguồn doanh thu cho cộng đồng địa phương và cộng đồng địa phương có thể sử dụng doanh thu đó cho việc bảo tồn và cải thiện đời sống. Được như vậy, sẽ có thể mang lại một phong cách sống độc đáo hơn thu hút du khách.

- Để phát triển du lịch bền vững cần phải hội đủ hai điều kiện. Thứ nhất, người dân phải có các hoạt động đời sống năng động và phong phú. Chính vì vậy du khách có thể thưởng thức lối sống truyền thống nhưng không


kém phần năng động của họ. Thứ hai là cho khu du lịch, khu du lịch phải có những nơi để du khách tham quan, để ăn uống, để vui chơi, để đi bộ, để trải nghiệm bằng cách sử dụng di sản văn hóa và các tài nguyên du lịch của địa phương. Vì vậy, du khách sẽ có thể đồng thời đi du lịch và trải nghiệm cuộc sống tại địa phương.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích - lịch sử văn hoá, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhân và tổ chức sở hữu, khai thác các di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của pháp luật. Tuy không có hẳn một khái niệm về khai thác di tích lịch sử - văn hoá, nhưng Luật Di sản văn hoá năm 2002 [15] có đề cập đến một số nội dung của khai thác di tích lịch sử - văn hoá.

Theo đó, khai thác di tích lịch sử - văn hoá bao gồm hai hoạt động quan trọng, đó là bảo tồn và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá. Bảo tồn bao gồm bảo quản, tu bổ, và phục hồi di sản văn hoá. Sử dụng di tích lịch sử - văn hoá chính là những hoạt động làm cho di tích lịch sử - văn hoá tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần và văn hoá cho xã hội.

Khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch là thông qua hoạt động du lịch để thực hiện bảo tồn và sử dụng chúng nhằm tạo ra giá trị vật chất, tinh thần và văn hoá cho xã hội.

Di tích lịch sử - văn hoá được xem là điểm cốt lõi của sản phẩm du lịch về lịch sử - văn hoá [37]. Các di tích này tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo và độc nhất. Cái tạo nên giá trị của di tích lịch sử - văn hoá là yếu tố văn hoá, lịch sử được chứa đựng trong đó. Không những vậy, sản phẩm du lịch là di tích lịch sử - văn hoá còn phải gắn chặt với yếu tố pháp luật về di tích văn hoá. Nói cách khác, đây là một sản phẩm du lịch đặc thù mà khách du lịch và chủ thể quản lý, khai thác du lịch phải lưu ý trong quá trình khai


thác và quản lý.

Di tích lịch sử - văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. Để khai thác hiệu quả di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch, cần phát huy đồng bộ các yếu tố: sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch; doanh nghiệp kinh doanh du lịch; cộng đồng dân cư; và chính quyền địa phương. Kinh nghiệm khai thác di tích lịch sử - văn hoá ở Nhật và Hội An là những gợi ý thiết thực cho Quận 8.

Thông qua quá trình tiếp cận nguồn tài liệu thứ cấp, trong nội dung chương 1 tác giả tập trung làm rõ một số các khái niệm, quan niệm và các thuật ngữ. Ngoài ra tác giả cũng nhấn mạnh một số sơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến di tích lịch sử - văn hoá. Những cơ sở lý luận và thực tiễn được trình bày ở chương 1 cũng là cơ sở tiền đề để đi sâu vào khai thác thực trạng di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch ở Quận 8, Tp. HCM.


CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUẬN 8, TP. HCM


2.1. Thực trạng khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch tại Quận 8, Tp. HCM

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quận 8 nằm về phía Tây - Nam Thành phố. Là một quận ven của nội thành, Quận 8 phía Bắc giáp Quận 5, lấy kênh Tàu Hũ và kênh ruột Ngựa làm ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7, lấy rạch Ông Lớn làm ranh giới tự nhiên, phía Tây và Nam giáp quận Bình Chánh [1].

Với chu vi gần 32 km, Quận 8 rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận 5, tương đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên 1.880 ha của Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch không giống quận nào ở nội thành như Kênh Đôi, kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, Rạch Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, Rạch Cùng, Lò Gốm, rồi Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3. Địa hình bị chia cắt ấy, cùng với vị trí là vùng đệm nội đô với ngoại ô, vùng bán nông - bán thị, Quận 8 trong chiến tranh là địa bàn khá lý tưởng cho phát triển chiến tranh du kích cũng như việc xây dựng những lõm du kích, những bàn đạp lợi hại của chiến tranh cách mạng ở ngay trong lòng sào huyệt lớn nhất của địch là Sài Gòn - Chợ Lớn, Gia Định [1].

Địa hình Quận 8 với chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở Quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 6, 7, 15 và 16. Song Quận 8 không phải không có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp của Quận 8 rộng gần ½ diện tích tổng thể. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi phát triển nông nghiệp [1].


2.1.2. Điều kiện kinh tế

Quận 8 là khu vực bán nông trồng lúa xanh (giáp quận Bình chánh), cói, rau, dừa và trái cây. Giao thông ở Quận 8 thuận lợi nhất là đường thủy bởi hệ thống 23 kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn Quận nối các phường với nhau và với các địa phương khác trong và ngoài Thành phố. Kênh Đôi rộng 50 mét, sâu 20 mét có thể lưu thông tàu bè loại lớn. Các kênh rạch, sông khác đều vừa sâu vừa rộng vừa dài tạo ra những huyết mạch giao thông mà không quận, quận nào có được. Tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ Quận 8 cũng khá phát triển. Đường Phạm Thế Hiển nối Quận 8 với trung tâm Thành phố, các đường và hẻm khác đang xen làm thành hệ thống giao thông mạn nhện khắp Quận. Đặc biệt là hệ thống cầu của Quận 8, với 44 cầu, tổng chiều dài lên tới hơn

2.500 mét. Những cầu như cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chà Và, cầu Hiệp Ân với trọng tải lớn được xây dựng từ lâu và được nâng cấp nhiều lần làm tăng tính trọng điểm lưu thông của nó. Chỗ gặp gỡ giao thông thủy và bộ là những bến, cảng, một thế mạnh khác về giao thông và kinh tế của Quận 8. Toàn Quận có 14 bến đò ngang, các cảng Chánh Hưng, Dương Bá Trạc, Bình Đông, Bình Lợi [1].

Đi liền với cảng là hệ thống kho tàng có từ đầu thế kỷ XX đến nay. Toàn Quận có 83 cơ sở kho hàng lớn nhỏ với diện tích 278.640 m2, bao gồm 30 cơ sở kho hàng do Trung ương quản lý, 33 cơ sở kho hàng do Thành phố quản lý và 20 cơ sở kho hàng thuộc Quận. Tất cả tạo nên một Quận 8 là “Trạm trung chuyển quy mô” ở phía Tây - Nam Thành phố, đưa Quận 8 trở thành một trong những quận có cảng quan trọng của Tp. HCM [1].

Tuy là quận nội thành nhưng Quận 8 lại bán nông bán thị, kinh tế có cả nông nghiệp, cả công nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ và thương mại, ….

2.1.3. Điều kiện xã hội

Những người nông dân từ Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hoà lên vùng đất


này khai phá và canh tác nông nghiệp [8]. Những người lao động nghèo từ miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Bộ đến các bến cảng ở đây bán sức lao động cho các chủ cảng, chủ hãng xay xát lúa gạo, bột mì, hãng buôn. Đó là hai nguồn cư dân đông nhất từ cuối thế kỷ trước tụ về Quận 8. Sau đó những người nông dân và lao động nghèo từ miền Tây, miền Đông, từ các vùng địa phương khác của Thành phố lại dồn về vùng đệm Quận 8, đưa dân số Quận 8 trong những năm chiến tranh lên hàng chục vạn người, với 2 thành phần chủ yếu là công nông. Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Việt chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở Quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khơ-me chiếm khoảng hơn 0,3% [1]. Các tầng lớp dân cư ở Quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi [1]. Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường [1].

Nhìn chung các tầng lớp dân cư, tôn giáo ở Quận 8 dù từ nhiều nguồn gốc, thành phần đa dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là người lao động nghèo, nông dân và công nhân khuân vác, làm thuê, đã chung lưng đấu cật, đoàn kết thân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng xây dựng và bảo vệ xóm ấp quê hương Quận 8 trong suốt hơn một thế kỷ qua, nhất là trong những năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong hoà bình xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt là phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Quận 8 những năm đầu thế kỷ XX.


2.1.3.1. Cơ sở lưu trú

Bảng 2.1. Cơ sở lưu trú Buồng lưu trú TPHCM và Việt Nam giai đoạn 2005-2008

Năm

Cơ sở lưu trú

Buồng lưu trú của cả nước

Cả nước

TPHCM

Hà Nội

Cả nước

TPHCM

Hà Nội

2005

7.603

641

352

150.105

18.323

10.281

2006

8.516

641

352

150.105

18.323

10.281

2007

9.633

980

643

189.436

25.000

13.392

2008

10.638

1.350

779

205.979

32.500

17.360

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 6


(Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, 2012 [26]).

Để phục vụ được lượng khách du lịch đông đảo, các doanh nghiệp Thành phố đã đầu tư rất nhiều vào cơ sở lưu trú.

Số liệu thống kê cho thấy số cơ sở lưu trú và số buồng lưu trú của TPHCM luôn dẫn đầu cả nước và lớn hơn 45% so với Hà nội (Hà Nội là thành phố có năng lực lưu trú đứng nhì cả nước) [26].

Để thỏa mãn nhu cầu lưu trú của mọi loại khách, các doanh nghiệp Thành phố đã xây dựng hệ thống khách sạn từ 1 đến 5 sao nhiều nhất nước.

Bảng 2.2. Khách sạn của TPHCM và cả nước năm 2008



Hạng khách sạn

Số khách sạn

Số buồng khách sạn

Cả nước

TPHCM

Nội

Cả

nước

TPHCM

Nội

Khách sạn 5 sao

31

13

9

8.196

3.972

2.829

Khách sạn 4 sao

90

8

6

10.950

1.260

113

Khách sạn 3 sao

175

32

21

12.524

2.466

1.782

Số khách sạn từ 3 đến

296

53

36

31.670

7.698

4.724



5 sao







Số khách sạn 1 đến 2

sao và chưa xếp hạng

10.104

935

176

175.344

17.353

4.128

Tổng số

10.400

988

212

207.014

25.051

8.852

(Nguồn: Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, 2012; &Tổng cục Du lịch 2011)


Theo như bảng số liệu ở trên, Tp. HCM có số lượng khách sạn và số buồng cao hơn hẳn so với Hà Nội và các địa phương khác, mặc dù tổng số lượng khách đến TPHCM đứng sau Hà Nội [26]. Riêng số lượng khách sạn 5 sao, Tp. HCM chiếm gần 50% của cả nước. Số lượng các khách sạn từ 1 đến 2 sao và chưa xếp hạng cũng Tp. HCM cao hơn gần gấp 9 lần so với Hà Nội.

Các khách sạn lớn như Renaissance Riverside, Ommi, Legend, Sofitel Plaza, Saigon Prince, New World, Sheraton, Hyatt Park… đều có hệ thống đặt phòng toàn cầu, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ phong phú, đa dạng, có khả năng tổ chức những hội nghị, hội thảo lớn [26].

2.1.3.2. Hệ thống giao thông vận tải

Giao thông vận tải là yếu tố thuộc về cơ sở hạng tầng không những giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư mà còn trong phát triển du lịch. Giao thông vận tải phát triển đem lại sự tiện lợi và an toàn cho du khác cũng là một trong nhiều lý do quan trọng quyết định sự lựa chọn điểm đến của du khách. So với các địa phương trong cả nước, Tp. HCM có nhiều ưu thế về giao thông trên nhiều loại hình: hàng không, đường sắt, đường thuỷ và đường bộ.

- Về giao thông đường không, Thành phố có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga. Hệ thống cơ sở vật chất của sân bay tuy đã được từng bước hiện đại hóa. Kế

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí