Khai Thác Di Tích Lịch Sử - Văn Hoá Trong Hoạt Động Du Lịch


văn hoá còn thể hiện ở sự đóng góp của chúng vào việc làm phong phú, đa dạng hơn văn hoá của hiện tại.

Thứ ba, di tích lịch sử - văn hoá có vai trò trong nghiên cứu khoa học. Nhờ vào sự hiện hữu của các di tích lịch sử - văn hoá, các ngành khoa học quan trọng như sử học, văn học, văn hoá, khảo cổ có được những thông tin có giá trị phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của những ngành khoa học trên.

Thứ tư, di tích lịch sử - văn hoá có vai trò kinh tế. Di tích lịch sử - văn hoá, nhờ những đặc điểm tiêu biểu, sở hữu những giá trị độc đáo để trở thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, đóng góp trực tiếp vào nguồn thu của địa phương, và của đất nước.

Ngoài ra, di tích lịch sử - văn hoá còn có vai trò giáo dục. Di tích lịch sử

- văn hoá giúp giáo dục thế hệ hiện tại về tinh thần yêu nước, truyền thống và niềm tự hào dân tộc. Di tích lịch sử - văn hoá là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, là tiếng nói tinh tuý còn sót lại của quá khứ dân tộc, lịch sử.

Vai trò của di tích-lịch sử thể hiện ở chính giá trị của di tích, đóng vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc. Với giá trị to lớn như vậy, việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá không những để tạo giá trị kinh tế mà còn giúp khai thác những giá trị văn hoá, lịch sử và khoa học của các di tích lịch sử - văn hoá của từng địa phương và đất nước.

1.3. Khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

1.3.1. Khái niệm khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích - lịch sử văn hoá, Nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền cho phép cá nhân và tổ chức sở hữu, khai thác các di tích lịch sử - văn hoá theo quy định của pháp luật. Tuy không có hẳn một khái niệm về khai thác di tích lịch sử - văn hoá, nhưng Luật Di sản văn hoá năm 2002 [15] có đề cập đến một số nội dung của khai thác di tích lịch sử - văn hoá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.


Theo đó, khai thác di tích lịch sử - văn hoá bao gồm hai hoạt động quan trọng, đó là bảo tồn và sử dụng di tích lịch sử - văn hoá. Bảo tồn bao gồm bảo quản, tu bổ, và phục hồi di sản văn hoá. Sử dụng di tích lịch sử - văn hoá chính là những hoạt động làm cho di tích lịch sử - văn hoá tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần và văn hoá cho xã hội.

Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 4

Khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch là thông qua hoạt động du lịch để thực hiện bảo tồn và sử dụng chúng nhằm tạo ra giá trị vật chất, tinh thần và văn hoá cho xã hội. Với khái niệm này, có một số vấn đề cần quan tâm như sau:

Thứ nhất, khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch phải gắn với hoạt động bảo tồn vì đây là một sản phẩm du lịch đặc thù.

Thứ hai, khai thác di tích lịch sử - văn hoá phải vừa gắn với xu hướng thị trường du lịch, vừa gắn với việc lưu giữ các giá trị văn hoá và lịch sử.

Thứ ba, khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch phải tuân thủ những yếu tố có tích quy luật của hoạt động du lịch và quy luật vận động của di tích lịch sử - văn hoá.

1.3.2. Khung lý thuyết về khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch

Để khai thác tốt di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch, cần thiết phải xây dựng được khung lý thuyết về khai thác sản phẩm du lịch này. Theo khái niệm về du lịch, để có thể có được cái gọi là du lịch, cần phải đảm bảo nhiều yếu tố như: sản phẩm du lịch, điểm du lịch; đơn vị kinh doanh du lịch; người dân địa phương; cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch, theo đó, phải gắn với việc phát triển đồng bộ các yếu tố vừa nêu.

1.3.2.1. Giá trị lịch sử - văn hoá của di tích.

Có thể nói yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động du lịch là sản phẩm du


lịch. Sản phẩm du lịch là mục tiêu mà du khách muốn hướng tới khi “mua” dịch vụ du lịch. Theo Luật du lịch Việt Nam, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.

Như vậy, sản phẩm du lịch không phải là một sản phẩm đơn lẻ mà là một tập hợp các dịch vụ bao gồm dịch vụ từ chính sản phẩm cốt lõi của du lịch, dịch vụ bổ trợ như nhà hàng, khách sạn, giao thông, và cả những dịch vụ liên quan đến quản lý nhà nước như vấn đề cư trú, quản lý người nước ngoài,... Tất cả những sản phẩm này tạo thành một tập hợp thống nhất và có quan hệ với nhau tạo ra tác động liên hoàn. Bất cứ sự không đảm bảo nào ở một dịch vụ đơn lẻ đều có thể làm hỏng sản phẩm du lịch. Với cách tiếp cận và logic như vậy, sản phẩm du lịch phải mang tính đồng bộ.

Di tích lịch sử - văn hoá được xem là điểm cốt lõi của sản phẩm du lịch về lịch sử - văn hoá [37]. Các di tích này tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo và độc nhất. Cái tạo nên giá trị của di tích lịch sử - văn hoá là yếu tố văn hoá, lịch sử được chứa đựng trong đó. Không những vậy, sản phẩm du lịch là di tích lịch sử - văn hoá còn phải gắn chặt với yếu tố pháp luật về di tích văn hoá. Nói cách khác, đây là một sản phẩm du lịch đặc thù mà khách du lịch và chủ thể quản lý, khai thác du lịch phải lưu ý trong quá trình khai thác và quản lý.

Điểm đến du lịch là khái niệm nhấn mạnh đến vị trí địa lý. “Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thoả mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó” [21: tr.100]. Khái niệm này có ưu điểm là xác định được không gian của điểm đến du lịch nhưng lại không cung cấp được nội hàm cơ bản của điểm đến du lịch. Chính điều này làm cho việc xây dựng và phát triển điểm đến du lịch còn mơ hồ.


Từ góc độ dịch vụ du lịch, tác giả Vũ Đức Minh [41] cho rằng điểm đến du lịch là tập trung các tiện nghi và dịch vụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của du khách. Điểm đến du lịch, theo đó, gồm các thành tố như: các điểm hấp dẫn du lịch; giao thông đi lại, nơi ăn nghỉ, các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ và các hoạt động bổ sung.

Điểm đến du lịch bao gồm hai loại: điểm đến cuối cùng và điểm đến trung gian. Điểm đến cuối cùng là điểm xa nhất tính từ điểm xuất phát gốc của du khách hoặc là địa điểm mà khách dự định sử dụng phần lớn thời gian [41]. Trong khi đó, điểm đến trung gian hoặc điểm ghé thăm là địa điểm mà khách du lịch giành thời gian ngắn hơn để nghỉ ngơi qua đêm hoặc để chuẩn bị thăm viếng một điểm du lịch khác. Cách phân loại này dựa theo lịch trình của chuyến du lịch, nên mang tính tương đối. Trên thực tế tất cả các điểm du lịch có thể là điểm đến cuối cùng và cũng có thể là điểm đến trung gian tuỳ thuộc vào lộ trình của khách du lịch. Chính vì vậy, cách phân loại này thường ít có giá trị thực tiễn. Tuy nhiên, vẫn có thể được áp dụng trên thực tế, vì một số điểm đến du lịch do vị trí địa lý của nó, thường mặc nhiên trở thành điểm đến trung gian.

Một điều đáng quan tâm nữa là khái niệm điểm đến du lịch bao quát sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch tồn tại trong điểm đến du lịch. Trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như nghiên cứu về khái niệm điểm đến du lịch của tác giả Vũ Đức Minh vừa nêu thì điểm đến du lịch bao gồm cả sản phẩm du lịch.

Điểm đến du lịch liên quan đến di tích lịch sử - văn hoá là không gian địa lý bao quanh khu di tích lịch sử - văn hoá đó.

1.3.2.2. Đơn vị kinh doanh du lịch

Đơn vị kinh doanh du lịch gồm các đơn vị kinh doanh hoạt động trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến hoạt động du lịch [12]. Đơn vị kinh doanh du lịch bao gồm: đơn vị vận chuyển du lịch; đơn vị kinh doanh về dịch vụ lưu


trú; các hoạt động vui chơi giải trí; và đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành và các hoạt động trung gian [35].

Đơn vị vận chuyển du lịch là những đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch [50]. Đơn vị vận chuyển du lịch bao gồm các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

Đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú (cơ sở lưu trú du lịch) là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu [26].

Đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm các loại hình như nhà hàng, quán bar, các quán cà phê tồn tại xung quanh không gian du lịch. Đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hài lòng cho khách du lịch.

Các hoạt động vui chơi giải trí như công viên giải trí, sở thú, bách thảo, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chiếu phim, các khu vực mua sắm, sòng bạc…góp phần tích cực làm cho điểm du lịch trở nên hấp dẫn và thu hút.

Đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành và các hoạt động trung gian đóng vai trò là cầu nối giữa khách du lịch và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch. Đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành và các hoạt động trung gian bao gồm đại lý du lịch và công ty lữ hành.

1.3.2.3. Cộng đồng người dân địa phương

Người dân địa phương bao gồm những con người sống tại nơi có di tích lịch sử - văn hoá. Khái niệm người dân địa phương là một khái niệm tổng hợp bao gồm con người, văn hoá, bản sắc do con người ở đó tạo ra, lối sống, và thậm chí là cách thức tổ chức cộng đồng [45].


Du lịch đã trở thành một nguồn thu cho nhiều cộng đồng. Cho nên cộng đồng, cụ thể là người dân tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch tại nơi mà họ sinh sống vì lý do mưu sinh, tăng thu nhập. Theo đó có khái niệm ý thức cộng đồng. Ý thức cộng đồng là ý thức nghĩa vụ và cam kết của một cá nhân đối với các thành viên khác trong cộng đồng, phát triển theo thời gian thông qua sự hiểu biết về giá trị tập thể, niềm tin và lợi ích giữa các thành viên cộng đồng [45]. Sự tham gia của cộng đồng có thể được xem như là một quá trình mà các cư dân của một cộng đồng được đưa ra một tiếng nói và một sự lựa chọn để tham gia vào các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch có thể hỗ trợ và duy trì văn hóa địa phương, truyền thống, kiến thức, kỹ năng, và tạo ra niềm tự hào về di sản cộng đồng (Lacy, 2002 dẫn theo [45]).

Mục tiêu của sự tham gia của cộng đồng là để cải thiện sự giao tiếp giữa các bên liên quan tạo thuận lợi cho việc ra quyết định tốt hơn và phát triển bền vững. Sự tham gia của cộng đồng cũng là cơ chế cho cộng đồng tham gia tích cực trong quan hệ với các đối tác, trong việc ra quyết định và đại diện trong các cấu trúc cộng đồng (Chapman & Kirk, 2001 dẫn theo [45]). Nghiên cứu này nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng như là một sự tham gia của người dân địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Nếu không có sự tham gia của cộng đồng rõ ràng là không có hợp tác, không phát triển và không có chương trình. Do đó thiếu sự tham gia của cộng đồng trong việc ra quyết định để thực hiện phát triển du lịch có thể dẫn đến thất bại trong việc phát triển cộng đồng (Miranda, 2007 dẫn theo [45]). Sự tham gia của cộng đồng làm tăng cảm giác của người dân về quyền kiểm soát các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và cũng thúc đẩy sự tự tin và tự nhận thức Sự tham gia của cộng đồng cung cấp một ý thức cộng đồng phải chịu trách nhiệm cho bản thân và những người khác, sẵn sàng chia sẻ và tương tác.



như:

Từ góc độ du lịch, sự tham gia của cộng đồng thể hiện ở những góc độ


Cộng đồng là chủ thể tiếp nhận khách du lịch [54]. Cộng đồng là chủ thể

tiếp nhận khách du lịch thông qua hoạt động kinh doanh, làm việc trong các doanh nghiệp, các sơ cở lưu trú, ăn uống, dịch vụ hay trực tiếp tham gia với tư cách là các thành viên cá nhân của cồng động. Sự đón tiếp của họ thực hiện một cách trực tiếp, cũng có thể là gián tiếp như xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp vật tư thiết bị tạo tiện nghi cho việc nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của khách du lịch.

Cộng đồng còn tham gia vào hoạt động cung cấp sản phẩm dịch vụ và đảm bảo chất lượng dịch vụ [54]. Chính những sản phẩm do người dân địa phương sản xuất mới là điểm nhấn khiến du khách có ấn tượng hơn với điểm đến du lịch. Những sản phẩm đó là đặc sản của địa phương, giúp phân biệt địa phương này với địa phương khác.

Cộng đồng tham gia vào quảng bá văn hoá của địa phương [54]. Thông qua hoạt động, nếp sống hàng ngày, mỗi cá nhân người dân góp phần giới thiệu những giá trị văn hoá gắn liền với đời sống của họ ở địa phương. Họ là những người quảng bá văn hoá địa phương một cách sống động, tích cực và hiệu quả nhất [36].

1.3.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực Sở Du lịch, Sở Văn hoá-Thể thao và Phòng Văn hoá - Thông tin và Phòng Kinh tế. Những cơ quan nhà có chức năng và nhiệm vụ quản lý du lịch từ góc độ nhà nước như:

Xác định quan điểm và nhận thức trong nội bộ chính quyền và toàn thể cộng đồng dân cư về vai trò và tầm quan trọng của sản phẩm du lịch địa phương. Đây là yếu tố quyết định đưa ngành du lịch thực sự góp phần quan


trọng giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, khuyến khích cộng đồng cùng tham gia làm du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, bền vững; vận động nhân dân phát huy bản chất tốt đẹp của con người đồng bằng Nam bộ hào hiệp, thanh lịch, và hiếu khách.

Tăng cường giáo dục pháp luật về du lịch trong toàn xã hội. Vận động mọi người sống và làm việc theo pháp luật, nâng cao ý thức bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn), môi trường du lịch (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) để phát triển du lịch bền vững.

Liên kết với các địa phương trong không gian du lịch thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá đúng mức tài nguyên du lịch nhằm xây dựng quy hoạch du lịch, đặc biệt là định hướng phát triển SPDL của địa phương. Sản phẩm du lịch mang tính chiến lược lâu dài, cần xác định loại hình, quy mô, đối tượng khách du lịch thụ hưởng. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đâu là sản phẩm đặc trưng, đâu là sản phẩm du lịch liên kết cụm, vùng…

Tổ chức xúc tiến kêu gọi đầu tư, vận động nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia theo phương châm xã hội hóa sản phẩm du lịch. Chính quyền địa phương có trách nhiệm bình chọn doanh nghiệp nổi trội trong số các ứng viên và giao nhiệm vụ thực hiện.

Ban hành hoặc đề xuất các chính sách ưu đãi đầu tư ổn định, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư. Hỗ trợ nâng cấp hệ thống giao thông, nguồn vốn, lãi suất ngân hàng, tuyên truyền quảng bá giới thiệu sản phẩm du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch v.v..

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề, ngoại ngữ, kiến thức quản lý và ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động du lịch

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023