Khung Lý Thuyết Về Khai Thác Di Tích Lịch Sử Văn Hoá - Du Lịch


cho lực lượng quản lý và trực tiếp lao động du lịch.

Tham gia giám sát việc liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp với các đối tác khác (hợp tác song phương, hợp tác đa phương), giữa doanh nghiệp với cộng đồng dân cư về việc phân công trách nhiệm và chia sẽ lợi nhuận.

Luôn nâng cao năng lực để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về du lịch, kiểm tra xử lý kịp thời những bất cập xảy ra, ngăn chặn, uốn nắn những hành vi xâm hại đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm phương hại đến cộng đồng và khách du lịch.

Từ những vấn đề trên, khung lý thuyết về khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch có thể được sơ đồ hoá như sau:

Doanh

ng

hiệp kinh

doanh du lịch

Cộng đồng dân cư

Sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch

Khai thác lịch sử-văn hoá

Chính quyền địa phương

Biểu đồ 1.1. Khung lý thuyết về khai thác di tích lịch sử văn hoá - du lịch


Khung lý thuyết này là cơ sở để nghiên cứu việc khái thác di tích lịch sử

- văn hoá trong hoạt động du lịch nói chung và ở Quận 8 nói riêng.


Từ khung lý thuyết này, có một số vấn đề đặt ra như:

Thứ nhất, việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch mang tính đặc thù do sản phẩm du lịch cốt lõi là các di tích lịch sử - văn hoá. Cho nên việc khai thác phải mang tính chất đặc trưng và gắn với bảo tồn.


Thứ hai, việc khao thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch phải gắn với việc phát huy đồng bộ các yếu tố thuộc khung lý thuyết về khai thác du lịch ở trên. Nói cách khác di tích lịch sử - văn hoá, điểm đến du lịch, đơn vị kinh doanh, người dân địa phương, và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch phải có sự phối hợp và phát triển đồng bộ mới có thể tạo thành điểm đến du lịch có khả năng thu hút du khách.

Thứ ba, việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch đòi hỏi quá trình đầu tư lâu dài, tốn thời gian.

Thứ tư, việc khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch không tập trung thuần tuý vào giá trị kinh tế, mà còn quan tâm đến sự lan truyền giá trị lịch sử và văn hoá.

1.3.3. Mối quan hệ giữa du lịch và di tích lịch sử - văn hoá

Du lịch không thể đơn phương tồn tại và phát triển mà đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành văn hoá, kinh tế trong chiến lược phát triển du lịch bền vững. Nói cách khác du lịch cần phải gắn với yếu tố môi trường, di tích, di sản và văn hoá. Trong đó di sản lịch sử - văn hoá là cơ sở quan yếu của du lịch văn hoá. Bởi di tích lịch sử - văn hoá không những chứa đựng đời sống vật chất, tinh thần, mà còn cả lối sống của cộng đồng và môi trường thiên nhiên và văn hoá của quá khứ. Bởi vì trong các đối tượng của hoạt động du lịch thì các di tích lịch sử - văn hoá có nhiều đối tượng nhất, xét cả bề rộng lẫn chiều sâu, cả về nội dung và hình thức. Chính điều đó đã tạo ra mối quan hệ rất gắn bó giữa du lịch và các hoạt động bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá. Theo đó, mối quan hệ giữa di tích lịch sử - văn hoá và du lịch được thể hiện như sau:

Một là, di tích lịch sử - văn hoá là đối tượng và nội dung chủ yếu của hoạt động du lịch [49]. Thiếu những đối tượng này là thiếu đi nội dung và địa chỉ của du lịch. Nhờ di tích lịch sử - văn hoá mà hình thành các chủ đề du lịch


tìm hiểu về lịch sử Việt Nam như sản phẩm du lịch “hành trình di sản miền Trung”, “con đường đi qua các kinh đô cổ ”, du lịch về các nơi xảy ra các trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm như: sông Bạch Đằng, Như Nguyệt, Rạch Gấm, Xoài Mút, Điện Biên Phủ, sông Bến Hải…; du lịch về tìm hiểu về các danh nhân, anh hùng dân tộc như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh… [51]. Ngoài ra còn có các chủ đề du lịch khác như du lịch làng nghề, du lịch lễ hội gắn với nhiều hoạt động văn hoá truyền thống.

Hai là, hoạt động của di tích lịch sử - văn hoá là một khâu quan trọng trong dây chuyền hoạt động du lịch [18]. Những nhà khoa học lịch sử, khoa học nhân văn trong đó có những người làm công tác bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá đã xây dựng nên những cơ sở cho ngành du lịch phát triển. Họ là những người nghiên cứu để xác định giá trị của hệ thống các di tích. Cũng chính họ từ thế hệ này sang thế hệ khác công phu nghiên cứu sưu tầm để dựng nên các bảo tàng, bảo vệ cho sự tồn tại của làng nghề, dựng lại các lễ hội truyền thống, các trò diễn dân gian tạo nền cho du lịch phát triển.

Ba là, theo xu hướng phát triển của thời đại từ đối đầu sang đối thoại, hội nhập và cùng với sự tăng trưởng về đời sống vật chất con người, nhu cầu du lịch nhân văn đòi hỏi thoả mãn cả trí thức, đạo đức và tình cảm. Các di tích lịch sử - văn hoá sẽ giữ vai trò chủ yếu trong hình thức du lịch này.

Với tất cả những đặc điểm trên, có thể nói về góc độ kinh tế thì du lịch là một ngành kinh tế đặc thù bao gồm nhiều yếu tố văn hoá. Về khía cạnh văn hoá thì đây là một hoạt động văn hoá có hiệu quả kinh tế cao và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Xét về mục tiêu hoạt động của ngành văn hoá cũng như ngành du lịch, cả hai ngành đều có điểm chung là thu hút được nhiều khách nhất, phục vụ được đông đảo các tầng lớp nhân dân cả trong nước và quốc tế. Chính vì có sự tương đồng trong


mục đích hoạt động mà ngành du lịch, ngành văn hoá thông tin nói chung và bảo tồn di tích nói riêng cần có một sự phối hợp thật chặt chẽ. Về mặt khoa học, đây là sự phối hợp liên ngành, còn xét về mặt kinh tế, đây là một sự liên kết vì lợi ích kinh tế - xã hội và cả văn hoá.

1.4. Kinh nghiệm của một số địa phương và nước ngoài

1.4.1. Kinh nghiệm khai thác di tích lịch sử - văn hoá trong hoạt động du lịch ở Nhật Bản

Nhận Bản là một trong những quốc gia phát triển mạnh mẽ về du lịch ở khu vực Châu Á, đặc biệt là du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá. Để có được thành công như hiện nay Nhật đã thực hiện những bước đi chắc chắn trong phát triển du lịch gắn với di tích lịch sử - văn hoá [44].

Thứ nhất, Nhật kiến tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch và khai thác di tích lịch sử - văn hoá cho du lịch. Đầu tiên là Luật bảo tồn di tích lịch sử-danh lam thắng cảnh tự nhiên năm 1910; tiếp đến là Luật Bảo vệ tài sản Văn hóa năm 1950. Đến năm 1975 Luật Bảo vệ tài sản văn hoá được sửa đổi theo đó, hệ thống các khu bảo tồn nằm trong các nhà truyền thống cũng được giới thiệu trong luật sửa đổi. Hệ thống này bao gồm các địa danh lịch sử như: làng chài, làng nghề truyền thống, cảng biển, đền chùa….

Hiện tại, hơn 100 địa danh đã được công nhận là khu di tích cổ quan trọng của Nhật Bản, những nơi này đang trở thành những điểm du lịch nổi tiếng.

Đến năm 2008, Nhật tiếp tục ban hành Bộ luật quy hoạch thành phố lịch sử để làm hành lang pháp lý. Vào những năm gần đây, trong bộ luật quy hoạch thành phố lịch sử ban hành năm 2008, các vấn đề giữa phát triển vùng và bảo tồn di sản văn hóa có thể được giải quyết song song trong cùng một chính sách. Về du lịch, có bộ luật xây dựng đất nước du lịch đã được ban

hành năm 2006, cơ quan du lịch Nhật Bản được thành lập năm 2008.


Thứ hai, Nhật đã có một lộ trình phát triển du lịch có tầm nhìn và chi tiết. Lộ trình phát triển du lịch này chia thành 4 giai đoạn với những hoạt động cụ thể, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.1. Các giai đoạn liên quan đến bảo tồn di sản và phát triển du lịch


Giai đoạn

Sự kiện


Từ những năm 1910 tới những năm 1970

Hình thành khung chính sách về bảo tồn di sản văn hóa

1919: Luật bảo tồn khu vực lịch sử, công trình kiến trúc lớn, kỳ quan lớn

1929: Luật bảo tồn di sản quốc gia 1950: Luật bảo vệ tài sản văn hóa 1963: Luật du lịch

1966: Luật đặc biệt bảo tồn khu vực lịch sử trong các thành phố

cổ


Từ những năm 1970 tới cuối những năm 1980

Sử dụng các di sản văn hóa cho mục đích du lịch

1970s: Khởi động chiến dịch “khám phá Nhật Bản”.

1970s: Phát triển bảo tồn lịch sử bằng các hoạt động cộng đồng. 1970s: Phân loại nguồn lực cho hoạt động du lịch theo mức độ quốc gia.

1975: Sửa đổi luật bảo vệ các tài sản văn hóa.

1975: Thiết lập hệ thống bảo tồn các khu vực có các tòa nhà truyền thống.

1978: Khởi động các cuộc hội thảo quốc gia hàng năm tại các khu

vực được bảo tồn.

Cuối

những năm 1980 tới

Phân bổ lợi nhuận từ hoạt động du lịch của các di sản văn hóa tới cộng đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động du lịch quận 8, TP. Hồ Chí Minh - 5



những năm 2000

Gia tăng số lượng khu vực bảo tồn của các tòa nhà cổ

Khuyến khích các họat động quảng bá văn hóa bởi các cơ quan chính quyền địa phương

Khởi động hệ thống đăng ký/ghi danh cho các di sản văn hóa


Từ những năm 2000 tới nay

Trao quyền cho cộng đồng với sự phát triển du lịch

2003: Tuyên bố của Chính phủ về xây dựng một đất nước du lịch.

2004: Sửa đổi luật bảo vệ tài sản văn hóa.

2006: Luật cơ bản về quảng bá du lịch quốc gia. 2007: Luật quảng bá du lịch sinh thái.

2008: Luật phát triển các điểm đến du lịch. Thiết lập các cơ quan

du lịch Nhật Bản

Nguồn: Ando Katshiro 2013

1.4.2. Kinh nghiệm làm du lịch ở Hội An

Ở Việt Nam, Hội An là khu di tích lịch sử - văn hoá được khai thác rất thành công để phục vụ cho du lịch. Lượng du khách trong nước và ngoài nước đến Hội An tăng lên qua các năm, kéo theo đó là nguồn thu từ du lịch cũng tăng lên.

Bảng 1.2. Số lượt du khách và doanh thu từ du lịch ở Hội An


Năm

Số lượt du khách

Doanh thu từ du lịch

2009

2.3 triệu

810 tỷ

2010

2.4 triệu

1600 tỷ

2013

3.4 triệu

1.800 tỷ

2014

3.68 triệu

2.200 tỷ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ wedsite Du lịch Quảng Nam

Thế nhưng ít ai biết rằng cách đây hơn 20 năm, khu phố cổ này chỉ là


một vùng đất hoang sơ, đìu hiu và nghèo nàn với gần 1.000 ngôi nhà cổ và hơn 200 di tích đình, chùa, miếu mạo có tuổi thọ hàng trăm năm ở trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào [10]. Khu du lịch Hội An bước đầu đạt được những thành quả trên là do có nhiều nguyên nhân.

Trước hết, Phố cổ Hội An bản thân nó chứa đựng những giá trị độc đáo và đặc sắc hiếm có ở Việt Nam và trên thế giới. Phố cổ Hội An vẫn được bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ... những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ [47]. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính.

Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Đây là một quần thể du lịch với khoảng 1.360 di tích, danh thắng. Riêng các di tích được phân thành 11 loại gồm: 1.068 nhà cổ, 19 chùa, 43 miếu thờ thần linh, 23 đình, 38 nhà thờ tộc, 5 hội quán, 11 giếng nước cổ, 1 cây cầu, 44 ngôi mộ cổ. Trong khu vực đô thị cổ có hơn 1.100 di tích [53].

Thứ hai, ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ [53]. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang được bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách.

Thứ ba, Chính quyền địa phương và các đơn vị tổ chức du lịch đã biết cách phối hợp tổ chức những chương trình, hoạt động giúp thu hút khách du lịch. Theo tác giả, Võ Thị Ánh Tuyết và Đào Vĩnh Hợp [53], Hội An hiện nay


đã có nhiều hoạt động cùng các chương trình đặc biệt để thu hút khách tham quan, góp phần tạo nên một “thương hiệu” du lịch đặc sắc. Các chương trình đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Chương trình “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20” được thực hiện từ ngày 08 tháng 9 năm 1998. Từ đó đến nay, đã có hơn 200 đêm phố cổ được tổ chức định kỳ vào 14 âm lịch hàng tháng. Tại đây, du khách được tham gia nhiều hoạt động văn hóa dân gian truyền thống như: chơi bài chòi, cờ tướng, cờ làng, đập nồi, hò khoan đối đáp, xướng họa thơ đường, nhóm thơ truyền thống, biểu diễn tuồng, võ thuật truyền thống, trình tấu nhạc cổ truyền, dạy hát dân ca, thư pháp, hát nhạc cổ điển, nhạc thính phòng, chợ đêm, thả đèn trên sông hay âm nhạc đường phố… Dự án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” ra đời năm 2004. Đến nay đã qua nhiều lần điều chỉnh thời gian hoạt động để phù hợp với sinh hoạt hàng ngày của người dân và thời điểm tham quan của khách du lịch. Hiện nay, phố đi bộ Hội An hoạt động từ 8h30 đến 11h00 và từ 15h00 đến 21h30 hàng ngày. Các chương trình lễ hội đặc sắc, như lễ hội “Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản”, được tổ chức thường niên từ năm 2003 tại thành phố Hội An. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc, minh chứng rõ nét cho mối quan hệ tốt đẹp không ngừng được củng cố và phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực giữa Việt Nam và Nhật Bản [53].

Ngoài ra, đó còn là sự đúng đắn của lãnh đạo tỉnh trong việc xác định đúng hướng phát triển du lịch của Hội An. Đó là phát triển du lịch dựa trên cơ sở bảo tồn di sản và tài nguyên văn hóa môi trường của địa phương; du lịch di sản cần hướng tới sự thu hút từ cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích từ du lịch cho cộng đồng; phát triển Hội An thành một điểm đến chất lượng cao, bền vững.

Thứ tư, xuất phát điểm của du lịch Hội An là sự tham gia và hưởng lợi

Xem tất cả 126 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí