Nhận Diện Các Di Tích Kiến Trúc Tại Địa Điểm

Chương 2. NHẬN DIỆN CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC TẠI ĐỊA ĐIỂM

VƯỜN HỒNG

Hiện nay, qua cuộc khai quật tại địa điểm Vườn Hồng đã xác định được các di tích kiến trúc, bao gồm 3 di tích kiến trúc thời Đại La, 4 di tích kiến trúc Lý, 1 di tích kiến trúc thời Trần, 3 di tích kiến trúc và 1 di tích móng thành thời Lê sơ, 4 di tích kiến trúc và 1 di tích móng thành thời Lê Trung hưng.

2.1. Di tích kiến trúc thời Đại La

Nhìn chung tại địa điểm khai quật Vườn Hồng (khu G) các kiến trúc thời Đại La phát hiện tại khu vực Vườn Hồng đa số chỉ còn lại dấu tích của các móng cột, các thành phần khác đã bị phá hủy và không còn nhận diện được.

2.1.1. Dấu tích móng nền kiến trúc

Trong kết cấu của một công trình, theo trật tự từ dưới lên trên, móng nền là kết cấu dưới cùng của công trình. Dựa trên hiện trạng xuất lộ di tích thì móng nền được hiểu là thành phần cấu tạo nên kiến trúc, được đắp bằng đất, nằm dưới cùng của công trình, có tác dụng tiếp nhận và truyền tải trọng của công trình xuống phía dưới, đó là hiện tượng có nhiều lớp đất sét khác nhau được đầm chặt tạo móng nền kiến trúc.

Trong phạm vi xuất lộ có thể nhận diện được dấu tích móng nền còn được nhận diện rò trên gần như toàn bộ bề mặt các hố khai quật. Khác hẳn với toàn bộ tầng đất sét đắp nền phía trên, cấu tạo của tầng văn hoá này đều thuộc tầng đất nguyên sinh có nguồn gốc đất phù sa sét pha cát của sông Hồng, đồng nhất có màu nâu hồng và xám đen do pha lẫn với tro than và các di tích thực vật do hoạt động của con người để lại dày trung bình khoảng từ 0,5m.

Kỹ thuật đắp móng nền: đất sét được sử dụng ở đây tương đối thống nhất, gồm hai lớp đất: Lớp đất phù sa màu nâu hồng ít hiện vật và lớp đất dạng bùn đen, hiện vật tập trung trong những phạm vi đất bùn màu đen sẫm hơn.

2.1.2. Nền kiến trúc

Qua các di tích kiến trúc, sự phân biệt giữa nền và móng nền mang tính tương đối, vì nhiều vị trí kiến trúc nền là sự tiếp tục của móng nền, không có giới hạn ngăn cách. Vị trí của nền thường nằm bên trên của móng nền, tức là sau khi đắp nền móng nền, người ta tiếp tục dùng đất đắp nền kiến trúc.

Dấu tích nhận diện mặt nền được xác định bao gồm một dải vật liệu kiến trúc kéo dài từ phía Đông sang Tây, bao gồm gạch, ngói, sành sứ, một số xương động vật

nhưng chủ yếu là các mảnh ngói xám nằm lẫn lộn với nhau với mật độ khá dày ở phía Nam hố khai quật G02 (X: 65 đến X: 69 ; Y: 261 đến Y: 282). Và một phần gồm những gạch xám lát nền hình vuông được xếp liền nằm thẳng hàng nhau hiện còn 4 viên, trong đó có 2 viên còn khá nguyên vẹn, 1 viên bị mất 1 góc phía Tây Nam và 1 viên chỉ còn lại mảnh vỡ. Kích thước: Bắc Nam x Đông Tây: 81 x 68 (cm). Tại kiến trúc 12.VH.DL.KT001 và 12.VH.DL.KT.002.

Bên cạnh đó cũng đồng thời nhận diện được mặt nền phân bố trong phạm vi khoảng 26,8 m2 theo chiều Đông Tây, trong ô lưới tọa độ X:-49,90 đến -54,30 và Y:-268,80 đến - 273,18. Khi xuất lộ trên bề mặt di tích là lớp ngói màu xám dày khoảng 3cm - 5cm, hình dạng chữ nhật, kích thước chiều Đông - Tây 4m, chiều Bắc - Nam 6,7m. Ngói được rải thành lớp, có độ dày mỏng khá đều nhau, đa phần là 2 lớp chồng lên nhau.

2.1.3. Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật

Căn cứ vào dấu tích móng nền, nền, móng cột… có thể nhận ra được quy mô của các mặt bằng kiến trúc thời Đại La tại địa điểm Vườn Hồng bao gồm : 12VH.KT.ĐL001; 12VH.KT.ĐL002 có bố cục mặt bằng hình chữ nhật.

- Di tích kiến trúc 12VH.DL.KT001

Di tích kiến trúc 12.VH.DL.KT 001 được nhận diện xuất lộ 10 móng cột tại hố G01 và G02, với mặt bằng xuất lộ các móng cột từ lớp đào L08 đến lớp đào L12, có cao độ từ +5m đến +5,7m so với mực nước biển.

Hàng 1 thuộc hố khai quật G01 (phía Bắc) gồm 05 móng cột, hàng 2 thuộc hố khai quật G02 (phía Nam) 05 móng cột. Kiến trúc nằm theo hướng Đông - Tây.

Các móng cột hàng 1 có ký hiệu từ Đông sang Tây như sau: G01.L9.MT137, G01.L9.MT134, G01.L8.MT119, G01.L8.MT120, G01.L12.MT151.

Các móng cột hàng 2 có ký hiệu: G02.L8.MT303, G02.L10.MT302, G02.L11.MT301, G02.L8.MT300, G02.L10.MT285.

Các móng cột phân bố trong diện tích khoảng 118,8m2 (chiều Đông - Tây 18m, chiều Bắc - Nam 6,6m), trong khoảng ô lưới tọa độ X -51, Y-264 đến X-51, Y-282 và X -58, Y-264 đến X -58, Y-282 (Xem Ba 01-09; Bảng kê 1; Bv 2-3).

* Bảng kê thông số các móng cột di tích kiến trúc 12.VH.DL.KT001


Ký hiệu khảo cổ

Kích thước

VLXD

Kỹ thuật xây dựng

Hàng móng cột 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội - 4

Kích thước

VLXD

Kỹ thuật xây dựng


MT.137

1,2 x 1,12m x 1,35m

Ngói xám vỡ hình lòng máng xen lẫn với đất hồng tím hoặc sét vàng hoặc cát bồi và gỗ khúc

Trước tiên là đào hố sâu, hố móng có hình khối hộp hình thang thu hẹp dần xuống đáy, dưới đáy hình lòng chảo, dưới đáy được lót một lớp ngói vỡ, bên trên đặt gỗ khúc rồi dựng cột lên trên ở vị trí trung tâm hố móng, xung quanh cột được đầm chặt. Thông thường mỗi một lớp ngói đều có 1 lớp đất sét, cát bồi nhằm mục đích lấp kín các kẽ hở giữa các mảnh ngói rồi mới đầm chặt - có thể có cả tưới nước trong quá trình đầm móng.

MT.134

1,13 x 1,28 x 0,8m

nt

nt

MT.119

1,2 x 1,12 x 1,35m

nt

nt

MT.120

0,95 x 1,1 x 1,2m

nt

nt

MT.151

1,15 x Kxđ x 0,36m

nt

nt

Hàng Móng cột 2


MT.303

0,45 x 1,17 x 0,65m

Ngói xám vỡ hình lòng máng xen lẫn với đất hồng tím hoặc sét vàng hoặc cát bồi

nt


MT.302

1,1 x 1,1 x Kxđ

Ngói xám vỡ hình lòng máng xen lẫn với đất hồng tím hoặc sét vàng hoặc cát bồi và khúc gỗ

nt

MT.301

1,3 x 1,3m x 1,3m

nt

nt

MT.300

1,3 x 1,3m x 2m

nt

nt

MT.285

0,93 x 0,32 x 0,73m

nt

nt

Ký hiệu khảo cổ

Thành phần vật liệu gia cố các móng cột chủ yếu là ngói, sét và gỗ khúc, trong đó phần lớn vật liệu ngói và gỗ khúc chỉ được gia cố ở phần dưới chân cột gỗ. Còn loại móng cột có vật liệu ngói dày đặc từ trên mặt xuống tới đáy có số lượng ít hơn. Đặc biệt, khác với nhiều đơn nguyên kiến trúc Đại La đã tìm thấy ở các khu vực khác (đặc biệt là khu E), trong hệ thống móng cột của kiến trúc 12VH.KT.ĐL001 hầu như không dùng cát vàng để gia cố móng cột, mà thay vào đó là loại cát bồi để lấp kín các kẽ hở trong các lớp ngói dưới đáy móng cột.

Kỹ thuật đào hố móng cột khá thống nhất về hình dáng nhưng về kích thước không đồng đều. Các móng cột đều có khối hộp hình thang thu hẹp dần xuống đáy, đáy hình chữ trụ hoặc lòng chảo. Kích thước miệng phần lớn rộng từ 120cm- 140cm, rất ít móng có miệng rộng trên dưới 200cm. Tuy nhiên độ sâu của móng cột khá thống nhất, trung bình 100 cm. Có thể lý giải điều này là do các móng cột của kiến trúc Đại La đã bị kiến trúc thời Lý bên trên (LY.KT001) phá hủy rất mạnh nên chỉ còn lại phần đáy là chủ yếu.

Quy mô kiến trúc: thể hiện qua số lượng gian trên mặt bằng kiến trúc đã được xác định, theo đó kiến trúc hiện còn 4 gian, khoảng cách các gian dao động từ 4,0m - 4,1m (Bảng kê) [2:60-71].

*Bảng kê: Phân gian kiến trúc qua khoảng cách giữa các hàng móng cột (Theo chiều Tây - Đông)


Tt

Phân gian

Kí hiệu móng cột

Khoảng cách (m)


1


Gian thứ nhất

MT151 - MT120

4

MT285 - MT300

4


2


Gian thứ 2

MT120 - MT119

4

MT300 - MT301

4,05


3


Gian thứ 3

MT119 - MT134

4

MT301 - MT302

4


4


Gian thứ 4

MT134 - MT137

4,1

MT302 - MT303

4

Bên cạnh đó kết cấu kiến trúc thể hiện qua số lượng móng cột trong 1 vì. Theo hiện trạng xuất lộ kiến trúc có 5 vì, mỗi vì bao gồm 2 móng cột tạo thành một khoảng cách duy nhất có số đo trung bình từ 5,1m đến 5,2m (Bảng kê) [2:60-71]..

* Bảng kê: Khoảng cách móng cột theo chiều Bắc - Nam (thứ tự hàng móng cột chiều từ Tây sang Đông)


Tt

Hàng móng cột (vì)

Kí hiệu móng cột

Khoảng cách (m)

1

Hàng 1

MT151 - MT285

5,1

2

Hàng 2

MT120 - MT300

5,2

3

Hàng 3

MT119 - MT301

5,1

4

Hàng 4

MT134 - MT302

5,1

5

Hàng 5

MT137 - MT303

5,15

Nhận xét: Đây là một kiến trúc có bước gian rất thống nhất : 4m đến 4,1m, nhưng do bị đào phá nhiều nên khoảng cách giữa các gian được xác định không thể chính xác. Vì vậy số đo trong thực tế thường bị lệch trong khoảng từ 10cm đến 30cm.

Căn cứ theo hiện trạng xuất lộ cũng như bước gian của kiến trúc, bước đầu có thể đoán định rằng kiến trúc 12VH.DL.KT.001 thuộc loại hình nhà dài với 2 hàng cột gồm nhiều gian rộng bằng nhau, có thể không có chái, chạy theo hướng Đông - Tây thuộc phía Bắc khu vực khai quật Vườn Hồng và tương đối thồng nhất với các kiến trúc đã xuất lộ tại khu E.

- Di tích kiến trúc 12VH.DL.KT002

Kiến trúc 12VH.DL.KT.002 được nhận diện xuất lộ với mặt bằng có 6 Móng cột thuộc hố khai quật G01 và G02, nằm về phía Đông của kiến trúc 12VH.ĐL.KT001.

Kiến trúc nằm theo hướng Bắc - Nam, trong khoảng tọa độ từ X -44,1, Y -256,9; X - 57,3, Y -256,9 và X -44,1, Y -264,5; X -57,3, Y -264,5, với diện tích khoảng 149,38m2

(Chiều Bắc Nam: 23,6m, chiều Đông Tây 6,33m). Mặt bằng xuất lộ các móng cột từ lớp 10 đến lớp 12, có cao độ từ +4,41m đến 4,56m so với mực nước biển.

Hàng móng cột phía Đông gồm có 2 móng cột : L12.MT115 và L12.MT175. Hàng móng cột phía Tây gồm 6 móng cột, ký hiệu lần lượt các móng cột từ Bắc xuống Nam như sau : L10.MT152, L7.MT167, L12.MT162, L12.MT161, L12.MT149, L9.MT304.(Xem Ba 15-17; Bv 2-3; Bảng kê 02)

* Bảng kê thông số các móng cột di tích kiến trúc 12.VH.DL.KT002


Ký hiệu khảo cổ

Kích thước

VLXD

Kỹ thuật xây dựng


MT175


1,1 x 1,66 x 1,1m


Ngói xám vỡ hình lòng máng xen lẫn với đất hồng tím hoặc sét vàng hoặc cát bồi và gỗ khúc

Trước tiên là đào hố sâu vào mặt bằng nền nhà, hố móng có hình khối hộp hình thang thu hẹp dần xuống đáy, dưới đáy hình lòng chảo. Sau đó dưới đáy được lót một lớp ngói vỡ, bên trên đặt gỗ khúc rồi dựng cột lên trên ở vị trí trung tâm hố móng, xung quanh cột được đầm chặt bởi số lượng lớn các mảnh ngói vỡ màu xám hình lòng máng. Thông thường mỗi một lớp ngói đều có 1 lớp đất sét, cát bồi nhằm mục đích lấp kín các kẽ hở giữa các mảnh ngói rồi mới đầm chặt - có thể có cả tưới nước trong quá trình đầm móng.

MT165

1,11m x 1,15m

nt

nt

MT162

1,26m x 1,5m

nt

nt

MT161

1,14m x 1,22m

nt

nt

MT149

1,25m x 1,74m

nt

nt

MT304

1,16m x 1,25m

nt

nt

Hệ thống các móng cột của kiến trúc Đại La 12VH.ĐL.KT002 thuộc loại có kích thước tương đương so với các móng cột của kiến trúc Đại La khác nằm ở phía Tây có ký hiệu 12VH.KT.ĐL001.

Kỹ thuật đào hố móng cột khá thống nhất về hình dáng nhưng về kích thước không đồng đều. Các móng cột đều có khối hộp hình thang thu hẹp dần xuống đáy, đáy hình chữ nhật hoặc lòng chảo. Kích thước miệng phần lớn rộng từ 120cm - 170cm, rất ít móng có miệng rộng trên dưới 200cm. Tuy nhiên độ sâu của móng cột khá thống nhất, trung bình 100 cm. Có thể lý giải điều này là do các móng cột của kiến trúc Đại La đã bị kiến trúc thời Lý bên trên (LY.KT001) phá hủy rất mạnh nên chỉ còn lại phần đáy là chủ yếu.

Qua dấu tích xuất lộ có thể thấy quy mô kiến trúc được thể hiện qua số gian, theo đó di tích có bố cục gồm 4 hàng móng cột tạo thành 3 khoảng cách gian rộng trung bình 3,2m đến 3,4m, tương đương nhau (Bảng kê) [2:60-71].

*Bảng kê: Quy mô kiến trúc 12.VH.ĐL.KT02 qua khoảng cách giữa các hàng móng cột (Nam - Bắc)


Tt

Phân gian

Kí hiệu móng cột

Khoảng cách (m)

1

Gian thứ 1

MT304 - MT149

3,3

Kxđ

Kxđ

2

Gian thứ 2

MT149 - MT161

3,4

Kxđ - MT165

3,4

3

Gian thứ 3

MT161 - MT162

3,2

MT165 - MT175

3,2

Kết cấu kiến trúc được tính theo số lượng móng cột của bộ vì, theo đó, vì kiến trúc gồm có 2 móng cột, khoảng cách trung bình rộng 3,6m (Bảng kê) [2, tr.60 - 71].

* Bảng kê: khoảng cách móng cột theo chiều Đông - Tây (Nam lên Bắc)


Tt

Hàng móng cột (vì)

Kí hiệu móng cột

Khoảng cách (m)

1

Hàng 1

MT304 - Kxđ

Kxđ

2

Hàng 2

MT149 - Kxđ

Kxđ

3

Hàng 3

MT161 - MT165

3,6

4

Hàng 4

MT162 - MT175

3,6

Nhận xét:Đây là một kiến trúc có bước gian khá thống nhất khoảng 3,6m, nhưng do bị đào phá nhiều nên khoảng cách giữa các gian đựoc xác định không thể chính xác. Vì vậy số đo trong thực tế thường bị lệch trong khoảng từ 10cm đến 30cm. Căn cứ theo hiện trạng xuất lộ cũng như bước gian của kiến trúc, bước đầu có thể đoán định rằng kiến trúc 12VH.KT.ĐL002 thuộc loại hình nhà dài với 2 hàng cột gồm nhiều gian rộng bằng nhau, chạy theo hướng Bắc - Nam thuộc phía Bắc khu vực khai quật Vườn Hồng và tương đối thồng nhất với các kiến trúc đã xuất lộ tại khu E.

2.1.4. Di tích móng thành

Đây là loại hình di tích rất đặc biệt đang và lần đầu tiên được phát hiện trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long và đang được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu rò hơn trong lần khai quật này.

Di tích móng thành được nhận diện bởi hệ thống cọc chôn ken dày và lớp thảm thực vật màu nâu đen cùng rất nhiều mảnh vật liệu kiến trúc thời Đại La xuất lộ tại hố khai quật G03 - G04. Phạm vi di tích trong tọa độ Hoàng thành Thăng Long từ X : - 85 đến X : - 120 và từ Y : - 260 đến Y : - 286 với khoảng diện tích hơn 900m2 của hai hố

khai quật. Bề mặt xuất lộ so với bề mặt hố sâu trung bình 3m, cao hơn mặt mực nước biển trung bình 5,8m.

Di tích được cấu tạo bởi các lớp vật liệu gia cố và hệ thống cọc đóng dày đặc, dường như được dùng xây dựng nhằm mục đích chống lún cho một phạm vi rộng trên nền đất yếu. Cấu tạo các lớp của di tích theo trật tự từ dưới lên như sau [2]:

Lớp đất sét màu xám và xám xanh nằm dưới cùng, có lẫn một số mảnh sành thô và gốm men thời Đại La bị lẫn xuống. Phía dưới của lớp này rất thuần, hoàn toàn không chứa di vật văn hóa, tuy nhiên các cọc gỗ được đóng sâu xuống đến lớp đất này. Đây được xác định là lớp sinh thổ của hố khai quật.

+ Lớp thảm thực vật: dày từ 5cm - 10cm, màu nâu đen, nằm trải dọc theo chiều bắc - nam và tiếp tục mở rộng về 2 phía Đông và Tây, chỉ có một số đoạn nhỏ được rải đều theo chiều Đông - Tây. Đây là lớp thảm của các loại cây thân mềm được rải theo trật tự có mục đích làm nền, chống lún cho các lớp vật liệu bên trên.

+ Lớp đất sét màu nâu đỏ và nâu xám, nằm trên cùng, có chứa dày đặc mảnh gạch đỏ và xám của thời Đại La, phủ đè trực tiếp lên lớp thảm thực vật, phân bố dày đặc ở khu vực nửa phía Bắc và một phần nửa phía Nam. Toàn bộ gạch đều trong tình trạng bị vỡ, dày trung bình 4,5cm - 6cm, trong đó có nhiều viên có in nổi chữ Hán “Giang Tây Quân” trong khung nổi hình chữ nhật trên mặt gạch và trang trí văn thừng.

+ Hệ thống cọc gỗ: Các cọc gỗ được đóng từ trên xuống, xuyên qua các lớp gia cố: lớp gạch, lớp thảm thực vật và xuống đến lớp đất xám xanh dưới cùng. Theo hiện trạng, trong phạm vi 462m2 (chiều Bắc - Nam: 21m, chiều Đông - Tây: 22m) của di tích có tổng số 984 cọc gỗ được phát hiện. Các cọc gỗ được đóng gần hoặc liền kề nhau (khoảng cách trung bình giữa các cọc gỗ là 20cm. (Xem Ba 15-17; Bv 04)

Các cọc gỗ xuất lộ đều trong tình trạng bị mủn, màu nâu đen và nứt một phần thân. Phần đầu cọc bị mủn nát nhiều, có dạng gần hình chóp hoặc bằng, phần thân cọc mặt cắt dạng hình tròn, chân cọc được cắt vát nhọn hình tam giác và hình thang… Điều đặc biệt của các di tích cọc gỗ thời Đại La đó là các cọc gỗ được đóng liền hoặc gần nhau, không theo một trật tự nhất định ở khoảng giữa của phạm vi cọc gỗ. Tuy nhiên, ở khu vực rìa xung quanh (rìa cạnh phía Tây và phía Nam) của phạm vi cọc gỗ thì có từ 2 đến 3 hàng cọc được đóng thẳng hàng nhau theo chiều Đông - Tây và Bắc - Nam có thể nhằm cho thấy giới hạn của nền móng hoặc kiến trúc nào đó nằm bên trên.

Kích thước cọc gỗ: Chiều dài (chiều cao) trung bình cọc gỗ từ 0,8m - 1,5m, một số cọc dài tới hơn 2m, đường kính trung bình từ 10cm - 20cm, chiều dài phần chân cọc cắt vát từ 20cm - 50cm.

Ngoài cọc gỗ như trên còn phát hiện được 102 dấu tích của lỗ cọc với các lỗ tròn nhỏ, đường kính trung bình 10cm - 25cm. Các lỗ tròn này xuất lộ trên nền đất sét đắp nền kiến trúc thời Lý, với đặc điểm lớp đất nâu đen, dạng đất bùn, nhão, bên trong không có hiện vật. Ban đầu chúng tôi xác định đó là những dấu tích của lỗ cọc, tuy nhiên khi tiến hành đào cắt kiểm tra thì hoàn toàn không có sự xuất hiện của cọc gỗ.

Đây là lần đầu tiên trong cuộc khai quật tìm được dấu tích các cọc gỗ được đóng với mật độ dày và liên tục như vậy. Do vậy để có cái nhìn tổng quan về các cọc gỗ từ đó tìm hiểu quy mô, tính chất và chức năng cần phải tiếp tục nghiên cứu dựa trên các nguồn sử liệu và kết quả khai quật khảo cổ học.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí