Di Tích Kiến Trúc Thời Đinh – Tiền Lê

2.2. Di tích kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê

Hiện nay, di tích móng cột thời Đinh - Tiền Lê mới chỉ xuất hiện 02 di tích và không có sự liên kết nhau về mặt bằng, phương hướng cũng như đặc điểm.

a) Di tích 12VH.G01.MT.197

Di tích xuất lộ trên mặt bằng lớp đào 9, khu vực góc Đông Bắc hố khai quật G01, nằm tại vị trí phía dưới di tích cọc gỗ CO.196, phân bố trên phạm vi khoảng 1m2, trong ô lưới tọa độ X-37,1, X -38,1; Y-263,4, Y -263,9, cao độ +5,398m đến +5,193m.

Di tích móng cột MT.197 xuất lộ có dạng hình chữ nhật, còn khá rò biên. Kết cấu còn lại của móng cột gồm 4 lớp sỏi đầm lẫn gạch ngói, lớp đất sét màu nâu hồng lẫn xám đen, lớp sỏi đầm lẫn gạch màu xám, lớp gỗ chia làm 2 lớp gồm 3 thanh gỗ, lớp trên là 1 thanh gỗ nằm theo hướng Bắc - Nam có dạng hình chữ nhật, kích thước chiều Bắc - Nam 104cm, chiều Đông - Tây 51cm. Trong di tích gồm 3 thanh gỗ và các viên sỏi được đầm cùng tầng đất sét nâu hồng và nâu xám. Kích thước móng cột chiều Bắc

- Nam 104cm, chiều Đông - Tây 51cm. (Xem Ba 17a)

Địa tầng mặt cắt vách Đông (hướng Tây) của di tích MT.197 nằm trên tầng đất với 4 lớp:

Lớp 1: Lớp sỏi đầm lẫn gạch ngói, dày về phía Nam, dày 5cm - 10cm. Sỏi màu vàng, xanh đen, đen kích thước 3cm - 4cm, các viên sỏi nhỏ kích thước 0,5cm, tập trung nhiều ở phần phía Nam. Đất sét màu nâu hồng lẫn vàng đầm cùng sỏi.

Lớp 2: Lớp đất sét màu nâu hồng lẫn xám đen, dày theo chiều Bắc - Nam, dày 2cm - 5cm.

Lớp 3: Lớp sỏi đầm lẫn gạch màu xám, dày 13cm. Sỏi màu xanh đen, vàng, trắng, kích thước 3cm - 5cm.

Lớp 4: Lớp gỗ gồm 3 thanh gỗ, phía trên là 1 thanh gỗ nằm theo hướng Bắc - Nam có dạng hình chữ nhật, kích thước 82cm x 18cm x 12cm. Thanh gỗ này có 2 lỗ mộng ở hai đầu: lỗ mộng thứ nhất cách mép Bắc 10cm, dạng hình gần vuông, kích thước 7cm x 6,5cm, lỗ mộng thứ 2 cách mép Nam 12cm, dạng hình vuông, kích thước 7cm x 7cm, khoảng cách giữa hai lỗ mộng là 49cm. Phía dưới là 2 thanh gỗ nằm theo hướng Đông - Tây, tính từ Bắc xuống Nam thanh gỗ thứ nhất màu xám, dạng hình chữ nhật kích thước 72cm x 18cm x 10cm, thanh gỗ thứ hai màu nâu vàng, dạng hình chữ nhật, kích thước 80cm x 22cm x 8cm.

Di tích móng cột MT.197 nằm dưới lớp đất sét đầm của thời Lý. Đây là loại hình di tích móng cột của công trình kiến trúc nào đó. Căn cứ vào hiện trạng còn thấy trên hiện trường, di tích này có niên đại thuộc thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 9 - 10).

b) Di tích 12VH.G02.MT.311

Vị trí: Móng cột MT.311 phân bố trong ô lưới tọa độ X -65,8, X -66,6; Y -262,8, Y -263,3 phía Đông Bắc hố khai quật G02.

Hiện trạng di tích: Di tích bị lớp gỗ đầm nền phía trên cắt phá, bề mặt trên không còn nguyên hiện trạng, độ sâu móng cột còn lại một phần. Móng cột xem xét qua mặt cắt phía Tây có dạng hình chữ nhật, thắt nhỏ phần đáy.

Hình dáng: Di tích có dáng hình chữ nhật

Màu sắc: Đất trong móng cột có màu xãm nhạt lẫn nâu hồng.

Kết cấu: Móng cột được chia làm 2 phần, nhìn từ mặt cắt phía Tây của di tích. Phần trên của di tích là lớp đất được đầm với gạch ngói, phần này có độ sâu là

31cm. Gồm có 3 mảnh gạch đỏ, 1 mảnh gạch xám và 2 mảnh ngói xám, những mảnh gạch, ngói này có kích thước nhỏ, đã bị vỡ, nằm lẫn trong đất có màu nâu hồng lẫn xám nhạt. Phần phía Nam của móng cột là những mảnh sành nằm tập trung với mật độ khá dày, những mảnh sành này nhỏ, có xương gốm dày khoảng 1,5cm, bao gồm cả miệng, thân và đáy sành, nhưng chủ yếu là các mảnh thân sành. (Xem Ba 17b)

Phần dưới của móng cột bao gồm 2 đầu của 2 thanh gỗ, có độ dày 20cm, đầu 2 thanh gỗ này có dạng hình chữ nhật, nằm thẳng hàng và song song với nhau, cách nhau 24cm. Nhìn từ Bắc xuống Nam thì thanh gỗ thứ nhất có kích thước rộng (Bắc Nam) là 20cm, độ dày 14cm.Thanh thứ hai rộng 20 cm và dày 14cm. Hai đầu thanh gỗ này có kích thước tương đồng nhau.

Nhìn từ mặt cắt phía Đông thì đầu còn lại của thanh gỗ thứ 2 đã xuất lộ, có kích thước đo được là dài (Đông Tây): 22cm; rộng (chưa xuất lộ hết): 7cm và độ dày là 14cm.

Kích thước: Theo chiều Bắc Nam: 93cm x kích thước đáy: 84cm x sâu: 50cm.

Di tích móng cột MT.311 cũng như di tích móng cột MT.197 đều nằm dưới lớp đất sét đầm của thời Lý. Đây là loại hình di tích móng cột của công trình kiến trúc nào đó. Căn cứ vào hiện trạng còn thấy trên hiện trường, di tích này có niên đại thuộc thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 9 - 10).

2.3. Di tích kiến trúc thời Lý

Tại khu vực khai quật, theo thống kê thì các di tích thời Lý có tổng số 1073 di tích và thành phần di tích. Các di tích/thành phần di tích thời Lý thuộc nhiều loại hình khác nhau, gồm di tích kiến trúc, cống thoát nước, giếng nước, di tích móng tường thành, di tích hố đất đen... Các di tích/thành phần di tích này phân bố tương đối đồng đều ở các hố khai quật thuộc khu vực Vườn Hồng từ hố G01 đến hố G21. Trong đó mật độ di tích dày đặc nhất thuộc phạm vi hố G01 - G02 - G03 - G04 thuộc phía Bắc khu khai quật.

2.3.1 Dấu tích móng nền kiến trúc

Dấu tích móng nền các di tích được đắp bằng đất sét, phủ đè trực tiếp lên tầng văn hóa chứa các dấu tích thời Đại La, vị trí còn nhận diện được rò nhất dày trung bình 2,20m, cao độ mực nước biển từ +5,721m đến +7,970m, cách bề mặt hiện tại trung bình 0.8m. Móng nền gồm hai lớp:

+ Lớp trên: đất sét màu nâu xám, loang lổ sét màu nâu vàng, thuần, chặt chắc, dày nhất còn lại là 1,15m.

+ Lớp dưới: đất có màu nâu xám nhạt, loang lổ màu nâu đen nhạt, rải rác có một số mảnh ngói và than tro, dày 1,05m.

2.3.2 Dấu tích bó nền

Bó nền kiến trúc được hiểu là thành phần cấu tạo nên kiến trúc, bao xung quanh nền của công trình kiến trúc, và chỉ ra phạm vi giới hạn của kiến trúc. Bó nền có thể được xây dựng bằng gạch, hoặc gỗ kết hợp với gạch.

Móng của bó nền là thành phần cấu nên kiến trúc, nằm hoàn toàn bên dưới bó nền, có tác dụng tiếp nhận tải trọng tư bên trên và truyền xuống phía dưới. Phạm vi móng bó nền trùng với bó nền, có thể được xây dựng bằng ngói, gạch, sỏi hoặc các mảnh sành,....

Móng bó nền được xây dựng bằng các cọc gỗ đóng xuống nền đất liên kết với các thành gỗ bó nền nằm ngang bằng các lỗ mộng rất vững chắc.

Cọc gỗ gia cố cho kiến trúc LY.KT.001 xuất lộ ở khu vực phía Bắc hố khai quật nối liền với hệ thống cọc gỗ của kiến trúc LY.KT002 ở phía Tây. Hệ thống cọc gỗ gia cố của kiến trúc này có quy mô lớn, phân chia thành 3 tầng gia cố từ trong ra ngoài. Các cọc gỗ nằm trong lớp đất sét thời Lý và còn tiếp tục ăn sâu xuống tầng văn hóa Đại La.

Nhìn chung các cọc gỗ có thân hình tròn, gần tròn hoặc hình vuông. Đường kính các cọc tròn khoảng từ 14cm - 30cm; đối với các cọc hình vuông, kích thước cọc

khoảng 19cm x 20cm đến 25cm x 27cm. Chiều cao từ 25cm đến 170cm. Phần trên thường bị mủn, phần thân thường có nhiều vết nứt, phần chân có vết đẽo tạo độ nhọn để thuận tiện cho việc đóng xuống nền đất, một số cọc thì phần chân phẳng không được tạo độ vát nhọn. Điều này cho thấy cọc có thể được đóng hoặc chôn xuống đất. Qua mặt cắt một số cọc gỗ cho thấy phần lỗ người xưa đào để chôn cọc thường to hơn cọc khoảng 2cm - 5cm.

Ngoài ra còn có các thanh gỗ nằm ngang cũng góp phần gia cố cho mặt bằng kiến trúc. Các thanh gỗ gia cố này thường có cạnh từ 14cm đến 24cm, dài từ 47cm đến 425cm, một cạnh được khoét sâu thành rãnh, trong rãnh tạo các lỗ chốt để cắm cọc gỗ xuyên qua. Cách làm này nhằm cố định các cọc gỗ cắm đứng vừa tăng cường độ chịu lực.(Xem Ba 18)

Bên cạnh đó còn nhận diện được có 02 bó nền phân bố trong khoảng phạm vi tọa độ X -38, X -40,5; Y -261,4, Y-262,3, cao độ +7,083m đến + 6,230m và X -36,9, X -

40,2; Y -262,9, Y -263,1, cao độ + 6,652m - +6,571m trong phạm vị kiến trúc 12.VH.LY.KT01; 12.VH.LY.KT02.

Thứ nhất dấu tích nhận diện còn lại gồm 9 hàng gạch màu đỏ và màu xám xếp chồng lên nhau. Hàng gạch bó có biên rò, xếp thành từng hàng. Phần đất bên trong được lèn kỹ, là sét loang lổ vàng và nâu hồng tương tự như địa tầng phía ngoài, dày 9cm - 10cm. Lớp sét xám, xám nhạt lẫn các vệt sét nâu hồng, xám xanh, dày 8cm - 15cm. (Xem Ba 19)

Thứ hai dấu tích còn nhận diện được gồm một hàng gạch chạy dài theo chiều Bắc

- Nam, hàng gạch gồm 10 viên trong đó đã mất 1 (do bị di tích cụm gốm CG.166 đào cắt phá) còn lại 9 viên, gạch hình chữ nhật và hình vuông màu xám và màu đỏ, xếp nghiêng. Phần đất sét bên trong và ngoài có màu sắc, kết cấu khác nhau. Phần bên trong giáp với thanh gỗ nằm ngang CO.128 là lớp sét màu vàng nhạt lẫn sét trắng đầm lèn khá kỹ, dày 70cm.

Phần phía ngoài bó nền là lớp sét xám, xám đen lẫn nhiều vệt than tro. Kích thước bó nền chiều dài Bắc - Nam 3,15m, chiều rộng Đông - Tây 0,2m, sâu là 0,4m. Di tích xuất lộ trong lớp đất sét đắp nền thời Lý. Xung quanh là các di tích bó nền có cùng tính chất và niên đại.

Hệ thống gỗ gia cố cho kiến trúc 12VH.LY.KT.002 xuất lộ tại khu vực phía Bắc hố khai quật. Trên bề mặt hố khai quật, từ Tây sang Đông đã xuất lộ hàng cọc gỗ nằm trong lớp đất sét Lý - Trần và còn tiếp tục ăn sâu xuống tầng văn hóa Đại La. Phần lớn

đầu cọc phía trên bị di tích triền ao/hồ AH.004 thời Lê cắt phá, gồm 34 cọc gỗ và 1 thanh gỗ nằm ngang.(Xem Ba 21)

Các cọc gỗ có đường kính từ 9cm - 22cm, một số cọc chỉ còn lại phần lỗ cọc, một số xuất lộ cao tới 92cm.

Thanh gỗ nằm ngang theo hướng Đông Tây có chức năng gia cố và cố định các cọc gỗ. Kích thước 12cm x 2cm, dài 1,59m.

Ngoài ra xung quanh khu vực kiến trúc cũng xuất hiện nhiều lỗ chôn cọc.

2.3.3. Mặt bằng kiến trúc hình chữ nhật


- Kiến trúc 12VH.LY.KT.001

Dấu tích kiến trúc xuất lộ với hệ thống móng cột, bó nền và gỗ gia cố.

Mặt bằng kiến trúc xuất lộ với 08 móng cột, trong đó 05 móng cột xuất lộ tại hố G01 và 03 móng cột xuất lộ tại hố khai quật G02.

Tại hố G01, theo trục Bắc - Nam các móng cột chia thành 02 hàng: Hàng móng cột phía Đông có 02 móng cột, lần lượt từ Bắc xuống Nam gồm MT059, MT060. Các móng cột trong hàng này mới xuất lộ một phần, phần lớn còn ăn sâu vào vách Đông của hố khai quật. Do hạn chế về diện tích khai quật nên chúng tôi không thể tìm hiểu thêm được. Hàng móng cột phía Tây xuất lộ 03 móng cột, thứ tự lần lượt từ Bắc xuống Nam là MT003, MT002 và MT006, các móng cột này nằm thẳng hàng với 03 móng cột tại hố khai quật G02. Cũng theo trục từ Bắc xuống Nam các móng cột tại hố G02 gồm: MT241, MT004, MT136. Tất cả các móng cột đều bị phá hủy nghiêm trọng. Hiện chỉ có móng cột MT004 tại hố G02 là còn rò biên móng cột được phân biệt bởi lớp sỏi đầm với khu vực đất xung quanh. Các móng cột khác đều bị phá hủy chỉ còn một phần nên biên móng cột được xác định qua việc phân biệt sự khác nhau giữa đất xung quanh với đất trong móng cột.

Các móng cột xuất lộ trong khoảng ô lưới tọa độ: X -38,8, Y-256,5 đến X -38,8, Y -261,2 và X -64,7, Y -259 đến X -64,7, Y-259,7.

Qua việc nghiên cứu tại hiện trường khai quật, chúng tôi cho rằng: Hàng móng cột phía Đông với 02 móng cột MT059 và MT060 tại hố khai quật G1 chính là móng của hàng cột quân phía Tây của kiến trúc. Hàng móng cột thứ 2 nằm về phía Tây của hàng Móng cột thứ nhất với 03 móng cột MT003, MT002 và MT006 cùng với 03 móng cột xuất lộ tại hố G2 là MT241, MT004, MT136 chính là các móng của hàng cột hiên.

Bảng kê khoảng cách móng cột theo chiều Đông - Tây


Tt

Hàng móng cột

Kí hiệu móng cột

Khoảng cách (m)

1

Hàng 1

MT003 - MT059

4

2

Hàng 2

MT002 - MT060

4

3

Hàng 3

MT006 - Kxđ

Kxđ

4

Hàng 4

MT241 - Kxđ

Kxđ

5

Hàng 5

MT004 - Kxđ

Kxđ

6

Hàng 6

MT136 - Kxđ

Kxđ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội - 5

Khoảng cách giữa tâm hàng móng cột quân và cột hiên là 4m.

Mái hiên này chạy dài từ vị trí móng cột MT003 tại hố G01 đến vị trí móng cột MT136 tại hố G02, dài khoảng 24,5m.

Khoảng cách các móng cột cột hiên theo trục Bắc - Nam như sau: Từ MT003 đến MT002 là 4m; từ MT002 đến MT006 là 4,2m; từ MT006 đến MT241 là 8m; từ MT241 đến MT004 là 4,2m, từ MT004 đến MT 136 là 4m.

Qua số đo khoảng cách giữa các móng cột này có thể cho ta đoán định rằng: Khoảng cách từ MT006 đến MT241 dài 8m là khoảng cách giữa hai cột cái của kiến trúc tức là độ rộng lòng kiến trúc. Từ hai móng cột của hai cột cái này đối xứng về phía Bắc và phía Nam là 02 móng cột (MT002 và MT004) là móng của hai cột quân, tức là gian hồi của kiến trúc, rộng 4,5m. Tiếp theo là hai chái, rộng 4m. (Xem Ba 22- 30; Bv 05)

Bảng phân gian kiến trúc 12.VH.KT01 qua khoảng cách các hàng cột (chiều Bắc – Nam):


Tt

Phân gian

Ký hiệu móng cột

Khoảng cách (m)


1


Phân gian thứ 1

MT003 - MT002

4

MT059 - MT060

4


2


Phân gian thứ 2

MT002 - MT006

4,2

Kxđ - Kxđ

Kxđ


3


Phân gian thứ 3

MT006 - MT241

8

Kxđ - Kxđ

Kxđ


4


Phân gian thứ 4

MT241 - MT004

4,2

Kxđ - Kxđ

Kxđ


5


Phân gian thứ 5

MT004 - MT136

4

Kxđ- Kxđ

Kxđ

Qua đối chiếu giữa các móng trụ có thể thấy kích thước móng trụ khoảng 2m x 2m. Thành phần cấu tạo và kết cấu các móng trụ là tương đối giống nhau gồm đất sét trộn lẫn

gạch, ngói và sỏi đần lèn chặt theo từng lớp, đáy Móng cột có lát các lớp gạch nhằm ổn định mặt bằng đáy móng cột và chịu lực cho toàn bộ phần móng cột bên trên. Tiêu biểu là móng cột MT.003 tại hố G1. Tính từ trên bề mặt móng cột xuống dưới đáy, có tổng số 54 lớp, cứ một lớp gạch ngói đầm hoặc một lớp sỏi cuội với một lớp đất sét:

Kỹ thuật xây dựng móng cột 12.VH.KT01 MT.003


Lớp đầm

VLXD

Dày (cm)

Kĩ thuật xây dựng

L1

Sỏi

4

Sỏi được đầm nện chặt theo lớp

L2

Đất sét vàng nhạt

5

Đất sét được đầm nện chặt theo lớp

L3

Sỏi cuội + ngói xám

6

Sỏi trộn ngói đầm chặt

L4

Đất sét

4

Đất sét được đầm nện chặt

L5

Sỏi + gạch ngói

3,5

Sỏi trộn lẫn gạch ngói được đầm nện chặt

L6

Đất sét

4

Đất sét được đầm nện chặt

L7

Ngói + sỏi

6

Ngói trộn lẫn với sỏi được đầm nện chặt

L8

Đất sét

4

Đất sét được đầm nện chặt

L9

Sỏi

4

Sỏi được đầm nện chặt

L10

Đất sét

4,5

Đất sét được đầm nện chặt

L11

Gạch + sỏi

9

Gạch trộn lẫn với sỏi được đầm nện chặt

L12

Đất sét

3

Đất sét được đầm nện chặt

L13

Sỏi + ngói

3

Sỏi trộn lẫn ngói được đầm nện chặt

L14

Đất sét

3

Đất sét được đầm nện chặt

L15

Ngói

4

Ngói được đầm nện chặt thành lớp

L16

Đất sét

4

Đất sét được đầm nện chặt

L17

Gạch + sỏi

5

Gạch được trộn lẫn sỏi đầm nện chặt

L18

Đất sét

6

Đất sét được đầm nện chặt

L19

Sỏi

4

Sỏi được đầm nện chặt

L20

Đất sét

4

Đất sét được đầm nện chặt

L21

Ngói + sỏi

4

Ngói trộn lẫn sỏi được đầm nện chặt

L22

Đất sét

6

Đất sét được đầm nện chặt

L23

Sỏi

5

Sỏi được đầm nện chặt thành lớp

L24

Đất sét

5

Đất sét được đầm nện chặt

L25

Sỏi

4,5

Sỏi được đầm nện chặt

L26

Đất sét

5

Đất sét được đầm nện chặt

L27

Sỏi

3

Sỏi được đầm nện chặt

L28

Đất sét

4

Đất sét được đầm nện chặt

L29

Sỏi

3

Sỏi được đầm nện chặt

L30

Đất sét

4

Đất sét được đầm nện chặt

L31

Sỏi

3

Sỏi được đầm nện chặt

L32

Đất sét

3,5

Đất sét được đầm nện chặt

VLXD

Dày (cm)

Kĩ thuật xây dựng

L33

Sỏi

2,5

Sỏi được đầm nện chặt

L34

Đất sét

4

Đất sét được đầm nện chặt

L35

Sỏi

4

Sỏi được đầm nện chặt

L36

Đất sét

4

Đất sét được đầm nện chặt

L37

Sỏi

4

Sỏi được đầm nện chặt

L38

Đất sét

3,5

Đất sét được đầm nện chặt

L39

Sỏi

3

Sỏi được đầm nện chặt

L40

Đất sét

3,5

Đất sét được đầm nện chặt

L41

Sỏi

4

Sỏi được đầm nện chặt, lớp đầm tách biệt trên dưới

L42

Đất sét

2 - 3

Đất sét được đầm nện chặt

L43

Sỏi

2 - 3,5

Sỏi được đầm nện chặt

L44

Đất sét

3 - 5

Đất sét được đầm nện chặt

L45

Sỏi + ngói

2,5 - 3,5

Sỏi trộn lẫn với ngói được đầm nện chặt

L46

Đất sét

3 - 3,5

Đất sét được đầm nện chặt

L47

Sỏi

3

Sỏi được đầm nện chặt thành lớp đều

L48

Đất sét

4

Đất sét được đầm nện chặt thành lớp đều

L49

Sỏi + gạch lót

3 - 3,5

Sỏi trộn lẫn gạch được đầm chặt thành lớp

L50

Đất sét + gạch lót

3

Đất sét được đầm chặt thành lớp

L51

Gạch lót đáy

5 - 6

Lớp gạch lót đáy phía trên của móng cột

L52

Đất sét + sỏi

2,5

Đất sét trộn lẫn sỏi được đầm thành lớp

L53

Gạch lót đáy

5 - 6

Lớp gạch lót đáy phía dưới của móng cột

L54

Sỏi

4

Sỏi được chặt, đây là lớp cuối cùng trong kết cấu móng cột

Lớp đầm

- Di tích kiến trúc 12VH.LY.KT.02

Dấu tích kiến trúc được nhận diện bởi hệ thống móng cột, các bó nền kiến trúc và hệ thống gỗ gia cố kiến trúc.

Mặt bằng kiến trúc xuất lộ với 24 móng cột, trong đó 12 móng cột xuất lộ tại hố khai quật G1 và 12 móng cột tại hố khai quật G2.

Diện tích xuất lộ các móng cột khoảng 360m2 (chiều Bắc - Nam: 23,5m; chiều Đông - Tây: 15,3m), trong ô lưới tọa độ: X - 40,3, Y - 264,2 đến X - 40,5, Y - 279,5 và X - 63,8, Y - 264 đến X - 63,8, Y - 279,1.

Các móng cột phân bố thành 6 hàng dọc song song nhau theo trục Đông - Tây gồm: Hàng móng cột 1 - nằm ngoài cùng phía Bắc bao gồm các móng cột sau (lần lượt từ

Đông sang Tây): MT13, MT018, MT021, MT014.

Hàng móng cột 2: MT11, MT019, MT022, MT020. Hàng móng cột 3: MT008, MT010, MT032, MT031.

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí