tích thời Lê sơ. Những phần nền móng còn lại của các công trinh kiến trúc cùng hệ thống các di tích đã được tìm thấy góp phần minh chứng sinh động lịch sử tái thiết Kinh đô Thăng Long thời Lê sơ. Và, mặc dù chưa nhận diện đầy đủ về mặt bằng do bị phá hủy và do chưa xuất lộ tổng thể, nhưng dựa vào kết cấu vững chắc của hệ thống móng cột, đặc biệt qua dấu tích nền Điện Kính Thiên, Đoan Môn hiện còn trên mặt đất cho thấy kiến trúc thời Lê sơ có quy mô to lớn, kiên cố.
Thời Lê Trung hưng các di tích tương đối đồng đều ở các hố khai quật thuộc khu vực Vườn Hồng từ hố G01 đến hố G21. Trong đó mật độ di tích dầy đặc nhất thuộc phạm vi hố G07 - G08 và G12 đến G15 thuộc phía Nam khu vực khai quật.
Thời Lê Trung hưng, các di tích thuộc nhiều loại hình di tích khác nhau từ di tích móng, rãnh thoát nước, giếng nước đến di tích ao hồ/dòng chảy, di tích thảm thực vật,di tích hố đất đen...
Những phát hiện của khảo cổ học tại khu vực khai quật Vườn Hồng nói riêng và tổng thể các khu vực khác trong khu Hoàng thành Thăng Long nói chung đã minh chứng phần nào cho các ghi chép của sử cũ về đời sống Hoàng cung Thăng Long thời Lê Trung hưng rất sa sút so với các vương triều trước đó.
2. Sự đa dạng và tính truyền thống trong kỹ thuật xây dựng các di tích của các thời kỳ phản ánh truyền thống xây dựng, quy hoạch các cung điện trong hoàng cung, mang tính liên tục qua các thời kỳ, góp phần quan trọng trong việc xác định và nghiên cứu lịch sử kiến trúc Kinh thành.
Sự đa dạng trong kỹ thuật xây dựng các công trình kiến trúc thể hiện qua các thời kỳ. Ở thời Đại La, kỹ thuật xây dựng chủ đạo được thể hiện qua các cột âm của các kiến trúc, vật liệu trong các móng cột là những mảnh ngói xám và các thanh gỗ kê cột. Bước sang giai đoạn thời Lý cột âm không còn là thành phần kết cấu chính và đã được đưa ra bên ngoài bao quanh kiến trúc, các móng cột đều được gia cố bằng sỏi đầm chặt bên trên có chân tảng đá kê cột, đây được gọi là hình thức cột dương. Vật liệu xây dựng thời Lý hết sức đa dạng với các loại sỏi, ngói, gạch vuông lót đáy móng cột, sành, cùng với đất sét. Sang giai đoạn thời Trần tuy đã có sự kế thừa các kỹ thuật xây dựng móng cột có từ thời Lý, nhưng đã có sự thay đổi trong bố cục mặt bằng kiến trúc. Đến giai đoạn Lê sơ thì phần nào đó đã có sự phong phú đa dạng hơn trong bố cục mặt bằng kiến trúc cũng như vật liệu xây dựng mà như sử cũ đã ghi chép về thời kỳ này.
Tuy nhiên, đến giai đoạn Lê Trung hưng thì sự sự phồn thịnh và đa dạng phong phú về bố cục kiến trúc cũng như vật liệu xây dựng đã không còn duy trì như thời kỳ trước đó. Tính truyền thống trong kỹ thuật xây dựng thể hiện trong kỹ thuật xây dựng các móng cột, sự gia cố các móng cột để có thể chịu được bộ khung chắc chắn và vật liệu trên mái kiến trúc. Từ thời Đại la kỹ thuật xây dựng các móng cột âm và phát triển loại móng cột âm đã được phát triển qua các thời kỳ. Đến thời Lý thì loại hình móng cột âm vẫn được bảo lưu bên cạnh sự phát triển của loại móng cột dương, có kỹ thuật xây dựng hoàn toàn khác với các loại vật liệu được đầm chặt tạo thành các lớp xen kẽ nhau. Tính ưu việt của kỹ thuật xây dựng cột dương đã được kế thừa ở thời Trần và các giai đoạn sau Lê sơ, Lê Trung hưng và có sự đa dạng hơn về vật liệu xây dựng..
Tuy nhiên qua các thời kỳ, kỹ thuật xây dựng kiến trúc lại có những đổi mới theo biến thiên của từng thời kỳ lịch sử dân tộc.
Cùng với sự chuyển biến về mặt bằng kiến trúc, sự đa dạng và tính truyền thống trong kỹ thuật xây dựng đã góp phần nghiên cứu lịch sử kiến trúc cung điện của kinh đô nói riêng và lịch sử kiến trúc Việt Nam nói chung. Đó là một biểu hiện đặc sắc, nổi bật, nổi trội của lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam được kết tinh tại Kinh đô Thăng Long.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Minh Trí, Tống Trung Tín (2010), “Giá trị nổi bật toàn cầu, tính chân thực và toàn vẹn khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội từ phân tích đánh giá di tích khảo cổ học”, Tạp chí Khảo cổ học 4/2010, tr.27-42.
2. Bùi Văn Liêm, Phạm Văn Triệu, Lưu Văn Hùng (2020), Kiến trúc thời Đại La ở di tích đường hầm và bãi xe ngầm công trình nhà Quốc hội số 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội, trong Tạp chí Khảo cổ học số 5/2020, Tr.60-70
3. Đại Việt sử Ký toàn thư 1998a, tập 1. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Đại Việt sử Ký toàn thư 1998b, tập 2. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Đại Việt sử Ký toàn thư 1998c, tập 3. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Đại Nam nhất thống chí (2006), tập 3. Nxb.Thuận Hóa
7. Đỗ Đức Tuệ (2016) Dấu tích kiến trúc thời lê (thế kỷ 15 - 18) tại khu vực chính điện kính thiên (phát hiện năm 2011 - 2013), Luận Văn Thạc sỹ, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
8. Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (2004), Hoàng thành Thăng Long - Khám phá khảo cổ học.
9. Lê Quý Đôn toàn tập (1977), tập II, tập III. Nxb.Khoa học xã học, Hà Nội
10. Lê Quý dật sử (1987), Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội
11. Nguyễn Quang Ngọc (2006): Thăng Long thời Lý - Trần - Lê dưới ánh sáng của các nguồn tư liệu mới, trong Tạp chí Khảo cổ học, số 1/2006
12. Phạm Văn Triệu (2016) Di tích kiến trúc thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội.
13. Phạm Văn Triệu, Phạm Lê Huy (2020), Kiến trúc một cột và trục xoay thời Lý đặt trong bối cảnh kiến trúc Đông Á hướng đến giải mã các kiến trúc trục xoay phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long trong Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 10 năm khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được ghi danh di sản Thế giới. Tài liệu Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội
14. Phan Huy Lê (2006), “Vị trí khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu trong cấu trúc thành Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ lịch sử”, Tạp chí Khảo cổ học (1), tr.5-28.
15. Phan Huy Lê (2007), “Càng nghiên cứu, càng nhận thức sâu sắc hơn giá trị khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu”, Tạp chí Khảo cổ học (1), tr.54-57.
16. Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán (1975), Hà Nội nghìn xưa, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội, Hà Nội.
17. Trần Quốc Vượng (2006), Thăng Long - Hà Nội - Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb.Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội, Tr.45-66
18. Thượng Kinh phong vật chí, dẫn theo tài liệu Trần Văn Giáp 1971:31
19. Tống Trung Tín (Chủ biên) (2006), Hoàng thành Thăng Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
20. Tống Trung Tín (2019a) Kinh đô Thăng Long - Những khám phá khảo cổ học, Nxb Hà Nội.
21. Tống Trung Tín (2019b) Tổng tập khảo cổ học Thăng Long Hà Nội (1898 - 8/2008), Nxb Hà Nội.
22. Tống Trung Tín (2019c) Di tích khảo cổ học Đàn Xã Tắc Thăng Long, Nxb Hà Nội.
23. Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí (2006), Về một dấu tích kiến trúc trong cấm thành Thăng Long thời Lý - Trần qua kết quả nghiên cứu khảo cổ học năm 2005 - 2006, trong Tạp chí Khảo cổ học, số 1/2006.
24. Tống Trung Tín, Bùi Minh Trí (2010) Thăng Long - Hà Nội, lịch sử nghìn năm từ lòng đất, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
25. Trung tâm Nghiên cứu Kinh Thành (2016) Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội, Nxb Khoc học xã hội, Hà Nội.
26. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2008), Kỷ yếu hội thảo Quốc tế “Giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - 5 năm nghiên cứu, so sánh”, Hà Nội.
27. Viện Khảo cổ học (2016): Báo cáo tổng quan kết quả nhiệm vụ: Hoàn thiện hồ sơ khai quật địa điểm Vườn Hồng, thuộc Dự án: Chỉnh lý, nghiên cứu và phát huy giá trị di tích, di vật phát hiện được tại địa điểm Vườn Hồng, trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
28. Viện Khảo cổ học (2011-2016): Báo cáo tổng quan kết quả thực hiện bảo tồn cấp thiết Khu Di sản khảo cổ học tại 18 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội.
29. Việt sử lược (2005), (bản dịch của Trần Quốc Vượng). Nxb Thuận Hóa. Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội..
30. Việt sử Thông giám cương mục (1957 - 1958 - 1959), tập IX, X, XI, XII, XIII, XV, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC
DI TÍCH KIẾN TRÚC TẠI ĐỊA ĐIỂM VƯỜN HỒNG, 36 ĐIỆN BIÊN PHỦ, HÀ NỘI
PHỤ LỤC 1:
BẢNG KÊ MÔ TẢ CHI TIẾT MÓNG CỘT
- Thời Đại La
Bảng kê 01: Thông số móng cột của kiến trúc12VH.ĐL.KT001. (Theo chiều từ Bắc đến Nam và từ Đông sang Tây)
Kí hiệu khảo cổ | Kích thước (m) | Cấu trúc | Đặc điểm chủ yếu (Hiện trạng và kỹ thuật) | ||||
Bắc Nam | Đông Tây | Sâu | Vật liệu | Kỹ thuật XD | |||
1 - Hàng móng cột 1 | |||||||
Trước tiên là đào hố | |||||||
sâu vào mặt bằng | |||||||
nền nhà, hố móng | |||||||
có hình khối hộp | |||||||
1.1 | G01.L9. MT137 | 1,2 | 1,12 | 1,35 | Ngói xám cong lòng máng xen lẫn với đất hồng tím hoặc sét vàng hoặc cát bồi và gỗ khúc | hình thang thu hẹp dần xuống đáy, dưới đáy hình lòng chảo. Miệng hố móng hình vuông, mỗi cạnh trên dưới 140 cm, sâu từ 120 cm đến 200 cm. Sau đó dưới đáy được lót một lớp ngói vỡ dày khoảng 20cm - 30 cm, bên trên đặt gỗ khúc rồi dựng cột lên trên ở vị trí trung tâm hố móng, xung quanh cột được đầm chặt bởi số lượng lớn các mảnh ngói vỡ màu xám hình lòng máng. Thông thường mỗi một lớp | Di tích xuất lộ ở lớp đào mặt bằng 08 và kết thúc ở lớp đào 11. Bề mặt không bằng phẳng và hơi lòm ở giữa, đường biên rò. Bề mặt của di tích là lớp ngói rải màu xám, xương mịn, phần lưng nhẵn trơn và phần có dấu vải, dày 1,1cm - 1,7cm, đây là loại hình ngói thời Đại La. Di tích móng cột MT.119 được gia cố bởi lớp ngói xám thời Đại La, chia làm hai giai đoạn sớm và muộn, có sự nối tiếp trong quá trình gia cố móng cột cho công trình kiến trúc. Giai đoạn sớm (MT.137b): Gồm lớp ngói rải phía dưới, thanh gỗ nằm ngang phía trên lớp ngói để gia cố cột gỗ và chống lún cho lớp ngói rải và phần đất sét bên trên. |
ngói đều có 1 lớp đất sét, cát bồi nhằm mục đích lấp kín các kẽ hở giữa các mảnh ngói rồi | Giai đoạn muộn (MT.137a): gồm phần đất sét trong lỗ cột và lớp ngói cong màu xám rải bên trên. | ||||||
mới đầm chặt - có | |||||||
thể có cả tưới nước | |||||||
trong quá trình đầm | |||||||
móng. | |||||||
1.2 | G01.L9. MT134 | 1,13 | 1,28 | 0,8 | nt | nt | Di tích khi xuất lộ có hình dạng chữ nhật, đường biên rò, bề mặt không bằng phẳng và dốc nghiêng về phía Tây. Bề mặt móng cột là lớp ngói xám đan xen nhau không theo trật tự. Di tích móng cột MT.134 được gia cố bởi lớp ngói xám thời Đại La, được chia làm 2 giai đoạn sớm và muộn, có sự nối tiếp trong quá trình gia cố móng cột cho công trình kiến trúc. Giai đoạn sớm móng cột MT.134b: phần đất sét bên trên, 2 thanh |
Có thể bạn quan tâm!
- Giá Trị Lịch Sử - Văn Hóa Của Các Di Tích Kiến Trúc Tại Địa Điểm Vườn Hồng
- Đặc Trưng Của Các Di Tích Kiến Trúc Thời Lê Sơ
- Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội - 12
- Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội - 14
- Di tích kiến trúc tại địa điểm Vườn Hồng, 36 Điện Biên Phủ, Hà Nội - 15
- Chi Tiết Các Đặc Điểm Của Các Móng Cột Di Tích 12.vh.lth.kt001 Theo Bảng Sau:
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
Kí hiệu khảo cổ | Kích thước (m) | Cấu trúc | Đặc điểm chủ yếu (Hiện trạng và kỹ thuật) | ||||
Bắc Nam | Đông Tây | Sâu | Vật liệu | Kỹ thuật XD | |||
gỗ nằm ngang chạy theo hướng Bắc - Nam và phần ngói rải trên và dưới thanh gỗ. Phần đất sét bên trên cách nhau bởi lỗ chôn cột của giai đoạn muộn, đất sét màu hồng nhạt lẫn nâu xám. Lớp ngói ở bên trên và dưới của thanh gỗ là ngói cong màu xám. Hai thanh gỗ chạy dì theo chiều Bắc - Nam có tác dụng tạo mặt bằng để rải lớp ngói bên trên và chống lún âm cho lớp ngói rải bên dưới. Phần giai đoạn muộn (MT.134a): Gồm 2 lớp: lớp ngói cong màu xám rải bên trên và lớp đất sét trong lỗ cột ở bên dưới. | |||||||
1.3 | G01.L8. MT119 | 1,2 | 1,12 | 1,35 | nt | nt | Di tích xuất lộ ở lớp đào mặt bằng 08 và kết thúc ở lớp đào 11. Bề mặt không bằng phẳng và hơi lòm ở giữa, đường biên rò. Di tích móng cột MT.119 được gia cố bởi lớp ngói xám thời Đại La, chia làm hai giai đoạn sớm và muộn, có sự nối tiếp trong quá trình gia cố móng cột cho công trình kiến trúc. Giai đoạn sớm (MT.119b): gồm lớp ngói rải phía dưới, thanh gỗ nằm ngang phía trên lớp ngói để gia cố cột gỗ và chống lún cho lớp ngói rải và phần đất sét bên trên. Giai đoạn muộn (MT.119a): gồm phần đất sét trong lỗ cột và lớp ngói cong màu xám rải bên trên. |
1.4 | G01.L8. MT120 | 0,95 | 1,1 | 1,2 | nt | nt | Móng cột xuất lộ tại lớp đào 08, qua địa tầng mặt cắt phía Đông, móng cột chia làm 2 giai đoạn sớm (MT.120b) và muộn (MT.120a). Phần giai đoạn sớm (MT.120b): Gồm lớp ngói xám, xương mịn, bột gạch phớt xanh được rải lót phía dưới đáy, 01 thanh gỗ nằm theo chiều Bắc - Nam và cột gỗ CH.168 được đặt chồng thẳng đứng trên thanh gỗ nằm theo chiều Bắc - Nam, tương ứng với các lớp đào 09 đến 11. Giai đoạn muộn (MT.120a): Bề mặt trên có lớp ngói dày 3cm - 7cm. Đáy của móng cột MT.120a được đặt chồng lên |
Kí hiệu khảo cổ | Kích thước (m) | Cấu trúc | Đặc điểm chủ yếu (Hiện trạng và kỹ thuật) | ||||
Bắc Nam | Đông Tây | Sâu | Vật liệu | Kỹ thuật XD | |||
móng cột MT.120b, với thanh gỗ kê nằm chồng lên cột gỗ CH.168 hơi lệch về phía Bắc. Đây có thể là do người đời sau tận dụng để gia cố. Bên cạnh đó, ở mặt cắt này (MT.120a) có 4 viên ngói xám, đất sét màu nâu hồng v à hồng nhạt ngả xám. | |||||||
1.5 | G01.L12. MT151 | 1,15 | Kxđ | 0,36 | nt | nt | Di tích xuất lộ ở lớp đào mặt bằng lớp đào 11, bề mặt không bằng phẳng, ở giữa lòm xuống. Khi làm sạch MT.151 thì cho chúng ta có thể xác định được phần biên Bắc - Nam - Đông, riêng phần phía tây hiện đang ăn sâu vào vách Tây. Trên bề mặt xuất lộ là lớp ngói rải màu xám mang tính chất ngói Đại La, nằm đan xen vào nhau không theo trật tự hàng lối hay quy luật. Ngoài ra trên bề mặt di tích MT.151 xuất lộ thanh gỗ nằm theo chiều Bắc - Nam, dạng hình chữ nhật dài Bắc - Nam: 50cm, rộng Đông - Tây: 31cm. Thanh gỗ được đặt lên trên lớp ngói rải để tạo mặt bằng và chống lún cho lớp ngói. Thanh gỗ nằm cách biên phía Bắc là 29 cm, cách biên phía Nam là 35 cm, dài Bắc - Nam 51cm, dày 16cm, thanh gỗ này được tận dụng để gia cố cho móng cột. Lớp ngói rải bên dưới di tích: Là ngói xám bị vỡ thành những nhỏ nằm đan xen với nhau, khoảng cách giữa các mảnh ngói khá khít nhau, ít có đất xen lẫn ở trong. Đất ở xung quanh biên của di tích màu nâu hồng, thuần, chặt, trong khi đó đất trong di tích mềm, tơi xốp lắng đọng phú sa lẫn tạp chất, tính từ bề mặt của di tích lên 5cm có lớp đất phù sa cát màu nâu xám, lớp đất này dày khoảng 7 cm - 10 cm. |
2 - Hàng móng cột 2 | |||||||
2.1 | G02.L8. MT303 | 0,45 | 1,17 | 0,65 | Ngói xám cong lòng máng | nt | Móng cột được rải bởi các mảnh ngói vỡ có màu xám kích thước và hình dáng khac nhau, đa số là ngói màu xám, xương ngói mịn và dày từ 1,5 đến 2 |
Kí hiệu khảo cổ | Kích thước (m) | Cấu trúc | Đặc điểm chủ yếu (Hiện trạng và kỹ thuật) | ||||
Bắc Nam | Đông Tây | Sâu | Vật liệu | Kỹ thuật XD | |||
xen lẫn với đất hồng tím hoặc sét vàng hoặc cát bồi | cm. Ngoài ra còn 3 mảnh ngói màu nâu, 3 mảnh ngói này có thể trước đây có màu đỏ nhưng do quá trình nằm lâu ngày dười lòng đất nên không còn nguyên màu sắc. Các mảnh ngói phân bố không đồng đều trên bề mặt và khá thưa so với các móng cột có cùng niên đại khác.. Bề mặt của móng cột cao ở phía Đông và thấp dần về phía Tây. | ||||||
2.2 | G02.L10. MT302 | 1,1 | 1,1 | Kxđ | Ngói xám cong lòng máng xen lẫn với đất hồng tím hoặc sét vàng hoặc cát bồi và gỗ khúc | nt | Di tích móng cột có biên dạng hình vuông, cạnh 110 cm. Móng cột được xây dựng bở rất nhiều mảnh ngói vỡ màu xám và một thanh gỗ nằm ngang theo chiều Bắc - Nam.Ngói tập trung ở phía Tây - Bắc của móng cột với mật độ dày đặc còn phần phía Nam của móng cột tập trung với mật độ thấp hơn và đã bị phá hủy. Ngói có hình dáng và kích thước khác nhau, đa số là ngói có màu xám, xương ngói mịn, dày từ 1 cm đến 2 cm, ngói vẫn còn vết hằn của vải. Ngoài ra còn một số mảnh ngói đỏ, loại ngói này có cùng đặc điểm với loại ngói xám đã nói ở trên. Giữa móng cột xuất hiện một thanh gỗ nằm ngang theo chiều Bắc - Nam. Thanh gỗ cách biên phía Tây của móng cột 36 cm, cách biên phía Đông của móng cột 45 cm; dài 45 cm, rộng 26 cm và có bề dày xuất lộ 9 cm. Phía Nam của thanh gỗ xuất hiện một lỗ mộng hướng mặt về phía Đông; lỗ mộng cách đầu phía Nam của thanh gỗ 4 cm, dài theo chiều Bắc - Nam 10 cm, rộng theo chiều Đông - Tây 8 cm. Thanh gỗ có màu nâu đen, đầu phía Bắc và xung quanh thanh gỗ đã bị mủn nhẹ. |
2.3 | G02.L11. MT301 | 1,3 | 1,3 | 2 | nt | nt | Di tích xuất lộ tại mặt bằng lớp đào 08, khu vực phía Tây Bắc của hố khai quật. Móng cột được gia cố bởi đất sét, thanh gỗ nằm ngang theo hướng Bắc - Nam và các mảnh ngói xám vỡ. Quan sát hiện trạng móng cột chúng tôi thấy kết cấu di tích gồm phía trên là một lớp gồm 3 hàng gạch xám Đại La. Bản thân di tích là một móng cột |