Với Các Di Tích Bãi Cọc Ở Quảng Yên (Quảng Ninh)

hoặc từ các cành cây, lòi gỗ không nhiều nên bị mủn khá nặng. Tại Cao Quỳ, kết quả phân tích cọc 19.CQ.H1.C1 cho biết cọc này được làm từ gỗ nghiến, các cọc còn lại được các thợ gỗ có kinh nghiệm tại địa phương cho rằng đa số được làm từ gỗ lim và sến nhựa.

Thứ ba là về kỹ thuật: Tất cả các cọc xuất lộ đều không phát hiện dấu vết chế tác trên thân, phần vỏ ngoài đã bị mủn nhưng lớp gỗ giác vẫn còn trên hầu hết các cọc. Ngoài 2 cọc được đẽo nhọn chân, còn lại các cọc đều có chân được cắt vát nghiêng, cắt bằng hoặc đẽo hơi tù. Làm lộ 1 phía của cọc cho thấy, trên một số cọc gần chân cọc có lỗ ngoàm, được chế tác một cách thô sơ, kích thước và hình dạng khác nhau. Bước đầu chúng tôi cho rằng lỗ ngoàm này được tạo ra nhằm mục đích buộc dây kéo từ rừng ra sông hoặc/và buộc dây tạo thành bè di chuyển cọc đến địa điểm cắm.

Thứ tư là về phương pháp đóng cọc: Hầu hết các cọc đều được cắm thẳng đứng xuống lớp bùn lầy. Biên độ dao động do cọc tạo ra rất nhỏ (quan sát từ lớp bùn bên trên lọt xuống và sự trồi sụt vồng lên hay bị ép gãy của các lớp cát mỏng trên các mặt cắt cọc) cho thấy đây không phải là dấu vết của kĩ thuật dộng lắc. Điều này cho thấy, các cọc được cắm xuống bằng phương pháp nhấc lên thả xuống, hoặc có thể được đào hố chôn ở khu vực cao hơn khi nước thuỷ triều rút.

Cuối cùng là về chức năng: Đặc điểm của các cọc cho thấy đây không phải là cọc kiến trúc, cũng không phải cọc đáy, cọc kè đê hay phục vụ cho các mục đích dân sinh khác. Từ kết quả khảo sát cảnh quan và địa hình khu vực, có thể thấy rò tính chất quân sự của các bãi cọc này. Sự có mặt của các cọc lớn xen lẫn các cọc nhỏ, được đóng rất chắc chắn xuống vùng đầm lầy ở phần giáp ngã ba sông, trong khi các cọc nhỏ hơn được đóng phía sau, trong phạm vi rất rộng, cho thấy tính chất một trận địa vừa nhằm mục đích phòng thủ, ngăn chặn, chia cắt và có thể tiêu diệt sinh lực địch.

3.1.2. Với các di tích bãi cọc ở Quảng Yên (Quảng Ninh)

Tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh), ngay từ những năm 1958, các nhà khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu các bãi cọc, sớm nhất là bãi cọc Yên Giang, sau đó là bãi cọc Đồng Vạn Muối và bãi cọc Đồng Má Ngựa.

- Bãi cọc Yên Giang


Bãi cọc Yên Giang ở tả ngạn sông Chanh, nằm trong cánh đồng của hợp tác xã Đằng Giang, xã Yên Giang, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Di tích có toạ độ 20036’25” vĩ Bắc và 106046’40” kinh Đông, cách Quảng Yên khoảng 2km về phía Đông Nam. Bãi cọc này được phát hiện đầu tiên vào năm 1953, cho đến nay đã được tiến hành nhiều cuộc khảo sát và khai quật trong các năm 1958, 1969, 1976, 1984 và 1988 bởi nhiều cơ quan nghiên cứu khác nhau.

Địa tầng tại di tích khá đồng nhất, từ trên xuống dưới gồm có 5 lớp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.


+ Lớp phù sa pha cát vàng, dày khoảng 20 - 30cm.

Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 12


+ Lớp phù sa ít cát vàng, lẫn nhiều gỗ nằm ngang, dày khoảng 20 - 30cm.


+ Lớp đất bùn sông pha cát lẫn gốc rễ sú vẹt và một ít gỗ nằm ngang ở phía trên, dày khoảng 30 - 40cm.

+ Lớp sét bùn, mịn, dẻo, dày từ 60 - 70cm.


+ Lớp cát đáy sông.


Lòng sông cổ khi đóng cọc có độ nông sâu khác nhau thuộc 2 lớp đất. Các cọc ở đây đa số bằng gỗ lim và một số loại gỗ khác, đầu cọc không được bịt sắt, chân cọc đẽo nhọn. Cọc được đóng thẳng đứng bằng phương pháp truyền thống là “dộng lắc”. Tác giả của cuộc khai quật lần thứ 5 cho rằng bãi cọc Yên Giang chỉ có tác dụng như một hệ thống hàng rào chặn giặc, buộc thuyền giặc phải đi theo một hướng định sẵn [24, tr.60-62].

Quy mô bãi cọc được cho là dài khoảng 120m, rộng 20m, được đóng ngang qua sông Chanh hiện nay theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, lệch bắc một góc khoảng 270.

Các cọc chủ yếu làm bằng gỗ lim, dài trên dưới 2m, cọc dài nhất 2,8m; đường kính cọc trung bình từ 20 - 30cm, chân cọc được đẽo nhọn từ 0,5 - 1m. Các cọc được cắm theo chiều thẳng đứng, hoặc hơi nghiêng không theo chiều hướng nhất định nào. Khoảng cách giữa các cọc từ 0,9 - 1,2m.

Theo Hà Văn Tấn, kết quả nghiên cứu lòng sông cổ, thuỷ triều, độ mớn nước của thuyền chiến quân Nguyên, cho thấy bãi cọc có tác dụng ngăn thuyền địch trốn chạy vào lúc thuỷ triều rút, dồn đội hình vào luồng đi hẹp hơn để cho phục binh của quân Trần chặn đánh.

- Bãi cọc Đồng Vạn Muối


Đồng Vạn Muối nằm ở phía Tây Bắc của đảo Hà Nam, thuộc xã Nam Hoà, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Tại đây đã phát hiện nhiều dấu tích cọc gỗ và được nhận định có thể là một phần của chiến trường Bạch Đằng xưa. Vào cuối năm 2005, một cuộc thám sát đã được tiến hành với 10 hố và 1 rãnh thám sát; làm xuất lộ nhiều cọc gỗ trong phạm vi 40m theo chiều Đông - Tây và chạy dài 150m theo chiều Bắc - Nam.

Các cọc phân bố không theo quy luật nhất định, xuất lộ ở độ sâu từ - 140cm đến -237cm, phần chân được đẽo nhọn; kích thước cọc không lớn, chỉ từ 7 - 10cm. Cọc được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau, gồm cả thân và phần cành cây, một số cọc có dấu vết gia công kỹ hoặc có thể được tái sử dụng. Đa phần các cọc đều nằm nghiêng khoảng 450 theo hướng Tây Nam hoặc hướng Đông Bắc. Ngoài ra có một số cọc nằm theo phương thẳng đứng, đôi khi có cọc nhỏ hơn đóng xiên góc dưới chân.

Một điều đặc biệt phát hiện được tại đây đó là mật độ cọc dày đặc, các cọc được cắm cách nhau trong khoảngg 40 - 60cm, thậm chí có những cọc chỉ cách nhau trong khoảngg 10 - 30cm; tuy nhiên chúng không rải đều mà tập trung thành từng cụm lớn.

Theo những người nghiên cứu, dựa vào kết quả khảo sát sát, chứng cứ khảo cổ học, sự có mặt của các di tích tâm linh và những truyền thuyết trong dân gian cho thấy bãi cọc Đồng Vạn Muối liên quan đến chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 1288. Những dấu tích cọc gỗ phát hiện được ở phía Nam Đồng Vạn Muối liên quan đến bãi cọc ở cửa sông Rút, kết hợp với bãi cọc Yên Giang, góp phần dồn địch vào bãi Nhà Mạc để tiêu diệt [32, tr.329].

- Bãi cọc Đồng Má Ngựa


Bãi cọc Đồng Má Ngựa là một điểm nằm trong khu di tích Chiến trường Bạch Đằng thuộc thôn Hưng Học, xã Nam Hoà, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh). Bãi cọc được phát hiện vào năm 2005, khảo sát năm 2009 và khai quật vào năm 2010. Phạm vi phân bố của bãi cọc được xác định trong khoảngg 70m theo chiều Đông - Tây và 30m theo chiều Bắc - Nam.

Năm 2010, đoàn công tác gồm nhiều cơ quan khác nhau đã mở 4 hố khai quật (10.ĐMN.H1-H4) và 2 hố thám sát (10.ĐMN.TS1, TS2) với tổng diện tích 300m2 đã làm xuất lộ nhiều di tích, di vật và một địa tầng dày 2,5m tính từ đáy ao.

Về địa tầng:


Địa tầng khu vực khai quật được xác nhận ở hố H1 và H2, tuy nhiên ở H2 có độ dày và rò ràng hơn nên có thể lấy làm đại diện, gồm 8 lớp đất:

+ Lm: Là lớp bùn sét đáy ao màu xám xanh, dày 20 - 40cm.


+ L1: Lớp sét bùn mịn màu xám xanh lẫn ít cát mịn, vỏ nhuyễn thể và mảnh vỏ cây, dày 10 - 40cm.

+ L2: Lớp sét mịn màu xám đen sẫm lẫn cát mịn và vỏ nhuyễn thể, dày từ 10 - 40cm.

+ L3: Lớp sét pha cát màu xám hồng lẫn vỏ nhuyễn thể. Đây cũng chính là lớp xuất lộ các cọc gỗ.

+ L4: Lớp sét pha cát màu xám sẫm lẫn ít vỏ nhuyễn thể và các vật chất hữu cơ khác, dày 10 - 15cm.

+ L5: Sét pha cát màu xám sẫm, dày 15 - 20cm, vỏ nhuyễn thể xuất hiện rất ít ở lớp này.

+ L6: Sét pha cát màu xám xanh, dày từ 5 - 10cm.


+ L7: Sét pha cát màu xám xanh sẫm, lẫn nhiều vỏ nhuyễn thể kích thước lớn, dày 40 - 50cm.

+ L8: Sét pha cát mịn màu xám xanh sẫm.


Qua địa tầng, những người khai quật cho rằng xu hướng lòng sông ăn sâu dần từ phía Đông Bắc sang Tây Nam, phía Tây khu vực khai quật là vùng đất sét cát màu vàng đỏ phủ trùm lên lòng sông cổ hơn.

Về di tích và di vật:


Cuộc khai quật đã làm xuất lộ 55 cọc gỗ trong tình trạng gãy, vỡ, chỉ còn lại phần chân cọc được đẽo nhọn. Các cọc này được xác định cắm xuyên qua lớp phù sa xuống lớp cát mịn ở đáy sông chứa vỏ nhuyễn thể. Điều đặc biệt ở di tích này là các cọc gỗ được phân thành cụm theo các hướng khác nhau hay cách cắm thẳng đứng ở bãi cọc Yên Giang, cách cắm xiên dày đặc thành dải như một lớp tường thành lần đầu tiên được tìm thấy.

Một điểm đặc biệt nữa đó là sự xuất hiện của nhiều loại hình di vật gồm 58 mảnh gốm men, 79 mảnh sành, 1 mảnh tiền đồng, 19 mảnh gạch, ngói, 13 viên đá, 1 mảnh mái chèo, một số mảnh gỗ rời có vết chế tác, các mảnh xương động vật và rất nhiều vỏ nhuyễn thể.

Trên cơ sở nghiên cứu bước đầu, những người khai quật cho rằng đây là bãi cọc mang tính chất quân sự, liên quan đến trận thắng quân Nguyên của quân dân nhà Trần năm 1288 [34, tr.303].

Như vậy, trước Cao Quỳ và Đầm Thượng (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), chúng ta đã phát hiện ra nhiều bãi cọc tại khu vực Quảng Yên (Quảng Ninh). Các bãi cọc này có những đặc điểm như đều nằm ở tả ngạn sông Bạch Đằng, gần cửa biển hơn so với các bãi cọc tại Thuỷ Nguyên. Các cọc gỗ phát hiện được tại đây có kích thước nhỏ, mật độ dày và đều được đẽo nhọn ở phần chân.

So với các bãi cọc ở Quảng Yên, bãi cọc Cao Quỳ cũng có một số điểm khác biệt và tương đồng.

3.1.2.1. Những điểm khác biệt giữa bãi cọc Cao Quỳ và và các bãi cọc ở Quảng Yên (Quảng Ninh)

Khác biệt đầu tiên đó là địa tầng: Địa tầng khu vực Cao Quỳ ngoài lớp bồi lấp sau này thì thuần nhất là bùn với các lớp tích tụ khác nhau, sự xuất hiện của cát và vỏ nhuyễn thể tương đối ít. Bên cạnh đó, ngoài là bờ sông, ở Cao Quỳ còn xen kẽ những gò đất thấp với sự thành tạo từ các loại sét khô, rắn chắc, màu nâu vàng hoặc nâu đỏ. Còn tại các bãi cọc ở Quảng Yên, ngay tại lớp mặt của di tích đã xuất hiện lớp bùn sét, phía dưới là các lớp sét lẫn nhiều cát mịn, thậm chí tại Đồng Má Ngựa còn có sự xuất hiện của 1 lớp cát màu nâu hồng dày từ 60 - 130cm. Sự khác biệt này có thể do bãi cọc Cao Quỳ nằm sâu trong đất liền, sự thành tạo của các lớp đất ít chịu ảnh hưởng của biển hơn.

Thứ hai là về kích thước cọc: Cọc gỗ tại các bãi cọc ở Quảng Yên có kích thước nhỏ hơn ở bãi cọc Cao Quỳ rất nhiều, thậm chí đường kính cọc ở bãi cọc Đồng Vạn Muối chỉ trung bình từ 7 - 10cm, bé hơn rất nhiều so với ở Cao Quỳ. Tuy có kích thước bé hơn nhưng mật độ cọc tại các bãi cọc ở Quảng Yên lại dày hơn ở Cao Quỳ, dày nhất là ở di tích Đồng Vạn Muối, có những cọc chỉ cách nhau khoảng từ 10 - 30cm.

Thứ ba là về kỹ thuật: Đây có lẽ là điểm khác biệt lớn nhất giữa cọc tại di tích Cao Quỳ và các di tích bãi cọc ở Quảng Yên. Tại Cao Quỳ, hầu hết các cọc đều được chặt vát, chặt phẳng hoặc đẽo hơi tù ở phần chân thì các cọc tại Quảng

Yên đều được đẽo nhọn. Bên cạnh đó, cọc tại Cao Quỳ phát hiện hiện tượng tạo lỗ ngoàm còn các cọc ở các di tích tại Quảng Yên lại không có hiện tượng này. Điều này có thể là do địa tầng tại Cao Quỳ hầu hết là bùn pha chút sét rất mút, việc đẽo nhọn chân cọc sẽ khiến quá trình cắm cọc xuống trở nên khó khăn hơn.

Thứ tư là về phương pháp cắm cọc: Đây cũng là điểm khác biệt lớn giữa di tích Cao Quỳ và các di tích bãi cọc tại Quảng Yên. Tại các di tích bãi cọc Quảng Yên, qua các lát cắt kiểm tra cọc có thể thấy cọc ở đây được cắm xuống bằng phương pháp “dộng lắc”, điều này tạo ra phần đất có hình phễu ôm lấy thân cọc. Tuy nhiên, tại Cao Quỳ, sau khi kiểm tra chúng tôi hoàn toàn không thấy hiện tượng này, phần đất từ trên lọt xuống chỉ rất mỏng, hoặc quá trình cắm cọc xuống chỉ làm uốn cong các vệt cát mỏng xung quanh. Có thể, người cắm cọc tại Cao Quỳ đã sử dụng một phương pháp cắm cọc khác so với phương pháp đã được sử dụng tại các bãi cọc ở Quảng Yên.

Cuối cùng, một điểm khác biệt nữa đó là tại di tích Đồng Má Ngựa, trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra rất nhiều di vật thuộc nhiều chất liệu và loại hình khác nhau như đồ gốm, gốm men, gốm sứ, tiền đồng, di vật sắt, mảnh gỗ có vết chế tác và các mảnh gạch, ngói khác nhau. Điều này hầu như không có tại các di tích khác. Tại Cao Quỳ, những người khai quật cũng phát hiện một số mảnh sắt chưa xác định và khá nhiều mảnh gốm; tuy nhiên, những mảnh gốm này được tìm thấy ngoài khu vực bãi cọc, trong lớp đất xáo trộn phía trên và được chính người dân hiện đại đưa tới nên mức độ liên quan đến bãi cọc và giá trị nghiên cứu không cao.

3.1.2.2. Những điểm tương đồng giữa bãi cọc Cao Quỳ và và các bãi cọc ở Quảng Yên (Quảng Ninh)

Ngoài những điểm khác nhau kể trên, giữa di tích Cao Quỳ và các di tích bãi cọc tại khu vực Quảng Yên (Quảng Ninh) cũng có những nét tương đồng như:

Đầu tiên là các cọc gỗ phân bố một cách so le, không theo một quy luật nhất định và đều được cắm xuống lớp bùn, cát, phù sa sông.

Thứ hai là về chức năng: Đặc điểm của các cọc cho thấy đây không phải là cọc kiến trúc, cũng không phải cọc đáy, cọc kè đê hay phục vụ cho các mục đích dân sinh khác. Từ kết quả khảo sát cảnh quan và địa hình khu vực, có thể thấy rò tính chất quân sự của các bãi cọc này, tính chất của một một trận địa vừa nhằm mục đích phòng thủ, ngăn chặn, chia cắt và có thể tiêu diệt sinh lực địch.

3.2. Chức năng của bãi cọc Cao Quỳ

Qua hai đợt khai quật tại di tích bãi cọc Cao Quỳ đã phát hiện được 38 cọc gỗ, 02 cụm gỗ, 22 hố cọc, 04 hố đất đen, 9 đoạn sắt chưa rò hình dạng bị ô xi hóa nhiều và một số mảnh đồ gốm đất nung có kích thước nhỏ.

Các cọc gỗ xuất lộ ở độ sâu khá tương đồng. Chúng đa phần được cắm trong khu vực chứa nhiều bùn lẫn ít sét và ít cát mịn, mang tính chất địa tầng của trầm tích lòng sông và ven bờ. Đây là bãi cọc có quy mô khá lớn với các cọc gỗ lớn/nhỏ xen kẽ, được bố trí theo ý đồ chiến thuật rò ràng với nhiều tầng, nhiều lớp. Các cọc không có sự liên kết, phân bố so le, không theo một quy luật xác định nào. Bên cạnh đó, các cuộc khai quật cũng chưa phát hiện được di tích/di vật nào như kết cấu hoặc cấu kiện liên quan đến kiến trúc hoặc đồ gốm sứ, dụng cụ sinh hoạt, tàn tích thức ăn...trong khu vực bãi cọc. Kết quả khai quật cho thấy, đây đơn thuần là trận địa, không phải là các kiến trúc nhà cửa để cư trú, cọc kè chân đê, cọc đáy hay phục vụ cho các mục đích dân sinh khác và hệ thống cọc đều nằm ven sông với tầng sét bùn và thực vật hóa than thuộc đới ngập ven sông.

Sử liệu cho biết, trên dòng sông Bạch Đằng đã từng xảy ra ba chiến thắng lịch sử nổi tiếng: năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, năm 981 Lê Hoàn đánh tan quân Tống và năm 1288 Trần Quốc Tuấn đại phá quân Nguyên. Trong cả ba trận chiến này, quân và dân ta đều dùng cọc gỗ cắm xuống lòng sông hoặc cửa sông ngăn chặn địch. Các triều đại sau cũng cho đóng cọc ở một

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí