Mối Quan Liên Hệ Giữa Bãi Cọc Cao Quỳ Với Các Di Tích Khác

hoặc nâu đỏ, các mảnh phát hiện được đều trong tình trạng vỡ vụn, mặt ngoài thường được trang trí hoa văn thừng với các dấu đập khác nhau, thành dày từ 0,4

- 0,8cm. Xương gốm màu trắng xám hoặc nâu đỏ, rất thô, lẫn nhiều cát có kích thước lớn, độ nung thấp nên xương khá mềm.

Dựa vào hoa văn trang trí trên thân, chúng tôi chia mảnh đáy thành 2 loại: Loại I (LI): Trang trí hoa văn thừng và Loại II (LII): không hoa văn. Trong đó LI có 175 mảnh, gồm 120 mảnh ở lớp đào Lm, 22 mảnh ở lớp đào L1 và 33 mảnh ở lớp đào L2; LII có 6 mảnh, gồm 4 mảnh ở lớp đào Lm và 2 mảnh ở lớp đào L1.

- Mảnh đáy


Mảnh đáy phát hiện được có số lượng ít nhất, 23 mảnh, tất cả đều xuất lộ tại lớp đào Lm. Đáy thuộc loại đáy tròn, các đặc điểm thương tự như trên mảnh thân. Trong số 23 mảnh phát hiện được, có 15 mảnh vẫn còn dấu vết của việc đun nấu.

Như đã trình bày ở trên, tất cả các mảnh gốm phát hiện được đều nằm ngoài bãi cọc, tập trung chủ yếu ở 1 góc phía Bắc hố 20.CQ.TS3, trong các lớp đào Lm, L1 và L2-các lớp đào xáo trộn. Những mảnh gốm này có niên đại sớm, mang phong cách thời Đông Hán (thế kỷ I - III) và qua thông tin phỏng vấn người dân địa phương, những mảnh gốm này được chính chủ ruộng trong quá trình đào cổ vật đưa về. Chính vì điều này, chúng tôi loại khả năng những mảnh gốm trên có liên quan đến di tích bãi cọc.

2.3.2. Đồ kim loại


Ngoài đồ gốm phát hiện được tại hố 20.CQ.TS3, trong cuộc khai quật năm 2019, chúng tôi còn phát hiện 11 hiện vật bằng kim loại, màu nâu đỏ, bị ô xi hóa nhiều. Phần lớn bị gãy nên chưa rò hình dạng, rộng trung bình 2 - 4cm và một mảnh đồ gốm đất nung màu xám đen có kích thước nhỏ nên không rò được đặc điểm, tính chất. Dưới đây là một số hiện vật tiêu biểu:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

- Hiện vật ký hiệu 19.CQ.H2.KL1


Di tích bãi cọc Cao Quỳ xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng - 11

Xuất lộ trong lớp đất bùn đen nhạt nhiều laterite, ở độ sâu -185cm so với mốc 0’. Nằm trong di tích H2.F1. Hiện vật có hình dáng trụ dài, một đầu lớn hơn và thu nhỏ dần về đầu còn lại. Di vật bị oxi hóa nhiều, một đầu phình to. Kết quả chụp X-quang cho thấy đoạn sắt này hình trụ dài, dẹt, bị gãy hai đầu nên không rò chức năng. Kích thước: dài 40cm, đường kính 4cm (Ảnh 38-40).

- Hiện vật ký hiệu 19.CQ.H2.KL2


Xuất lộ trong lớp đất bùn đen lẫn nhiều cát mịn, ở độ sâu -215cm so với mốc 0’. Cách di tích H2.F2 40cm về phía Tây Bắc. Hiện vật nằm ngang theo chiều Tây Bắc - đông nam , dài tổng thể 99cm; một đầu dẹt, đầu còn lại có dạng giống hình trụ, dài 35cm. Di vật đã bị gãy và oxi hoá rất nặng nên khó xác định loại hình cũng như chức năng. Kết quả chụp X-quang không cho thấy được hình dạng ban đầu của di vật (Bản vẽ 18).

- Hiện vật ký hiệu 19.CQ.H2.KL3


Xuất lộ trong lớp đất bùn nâu xám lẫn laterite, ở độ sâu -220cm so với mốc 0’ Cách vách Đông 2,8m, cách vách Nam 2,3m, cách 19.CQ.H2.KL4 10cm về phía Bắc. Di vật nằm ngang theo chiều Đông - Tây, dài 65cm, rộng từ 2 - 3cm, bị gãy và oxi hoá nặng nên khó nhận dạng. Kết quả chụp X-quang chỉ thấy một phần di vật (Bản vẽ 19; Ảnh 45).

- Hiện vật ký hiệu 19.CQ.H2.KL4


Xuất lộ trong lớp đất bùn nâu xám lẫn laterite, ở độ sâu -221cm so với mốc 0’. Cách vách Đông 2,9m, vách Nam 2,25m, cách 19.CQ.H2.KL3 10cm về phía Nam. Di vật nằm ngang theo chiều Đông Bắc - Tây Nam, hình dáng khá tương tự di vật 19.CQ.H2.KL3, dài 25cm, rộng 1 - 2cm. Di vật bị gãy, oxi hoá nhiều, rất khó nhận dạng. Kết quả chụp X-quang cho thấy đầu Tây Nam phình to hơn, thu nhỏ nhỏ dần về phía Đông Bắc (Ảnh 46).

- Hiện vật ký hiệu 19.CQ.H2.KL6


Xuất lộ trong lớp đất bùn đen xanh loang lổ bùn xám và laterite, ở độ sâu - 208cm so với mốc 0’. Cách vách Đông 3,5m, vách Nam 2,8m. Hiện vật màu nâu đen, đường kính 3cm. Di vật nằm theo phương thẳng đứng, đầu trên phình to. Kết quả chụp X-quang cho thấy lòi tròn đều, dài, đường kính 1,5cm.

- Hiện vật ký hiệu 19.CQ.H2.KL7


Xuất lộ lộ trong lớp đất bùn đen xanh loang lổ xám và laterite, ở độ sâu - 198cm so với mốc 0’. Cách vách Đông 4,4m, cách vách Nam 2m. Di vật khi xuất lộ có mặt cắt ngang gần hình chữ nhật, nằm ngang theo chiều Bắc - Nam, dài 30cm, rộng 2cm. Di vật bị gãy, mủn nhiều, rất khó nhận dạng. Kết quả chụp X-quang cho thấy dáng hình dẹt.

- Hiện vật ký hiệu 19.CQ.H2.KL8


Xuất lộ trong lớp đất bùn đen xanh loang lổ bùn xám và laterite, ở độ sâu

-194cm so với mốc 0’. Cách vách Đông 4,4m, cách vách Nam 1,1m. Di vật có hình trụ dài, nằm theo phương thẳng đứng, dài 20cm, đường kính 2cm; bị gãy và oxi hoá rất nặng nên khó xác định loại hình. Kết quả chụp X-quang cho thấy lòi tròn đều, dài, đường kính 1,5cm, tương tự hiện vật KL6.

Đây là những di vật xuất lộ cùng các cọc gỗ, địa tầng khá tương đồng cho thấy chúng nhiều khả năng liên quan đến bãi cọc.

Tiểu kết chương

Như vậy, qua hai năm, các nhà khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu trên diện tích gần 2.000m2 tại di tích Cao Quỳ, qua đó đã làm xuất lộ một địa tầng sâu bao gồm 2 khu vực chính đó là vùng trũng bờ sông tại các hố 19.CQ.H1, 19.CQ.H2 và các hố khai quật, thám sát năm 2020. Xen kẽ với địa hình trũng thấp, bờ sông là những gò đất, nhô cao lên khỏi bề mặt xung quanh mà đỉnh các

gò đất này được xác định tại khu vực MC1 năm 2020, phía Tây hố 19.CQ.H3 và khu vực phía Nam hố 19.CQ.H1.

Các di tích phát hiện được chủ yếu là cọc gỗ với những đặc điểm như cọc đều bị gãy đầu, màu nâu đỏ hoặc đỏ sẫm, bề mặt khá nhẵn nhưng không có dấu vết chế tác, phân bố trên diện tích toàn hố, xuất lộ ở độ sâu khác nhau nhưng chủ yếu là trong lớp đất bùn xám nhạt lẫn hạt laterite, ngoại trừ cọc 19.CQ.H1.C1 xuất lộ cao hơn, trong lớp sét nâu vàng lẫn hạt laterite (từ độ sâu -64cm so với mốc 0’). Cọc có đường kính xuất lộ tập trung từ 10 - 36cm, cá biệt 1 cọc có đường kính lớn nhất 60cm. Cọc có kích thước nhỏ xuất lộ ở độ sâu sâu hơn cọc có kích thước lớn. Cọc phân bố so le, cách nhau một khoảng cách không đều cả chiều Bắc - Nam và Đông - Tây. Qua nghiên cứu các hố đào làm lộ cọc có thể thấy phần chân các cọc này đa số được chặt khá phẳng. Chỉ có 1 cọc là được cắm qua lớp đất sinh thổ sét vàng loang lổ sét trắng, các cọc còn lại đều nằm trong lớp bùn đen lẫn laterite và ít cát mịn.

Ngoài ra, chúng tôi còn phát hiện được các loại hình di tích khác như hố chôn cọc (?) tại hố khai quật 19.CQ.H3 với những đặc điểm và tính chất tương đồng nhau; 4 hố đất đen tại các hố 19.CQ.H3, 20.CQ.H5; 2 cụm gỗ tại hố 19.CQ.H2 và một số di tích khác.

Về di vật, bên cạnh những di tích xuất lộ, đoàn khai quật còn phát hiện một số di vật, tuy nhiên, số lượng thu được không nhiều. Đó là 9 đoạn sắt trong hố 19.CQ.H2, tất cả đều chưa rò hình dạng, bị ô xi hóa nặng, rộng 2 - 4cm. Di vật dài nhất 99cm, còn lại thường là các mẩu gãy. Đồ gốm phát hiện được tại hố TS3 năm 2020, tất cả đều trong tình trạng vỡ nát, xuất lộ tại 1 góc của hố và ở các lớp đào Lm, L1 và L2, phần đất bị xáo trộn. Đây là những mảnh gốm có niên đại thời Đông Hán (thế kỷ I - III) và được chính người dân thời kỳ hiện đại đưa từ nơi khác đến.

Chương 3


NHẬN THỨC VỀ BÃI CỌC CAO QUỲ QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC

3.1. Mối quan liên hệ giữa bãi cọc Cao Quỳ với các di tích khác

Trước và sau khi phát hiện bãi cọc Cao Quỳ, tại các khu vực ven sông Đá Bạc (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) và sông Chanh (Quảng Yên, Quảng Ninh) đã phát hiện, nghiên cứu một số bãi cọc khác. Tuy vẫn còn một số tranh cãi nhưng đa phần các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đều thống nhất cho rằng đây đều là những bãi cọc chiến trường và có liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên đầu năm 1288 của quân và dân nhà Trần.

So với bãi cọc Cao Quỳ chúng ta đang nói ở đây, tuy có những điểm khác nhưng nhìn chung chúng có sự giống nhau cơ bản.

3.1.1. Với di tích bãi cọc Đầm Thượng (Thủy Nguyên, Hải Phòng)


Di tích bãi cọc Đầm Thượng thuộc xã Lại Xuân, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng; nằm về phía Bắc của huyện Thuỷ Nguyên, cách huyện lỵ 18km, được bao bọc xung quanh bởi các hệ thống sông ngòi. Phía Đông Bắc là sông Đá Bạc làm ranh giới tự nhiên với một số xã của thị xã Đông Triều (Quảng Ninh). Phía Bắc tiếp giáp với huyện Kinh Môn (Hải Dương), được ngăn cách bởi sông Kinh Thầy. Phía Nam là các xã Phù Ninh, Kỳ Sơn. Phía Tây và Tây Nam giáp An Sơn. Phía Đông giáp xã Liên Khê. Địa hình, địa mạo xã Lại Xuân chủ yếu thuộc vùng núi thấp và gò đồi sa diệp thạch với dải núi bắt đầu từ Pháp Cổ theo hướng Tây Bắc - Đông Nam kéo xuống Lưu Kiếm thì chuyển theo phương gần như Đông - Tây, vuông góc với sông Bạch Đằng. Dải này phần nhiều là các núi lục nguyên như Mẫu Ba, Mã Chàng, Đinh Sen, Dưỡng Động, Hạ Côi...

Tháng 12 năm 2019, trong quá trình khai quật lần thứ nhất di tích Bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê), cán bộ đoàn khai quật đã tiến hành khảo sát mở rộng ra

các xã xung quanh Liên Khê bao gồm Lưu Kiếm, Lưu Kỳ, Lại Xuân. Trong khu vực xã Lại Xuân, đoàn đã đến khảo sát khu vực Đầm Thượng (thôn Phi Liệt), nơi trước đây trong quá trình đào ao đã phát hiện được nhiều cọc. Tháng 2 năm 2020, trong quá trình vét ao nuôi cá, anh Đào Văn Đến đã phát hiện một số cọc nhô lên dưới đáy ao và thông báo cho cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thủy Nguyên. Nhận được tin báo, các nhà nghiên cứu thuộc nhiều cơ quan khác nhau đã đến khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy sau khi tát cạn nước, nhiều đầu cọc đã xuất lộ trong phạm vi phía Đông Nam ao cá. Các đầu cọc đều có hiện tượng bị mòn, gãy, nứt nẻ. Khảo sát địa hình khu vực, có thể thấy vị trí của ao nằm trong khu vực Đầm Thượng, một đầm tự nhiên nằm ngay ngã ba sông Kinh Thầy nối với sông Đá Vách và đổ xuống sông Đá Bạc.

Có thể thấy đây là một trong nhiều địa điểm xuất lộ cọc gỗ ở các vị trí trọng yếu ven sông Bạch Đằng mà gần đây đã được nhân dân phát hiện, bao gồm di tích Cao Quỳ đang được nghiên cứu. Ngay lập tức, Viện Khảo cổ học đã kết hợp với Sở văn hoá và Thể thao Hải Phòng cùng UBND huyện Thuỷ Nguyên tiến hành khai quật khẩn cấp di tích.

Với 3 hố khai quật và 1 hố thám sát trong diện tích 304,7m2, đã phát hiện được 30 cọc gỗ và một số cụm gỗ, mảnh gỗ rời rạc. Các cọc gỗ phần lớn đều đã bị mòn vỡ hoặc chặt mất phần đầu trong quá trình đào ao và canh tác.

Các cọc có kích thước đường kính lớn nhất là 31cm (H1.C7) và dài nhất là 2,82m (H1.C1). Các cọc nhỏ hơn có đường kính trung bình trong khoảngg 7 - 17cm, tập trung nhiều tại hố H4. Điểm đáng chú ý là các cọc lớn thường cách nhau khá xa, trong khoảngg 5 - 7m. Trong khi đó, thường có các cọc kích thước nhỏ hơn được cắm gần đó, trong khoảng 1,5 - 2,5m. Cá biệt là trường hợp hai cọc lớn được cắm sát liền nhau và tới độ sâu rất khác nhau (H1.C7 và H1.C9). Đây là lần đầu tiên phát hiện hiện tượng này. Đối chứng với các thông tin về số

cọc đã bị nhổ lên ở nửa phía Tây ao cá, có thể thấy số lượng cọc đã có trong khu vực này rất lớn và nhiều cọc có đường kính lớn.

Chất liệu gỗ phần lớn là loại gỗ dễ bị mủn, nát, ngậm nước. Tuy nhiên một số cọc thuộc loại gỗ chắc, đặc điểm giống ở Cao Quỳ, nhưng kích thước nhỏ hơn. Điều đó cho thấy khu vực này chủ yếu tập trung các cọc cỡ trung bình và nhỏ, cọc có đường kính lớn có thể không nhiều hoặc đã bị lấy lên. Các cọc thường được cắm cách nhau khoảng 1,5 - 3m, một số trường hợp gần hơn.

Các cọc tại các di tích Đầm Thượng xuất lộ phần lớn ở độ sâu cách bề mặt từ 62 - 100cm. Các mặt cắt ở cọc H4.C12 và C13 cho thấy chân cọc được cắm xuống sâu cách bề mặt 1,9m và 1,79m, từ lớp bùn màu xám đen. Như vậy cọc lúc nguyên thủy được cắm sâu vào lớp bùn đầm lầy từ khoảng 60 - 90cm. Có thể suy luận các cọc khác với đường kính tương tự đều đã được cắm từ bề mặt lớp bùn nguyên thủy tới độ sâu trong khoảngg trên dưới 1m. Đối với các cọc lớn hơn, được cắm rất sâu qua lớp bùn đầm lầy tới lớp bùn có ít dấu tích thực vật màu xám hồng, sâu nhất tới khoảng 2 - 2,5m (H1.C1, C7) và thậm chí sâu hơn, chưa xác định được (H1.C9) [22, tr.29-30].

Mặt bùn nguyên thủy quan sát từ mặt cắt địa tầng vách Bắc của H4 (L1) ở độ sâu khoảng -3,21m. Như vậy, phần nổi trên mặt nước của các cọc đều đã mất. Giả định, các cọc phải nhô lên khỏi mặt bùn ít nhất 1-2m để phát huy tác dụng cho một trận thủy chiến, có thể dự đoán các cọc lớn tối thiểu dài 4-5m và việc bà con thông tin các cọc dài tới 6 - 7m là có khả năng.

Liên kết hiện trạng sự có mặt của các cọc đã xác định, có thể thấy bãi cọc hiện biết phân bố ít nhất trong phạm vi 100m theo chiều Đông - Tây và 90m theo chiều Bắc - Nam. Với các thông tin từ người dân cho biết phạm vi có cọc trong khoảngg hơn 400m theo chiều Bắc - Nam và gần 250m theo chiều Đông - Tây, tập trung chủ yếu ở khu vực sát ngã ba sông.

Sau khi tiến hành nghiên cứu so sánh có thể thấy giữa bãi cọc Cao Quỳ và Đầm Thượng có một số điểm khác biệt và tương đồng.

3.1.1.1. Những điểm khác biệt giữa bãi cọc Cao Quỳ và Đầm Thượng


Thứ nhất là kích thước cọc gỗ. Các cọc tại Cao Quỳ thường lớn hơn ở Đầm Thượng. Tại Cao Quỳ, các cọc có đường kính nhỏ (nhỏ nhất 10cm) có số lượng ít hơn so với các cọc có đường kính lớn (lớn nhất 60cm) và chỉ tập trung ở phía Đông di tích. Còn tại Đầm Thượng, các cọc có đường kính nhỏ (nhỏ nhất 7cm) chiếm số lượng lớn hơn so với các cọc có đường kính lớn (lớn nhất chỉ 31cm). Tuy nhiên, các cọc phát hiện được ở Đầm Thượng có mật độ lớn hơn so với mật độ cọc phát hiện được tại Cao Quỳ.

Thứ hai, tại Cao Quỳ, ngoài những cọc đứng thẳng cũng có một số cọc nằm nghiêng, nghiêng nhất khoảng 450 khác với việc tất cả các cọc tại Đầm Thượng đều nằm theo phương thẳng đứng.

3.1.1.2. Những điểm tương đồng giữa bãi cọc Cao Quỳ và Đầm Thượng


Ngoài những điểm khác nhau trên, sự giống nhau giữa các bãi cọc là tương đối cơ bản về cả vị trí, chất liệu, kỹ thuật, phương pháp đóng hay chức năng.

Thứ nhất là về vị trí bãi cọc: Từ kết quả khảo sát cảnh quan và địa hình khu vực, có thể thấy cả hai bãi cọc đều nằm ở vị trí chiến lược, án ngữ phía sau nút thắt tạo ra bởi các núi đá trên sông Đá Bạc, con sông nối liền với sông Bạch Đằng. Đồng thời, đối diện với xã Liên Khê, bên kia sông Đá Bạc, các cuộc khai quật khảo cổ học gần đây đã phát hiện khu căn cứ địa thời Trần trong dãy núi Phượng Hoàng.

Thứ hai là về chất liệu: Hầu hết những cọc gỗ phát hiện được tại Cao Quỳ và Đầm Thượng đều được làm từ loại gỗ chắc, độ bảo quản tốt, nhất là những cọc có kích thước lớn. Các cọc có kích thước bé được làm từ các loại gỗ tạp hơn

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí