+ Khu vực Châu Đại Dương, Châu Mỹ và Châu Phi
Đây là các thị trường khá mới của Lào, trong đó nhìn chung chỉ có một số mặt hàng nhất định của Lào có thể thâm nhập được. Điều này một phần do các mặt hàng của Lào khó cạnh tranh trên thị trường và do điều kiện địa lý không thuận lợi, nhưng một phần cũng do thiếu thông tin và chưa có các mối liên hệ thuận lợi cho giao dịch thương mại. Việc nghiên cứu ký thị trường và thiết lập các quan hệ bước đầu sẽ là cơ sở quan trọng cho việc tăng cường xuất khẩu vào các thị trường này. Châu Đại Dương, Australia vẫn là thị trường chủ yếu nhờ mặt hàng khoáng sản (vàng), nhưng các mặt hàng khác cần được chú trọng hơn (có thể xuất khẩu sang cả New Zealand), bao gồm gỗ và sản phẩm gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng may mặc. Lào cũng có thể khai thác các lợi thế có được qua khuôn khổ hợp tác giữa ASEAN với Australia và New Zealand. Châu Mỹ: Hoa kỳ và Canada là các thị trường quan trọng. Vấn đề cần quan tâm không phải là dung lượng của các thị trường này mà là những cơ hội cụ thể dành cho các mặt hàng của Lào. Ngoài một số mặt hàng được hưởng ưu đãi GSP, các mặt hàng mà Lào có ưu thế riêng như một số hàng nông-lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ,... cần được phát huy ở các thị trường này. Đối với Châu Phi cần chọn Nam Phi là thị trường trọng điểm và từ đó mở rộng ra các nước khác trong khu vực. Sản phẩm có tiềm năng là hàng nông-lâm sản, và hàng thủ công mỹ nghệ.
3.2.2.2. Đổi mới một số mặt hàng và cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu
- Ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
Sản phẩm chủ yếu của ngành này là dệt may và thủ công mỹ nghệ.
Dệt may, là ngành xuất khẩu giầu tiềm năng do sử dụng nhiều lao động. Năm 2001, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 31%, đến 2005 giảm xuống còn 22%. Tuy nhiên, mặt hàng này đang bị cạnh tranh gay gắt về chất lượng, giá cả, và nhất là hạn ngạch. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Lào chủ yếu là EU (Pháp, Đức, Anh) nhờ ưu đãi GSP.
Thủ công mỹ nghệ, phần lớn là sản phẩm may mặc cổ truyền làm bằng lụa tơ tằm và sợi bông, đồ dùng nội thất và trang trí trong nhà làm bằng tre nứa. Các sản phẩm thủ công có thị trường xuất khẩu khá ổn định vì được ưu đãi GSP, nhưng kim ngạch xuất khẩu và khả năng cạnh tranh còn rất thấp.
- Ngành nguyên, nhiên liệu và khoáng sản
Hiện nay nhóm này, với các mặt hàng chính là điện, khoáng sản (thạch cao, thiếc, vàng…) và các sản phẩm công nghiệp, đang chiếm khoảng 45% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là mặt hàng có khả năng xuất khẩu tương đối ổn định và có vị trí quan trọng của Lào. Trong mấy năm trở lại đây kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh tuy nhiên việc khai thác các mỏ cần có kế hoạch và đầu tư để tăng sản lượng và chất lượng. Thị trường chủ yếu là Thái Lan, Việt Nam, Úc,…
- Ngành nông, lâm, thuỷ sản
Hiện nay nhóm này đang chiếm tỷ trọng 27% kim ngạch xuất khẩu với những mặt hàng chủ yếu là các mặt hàng cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, ngô, các sản phẩm chăn nuôi, rau quả, với kim ngạch xuất khẩu năm 2005. Dự kiến tốc độ tăng trưởng của nhóm này sẽ chỉ ở mức 13% trong những năm tới.
Hướng phát triển của nhóm hàng này trong 10 năm tới là nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị. Để đạt mục tiêu này, cần có sự đầu tư thích đáng vào khâu giống và công nghệ sau thu hoạch, kể cả đóng gói, bảo quản, vận chuyển… để tạo ra những đột phá về năng suất và chất lượng sản phẩm.
Đối với toàn bộ nhóm nông lâm thuỷ sản cần rất chú trọng khâu cải tạo giống cây trồng vật nuôi, chế biến, bảo quản, vệ sinh thực phẩm, chuyển chở, đóng gói, phân phối để có thể đưa thẳng tới khâu tiêu dùng, từ đó nâng cao giá trị gia tăng.
Phương hướng chung đối với nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản trong thời gian tới là phát triển đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Thứ nhất, là tiếp tục chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với định hướng thị trường. Thứ hai, để nâng cao hiệu quả xuất
khẩu, cần nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua đầu tư vào giống, thuỷ lợi, công tác khuyến nông và đặc biệt là đầu tư vào công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Thứ ba, Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường đặc biệt là đối với những mặt hàng mà xuất khẩu còn lệ thuộc lớn vào một số ít thị trường hay một số khu vực thị trường. Công tác xúc tiến thương mại cần được tăng cường ở tất cả các cấp độ: Nhà nước, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp. Cần liên tục tổ chức các đoàn khảo sát để mở thêm thị trường mới cho hàng nông sản. Thứ tư, là hoàn thành các chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản-lâm-thuỷ sản, phát triển các công cụ tài chính, tín dụng như bảo hiểm rủi ro không thanh toán, chiết khấu chứng từ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới, có biện pháp giảm nhanh các chi phí dịch vụ đầu vào cho xuất khẩu để giảm giá thành. Thứ năm, là hình thành cơ chế chính sách đồng bộ để thực hiện chủ trương bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các mỗi liên kết giữa người sản xuất và người tiêu thụ để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Thứ năm, là nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành hàng, bảo đảm có sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành sản xuất, các nhà xuất khẩu vì mục đích nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Bảng 3.1: Mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu của Lào giai đoạn 2011-2015 và chỉ tiêu đến năm 2020
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2011 – 2015 | Năm 2016 – 2020 | |||
Trị giá | Tăng % | Trị giá | Tăng % | |
Ngành hàng công nghiệp | 1.466,23 | 15 | 1.730,15 | 18 |
Ngành hàng lâm nghiệp | 119,29 | 15 | 140,76 | 18 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 707,57 | 15 | 834,93 | 18 |
Nhóm hàng thủ công nghiệp | 52,46 | 15 | 61,9 | 18 |
Ngành hàng công nghiệp | 479,76 | 15 | 684,12 | 18 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 18
- Dự Báo Tình Hình Xuất Khẩu Hàng Hoá Ở Nước Chdcnd Lào Giai Đoạn Đến Năm 2020
- Quan Điểm, Định Hướng Và Mục Tiêu Phát Triển Xuất Khẩu Ở Lào
- Giải Pháp Về Thị Trường Xuất Khẩu
- Giải Pháp Về Công Tác Tuyên Truyền, Phổ Biến Về Hội Nhập, Thương Mại Quốc Tế
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - 24
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: Bộ Công thương Lào
Trên đây là các mục tiêu phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế của Lào hiện nay, điều này cũng khẳng định thị trường xuất khẩu của Lào ngày một phát triển theo hướng tích cực hơn.
3.2.2.3. Đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực ở nước CHDCND Lào đến năm 2020
Trong giai đoạn 2011-2020, dự báo xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng của Lào nhiều khả năng sẽ tăng trưởng chậm lại, thậm chí có thể tăng trưởng âm do gặp khó khăn về thị trường đầu ra do kinh tế thế giới nói chung và kinh tế các thị trường xuất khẩu trọng điểm của hàng hóa Lào đều gặp khó khăn, rơi vào suy thoái.
Bảng 3.2: Mục tiêu kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Lào đến năm 2020
Đơn vị tính: USD
Khoảng sản | Dệt may | Năng lượng điện | Hàng nông lâm sản | Gỗ và sản phẩm gỗ | |
2011 | 596.916.237 | 161.543.737 | 313.035.604 | 103.728.168 | 52.458.648 |
2012 | 704.361.160 | 190.621.610 | 369.382.013 | 122.399.238 | 61.901.205 |
2013 | 831.146.168 | 224.933.499 | 435.870.775 | 144.431.101 | 73.043.421 |
2014 | 980.752.479 | 265.421.529 | 514.327.515 | 170.428.699 | 86.191.237 |
2015 | 1.157.287.925 | 313.197.405 | 606.906.467 | 201.105.865 | 101.705.660 |
2016 | 1.365.599.751 | 369.572.937 | 716.149.631 | 237.304.921 | 120.012.679 |
2017 | 1.611.407.707 | 436.096.066 | 845.056.565 | 280.019.807 | 141.614.961 |
2018 | 1.901.461.094 | 514.593.358 | 997.166.746 | 330.423.372 | 167.105.654 |
2019 | 2.243.724.091 | 607.220.162 | 1.176.656.761 | 389.899.579 | 197.184.672 |
2020 | 2.647.594.427 | 716.519.792 | 1.388.454.978 | 460.081.503 | 232.677.913 |
Tổng | 14.040.251.038 | 3.799.720.096 | 7.363.007.055 | 2.439.822.253 | 1.233.896.050 |
Nguồn: Bộ Công thương Lào
Trong giai đoạn 2011-2020, mặc dù kinh tế thế giới có khả năng đạt mức tăng trưởng trung bình cao hơn giai đoạn 2001-2010, nhưng do tốc độ
tăng dân số thế giới đặc biệt tốc độ tăng dân số tại các nước phát triển tiếp tục giảm. Hơn nữa, giá cả của các mặt hàng thuộc nhóm lương thực (vốn là mặt hàng xuất khẩu chính của Lào) được dự báo tăng không lớn, nên xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2011-2020 của Lào nếu duy trì được mức tăng trưởng như giai đoạn 2001-2009 với tốc độ tăng trưởng 18%/năm là rất khả quan [3].
a) Đối với nhóm hàng gỗ và các sản phẩm gỗ
Trong những năm gần đây, lượng gỗ và sản phẩm gỗ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào giảm và giảm qua các năm. Thứ nhất, do Chính phủ Lào có chính sách hạn chế khai thác gỗ và cấm xuất khẩu hàng gỗ chưa qua chế biến và khuyến khích đẩy mạnh sản xuất trong nước các loại sản phẩm từ gỗ thiên nhiên. Thứ hai, là do nhu cầu các mặt hàng gỗ hiện nay trên thị trường trong và ngoài nước hạn chế do tác động khủng hoảng kinh tế tài chính của khu vực và thế giới.
Trong năm 2006 trị giá kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ có giá trị đạt 96,962 triệu USD, song đến năm 2009 chỉ còn 46,016 triệu USD, giảm 52,54 %. Và theo dự đoán, trong thời gian tới nhóm hàng gỗ, đặc biệt là sản phẩm gỗ thô sẽ giảm sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm gỗ thành phẩm, các đồ dùng được sản xuất từ gỗ có xu hướng tăng cao giá trị xuất khẩu trên thị trường.
b) Đối với nhóm hàng cà phê
Theo dự báo của Hiệp hội cà phê Lào, sản lượng cà phê Lào trong vòng 3 năm tới (2011-2014) sẽ tăng không đáng kể. Năm 2010 Lào đã đạt sản lượng khoảng 83.000 tấn, trong đó có 33.000 tấn là cà phê Arabica và có
50.000 tấn là cà phê Robusta. Do cà phê là mặt hàng Lào mới phát triển, năng suất và chất lượng cũng chưa cao, bên cạnh đó gặp phải sức cạnh tranh khá lớn trên thị trường quốc tế nên xuất khẩu cà phê của Lào trong những năm tới sẽ vẫn gặp rất nhiều khó khăn [40].
c) Đối với nhóm hàng lúa gạo
Năm 2010 sản xuất lương thực (lúa gạo) đạt 3,3 triệu tấn, trên diện tích trồng lúa toàn quốc là 900.264 héc ta và tuyệt đối hạn chế việc mở rộng diện tích nương của các dân tộc miền núi tăng cao do Chính phủ quy định.
d) Đối với nhóm hàng dệt may
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Lào đã giảm 44 % so với năm 2008. Tuy vậy, ngành dệt may của Lào cũng có xu hướng tăng trong những năm tới. Nếu với tốc độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu của Lào là 18%/năm trong những năm tới thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Lào giai đoạn năm 2011-2020 sẽ đạt khoảng 3,8 tỷ USD. Thị truờng mặt hàng này vẫn nhấn mạnh thâm nhập vào các thị trường hiện Lào cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu của Lào đang xuất khẩu tới hiện nay.
e) Đối với nhóm hàng khoáng sản
Theo kế hoạch của Bộ năng lượng và khoáng sản của CHDCND Lào, năm 2011-2020 sản lượng khoáng sản thô sẽ tăng lên và khoáng sản chế biến cũng sẽ tăng lên. Theo dự báo của Bộ công thương CHDCND Lào trong giai đoạn tới năm 2011-2020, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản thô và khoáng sản chế biến tăng bình quân 18%/năm, đạt 14.040,25 triệu USD trong năm 2020 [40].
Về thị trường, ngoài các thị trường đã có như các nước ASEAN, Trung Quốc và Úc, Chính phủ Lào chú ý mở rộng thêm thị trường các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Điều nay, đòi hỏi Lào phải tích cực đầu tư máy móc thiết bị sản xuất chế biến các loại hàng hóa khoáng sản ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu của các thị trường trên.
3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở LÀO ĐẾN NĂM 2020
Hoạt động xuất khẩu đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Chính phủ, bằng hàng loạt biện pháp khuyến khích và hỗ trợ, bao gồm cả hỗ trợ tài chính, đã được xem xét ban hành để giúp đất nước cũng như các doanh
nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Có thể nói tất cả những gì có thể làm được cho xuất khẩu thì Chính phủ đều đã có chủ trương, trải rộng từ đầu tư đến sản xuất và lưu thông, từ tài chính-tín dụng đến thị trường và xúc tiến. Việc triển khai cái chủ trương này, tuỳ tốc độ nhanh chậm có chỗ, có lúc khác nhau nhưng nhìn chung thì cũng tương đối đạt yêu cầu. Tuy nhiên, bối cảnh trong những năm qua đã đặt ra không ít thách thức đối với hoạt động xuất khẩu. Các bộ phận khuyến khích xuất khẩu của đất nước tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thực sự đi vào chiều sâu, có chỗ có nơi còn chưa thông suốt và chưa nhất quán. Môi trường đầu tư, trong đó có môi trường chính sách, còn thiếu ổn định và tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu định hướng đối với xuất khẩu trong những năm tới cần có những giải quyết quyết liệt hơn nữa để tăng cường tính linh hoạt, năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng nhau cho hoạt động xuất khẩu. Phương thức và kỹ năng tiến hành hoạt động xuất khẩu để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tình hình mới. Môi trường thể chế cũng cần được tiếp tục hoàn thiện. Nhìn chung, cần nhanh chóng chuyển trọng tâm chính sách sang chú ý hơn tới chất lượng tăng trưởng, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp sau đây cho các năm tiếp theo.
3.3.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động xuất khẩu
Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu bằng việc áp dụng các biện pháp thâm nhập thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hóa ở nước ngoài. Điều này thường được biểu hiện như sau:
+ Lập các Viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu (Cục xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Thương mại và các Trung tâm Xúc tiến Thương mại thuộc các Sở Thương mại).
+ Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu.
+ Lập các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài để nghiên cứu tại chỗ tình hình thị trường hàng hóa, thương nhân và chính sách của Chính phủ nước sở tại.
Việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu ngày càng được cải
tiến và hoàn thiện theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Nhà nước cũng cần sắp xếp thành lập và đổi mới hoạt động của các bộ phận thương vụ, đại diện thương mại của Lào ở nước ngoài, nhằm xúc tiến được các cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp Lào, gắn với nhu cầu tiếp thị và hiệu quả của các doanh nghiệp. Các cơ quan này cần chú trọng tìm hiểu thông tin thị trường và cung cấp kịp thời cho các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo tính nhanh nhạy và giúp cho các doanh nghiệp có thể đáp ứng kịp thời những thay đổi của thị trường và nắm bắt được những nhu cầu mới phát sinh. Đồng thời, cũng cần xem xét và thoả thuận cho phép các doanh nghiệp Lào được mở văn phòng đại diện ở nước ngoài để củng cố và phát triển thị trường. Ngoài ra cần kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng hoạt động của các Bộ, ngành liên quan nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu, có quy chế phù hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu nhằm thực hiện tốt luật kinh doanh.
Ngoài ra, Bộ Thương mại cần nâng cao vai trò quản lý về hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường ASEAN, EU, Bộ Thương mại cần khẳng định hơn nữa vai trò của mình. Tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu sang thị trường trong khu vực và thế giới.
3.3.2. Giải pháp về chính sách đối với hoạt động xuất - nhập khẩu
Thứ nhất, chính sách về thuế quan - hải quan
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từ đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, thuế quan cũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không có hiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống. Nhìn chung, công cụ này thường chỉ áp dụng đối với một số ít mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho nguồn thu của ngân sách.