Kiểu Bài Kể Chuyện Trong Sgk Tiếng Việt 5 (5 Tiết)

và đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Xem băng kết hợp ghi chép quy trình cách tiến hành các PPDH 1Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 : Xem băng kết hợp ghi chép quy trình, cách tiến hành, các PPDH đã được vận dụng ở đoạn băng.

Nhiệm vụ 2 : Đánh giá mức độ hiểu bài và tính tích cực của HS được thể hiện qua đoạn băng. Nêu những điểm có thể học tập và những điểm góp ý, bổ sung để có thể áp dụng dạy học trên đối tượng HS của mình.

Nhiệm vụ 3 : Thảo luận trong nhóm chuyên môn về trích đoạn băng hình, ghi chép các ý kiến thống nhất và chưa thống nhất.

Hoạt động 4 : Thực hành soạn kế hoạch bài học và dạy thử


Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Soạn kế hoạch bài học Lựa chọn bài dạy có thể thực 2

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 : Soạn kế hoạch bài học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

- Lựa chọn bài dạy có thể thực hiện đổi mới PPDH rõ rệt nhất.

- Thiết kế kế hoạch bài học theo hướng đổi mới PPDH.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 7

- Trao đổi với đồng nghiệp để tranh thủ ý kiến góp ý.

- Sửa chữa, hoàn thiện kế hoạch bài học.

Nhiệm vụ 2 : Dạy thử trên lớp.

- Dạy thử trên lớp, tự rút kinh nghiệm.

- Xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp.

- Điều chỉnh kế hoạch bài học.


Thông tin phản hồi (cho hoạt động 4)

Tham khảo kế hoạch bài học dưới đây :


Nội dung bài học : Mở rộng vốn từ về thiên nhiên (Tuần 9, Tiếng Việt 5, tập 1, trang 87)

I. Mục đích yêu cầu

- Tiếp tục mở rộng vốn từ cho HS về chủ điểm thiên nhiên: biết thêm một số từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá bầu trời và cách sử dụng chúng khi nói và viết.

- Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết đoạn văn tả một cảnh đẹp thiên nhiên.

II. Đồ dùng dạy học

Bảng phụ (hoặc giấy khổ to) viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời hoặc những băng chữ ghi các từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện ở BT 1; bút dạ, một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại từ ngữ tả bầu trời để HS làm BT 2.

III. Các hoạt động dạy - học

A. Kiểm tra bài cũ

GV cho HS làm lại bài tập 3a, 3b hoặc 3c để củng cố kiến thức đã học về từ nhiều nghĩa trong tiết học Luyện từ và câu trước.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

Để viết được bài văn tả cảnh thiên nhiên sinh động, để lại ấn tượng cho người đọc, chúng ta cần có vốn từ ngữ phong phú. Bài học hôm nay giúp các em biết cách làm giàu vốn từ của mình và có ý thức diễn đạt chính xác cảm nhận của mình về các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài tập 1

GV nói với HS: Trong mẩu chuyện "Bầu trời mùa thu", mỗi bạn nhỏ có cách cảm nhận và miêu tả bầu trời rất khác nhau. Cô mời 1 bạn đọc to, rõ ràng mẩu chuyện, cả lớp đọc thầm theo. Các em nhớ đánh dấu dưới những từ ngữ miêu tả bầu trời.

- GV chú ý nhắc HS : Các em chỉ gạch nhẹ bút chì dưới các từ ngữ tả bầu trời chứ không phải gạch cả câu.

- GV viết câu làm mẫu lên bảng : Các em hãy nhìn lên bầu trời mà xem. Mùa hè, nó rất nóng cháy lên những tia sáng của ngọn lửa.

- 1 HS cầm sách đọc to mẩu chuyện; cả lớp đọc thầm theo và lấy bút chì đánh dấu vào những từ ngữ tả bầu trời trong mẩu chuyện

Bài tập 2

- GV mời HS đọc yêu cầu của của BT2.

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu thứ nhất của bài tập . GVhỏi HS: Trong mẩu chuyện "Bầu trời mùa thu?

- HS phát biểu.

- GV mở bảng phụ đã liệt kê các từ tả bầu trời sau khi HS đã phát biểu xong hoặc đính lên bảng lần lượt các băng chữ ghi từ ngữ tả bầu trời HS tìm được trong mẩu chuyện, trừ những từ ngữ đã tìm được trong câu làm mẫu (có thể viết như dưới đây).

xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao

được rửa mặt sau cơn mưa xanh biếc

dịu dàng

bầu trời buồn bã

trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca ghé sát mặt đất

cao hơn

cúi xuống láng nghe để tìm xem chim én đang ở bụi cây hay ở nơi nào

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu thứ hai của bài tập 2. Tổ chức học tập theo nhóm: 4- 8 nhóm . GV nêu câu hỏi : Trong những từ ngữ miêu tả bầu trời, những từ ngữ nào thể hiện sự so sánh, những từ ngữ nào thể hiện sự nhân hoá ?

+ Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập của nhóm mình.

GV đến từng nhóm quan sát, hướng dẫn, uốn nắn...

+ Đại diện nhóm lên trình bày kết quả làm việc của cả nhóm. GV và cả lớp nhận xét.

- GV hướng dẫn HS phân tích cách dùng từ để miêu tả bầu trời của các bạn nhỏ trong mẩu chuyện. Nêu cách hiểu của mình về những từ ngữ tả bầu trời trong bài đọc. GV có thể hỏi HS những câu hỏi sau:

+ Mẩu chuyện đã cho thấy các bạn nhỏ tả bầu trời mùa thu rất khác nhau theo cảm nhận của riêng mình. Hãy cho cô biết có cách tả nào của các bạn mà các em chưa hiểu rõ? (HS phát biểu)

+ Em thích cách tả bầu trời mùa thu của bạn nhỏ nào nhất ? Vì sao ? (1-2 HS trả lời)

+ Bầu trời dịu dàng gợi cho em liên tưởng gì?

- GV chốt lại : Khi miêu tả thiên nhiên, chúng ta cần suy nghĩ lựa chọn từ ngữ có khả năng gợi tả , gợi cảm để cảnh vật thêm sinh động. Đặc biệt, chúng ta có thể sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để miêu tả cảh vật. Bây giờ mỗi em hãy tả bầu trời bằng một câu,

có thể tả bầu trời mùa thu hay mùa xuân, mùa hạ, mùa đông; cũng có thể tả bầu trời em nhìn thấy buổi sáng hôm nay.

- GV mời một số HS phát biểu (nên gọi HS xung phong).


Bài tập 3

- GV hướng dẫn HS xác định đúng yêu cầu của bài tập, biết sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để miêu tả cảnh vật. Dành thời gian để HS làm việc cá nhân.

- GV mời nhiều HS đọc đoạn văn của mình. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn đoạn văn hay nhất.

3. Củng cố, dặn dò :

GV nhận xét tiết học. Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để thầy (cô) kiểm tra trong tiết học sau.

Lưu ý :

Trong sách Tiếng Việt mới, bài học Luyện từ và câu được xây dựng thông qua hệ thống bài tập sắp xếp hợp lí. Bởi vậy, nhiệm vụ quan trọng của của GV trong giờ học này là hướng dẫn HS làm bài tập sao cho phát huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của các em.

- Hướng dẫn HS làm bài tập có thể theo các bước sau:

+ Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, lời giải thích, tranh ảnh,...).

+ Hướng dẫn chữa một phần của bài tập làm mẫu (GV có thể trực tiếp làm mẫu hoặc hướng dẫn một HS chữa mẫu trên bảng lớp; cũng có thể với gợi ý của GV, cả lớp tự làm thử một phần của bài tập rồi cùng chữa bài làm mẫu).

+ Tổ chức cho HS làm các bài tập còn lại (có thể cho các em làm việc cá nhân hoặc theo nhóm).

+ Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức (GV cần hướng dẫn HS nhận xét kết quả làm bài của bạn, tự đánh giá kết quả học tập của bản thân (về kiến thức và kĩ năng) trong quá trình luyện tập).

+ Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành, luyện tập ở lớp (viết bài ở nhà, thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống).

IV. sản phẩm

1. Bản liệt kê và phân loại nội dung dạy học Luyện từ và câu ở lớp 5.

2. Biên bản ghi chép kết quả trao đổi ý kiến về các vấn đề :

- Những điểm mới của phân môn Luyện từ và câu trong SGK mới.

- Những PPDH được vận dụng có hiệu dạy trong dạy học Luyện từ và câu ở lớp

3. Kế hoạch bài học đã soạn nêu trong hoạt động 5.

4. Biên bản dự giờ, đánh giá nội dung tiết dạy theo kế hoạch bài học đã soạn.


Chủ đề 5

nội dung và phương pháp dạy

3 kiểu bài kể chuyện trong SGK Tiếng Việt 5 (5 tiết)


I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, học viên cần:

1. Về kiến thức:

Trình bày được những đổi mới về nội dung và phương pháp dạy 3 kiểu bài tập kể chuyện (KC) trong SGK Tiếng Việt lớp 5 (Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp; KC đã nghe, đã đọc; KC đã chứng kiến, tham gia).

2. Về kĩ năng:

- Vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết đã có để biên soạn giáo án dạy KC theo hướng tổ chức hoạt động, phát huy tính tích cực của từng HS.

- Thực hành giảng dạy 3 kiểu bài KC đạt kết quả, thể hiện sự nắm vững những kiến thức đã thu nhận được.

3. Về thái độ:

Chủ động, sáng tạo vận dụng những PPDH tích cực vào thực tế giảng dạy phân môn KC một cách hợp lí và có hiệu quả.

II. Nguồn

1. SGK, SGV Tiếng Việt lớp 5 tập 1, tập 2.

2. Bộ tranh Kể chuyện lớp 5 - thiết bị dạy học tối thiểu theo danh mục của Bộ GD&ĐT.

3. Băng hình trích đoạn (nếu có) minh hoạ phương pháp dạy kiểu bài KC đã chứng kiến hoặc tham gia về ước mơ đẹp của em hoặc bạn bè, người thân (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, tuần 9, trang 88), thời gian: 15 phút. Biên soạn: PGS.TS. Hoàng Hoà Bình, Viện CL&CTGD. Thực hiện: Cô giáo Phạm Tố Uyển cùng HS trường tiểu học Thành Công A, Hà Nội.


III. Quá trình

Tìm hiểu:

1. Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp.

2. Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc.

3. Nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia.


Hoạt động 1 :

Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy kiểu bài Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp


Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu tài liệu.

2. Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề.

3. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

3.1. Kiểu bài tập Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể ở lớp 5 có điểm gì kế thừa và phát triển so với các lớp dưới của chương trình mới, so với lớp 5 của chương trình cũ.

3.2. Để dạy kiểu bài kể chuyện này thành công, GV cần chú ý những gì?

3.3. Vì sao SGV thường hướng dẫn tổ chức cho HS thực hành kể chuyện theo nhóm nhỏ (2 em) chứ không theo nhóm lớn (4, 5 em)?

* Nêu thêm câu hỏi của anh, chị (nếu có) để giảng viên cùng cả lớp giải đáp.


4. Phân tích 1 bài soạn trong SGV, làm rõ quy trình và phương pháp dạy kiểu bài KC trên.

Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1)

1. Về tính kế thừa và phát triển của kiểu bài tập Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp

Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy (cô) kể trên lớp là kiểu bài quen thuộc với GV tiểu học từ lớp 1. Để thực sự rèn kĩ năng nghe cho HS, nội dung các mẩu chuyện, câu chuyện không được in trong SGK, mà được in trong SGV. SGK chỉ thể hiện tranh minh hoạ từng đoạn truyện hoặc hình ảnh tiêu biểu của truyện; kèm theo tranh có khi còn có lời giới thiệu ngắn nội dung chính của mỗi tranh. Những mẩu chuyện, câu chuyện này được thầy, cô kể cho HS nghe trên lớp 2, 3 lần, rồi HS kể lại.

a) Nếu so sánh kiểu bài này ở lớp 5 với những bài tương tự ở các lớp 1, 2, 3, 4 (chương trình mới) thì thấy sự khác nhau thể hiện chủ yếu ở độ dài và mức độ phức tạp của các câu chuyện, mức độ tham gia chủ động của HS ở hoạt động trao đổi, đối thoại về nhân vật, nội dung, ý nghĩa câu chuyện:

- ở lớp 1, HS chỉ tập kể từng đoạn của câu chuyện đơn giản, độ dài khoảng 100 chữ.

- Lên lớp 2, 3, các bài tập nghe - kể được đặt trong tiết TLV. Sách Tiếng Việt 2 có 3 bài tập nghe - kể (Vì sao?, Sự tích hoa dạ lan hương, Bài học qua suối) là những câu chuyện có nhiều tình tiết hơn lớp 1, nhưng HS không cần kể toàn bộ câu chuyện mà chỉ trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.

- Sách Tiếng Việt 3 có 10 bài rèn kĩ năng nghe - kể trong giờ Tập làm văn, trong đó có 2 câu chuyện cùng có độ dài 206 tiếng là Chàng trai làng Phù ủng, Người bán quạt may mắn, được dạy trong 1 tiết; những bài còn lại hầu hết là những mẩu chuyện vui có độ dài trên dưới 70 tiếng được dạy trong thời gian gần nửa tiết TLV (Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, Tôi cũng như bác, Giấu cày, Kéo cây lúa lên, Nâng niu từng hạt giống, Vươn tới các vì sao, Bốn cẳng và sáu cẳng). HS lớp 3 học kể toàn bộ câu chuyện dựa trên những điểm tựa là các gợi ý giúp các em nhớ những tình tiết chính của câu chuyện.

- Các câu chuyện trong SGK Tiếng Việt lớp 5 (giống Tiếng Việt 4) có độ dài khoảng 500 chữ. Câu chuyện được thầy (cô) kể cho HS nghe, rồi HS kể lại. Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho HS, kiểu bài này còn có mục đích rèn kĩ năng nghe. Sự khác biệt giữa 11 câu chuyện của SGK Tiếng Việt lớp 4 với 10 câu chuyện trong SGK Tiếng Việt lớp 5 là ở chỗ: những câu chuyện trong Tiếng Việt lớp 4 gắn với những chủ điểm nói về phẩm chất, năng lực, sở thích của con người, còn những câu chuyện trong Tiếng Việt lớp 5 có nội dung gắn với những chủ điểm nói về những vấn đề lớn của dân tộc, loài người, có tình tiết phức tạp và nội dung sâu sắc hơn, ví dụ: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, Cây cỏ nước Nam, Vì muôn dân.

- Thêm một điểm mới thể hiện yêu cầu cao hơn của các bài tập KC ở lớp 4, 5 so với các lớp dưới là: khác với các lớp 1, 2, 3, GV thường ra câu hỏi cho HS trả lời, giúp các em hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện; lên lớp 4, 5, GV thường tổ chức cho HS trao đổi, đối thoại nhiều chiều về nhân vật, về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. Người ra câu hỏi trong tiết KC giờ đây là HS - em HS kể chuyện sẽ đặt câu hỏi để đối thoại với các bạn hoặc ngược lại - các bạn sẽ đặt câu hỏi cho em. Chỉ trong trường hợp HS cả lớp không đặt được câu hỏi, GV mới gợi ý. Thực tế cho thấy nhiều HS (ở khu vực các thành phố) rất hào hứng ra câu hỏi cho các bạn, hào hứng với vai người dẫn chương trình trao đổi.

b) So các bài tập ở SGK Tiếng Việt lớp 5 mới với sách lớp 5 cũ thì yêu cầu KC trong Tiếng Việt lớp 5 mới nhẹ nhàng hơn. Trước hết vì văn bản truyện ngắn hơn nhiều. Câu chuyện trên dưới 500 chữ trong chương trình mới có độ dài khoảng 1 trang, trong khi đó một truyện trong sách Truyện đọc lớp 5 cũ có độ dài trung bình khoảng 2, 3 trang, có truyện 7 trang (như Thạch Sanh), 14 trang (như Học khôn). Bên cạnh đó, kể chuyện theo SGK mới dễ dàng hơn vì có thêm điểm tựa để nhớ chuyện là tranh minh hoạ hoặc tranh minh hoạ kèm gợi ý dưới tranh.


2. Để đạt được thành công trong giờ kể chuyện, GV cần chú ý những gì?

Kiểu bài Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy cô kể trên lớp trong chương trình lớp 4, lớp 5 mới có tác dụng rèn kĩ năng nghe rõ hơn so với chương trình cũ vì văn bản truyện được in trong SGV, HS không được đọc trước, biết trước. Để đạt kết quả tốt trong tiết dạy này, GV cần chú ý những điểm sau:

2.1. Thuộc truyện, hiểu truyện, làm cho lời kể của mình (phương tiện trực quan quan trọng nhất) khắc sâu ấn tượng trong lòng HS, giúp các em nhớ truyện, xúc động về câu chuyện, có nhu cầu kể lại.

2.2. Biết kết hợp lời kể với các phương tiện trực quan khác để tăng khả năng ghi nhớ câu chuyện của HS. Cụ thể:

- Trước khi kể chuyện lần thứ nhất (nhằm giúp HS có ấn tượng chung về câu chuyện), GV cần nhắc HS đọc yêu cầu của giờ KC, quan sát tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh (trong SGK).

- GV kể chuyện lần 2, kết hợp giải nghĩa từ (nếu cần) và giới thiệu tranh minh hoạ. Với những câu chuyện có tên nhân vật khó nhớ, GV cần viết tên nhân vật lên bảng. Ví

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2023