Để Dạy Thành Công Bài Kc Đã Chứng Kiến, Tham Gia, Gv Cần Chú Ý Những Gì?


1) Nội dung

HS chăm chú nghe thầy cô kể câu chuyện để ghi nhớ rồi kể lại (truyện không được in trong SGK).

1) Nội dung

HS phải tự đọc, tự tìm truyện trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày (nghe người thân hoặc ai đó kể) để kể lại.

1) Nội dung

Quan sát cuộc sống xung quanh, cuộc sống của chính mình, HS tự tạo lập một câu chuyện người thật, việc thật.


2) Mục đích

Rèn cho HS kĩ năng nói, kĩ năng nghe.

2) Mục đích

Rèn cho HS kĩ năng nói, kích thích HS ham đọc sách.

2) Mục đích

Rèn cho HS kĩ năng nói, thói quen quan sát, ghi nhớ những sự việc diễn ra trong đời sống.


3) Độ khó (kiểu bài quen thuộc)

Trẻ chỉ cần ghi nhớ lời kể của thầy cô và kể lại.

3) Độ khó (khó hơn kiểu 1) Trẻ phải tự tìm được câu chuyện trong sách vở hoặc nghe ai đó kể lại.

3) Độ khó (khó hơn kiểu 2, khó nhất )

Dựa trên sự việc đã biết trong đời sống, trẻ phải tạo ra được câu chuyện của mình.


Qua bảng so sánh trên có thể kết luận: kiểu bài 2 khó hơn kiểu bài 1; kiểu bài 3 khó hơn kiểu bài 2, là kiểu bài khó nhất vì đòi hỏi HS phải tự mình tạo ra một câu chuyện, “một văn bản nói” theo yêu cầu của đề bài.

Tuy nhiên, nếu HS tìm được câu chuyện để kể thì kiểu bài 2 (KC đã nghe, đã đọc) có thể dễ hơn kiểu bài 1 (Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể) vì với kiểu bài 2, HS có nhiều cơ hội đạt được thành công hơn do có cả một tuần để chuẩn bị (với kiểu bài 1 thì sự chuẩn bị trước chỉ là xem tranh minh hoạ và đọc yêu cầu của bài KC trong SGK). Thích thú với câu chuyện chọn được và muốn trổ tài trước các bạn, các em có thể đọc kĩ truyện hoặc luyện kể trước ở nhà nên đến lớp, các em sẽ chủ động, tự tin tham gia tiết học, có

nhiều khả năng đạt được thành công hơn là chỉ nghe thầy cô kể câu chuyện 2, 3 lần rồi ghi nhớ để kể lại.


3. Để dạy thành công bài KC đã chứng kiến, tham gia, GV cần chú ý những gì?

a) GV cần yêu cầu HS đọc trước đề bài và nội dung tiết KC tuần sau; hướng dẫn và giúp đỡ để HS ở mọi trình độ đều tìm được những câu chuyện phù hợp với đề bài. Nếu nhiều HS trong lớp không tìm được câu chuyện cho mình, không có nhu cầu kể lại câu chuyện của mình cho các bạn và thầy cô thì giờ học không thể thành công. Khi HS tìm câu chuyện cho mình, GV nhắc các em:

- Không cần tìm những câu chuyện ly kì, phức tạp. Điều cốt yếu là chuyện có nhân vật, có ý nghĩa và phù hợp với chủ điểm.

- Để xây dựng được câu chuyện, cần huy động những kiến thức về kể chuyện đã học trong các giờ Tập làm văn.

b) GV cần tránh dạy giờ KC được chứng kiến, tham gia như một giờ dạy tạo lập văn bản Tập làm văn. Cụ thể:

- Không mất nhiều thời gian cùng HS phân tích đề và lập dàn ý câu chuyện (giống như tiết Tập làm văn miệng, Tập làm văn viết). Cần thực hiện những hoạt động này rất nhanh, xác định là HS đã đọc trước đề bài và gợi ý ở nhà mới tìm được một câu chuyện phù hợp với đề tài.

- Không sa đà nhận xét tỉ mỉ lời kể của HS, đặc biệt không nhận xét tỉ mỉ về cách dùng từ, đặt câu.

c) Giống như với giờ KC đã nghe, đã đọc, GV cần dành nhiều thời gian cho HS luyện kể, thể hiện bản thân, tránh lãng phí thời gian khi cho quá nhiều HS nhận xét và nhận xét tỉ mỉ sau lời kể của mỗi bạn.

Hoạt động 5 :

Thực hành soạn giáo án

bài kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia - dạy thử

Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 : Thực hành soạn giáo án một tiết KC đã chứng kiến hoặc tham gia, trình bày giáo án, làm rõ quy trình và phương pháp dạy kiểu bài này. Các bước thực hiện:

- Chọn bài dạy.

- Thiết kế giáo án theo hướng đổi mới PPDH và đúng đặc trưng của tiết KC kiểu 3.

- Trao đổi với đồng nghiệp để tranh thủ ý kiến góp ý.

- Sửa chữa, hoàn thiện giáo án.

Nhiệm vụ 2 : Dạy thử trên lớp.

- HV thực hành dạy thử trên lớp, rút kinh nghiệm.

- Cùng đồng nghiệp trao đổi ý kiến, rút kinh nghiệm.

- Điều chỉnh giáo án.

* Thông tin phản hồi về quy trình dạy học ở hoạt động 5 tương tự hoạt động 3. Có thể thêm bước: cho 1 HS kể thử câu chuyện của mình (giúp cả lớp hiểu hơn yêu cầu của đề bài) trước khi cả lớp luyện kể chuyện theo nhóm.


IV. Sản phẩm

- Biên bản ghi chép kết quả trao đổi ý kiến về các vấn đề đã nêu.

- 3 bài soạn về 3 kiểu bài tập (Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp; KC đã nghe, đã đọc; KC đã chứng kiến, tham gia).

- Biên bản dự giờ, đánh giá nội dung 3 tiết dạy theo giáo án biên soạn.


Chủ đề 6

Những đổi mới về nội dung và phương pháp

dạy học phân môn Tập làm văn trong sách Tiếng Việt 5 (5 tiết)


I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, người học sẽ đạt được:

1. Về kiến thức :

- Trình bày được nội dung dạy học Tập làm văn (TLV) lớp 5 theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, đặc biệt là những điểm mới của chương trình và sách.

- Hiểu được quan điểm đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) phân môn TLV được thể hiện qua nội dung và cấu trúc bài học của SGK.

- Phân tích và xác định được các PPDH phát huy tính tích cực của học sinh (HS) trong dạy học TLV theo chương trình và SGK mới.

2. Về kĩ năng :

- Phân loại được các nhóm bài, dạng bài học để lựa chọn PPDH phù hợp.

- Biết lập kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học từng bài cụ thể của phân môn TLV theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

3. Về thái độ :

- Thể hiện sự sáng tạo khi thiết kế giáo án đổi mới PPDH TLV.

- Tự tin khi thực hiện giáo án đổi mới PPDH.


II. Nguồn

- Bộ sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 5.

- Sách Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 5.

- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách Tiếng Việt lớp 5.

- Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt tiểu học.

- Băng hình minh hoạ tiết dạy phân môn TLV lớp 5 (2 Trích đoạn : Tập viết đoạn đối thoại (Tiếng Việt 5, tập 2, tuần 25, trang 77, 78).

III. Quá trình

Hoạt động 1 :

Tìm hiểu những điểm mới về nội dung dạy học Tập Làm văn lớp 5 theo chương trình và SGK mới

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Nghiên cứu nội dung dạy học TLV qua CT và SGK Nắm vững 3Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu nội dung dạy học TLV qua CT và SGK. Nắm vững yêu cầu về chuẩn kiến thức và kĩ năng của phân môn TLV lớp 5 nêu trong chương trình.

- Liệt kê các nội dung dạy học của phân môn TLV ở lớp 5.

- Phân loại nội dung dạy học theo các loại bài học.

Nhiệm vụ 2 : Đối chiếu nội dung dạy học TLV trong 2 bộ sách Tiếng Việt cũ và mới (về các loại bài học, các kĩ năng rèn luyện cho học sinh, cách trình bày bài học) để xác định những điểm mới về nội dung, PPDH của phân môn TLV trong SGK mới..

- Trao đổi với đồng nghiệp để thống nhất ý kiến.

- Ghi lại những điểm mới của phân môn TLV trong SGK mới.


Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1)

1. Chuẩn kiến thức và kĩ năng của phân môn TLV lớp 5

HS cần đạt được các yêu cầu sau đây :

- Về kiến thức :

+ Nhận biết được ý chính của đoạn.

+ Bước đầu biết một số yếu tố liên kết các đoạn văn.

- Về kĩ năng :

+ Biết lập ý cho một đoạn văn và viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả theo ý đã lập.

+ Biết lập dàn ý để chuẩn bị viết bài

+ Biết viết đoạn văn theo dàn ý của bài văn tả cảnh, tả người.

+ Biết viết bài văn tả cảnh, tả người, kể chuyện đã học hoặc đã chứng kiến có độ dài khoảng 200 chữ.

+ Viết được các văn bản thông thường như: biên bản, báo cáo ngắn, đơn từ (theo mẫu), chương trình hoạt động.

2. Nội dung dạy học TLV trong sách Tiếng Việt 5

Cấu trúc chương trình TLV lớp 5 :

Nội dung dạy học TLV được thực hiện qua 2 loại bài học : Loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành.

Các kiến thức làm văn : Kiến thức làm văn được cung cấp chủ yếu ở loại bài hình thành kiến thức. HS được hoàn thiện những hiểu biết về văn kể chuyện, miêu tả như : cấu tạo của bài văn kể chuyện, miêu tả; cách viết đoạn và phát triển ý cho đoạn văn kể chuyện, miêu tả; cách quan sát, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh ; những hiểu biết về mục đích giao tiếp và hoàn 75% cảnh giao tiếp để tạo lập các loại văn bản thông dụng như báo cáo thống kê, biên bản, lập chương trình hoạt động, thuyết trình, tranh luận...

Các kĩ năng làm văn : Các kĩ năng làm văn được rèn chủ yếu qua loại bài luyện tập thực hành. HS được hoàn thiện các kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn, viết bài, liên kết đoạn trong bài, viết một số văn bản thông dụng (làm báo cáo thống kê, lập biên bản, lập chương trình hoạt động, thuyết trình, tranh luận... ).


3. Những điểm mới của phân môn TLV

3.1. Ngoài các tiết viết bài kiểm tra và trả bài kiểm tra, nội dung dạy học TLV của sách Tiếng Việt lớp 5 (CCGD) cũ và mới cụ thể như sau :

Sách TV5 cũ (CCGD)

Sách TV5 mới


Làm văn miêu tả


- Tả người : 16 tiết

- Tả cảnh sinh hoạt : 16 tiết


- Tả người : 12 tiết

- Tả cảnh : 14 tiết


Viết các loại văn bản khác


- Tường thuật : 10 tiết

- Viết thư : 10 tiết

- Kể chuyện : 7 tiết

- Đơn từ : 3 tiết


- Làm báo cáo thống kê : 2 tiết

- Làm đơn : 3 tiết

- Làm biên bản : 3 tiết

- Thuyết trình, tranh luận : 2 tiết

- Lập chương trình hoạt động : 3 tiết

-Tập viết đoạn đối thoại : 3 tiết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 9

KT&KN


Trong sách CCGD, văn miêu tả được học trong suốt cả học kì 1; các loại văn bản khác được học ở học kì 2. Trong sách Tiếng Việt mới, các loại văn bản (miêu tả, báo cáo thống kê, đơn từ,...) được học xen kẽ nhau trong suốt cả năm học.

- Về văn miêu tả : Sách TV CCGD và sách Tiếng Việt mới đều trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả (tả người, tả cảnh). Song, nội dung dạy học của 2 bộ sách có nhiều điểm khác nhau:

+ Sách CCGD hướng vào dạy đối tượng miêu tả : tả người (5 đối tượng: tả cô giáo, tả bạn, tả em bé, tả bà cụ, tả chị bán hàng); tả cảnh (4 cảnh: cảnh sân trường trong giờ ra chơi, một buổi sum họp gia đình, giờ chào cờ, vườn hoa hoặc vườn rau, buổi lao động tập thể). Việc dạy kĩ một số đối tượng như vậy giúp HS có thể làm thành thạo bài văn tả những đối tượng đó nhưng sẽ hạn chế tính chủ động của HS trong việc lựa chọn đối tượng miêu tả được các em quan tâm cũng như sự sáng tạo của các em trong việc quan sát và miêu tả.

+ Sách Tiếng Việt mới, HS được thực hành tả cảnh, tả người qua những đề bài mở; trong đó, đối tượng miêu tả rất gần gũi với các em, phát huy vốn sống, vốn hiểu biết của các em. Ví dụ : tả một ca sĩ đang biểu diễn, tả một người thân đang làm việc, tả cô giáo (hoặc thầy giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất, v.v... Đặc biệt, sách Tiếng Việt lớp 5 mới tập trung dạy cho HS cách tả : tả người (dạy cách quan sát và chọn lọc chi

tiết miêu tả, cách tả ngoại hình, hành động,...), HS được lựa chọn đối tượng miêu tả (tả một người em thường gặp, tả một người mà em yêu mến, tả một người thân, tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá, cô giáo, thầy giáo,...) đang làm việc,...; tả cảnh (dạy cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lập dàn ý, cách viết đoạn, cách liên kết đoạn thành bài, cách viết phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài,...), HS cũng được lựa chọn đối tượng miêu tả (tả một buổi trong ngày, tả một cảnh sông nước : một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một hồ nước, tả cảnh đẹp ở địa phương,...). Theo hướng này, sách Tiếng Việt mới giúp HS chủ động, tự tin khi làm bài và các em có nhiều cô hội để bộc lộ cảm dấu ấn cá nhân trong bài văn của mình.

- Về các loại văn bản khác : Sách Tiếng Việt mới vẫn duy trì việc cung cấp, trang bị cho HS một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày (như : viết thư, làm đơn, ...) nhưng nội dung dạy học so với sách CCGD đa dạng, phong phú hơn rất nhiều. HS được học làm báo cáo thống kê, làm biên bản, lập chương trình hoạt động, tập thuyết trình, tranh luận,... Đây là những kĩ năng cần thiết đối với mỗi người trong đời sống hàng ngày. Sách đã đưa ra những tình huống rất cụ thể, thiết thực để HS rèn kĩ năng viết các văn bản thông thường một cách tự nhiên, chân thực, tạo được hứng thú học tập ở các em.

3.2. So với lớp nội dung dạy học TLV ở sách Tiếng Việt lớp 4 (Chương trình tiểu học mới), ở lớp 5 HS tiếp tục được học về văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, con vật, cây cối) song chủ yếu là ôn tập, củng cố những kiến thức đã học ở lớp 4 . Khác với lớp 4, các em được học thêm về văn tả người người (kĩ năng quan sát, lựa chọn chi tiết về ngoại hình, hành động, đặc điểm tính tình…; kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn tả người), cố, ôn tập lại những kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng tạo lập các loại văn bản đó.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu phương pháp dạy học Tập làm văn lớp 5

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Tìm hiểu thực trạng sử dụng PPDH TLV ở lớp 5 của giáo 5Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu thực trạng sử dụng PPDH TLV ở lớp 5 của giáo viên hiện nay. Cụ thể :

+ Xác định những điểm đã đạt được.

+ Chỉ ra những điểm cần khắc phục, cần đổi mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu những PPDH được vận dụng có hiệu quả trong dạy học TLV ở lớp 5.

Trao đổi với bạn đồng nghiệp và ghi lại kết quả trao đổi về :

- Những PPDH có thể vận dụng để dạy loại bài hình thành kiến thức, kĩ năng mới ở

phân môn TLV lớp 5.

- Tìm hiểu và lựa chọn những PPDH có thể vận dụng để dạy loại bài thực hành kiến thức và rèn luyện kĩ năng ở phân môn TLV lớp 5.


Thông tin phản hồi (cho hoạt động 2)

1. Hiện nay, việc đổi mới PPDH là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Đổi mới PPDH là vừa kế thừa và phát huy những mặt tích cực của những PPDH quen thuộc, vừa áp dụng hiệu quả những PPDH mới. Việc lựa chọn PPDH phải căn cứ vào từng loại bài học, từng nội dung dạy học ở từng lớp, phải căn cứ vào điều kiện, phương tiện dạy học ở từng vùng, từng trường.

Phân môn TLV là phân môn đòi hỏi HS phát huy cao độ trí tuệ và cảm xúc để thực hiện các yêu cầu bài học. Người GV cần biết vận dụng các PPDH thích hợp để khuyến khích HS bộc lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập.

2. ở phân môn TLV lớp 5, HS được rèn kĩ năng tiếp nhận và tạo lập các loại văn bản sau :

- Văn bản miêu tả (tả cảnh, tả người).

- Văn bản thông dụng (làm báo cáo thống kê, làm biên bản, lập chương trình hoạt

động, tập thuyết trình, tranh luận,... ).

Mỗi loại bài học trên cần có PPDH thích hợp để giờ dạy đạt hiệu quả. Cụ thể :

- Đối với loại bài tiếp nhận và tạo lập văn bản miêu tả, ở bài hình thành kiến thức, sách thường đưa ra đoạn văn, bài văn có chứa đơn vị kiến thức được học. GV cần lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp để hướng dẫn HS khai thác đúng và trúng phần kiến thức thể hiện ở văn bản thuộc yêu cầu của bài học; tránh hiện tượng để HS sa đà tìm hiểu, khai thác tất cả những nội dung kiến thức có trong đoạn văn, bài văn đó. Bởi, có bài học, bài đọc đưa ra chỉ nhằm giúp HS nhận biết kết cấu ba phần của bài văn, có bài chỉ yêu cầu HS xác định vai trò của các câu mở đoạn, có bài lại chỉ xác định trình tự miêu tả trong đoạn, v.v... Như vậy, GV phải hướng dẫn HS biết quan sát, phân tích văn bản có chọn lọc, tập trung khai thác nội dung trọng tâm của bài học, biết sàng lọc thông tin, biết

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí