Suy Nghĩ, Trao Đổi, Thảo Luận, Trả Lời Các Câu Hỏi Sau:

gạt đi những nội dung không thuộc đối tượng của giờ học. Có làm được như vậy, giờ học mới tránh được sự nặng nề về kiến thức, đảm bảo thời gian cho phép của tiết học.

- Đối với loại bài tiếp nhận và tạo lập các văn bản thông dụng (làm đơn, làm báo cáo thống kê, làm biên bản, lập chương trình hoạt động), không đòi hỏi ở HS khả năng sáng tạo, mà chủ yếu yêu cầu các em ghi nhớ mẫu văn bản, cấu trúc, thể thức của văn bản để khi cần các em có thể thực hành tạo lập được các văn bản này. Bởi vậy, trong giờ lên lớp, GV cần giúp HS nắm vững cấu trúc của mỗi loại văn bản (văn bản đó bao gồm những phần nào, nội dung của mỗi mục, thể thức trình bày văn bản đó ra sao,...). Với loại bài này, GV cần vận dụng các PPDH như : PP trực quan (HS được quan sát các văn bản mẫu), PP phân tích ngôn ngữ (HS được phân tích cấu trúc, đặc điểm của các văn bản mẫu), PP rèn luyện theo mẫu (HS được dựa theo văn bản mẫu để tạo lập văn bản tương tự), PP thực hành giao tiếp (HS được đặt vào tình huống giả định để tạo lập văn bản và sử dụng văn bản);... phối hợp hợp lí với PP thuyết trình, thảo luận, ...

Hoạt động 3 : Xem trích đoạn băng hình và đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH.

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Xem băng kết hợp ghi chép quy trình cách tiến hành các PPDH 1Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 : Xem băng kết hợp ghi chép quy trình, cách tiến hành, các PPDH đã được vận dụng ở đoạn băng.

Nhiệm vụ 1 : Đánh giá mức độ hiểu bài và tính tích cực của HS được thể hiện qua đoạn băng. Nêu những điểm có thể học tập và những điểm góp ý, bổ sung để có thể áp dụng dạy học trên đối tượng HS của mình.

Nhiệm vụ 3 : Thảo luận trong nhóm chuyên môn về trích đoạn băng hình, ghi chép các ý kiến thống nhất và chưa thống nhất.

Hoạt động 4 : Thực hành soạn kế hoạch bài học và dạy thử.

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Soạn kế hoạch bài học Lựa chọn bài dạy có thể thực 2Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1 : Soạn kế hoạch bài học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

- Lựa chọn bài dạy có thể thực hiện đổi mới PPDH rõ rệt nhất.

- Thiết kế kế hoạch bài học theo hướng đổi mới PPDH.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 10

- Trao đổi với đồng nghiệp để tranh thủ ý kiến góp ý.

- Sửa chữa, hoàn thiện kế hoạch bài học.

Nhiệm vụ 2 : Dạy thử trên lớp.

- Dạy thử trên lớp, tự rút kinh nghiệm.

- Xin ý kiến góp ý của đồng nghiệp.

- Điều chỉnh kế hoạch bài học.


Thông tin phản hồi (cho hoạt động 4)

Tham khảo kế hoạch bài học dưới đây :


Tập làm văn : Luyện tập tả cảnh (Tuần 6, Tiếng Việt 5, tập 1, trang 62)


I. Mục đích yêu cầu

Hiểu quan hệ về nội dung giữa các câu trong một đoạn, biết cách viết câu mở đoạn.

II. Đồ dùng dạy - học

Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước : biển, sông, hồ, đầm,... (cỡ to).

III. Các hoạt động dạy - học

A. Kiểm tra bài cũ

GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học (quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước - yêu cầu của BT4, tiết TLV cuối tuần 5). 1-2 HS trình bày việc thực hành quan sát một cảnh sông nước của mình đã thực hiện ở nhà.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

Trong bài tập về nhà của tiết TLV trước các em cũng đã tập quan sát một cảnh sông nước, đó có thể là cảnh một vùng biển, một dòng sông, một con suối, một mặt hồ v.v... Các em có thấy rằng, khi đứng trước cảnh sông nước, mọi người đều có cảm giác thú vị khi ngắm nhìn mặt nước, gợn sóng, sắc trời phản chiếu... Tiết học hôm nay sẽ giúp các em học cách quan sát cảnh sông nước theo trình tự, có sự kết hợp nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của cảnh, từ đó biết cách lập dàn ý miêu tả cho bài văn của mình.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài tập 1

- 1 HS đọc đoạn văn thứ nhất (đoạn a) và các câu hỏi. Cả lớp đọc thầm lại rồi thảo luận theo từng cặp để tìm câu trả lời.

- GV mời HS trả lời câu hỏi thứ nhất: Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển? Khi các em đã trả lời đúng câu hỏi này (ví dụ: Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển; hoặc màu của biển phụ thuộc vào sắc trời... ), GV có thể hỏi thêm: Câu văn nào trong đoạn nói rõ đặc điểm đó? (câu mở đoạn). Cả lớp nhận xét đúng - sai. GV kết luận và yêu cầu HS tiếp tục trả lời câu hỏi 2 và 3 (cách làm tương tự như trên). GV khuyến khích HS phát biểu ý kiến theo cảm nhận của riếng mình.

(- Trả lời câu hỏi 2: Để tả đặc điểm màu biển luôn liên quan đến sắc trời, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt nước biển vào nhiều thời điểm khác nhau: khi là bầu trời cao xanh, lúc là trời âm u, lúc khác là trời nổi dông gió...

- Trả lời câu hỏi 3: Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng rất thú vị: Biển giống như con người, cũng biết buồn, vui, giận hờn... Liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi, đáng yêu hơn.)

- 1 HS đọc đoạn văn thứ hai (đoạn b) và các câu hỏi. Cả lớp đọc thầm lại rồi thảo luận theo từng cặp để tìm câu trả lời.

- GV hướng dẫn HS đọc, thảo luận, tìm câu trả lời... theo các bước tương tự như trên. (- Trả lời câu hỏi 1: Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm của ngày, qua các câu

như: " suốt ngày...", "Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn...", " Buổi sáng...., giữa trưa......lúc trời chiều".

- Trả lời câu hỏi 2: Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác (mắt): màu sắc của con kênh biến đổi theo thời gian của một ngày (buổi sáng: phơn phớt màu đào; giữa trưa: hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn lóa mắt; lúc trời chiều: biến thành một con suối lửa.)

- Trước khi yêu cầu HS trả lời câu hỏi thứ 3, GV nên hỏi HS: Những câu văn nào trong đoạn tả con kênh Mặt Trời thể hiện những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả khi quan sát cảnh?

- HS đọc thầm lại đoạn văn để chỉ ra được các câu: "...ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất"; "...hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt"; "biến thành một con suối lửa lúc trời chiều"... Sau đó, GV nên giải thích cho HS hiểu và hình dung được "dòng thuỷ ngân", "con suối lửa" và yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi thứ 3.

(- Trả lời câu hỏi 3: Những liên tưởng của tác giả khi quan sát và miêu tả con kênh giúp người đọc có thể hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời

này; đồng thời, nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn.)

Bài tập 2

- GV yêu cầu HS đối chiếu ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn vừa tìm hiểu để xem xét trình tự quan sát có đúng không? Những giác quan nào HS đã sử dụng khi quan sát? Em học tập được những gì từ các đoạn văn vừa tìm hiểu.

- GV yêu cầu HS làm bài tập 2: Dựa vào kết quả quan sát của mình, em hãy lập dàn ý miêu tả một cảnh sông nước.

- HS làm việc độc lập và trình bày bài của mình. GV chữa bài trên cơ sở đối chiếu bài làm của HS về :

+ Trình tự miêu tả

+ Cảnh được cảm nhận bằng những giác quan nào.

3. Củng cố, dặn dò

- GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của cả lớp.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện tập quan sát để có thể viết được một bài văn tả cảnh sông nước.

III. sản phẩm

1. Bản liệt kê và phân loại nội dung dạy học TLV ở lớp 5.

2. Biên bản ghi chép kết quả trao đổi ý kiến về các vấn đề :

- Những điểm mới của phân môn TLV trong SGK mới.

- Những PPDH được vận dụng có hiệu dạy trong dạy học TLV ở lớp 5.

3. Kế hoạch bài học đã soạn nêu trong hoạt động 4.

4. Biên bản dự giờ, đánh giá nội dung tiết dạy theo kế hoạch bài học đã soạn.


Chủ đề 7

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Môn tiếng Việt của Học sinh lớp 5 (2 tiết)

I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, học viên cần:

1. Về kiến thức:

Hiểu mục đích của kiểm tra, đánh giá; Biết được nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở tiểu học; Hiểu những ưu điểm và hạn chế của cách ra đề kiểm tra kiểu trắc nghiệm khách quan và tự luận.

2. Về kĩ năng:

Vận dụng các cách thức kiểm tra, đánh giá trong thực tế giảng dạy đúng với yêu cầu và thời lượng; Phân tích đúng một đề kiểm tra kiểu trắc nghiệm trong SGK mới; Bước đầu biết ra đề kiểm tra, đánh giá kiểu trắc nghiệm khách quan.

3. Thái độ:

Sáng tạo, linh hoạt, không cực đoan trong kiểm tra, đánh giá; Biết sử dụng những ưu điểm của các kiểu đề kiểm tra, đánh giá trong thực tế giảng dạy.


II. Nguồn

- Các đề kiểm tra, đánh giá kiểu trắc nghiệm và tự luận trong SGK, SGV lớp 3, 4, 5 CT-mới.

- 24 đề kiểm tra, đánh giá kiểu trắc nghiệm và tự luận đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt cuối học kì I, cuối năm học của HS lớp 3, 4, 5 - đề phát cho các trường trong giai đoạn thử nghiệm.

- Hỏi đáp về dạy và học Tiếng Việt 5.

- Văn bản hướng dẫn kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp 5, Vụ Giáo dục Tiểu học.

- Văn bản hướng dẫn ra đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt lớp 5, Vụ Giáo dục Tiểu

học.


III. Quá trình

Tìm hiểu:

- Nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS theo SGK Tiếng Việt 5.

- Cách biên soạn đề kiểm tra, đánh giá (kiểu trắc nghiệm) kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS lớp 5.


Hoạt động 1:

Nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt ở lớp 5

Nhiệm vụ

1. Nghiên cứu tài liệu, đọc các đề kiểm tra.

2. Nghe giảng viên thuyết trình, gợi vấn đề.

3. Suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

3.1. Nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của HS theo SGK Tiếng Việt lớp 5 có gì mới?

3.2. Mỗi kiểu đề kiểm tra - đề tự luận và trắc nghiệm khách quan - có những ưu điểm, nhược điểm gì?

3.3. Phân tích một đề kiểm tra biên soạn theo kiểu trắc nghiệm khách quan trong SGK Tiếng Việt lớp 5, đề kiểm tra giai đoạn thử nghiệm hoặc đề kiểm tra trắc nghiệm đã được giới thiệu trong tài liệu (phần Thông tin) để hiểu kĩ thuật biên soạn đề.

* Nêu thêm câu hỏi của anh, chị (nếu có) để giảng viên cùng cả lớp giải đáp.


Thông tin phản hồi (cho hoạt động 1)

1. Nội dung, các phương thức kiểm tra, đánh giá

Đánh giá kết quả học tập của HS là khâu quan trọng trong quá trình dạy học, cần đổi mới để kích thích HS học tập, giúp kiểm soát, quản lí chất lượng giáo dục. Việc kiểm tra, đánh giá HS được thực hiện với hai hình thức: kiểm tra, đánh giá thường xuyên (hằng ngày) và kiểm tra, đánh giá định kì (cuối tháng, cuối học kì, cuối năm).

1.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên

Nội dung kiểm tra, đánh giá thường xuyên bao gồm:


a) Kiểm tra bài cũ trước khi bắt đầu bài mới

GV thường kiểm tra bài cũ bằng cách mời một vài HS lên bảng đọc bài, trả lời câu hỏi hoặc làm bài tập; những HS còn lại theo dõi kết quả kiểm tra của bạn. Theo cách này, mỗi tiết học chỉ có một vài HS được kiểm tra. Đổi mới cách kiểm tra, GV cần tăng số lượng HS được kiểm tra khi có điều kiện, ví dụ: mời một vài HS làm bài tập trên bảng lớp, đồng thời yêu cầu cả lớp làm bài ra bảng con hoặc giấy nháp; tổ chức thi làm bài giữa một số HS hoặc một số nhóm HS,...

b) Kiểm tra, đánh giá kết quả làm việc trên lớp của HS, cụ thể là:

- Kiểm tra HS làm việc. Nếu HS không làm việc thì tìm hiểu lí do, động viên các em làm việc.

- Kiểm tra HS có hiểu việc làm không. Nếu HS không hiểu thì giải thích, hướng dẫn lại để các em hiểu và làm việc.

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc.

- Tổ chức đánh giá kết quả công việc của HS.

1.2. Kiểm tra, đánh giá định kì

Hình thức này kiểm tra, đánh giá toàn diện các nội dung học tập, rèn luyện; chú trọng hơn những nội dung trọng tâm; đa dạng hoá công cụ kiểm tra, đánh giá để làm cho đánh giá chính xác hơn, có độ tin cậy cao hơn: kết hợp kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan với tự luận, đánh giá bằng hình thức vấn đáp, bằng quan sát trực tiếp của giáo viên,...

Trong kiểm tra, đánh giá định kì, đề kiểm tra có thể ra dưới hai hình thức:

a) Đề trắc nghiệm (ra câu hỏi, bài tập đồng thời cho sẵn nhiều đáp án đúng, sai lẫn lộn để HS chọn đáp án đúng). Đề kiểm tra trắc nghiệm trong SGK mới được thực hiện theo quan điểm tích hợp: dựa trên một văn bản đọc, học sinh được kiểm tra khả năng đọc

- hiểu văn bản đồng thời với khả năng nắm vững kiến thức đã học về từ và câu, về quy tắc chính tả.

b) Đề tự luận (ra câu hỏi, bài tập, đề bài không kèm theo đáp án).

Để giúp HS làm quen với kiểu đề kiểm tra trắc nghiệm, SGK Tiếng Việt lớp 5 có giới thiệu một số đề ở tiết 7 và tiết 8 trong các tuần ôn tập giữa học kì và cuối học kì (tuần 10, 18, 28, 35). GV yêu cầu HS làm trước các bài luyện tập này ở nhà và dành thời gian chữa bài cho các em trước khi tổ chức kiểm tra định kì.


2. Cách kiểm tra, đánh giá những nội dung học tập trong chương trình

- Các kĩ năng đọc thành tiếng, viết chữ, nghe và nói được đánh giá bằng những sản phẩm của HS.

- Các kĩ năng đọc - hiểu, dùng từ, đặt câu, những kiến thức về quy tắc chính tả, từ vựng, ngữ pháp được đánh giá bằng những câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi mở.

- Các kĩ năng viết đoạn, bài văn được đánh giá bằng bài kiểm tra viết (tự luận).

3. Về kiểu đề tự luận và trắc nghiệm khách quan

3.1. ưu, nhược điểm của kiểu đề tự luận

Ưu: Đánh giá được khả năng nhận thức, lí giải, thái độ; khả năng cảm thụ, tạo lập văn bản (diễn đạt, trình bày, sắp xếp ý...) của HS trước những câu hỏi, vấn đề nêu ra.

b) Nhược:

- Khó đảm bảo yêu cầu kiểm tra toàn diện các nội dung học tập cơ bản (nếu chỉ bằng một vài câu hỏi).

- Khó đánh giá thật chính xác vì phụ thuộc nhiều vào trình độ, thái độ, cảm xúc của người chấm. Việc chấm bài tốn nhiều thời gian và kinh phí.

3.2. ưu, nhược điểm của kiểu đề trắc nghiệm khách quan

a) Ưu:

- Ra được nhiều câu hỏi bao quát nhiều nội dung học tập (một đề cho HS lớp 5 ở các nước tiên tiến có thể gồm 50, 60 câu hỏi / 60 phút làm bài).

- Phân hoá được trình độ HS (giỏi, khá, trung bình, kém).

- Đạt độ tin cậy cao.

- Việc chấm bài tiết kiệm thời gian và kinh phí (có thể chấm máy).

- Có thể chuẩn hoá đưa vào Ngân hàng đề.


b) Nhược:

- Khó kiểm tra được khả năng lí giải, nhận xét, diễn đạt, trình bày vấn đề của HS. Khó đánh giá được thái độ của HS.

- Nếu không có bộ đề chuẩn xác, câu hỏi sau kiểm tra lời giải của câu hỏi trước thì HS vẫn có thể đoán mò, khó có kết quả thật chính xác.

- Việc biên soạn công phu, mất nhiều thời gian, cần các chuyên gia có trình độ.

4. Một vài chỉ dẫn về cách soạn câu hỏi trắc nghiệm

4.1. Câu hỏi cần đủ hai thành phần:

- Phần cốt lõi (thông tin, chỉ dẫn, hành động)

- Phần lựa chọn (có ít nhất 3 phương án để chọn 1).

4.2. Đảm bảo chỉ có 1 câu trả lời đúng (hoặc đúng nhất). Tránh trường hợp có tới 2, thậm chí cả 3, 4 phương án trả lời đều đúng. Tránh đưa ra những phương án sai quá thô sơ, tạo sự khác biệt quá rõ rệt giữa câu đúng và câu sai.

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí