Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 42

SGK Hát-Nhạc lớp 5 (cũ) 32 tiết/32 tuần

SGK Âm nhạc lớp 5 (mới) 35 tiết/35 tuần

Bài 24: - Học bài hát:”Em là bông hồng nhỏ”

Tiết 24: - Học hát bài: “Màu xanh quê hương”

Bài 25: - Học bài hát:”Em là bông hồng nhỏ” (tiếp theo).

- Tập đọc nhạc: Nhịp 4/4.

Tiết 25:- Ôn tập bài hát: “Màu xanh quê hương”.

- Tập đọc nhạc: TĐN số 7.

Bài 26: - Học bài hát:”Em là bông hồng nhỏ” (tiếp theo và hết).

Tiết 26: - Học hát bài: “Em vẫn nhớ trường xưa”.

Bài 27: - Học bài hát: “Tre ngà bên Lăng Bác”.

Tiết 27: - Ôn tập bài hát: “Em vẫn nhớ trường xưa”.

- Tập đọc nhạc: TĐN số 8.

Bài 28: - Học bài hát: “Tre ngà bên Lăng Bác” (tiếp theo).

- Tập đọc nhạc: Bài tập nhịp 3/4.

Tiết 28: - Ôn tập 2 bài hát: “Màu xanh quê hương”, “Em vẫn nhớ trường xưa”.

- Kể chuyện âm nhạc.

Bài 29: - Học bài hát: “Tre ngà bên Lăng Bác” (tiếp theo và hết).

- Tập đọc nhạc: Bài tập tiết tấu.

Tiết 29: - Ôn tập TĐN số 7, TĐN số 8.


- Nghe nhạc.

Bài 30: -Ôn tập 4 bài hát trong học kì 2


- Giới thiệu đàn Oóc gan điên tử

Tiết 30: -Học hát bài: “Dàn đồng ca mùa hạ”.

Bài 31:- Tập đọc nhạc: Ôn tập một số kiến thức về đọc chép nhạc

Tiết 31: - Ôn tập bài hát:“Dàn đồng ca mùa hạ”

- Nghe nhạc.

Bài 32: Kiểm tra.

Tiết 32: - Học bài hát do địa phương tự chọn.


Tiết 33: - Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát:“Tre ngà bên Lăng Bác”,“Màu xanh quê hương”.

- Ôn tập TĐN số 6.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 42

SGK Hát-Nhạc lớp 5 (cũ) 32 tiết/32 tuần

SGK Âm nhạc lớp 5 (mới) 35 tiết/35 tuần


Tiết 34: - Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát: “Em vẫn nhớ trường xưa”, “Dàn đồng ca mùa hạ”.

- Ôn tập TĐN số 8.


Tiết 35: Tập biểu diễn các bài hát.

SGK Hát-Nhạc lớp 5 (cũ) 32 tiết/32 tuần


IV. Sản phẩm

Ghi lại những vấn đề mới đã tiếp nhận được từ chương trình, SGK Âm nhạc lớp 5.


Chủ đề 2

Bài hát trong SGK Âm nhạc 5 (6 tiết)

I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, học viên cần:

- Biết hát và hát đúng 10 bài trong SGK có kết hợp vận động.

- Biết kết hợp một số hoạt động với các bài hát.


II. Nguồn

- Chương trình tiểu học - NXB Giáo dục 2002.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Âm nhạc lớp 5 - NXB Giáo dục 2006.

- Đĩa âm thanh 10 bài hát và các bài nghe trong SGK Âm nhạc lớp 5.


III. Quá trình



Hoạt động:

Luyện tập các Bài hát trong SGK Âm nhạc lớp 5


Thông tin cơ bản

Mười bài hát được chọn vào SGK Âm Nhạc 5 gồm có:

- Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước)

- Hãy giữ cho em bầu trời xanh (Huy Trân)

- Con chim hay hót (Phan Huỳnh Điểu).

- Những bông hoa, những bài ca (Hoàng Long)

- Ước mơ (Nhạc: Trung Quốc, Lời Việt: An Hoà)

- Hát mừng (dân ca H’rê. Lời: Lê Toàn Hùng)

- Tre ngà bên Lăng Bác (Hàn Ngọc Bích).

- Màu xanh quê hương (Dân ca Khơme Nam Bộ. Lời mới: Nam Anh)

- Em vẫn nhớ trường xưa (Thanh Sơn)

- Dàn đồng ca mùa hạ (Nhạc: Lê Minh Châu, Thơ: Nguyễn Minh Nguyên)

Các bài hát trên đã được dàn dựng thu đĩa CD để phục vụ cho dạy học ở các trường tiểu học.

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Nghe băng đĩa từng bài hát đồng thời theo dõi bản nhạc 3Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Nghe băng-đĩa từng bài hát đồng thời theo dõi bản nhạc trong SGK.

Nhiệm vụ 2: Tập hát từng bài theo hướng dẫn của GV (hoặc tập hát theo băng đĩa).

Nhiệm vụ 3: Luyện tập theo nhóm và cá nhân. Tìm động tác vận động phụ họa cho các bài và mỗi nhóm chọn một bài để biểu diễn.



là:

Thông tin phản hồi

Trong số 10 bài được chọn trong SGK, có 4 bài đã sử dụng trong sách Hát-Nhạc cũ


- Reo vang bình minh (Lưu Hữu Phước)

- Những bông hoa, những bài ca (Hoàng Long)

- Tre ngà bên Lăng Bác (Hàn Ngọc Bích).

- Dàn đồng ca mùa hạ (Nhạc: Lê Minh Châu, Thơ: Nguyễn Minh Nguyên) 6 bài mới được chọn trong SGK Âm nhạc lớp 5 là:

- Hãy giữ cho em bầu trời xanh (Huy Trân)

- Con chim hay hót (Phan Huỳnh Điểu).

- Ước mơ (Nhạc: Trung Quốc, Lời Việt: An Hoà)

- Hát mừng (dân ca H’rê. Lời: Lê Toàn Hùng)

- Màu xanh quê hương (Dân ca Khơme Nam Bộ. Lời mới: Nam Anh)

- Em vẫn nhớ trường xưa (Thanh Sơn) Một số điểm cần lưu ý trong các bài hát:

+ Bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh (Huy Trân) viết về chủ đề bảo vệ hòa bình. Tác giả ghi trên bản nhạc là nhịp đi, đoạn nhạc thứ nhất (a) cần thể hiện tiếng hát mạnh mẽ, rắn rỏi. Sang đoạn thứ 2 (b) âm nhạc không còn mang tính chất nhịp đi- hành khúc nên cần hát với tình cảm vui tươi sôi nổi. Đoạn này không có lời ca mà chỉ hát giai điệu trên một âm La, do đó cần phải luyện tập kỹ để thể hiện đúng cao độ các nốt nhạc

+ Bài Ước mơ (Nhạc: Trung Quốc, Lời Việt: An Hoà): Đây là một bài hát mang tính chất trữ tình với nét nhạc nhẹ nhàng, mềm mại, giai điệu viết trên giọng thứ. Khi hát cần phải ngân giọng và chú ý hát đúng những tiếng có dấu luyến. Mầu sắc của bài hát mang rõ âm hưởng âm nhạc Trung Hoa qua giai điệu tha thiết, trìu mến, giàu tình cảm. Âm nhạc như gợi lên hình ảnh “những nàng tiên” đang hát múa uyển chuyển, thướt tha, chúng ta thường gặp trong những tiết mục sân khấu đậm tính dân tộc của văn hóa Trung Quốc.

+ Bài Hát mừng (dân ca H’rê. Lời: Lê Toàn Hùng): Đây là một khúc dân ca cuả đồng bào dân tộc H’rê - Tây Nguyên. Toàn bộ giai điệu xây dựng trên một âm hình tiết tấu đơn giản. Khi dạy hát bài này, GV cho các em HS vận động phụ họa theo động tác quen thuộc của các phụ nữ dân tộc Tây Nguyên trong dịp lễ hội vui chơi. Họ vừa đi vòng tròn, vừa nhún chân, hai tay nắm lại, giơ lên, đung đưa ra phía trước, phía sau nhịp nhàng theo tiếng cồng chiêng.

Chú ý: Những nốt hoa mỹ (luyến nhỏ) trong bài hát không yêu cầu phải thể hiện đầy đủ.

+ Bài Màu xanh quê hương (Dân ca Khơme Nam Bộ. Lời mới: Nam Anh): Bài hát này gồm những câu dài, khi hát phải biết cách lấy hơi đúng chỗ. Đối với trẻ em rất khó thực hiện câu hát dài nên cần phải:

- Chia câu hát và hướng dẫn cách lấy hơi cuối câu.

- Bỏ nốt hoa mỹ (luyến nhỏ) trong câu hát “rung rinh rung rinh” và “tung tăng tung tăng” (chữ “rinh”, chữ “tăng” cuối cùng).

- Chia thành 2 nhóm hát nối tiếp theo sự điều khiển của GV. Lời 1:

Nhóm 1 hát: Xanh xanh quê hương... nơi đây. Nhóm 2 hát: Lung linh lung linh... tươi thêm. Nhóm 1 hát: Rung rinh rung rinh... bên đường. Nhóm 2 hát: Tung tăng tung tăng... tới trường.

Lời 2: Cách chia tương tự như trên

Chú ý: Chữ "trường" ở nốt nhạc cuối cùng của lời ca thứ nhất phải kéo dài trường độ 2 phách rưỡi rồi mới hát tiếp sang lời 2 (trên nốt nhạc có dấu miễn nhịp).

Không nên hát như cách thể hiện trên băng đĩa, chữ "trường" ứng vào nốt móc đơn rồi hát ngay sang lời 2.

+ Bài Em vẫn nhớ trường xưa (Thanh Sơn): Trong bài có 2 chỗ khó thể hiện về cao độ

và trường độ, đó là câu hát: "trường học này là cây hoa", "còn nụ cười là hương hoa".

GV phải cho HS nghe đàn, nghe hát mẫu nhiều lần và hướng dẫn tập hát thật chậm để

các em có thể hát đúng nhạc với các nốt: Mi Mi Mi Mi Son Son, Pha Pha Pha Pha La La.

+ Bài Con chim hay hót (Phan Huỳnh Điểu): Trong bài có một chỗ khó thể hiện về tiết tấu, đó là câu hát "nó hát le te la ta mà nó bay vô nhà"







Chữ "ta" ứng với nốt móc đơn có chấm dôi, chữ "mà" ững với móc kép, chữ "nó" có luyến 2 nốt. Khi tập câu hát trên, GV phải cho HS nghe đàn, nghe hát mẫu nhiều lần và dạy thật chậm, sau đó mới cho hát đúng tốc độ cần thiết để kết nối với câu hát trước và sau đó.

IV. Sản phẩm

Ghi tên những bài hát đã nắm được, những bài hát còn phải luyện tập thêm.


Chủ đề 3

Các bài TĐN trong SGK Âm nhạc 5 (4 tiết)

I. Mục tiêu

Sau khi học xong chủ đề này, học viên cần:

- Đọc đúng 8 bài TĐN kết hợp gõ phách, gõ nhịp, đánh nhịp.


II. Nguồn

- Chương trình tiểu học - NXB Giáo dục 2002.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Âm nhạc 5 - NXB Giáo dục 2006.

- Hỏi - đáp về dạy học âm nhạc lớp 4, 5 - NXB Giáo dục 2006.


III. Quá trình

Hoạt động:

Luyện tập Các bài TĐN trong SGK Âm nhạc lớp 5


Thông tin cơ bản

ở lớp 4, HS đã được học 8 bài TĐN. Đến lớp 5, SGK cũng bố trí nội dung TĐN gồm 8 bài. Những bài TĐN được đánh số từ 1 đến 8 là các trích đoạn ca khúc hoặc do tác giả SGK biên soạn. Mỗi bài đều có lời ca để sau khi tập đọc nốt nhạc xong, HS có thể ghép lời.

Những bài TĐN nhằm giúp HS tiếp tục làm quen, ghi nhớ các kí hiệu âm nhạc đơn giản và tập "giải mã" những kí hiệu đó, tức là đọc lên thành âm điệu đúng cao độ, trường độ quy định, biết gõ phách, gõ nhịp. Cần lưu ý là, dạy TĐN ở lớp 4 cũng như lớp 5 chỉ nhằm cung cấp cho HS những kiến thức hết sức sơ giản về ký âm và bước đầu tập luyện một số kỹ năng đọc nhạc ở mức độ hết sức nhẹ nhàng, hoàn toàn không nên đặt ra yêu cầu quá cao và cũng không cần giảng giải về lý thuyết, Các bài TĐN chủ yếu viết ở thang 5 âm hoặc 7 âm không đầy đủ với âm chủ là nốt Đô và âm vực trong phạm vi một quãng 8 (Đô1 - Đô2) hoặc nhỏ hơn một quãng 8. Âm hình tiết tấu của các bài TĐN chỉ dùng nốt đen, nốt trắng, móc đơn, lặng đen. Có 1 bài dùng nốt đen chấm dôi (TĐN số 5), 2 bài có dùng nốt trắng chấm dôi (TĐN số 2, số 8) đều viết ở nhịp 3/4.

Nói chung, các bài TĐN của sách lớp 5 đều ngắn gọn, đơn giản, dễ đọc, mỗi bài thường chỉ dài 8 nhịp, bài dài nhất cũng không quá 16 nhịp.

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Luyện tập các bài TĐN theo hướng dẫn của giảng viên 7Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Luyện tập các bài TĐN theo hướng dẫn của giảng viên.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo nhóm và cá nhân. Tập gõ phách, gõ nhịp, đánh nhịp theo từng bài.

Nhiệm vụ 3: Cá nhân tìm hiểu, phân tích các bài TĐN.

Thông tin phản hồi

Qua mỗi bài TĐN, GV cần giúp HS ghi nhớ vị trí nốt nhạc, tập đọc đúng cao độ, trường độ. Đọc nhạc không phải là "nói tên" của nốt nhạc mà phải "đọc như hát" để âm thanh vang lên có độ ngân, độ vang. Khi đọc các bài tập đều nên gõ phách (hoặc gõ nhịp) đệm theo. Tập đánh nhịp 2 kết hợp với bài TĐN là công việc tương đối dễ nhưng đánh nhịp 3 với bài TĐN nhịp 3 sẽ khó hơn, khi đó cần phải đọc lưu loát, đọc đúng trước khi kết hợp đánh nhịp.

Dạy TĐN lớp 5 là một biện pháp rèn luyện giúp cho HS nghe âm thanh chuẩn xác, bước đầu biết cách thể hiện các ký hiệu ghi nhạc đọc lên thành giai điệu. Rèn luyện tập đọc nhạc tốt sẽ góp phần cho việc học các bài hát chính xác hơn, phát triển tai nghe âm nhạc và đây cũng chính là một hình thức để giáo dục văn hóa âm nhạc như mục tiêu chương trình môn học đã đề ra.

Dạy TĐN cho HS tiểu học cũng cần có một quy trình, tuy nhiên GV có thể vận dụng linh hoạt quy trình đó cho phù hợp với đối tượng học tập và điều kiện, năng lực dạy học cụ thể của từng GV.

GV có thể đặt thêm lời mới vào các bài TĐN để hát cho HS nghe hoặc động viên HS tập sáng tác lời nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của các em.

Dưới đây, các bạn hãy tham khảo, phân tích một số bài TĐN:

+ TĐN số 1:

Bài TĐN nhịp 2/4 gồm có 8 nhịp tạo thành một đoạn nhạc 2 câu: Câu 1: 4 nhịp, kết ở nốt Mi trắng.

Câu 2: 4 nhịp, kết ở nốt Đô trắng.

Hai câu xây dựng trên một âm hình tiết tấu giống nhau. Giai điệu của câu 2 gần giống câu 1, chỉ thay đổi 3 nốt (Son, Rê, Đô).

Cao độ của bài sử dụng 4 âm: Đô - Rê - Mi - Son.

+ TĐN số 2:

Bài nhạc nhịp 3/4 gồm có 8 nhịp tạo thành một đoạn có 2 câu: Câu 1: 4 nhịp, kết ở nốt Son trắng chấm dôi.

Câu 2: 4 nhịp, kết ở nốt Đô trắng chấm dôi.

Hai câu xây dựng trên một âm hình tiết tấu. Cao độ của bài sử dụng 5 âm (thang 5 âm): Đô - Rê - Mi - Son - La.

Trong bài có nốt trắng chấm dôi bằng 3 phách, vừa tròn một ô nhịp 3/4.

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí