+ Tranh phiên bản có hình thức tương đối gần với tác phẩm về màu sắc.
+ Có độ lớn vừa đủ để học sinh tiện theo dõi.
+ Giáo viên có nghệ thuật trình bày trực quan.
+ ứng dụng công nghệ thông tin khi dạy bài Thường thức mĩ thuật ở những trường có
điều kiện.
Giáo viên không nên lạm dụng quá nhiều tác phẩm trong bài giảng, điều đó dễ làm cho học sinh phân tán chú ý và sự ghi nhớ, khó đạt được mục tiêu của bài học.
Khi dạy bài giới thiệu điêu khắc cổ Việt Nam:
- Đây là một bài đòi hỏi giáo viên có kiến thức rộng và tổng hợp, từ đó mới có thể khắc sâu kiến thức trọng tâm và giải quyết được ý tưởng của bài học.
- Giáo viên giới thiệu tượng tròn và phù điêu là hai thể loại trong nghệ thuật điêu khắc, từ đó giảng về một số tác phẩm điêu khắc cổ trong bài.
- Sau bài học phải làm cho học sinh thoả mãn về: Tên tác phẩm, chất liệu của tác phẩm, ý nghĩa của tác phẩm và vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm.
Giáo viên linh hoạt sử dụng các phương pháp dạy học đối với phân môn thường thức mĩ thuật. Với yêu cầu các phương pháp đó phải hấp dẫn lôi cuốn học sinh vào bài và trọng tâm là nhớ tên, hiểu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
Vũ nữ múa Tượng phật bà nghìn mắt nghìn tay
(Điêu khắc Chăm)
Thông tin phản hồi cho nhiệm vụ 3
Soạn một trích đoạn và trình bày một trích đoạn bài thường thức mĩ thuật.
Học viên có thể chọn 1 trong 4 bài thương thức mĩ thuật trong chương trình lớp 5 để
soạn giảng và trình bày rút kinh nghiệm.
Sau đây, xin giới thiệu một số gợi ý về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khi dạy bài: Giới thiệu điêu khắc cổ Việt Nam để học viên tham khảo. Phần giới thiệu tác phẩm cũng nhằm mục đích cung cấp thêm tư liệu cho học viên. Trên cơ sở điều kiện vùng miền và khả năng học sinh, giáo viên vận dụng để soạn kế hoạch bài học sao cho phù hợp.
I. Mục tiêu
Bài số 9: Thường thức mĩ thuật
Giới thiệu sơ lược điêu khắc cổ Việt Nam
----
- Học sinh bước đầu có sự hiểu biết về điêu khắc, điêu khắc truyền thống của Việt Nam, biết được tên và nhớ được hình ảnh cũng như hiểu sơ lược nội dung của tác phẩm in trong SGK
- Học sinh phân biệt được thể loại cơ bản, chất liệu của điêu khắc truyền thống.
- Giáo dục lòng tự hào về nền văn hoá truyền thống và trách nhiệm trong việc học tập và lao động.
II. Chuẩn bị
GV: - Tranh ảnh, kiến thức trong SGK và tự sưu tầm
- Tư liệu về những tác phẩm mĩ thuật truyền thống ở địa phương (nếu có).
- Băng/ đĩa hình, băng/đĩa tiếng (nếu có).
HS: - SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1. Giới thiệu bài
Giáo viên có thể dùng một trong các hình thức sau đây để giới thiệu, nhằm tập trung học sinh vào bài giảng:
- Kể một câu chuyện ngắn về truyền thống văn hoá quê hương mình, câu chuyện đó gắn với di tích mà học sinh đã từng quen biết (đình, chùa, lăng tẩm ở địa phương)
- Giáo viên gợi ý cho học sinh kể lại một câu chuyện đã được học trong chương trình lịch sử, câu chuyện đó có liên quan đến một di tích văn hoá tiêu biểu.
- Cho học sinh hát một bài hát dân ca bắc bộ hoặc dân ca Chăm...
...
Từ đó dẫn dắt vào bài:
- Công trình kiến trúc truyền thống với chức năng sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng… còn chứa đựng nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Ông cha ta thời trước không chỉ lao động sản xuất cần cù mà còn biết tô điểm cuộc sống, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng bằng lời ca tiếng hát, bằng các cách thức tạo hình độc đáo. Một trong các cách thức tạo hình đó là điêu khắc cổ.
- Giới thiệu bằng trực quan:
+ ảnh chụp tượng phật Adidà: Phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, thờ cúng.
+ ảnh chụp tác phẩm Vũ nữ chăm: Múa hát ca ngợi cuộc sống.
- ảnh chụp phù điêu Đá cầu: Cảnh vui chơi sau những công việc lao động nặng nhọc của người dân lao động.
- ảnh chụp phù điêu Chèo thuyền: Hoặc là cuộc đua vui hoặc là cảnh lao động sản xuất.
Hỏi: Các em có thích biết về những tác phẩm tuyệt đẹp này không?
Kết luận : Giờ học này cô giáo và cả lớp cùng xem một số tác phẩm điêu khắc truyền thống.
Hoạt động 2: Giới thiệu về điêu khắc và điêu khắc truyền thống Việt Nam
(Chú ý: Hình thức chia cột chỉ nhằm gợi ý các công việc của giáo viên và học sinh trong giờ học)
Hoạt động | Ghi chú |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguồn : Giới Thiệu Tài Liệu In, Tài Liệu Đĩa Hình Học Tập.
- Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 38
- Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 39
- Nguồn: Giới Thiệu Tài Liệu In, Tài Liệu Đĩa Hình Học Tập.
- Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 42
- Bạn Hãy Trao Đổi Thảo Luận Một Số Câu Hỏi Sau Đây:
Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.
của học sinh | ||
Phân chia lớp thành 3 – 4 nhóm để tổ chức các hoạt động | Học sinh tổ | Cử nhóm |
trong giờ học. | chức thành | trưởng |
Đưa ra một bức tượng tròn và một bức phù điêu để học sinh | nhóm nhỏ | Các |
so sánh rút ra nhận xét sự giống nhau và khác nhau của 2 tác | HS thảo luận | nhóm bổ |
phẩm. (GV đã chuẩn bị trước bằng mẫu thật) | và đưa ra | xung ý |
GV kết luận: Đây là 2 tác phẩm điêu khắc : | nhận xét. | kiến cho |
+ Giống nhau : | 1 nhóm nhắc | nhau. |
Cùng nổi khối và cảm nhận khối bằng mắt và tay. | lại kết luận | Các |
+ Khác nhau : | của GV | nhóm |
Tượng tròn cảm nhận được từ nhiều phía. | khác theo | |
Phù điêu cảm nhận được từ 1 phía. | dõi và bổ | |
GV đưa tranh 2 tác phẩm điêu khắc truyền thống trong | xung. | |
SGK (1 tượng tròn và 1 phù điêu) và giới thiệu : | Các | |
+ Đây là những tác phẩm điêu khắc được làm và đặt trong | nhóm có | |
đình, chùa, tháp... từ rất lâu. | thể trình | |
+ Những tác phẩm này do những người thợ thủ công có đôi | Nhóm cử đại | bày phát |
bàn tay khéo léo và óc tưởng tượng phong phú làm ra. Họ | diện nhắc lại | hiện của |
được gọi là những nghệ nhân và họ không để lại tên trên tác | 3 đặc điểm | mình, GV |
phẩm. | của điêu khắc | nhận xét. |
+ Những tác phẩm này được làm bằng những vật liệu quen | truyền thống | |
thuộc như: Gỗ, đá, | Việt Nam. |
Hoạt động 3: Nội dung, hình thức thể hiện và giá trị của một số tác phẩm điêu khắc truyền thống đã được giới thiệu trong SGK.
Giới thiệu 3 pho tượng : Phật Adiđà, Phật Bà Quan Âm nghìn | Học sinh xem | |
mắt nghìn tay và tượng Vũ nữ Chăm | tác phẩm trong | |
+ Gợi ý cho các nhóm thảo luận về : | SGK và thảo | |
Thể loại tượng tròn hay phù điêu? Được làm ở đâu? | luận theo gợi ý | |
Chất liệu của tác phẩm? | của cô giáo. | |
+ Học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa và thảo luận về |
GV kết luận : | Học | |
+ Đây là 3 bức tượng tròn được làm bằng các chất liệu gỗ và | HS lắng nghe | sinh |
đá. | lời cô giáo | bổ |
* Tượng phật Adiđà | giảng và có thể | xung |
Là tượng về một vị phật trông coi cõi Tây phương, thế giới | kể lại nội dung | ý kiến |
cực lạc trong quan niệm của phật giáo. Phật có tấm lòng từ bi | của từng bức | xây |
phù hộ cho những người làm việc thiện. | tượng. | dựng |
Tượng thật cao gần 2 mét được đặt trên một bông hoa sen | ||
tuyệt đẹp. Tất cả được đặt trên một bệ đá hình bát giác với | ||
những hình chạm trổ hoa lá tinh xảo. Phật được tạc ngồi | ||
trong tư thế thoải mái. | ||
Cách tạc tượng bằng đá rất khéo léo gợi cho người xem có | ||
cảm giác về chiếc áo mỏng, buông chùng, uốn lượn theo | ||
những nếp cong mềm mại bó sát cơ thể. Những nét khắc đá | HS nghe GV | |
tài hoa cũng cho ta cảm nhận về một vẻ mặt thuần hậu đang | giảng bài và | |
mỉm cười của đức phật , với chiêc mũi dọc dừa, cổ cao 3 | xem những tác | |
ngấn, gồ mắt cao thanh tú đã diễn tả trí tuệ cao siêu và một | phẩm được in | |
nội tâm sâu lắng. | trong sách giáo | |
Đây là một bức tượng to lớn nhất tạc bằng đá của Việt Nam | khoa. | |
được làm từ thời nhà Lí. | ||
* Tượng Phật bà Quan âm Nghìn mắt nghìn tay | ||
Được làm khoảng năm 1656. Tượng có chiều cao toàn bộ gần | ||
4 mét. Quan âm ngồi trên bông hoa sen và được con rồng đội | ||
qua biển. Tượng có hình dáng thon thả hơn tượng Phật Adiđà. | ||
Với hệ thống các cánh tay to nhỏ, trong lòng mỗi bàn tay có | ||
hình một con mắt được xếp thành vầng hào quang phía sau. | ||
Có 1 đôi cánh tay kết ấn liên hoa và hai đôi cánh tay kết ấn | ||
tam muội, còn lại các đôi tay khác đều giang ra hai bên cân | ||
đối, nhịp nhàng nhìn như từ một đôi tay được dịch chuyển | ||
trong các động tác khác nhau. |
nội dung của 3 bức tượng đó.
đáo bậc nhất của nền mĩ thuật tạo hình điêu khắc Việt Nam. | |
* Tượng Vũ nữ Chăm | |
Được làm theo tín ngưỡng dân tộc Chăm. Đây là tượng vũ nữ | |
đang múa điệu Apxara được làm bằng đá sa thạch, cao 62 cm. | |
Tượng được làm vào khoảng cuối thế kỉ thứ 10, hình tượng vũ | |
nữ được diễn tả bằng đá nhưng rất uyển chuyển, tư thế uốn | |
cong toàn bộ, thân hình được nổi lên vừa phô diễn vẻ đẹp con | |
người, vừa mang vẻ đẹp nội tâm và luôn toát lên tính thẩm mĩ | |
thanh cao. | |
Tượng Vũ nữ là một trong những tượng đẹp được gắn bên | |
ngoài các tháp của người Chăm ở Mĩ Sơn (tỉnh Quảng Nam) | |
+ Ngoài một số tượng tròn vừa xem, điêu khắc cổ còn có | |
những tác phẩm phù điêu, chạm khắc rất đẹp. Những tác | |
phẩm này được thể hiện ở những bệ tượng bằng đá, những | |
phần gỗ trong đình, trong các nhà chùa vvv... | |
Những tác phẩm phù điêu, chạm khắc có nội dung phản ánh | HS xem các tác |
các mặt đời sống của người lao động cùng chung sống trong | phẩm chạm |
cộng đồng. | khắc cổ trong |
Phản ánh cảnh sinh hoạt: Chèo thuyền | SGK |
Phản ánh cảnh vui chơi, hội hè: Đá cầu. |
Tượng phật bà quan âm nghìn mắt nghìn tay là tác phẩm độc
Hoạt động 4. Đánh giá, nhận xét
Khắc sâu kiến thức qua bài học
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm HS thảo luận và trình bày lại các vấn đề đã được nghe.
+ Mỗi nhóm kể lại về 1 tác phẩm điêu khắc cổ được in trong SGK
+ Giáo viên kể thêm 1 số tác phẩm đã gợi ý trong SGK như: Tượng Tuyết Sơn, tượng La Hán chùa Tây Phương vv...
+ Giá trị của ác tác phẩm điêu khắc cổ rất đáng trân trọng và tự hào, học tập tốt và trang bị ý thức thẩm mĩ lành mạnh cho mình là góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đã trao truyền lại.
+ Kết thúc bài học có thể hát lại một bài hát dân ca trong chương trình hát nhạc đã học hoặc cho học sinh xem một số tư liệu qua tranh ảnh, băng hình.
IV. Sản phẩm của chủ đề 2
Sau khi học xong chủ đề 2, học viên hoàn thành các sản phẩm:
+ Thiết kế bài giảng và trình bày thiết kế bài giảng của các phân môn theo tinh thần
đổi mới phương pháp dạy học.
+ Trao đổi rút kinh nghiệm trong nhóm và trước lớp về bài giảng.
C. Tổng kết đánh giá
Bài tập 1. Học viên hoàn thành bài tập khi giải quyết nhiệm vụ ngay trong các hoạt động trên lớp.
Bài tập 2. Hãy cho biết ý kiến của mình khi đọc các thông tin sau bằng cách đánh dấu
(X) vào tương ứng
Nội dung | Đồng ý | Không đồng ý | |
1 | Giáo viên phải thực hiện nghiêm túc những nội dung và định hướng trong SGV và SGK khoa mĩ thuật lớp 5 | ||
2 | Trong quá trình dạy học không cần thiết phải sử dụng những tài liệu nâng cao hoặc bổ sung cho các bài giảng | ||
3 | Thường xuyên tiếp cận thông tin, nghiên cứu tài liệu ngoài SGK, SGV để bài giảng đạt kết quả cao. | ||
4 | Giáo viên có thể tự mình thay đổi mục tiêu, nội dung và PPDH từng bài sao cho phù hợp với điều kiện địa phương | ||
5 | Cần phải có sự liên hệ thực tế địa phương trong mỗi bài giảng mĩ thuật. | ||
6 | Giáo viên không nhất thiết phải quan tâm đến trạng thái làm bài của học sinh | ||
7 | Học sinh học mĩ thuật thông qua các hoạt động sẽ mang lại hiệu quả cao hơn | ||
8 | Thường xuyên phải dạy học tích hợp các phân môn của môn mĩ thuật và tích hợp môn mĩ thuật với các |
Nội dung | Đồng ý | Không đồng ý | |
môn học khác | |||
9 | Không cần hướng dẫn học sinh tìm và tạo hình từ các nguyên liệu sẵn có ở địa phương. | ||
10 | Học sinh có thể học mĩ thuật mọi nơi, mọi lúc |
Hướng dẫn học theo băng hình
I. Giới thiệu trích đoạn băng hình
Tên trích đoạn băng hình: Tập nặn tạo dáng con vật
Thời gian: 20 phút
Đặc điểm của người học băng hình
Người học là giáo viên tiểu học đã được bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học ở lớp 5. Học viên đã đựơc nghiên cứu tài liệu đổi mới lớp 5 và môđun bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học môn mĩ thuật ở tiểu học.
Hiện nay giáo viên tiểu học đang thực hiện các hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, cách tổ chức một giờ dạy tập nặn tạo dáng hiện chưa đạt hiệu quả cao, mà đây là phân môn được học sinh yêu thích và giá trị tạo hình cũng như những xúc cảm thẩm mĩ được hình thành qua bài học dễ đạt hiệu quả hơn so với các phân môn khác. Đặc biệt, giáo viên ở các vùng sâu, vùng xa, thiếu phương tiện học tập và giảng dạy thì khi giải quyết phân môn này còn rất lúng túng, khó tháo gỡ.
Yêu cầu học viên
II. Trước khi xem băng hình
1. Xác định nội dung và mục đích
Nội dung chính:
Bài học hướng dẫn học sinh tập nặn, tạo dáng các con vật quen thuộc bằng cách sử dụng nhiều vật liệu khác nhau.
Mục đích của trích đoạn băng trong bài học:
Học viên có nhận thức về cách tổ chức dạy học theo hướng đổi mới, phương pháp dạy bài tập nặn tạo dáng và tháo gỡ những khó khăn về vật liệu khi giảng dạy phân môn ở địa phương. Đồng thời băng hình cũng đưa đến cách dạy bài mĩ thuật tạo hứng thú cho học sinh khi tự mình tạo ra các sản phẩm tạo hình.