Bạn Hãy Trao Đổi Thảo Luận Một Số Câu Hỏi Sau Đây:

+ TĐN số 3:

Đây là một bài hát viết cho lứa tuổi mẫu giáo. Cấu trúc âm nhạc gồm một đoạn, 2 câu.

Câu 1: 4 nhịp, kết ở nốt Son trắng.

Câu 2: 6 nhịp, kết ở nốt Đô trắng (câu thứ hai có tính chất mở rộng sau khi đã kết thúc về âm chủ ở nhịp thứ 8. Nhịp 9 và nhịp 10 được xem là mở rộng của câu nhạc làm thành kết bổ sung).

Mỗi câu nhạc được xây dựng trên một âm hình tiết tấu không giống nhau. Cao độ của bài sử dụng 5 âm: Đô - Rê - Mi - Son - La.

+ TĐN số 4:

Đây là một trích đoạn trong bài hát "Nhớ ơn Bác" (đoạn b). Đoạn nhạc gồm có 2 câu, xây dựng trên một âm hình tiết tấu:

Câu 1: 4 nhịp, kết ở nốt Son trắng. Câu 2: 4 nhịp, kết ở nốt Đô trắng.

Cao độ của bài sử dụng 5 âm: Đô - Rê - Mi - Son - La (Đố).

Dựa theo cách phân tích trên, các bạn có thể tự tìm hiểu, phân tích các bài TĐN số 5, 6, 7, 8, chỉ ra những đặc điểm của từng bài. Nếu có điều gì chưa rõ, bạn có thể hỏi thêm giảng viên

IV. Sản phẩm

Ghi tên những bài TĐN đã nắm vững, những bài còn phải luyện tập thêm.



I. Mục tiêu

Chủ đề 4

Các nội dung phát triển khả năng âm nhạc trong SGK Âm nhạc lớp 5 (1 tiết)

Học xong chủ đề này, học viên cần:

- Hiểu biết các nội dung: Giới thiệu nhạc cụ, kể chuyện âm nhạc, nghe nhạc.

- Biết các yêu cầu cần đạt khi giới thiệu nội dung phát triển khả năng âm nhạc.


II. Nguồn

- Chương trình tiểu học - NXB Giáo dục 2002.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Âm nhạc lớp 5 - NXB Giáo dục 2006.

- Hỏi - đáp về dạy học Âm nhạc lớp 4, 5 - NXB Giáo dục 2006.

III. Quá trình

Hoạt động:


Tìm hiểu Các nội dung phát triển khả năng âm nhạc trong SGK Âm nhạc lớp 5


Thông tin cơ bản

Nội dung phát triển khả năng âm nhạc trong SGK Âm nhạc 5 có 3 chuyên mục là:

- Giới thiệu 4 nhạc cụ phương Tây phổ biến.

- Hai chuyện kể âm nhạc, qua đó giới thiệu 2 tác giả âm nhạc: 1 tác giả Việt Nam(nghệ sĩ Cao Văn Lầu) và 1 tác giả thế giới (nhạc sĩ Bét-tô-ven)

- Mục Nghe nhạc được quy định một phần thời lượng trong 3 tiết học của Học kì 1 và 2 tiết học của Học kì 2. Mục Nghe nhạc trong SGK là một "nội dung mở". GV có thể chọn bài nhạc hát hoặc nhạc đàn cho HS nghe qua sự thể hiện của GV hoặc sử dụng băng đĩa.

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Đọc các nội dung trong SGK theo như thông tin Nhiệm vụ 2 3Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Đọc các nội dung trong SGK theo như thông tin.

Nhiệm vụ 2: Trao đổi nhóm về yêu cầu của các chuyên mục và phương pháp dạy học từng nội dung cụ thể.

Thông tin phản hồi

1. Trong SGK có hình ảnh 4 nhạc cụ là kèn Trompette, Clarinette, Flute (Sáo) và kèn Saxophone. Bạn hãy tham khảo thêm ở sách giáo viên Âm nhạc 5 và cuốn Hỏi đáp dạy âm nhạc 4, 5.

Khi giới thiệu về nhạc cụ, GV chỉ cần cho HS biết tên gọi, hình dạng, âm sắc của từng nhạc cụ, không cần giảng sâu về tính năng nhạc cụ. Nếu có nhạc cụ thật để giới thiệu thì rất tốt nhưng nói chung đó là việc khó thực hiện đối với GV. Trường hợp không có nhạc cụ thật, GV dùng tranh ảnh cho HS nhận biết, dùng âm sắc mô phỏng các nhạc cụ của đàn phím điện tử cho các em nghe. Trong đĩa nhạc Giáo khoa Âm nhạc lớp 5, người ta có giới thiệu âm sắc của 4 nhạc cụ nói trên qua trình diễn trích đoạn các tác phẩm âm nhạc. GV nên tận dụng phương tiện đó để phục vụ giảng dạy.

2. SGK Âm nhạc lớp 5 có 2 câu chuyện âm nhạc:

- Nghệ sĩ Cao Văn Lầu (tiết 15)

- Khúc nhạc dưới trăng (tiết 28)

Qua 2 câu chuyện nhằm giới thiệu cho HS biết tên tuổi 2 danh nhân âm nhạc: nhạc sĩ Cao Văn Lầu thuộc dòng âm nhạc dân gian truyền thống của Việt Nam và nhạc sĩ Bét-tô- ven thuộc dòng âm nhạc cổ điển châu Âu.

Đối với HS tiểu học, việc giới thiệu tác giả thường thông qua một câu chuyện cụ thể hoặc một bài viết ngắn gọn. Điều quan trọng là phải cho HS được nghe ít nhất 1 tác phẩm hoặc trích đoạn âm nhạc của tác giả đó. Trong đĩa CD giáo khoa Âm nhạc 5, người ta có giới thiệu bản Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu và trích đoạn nhạc bản sô-nát ánh trăng của Bét-tô-ven

Ngoài 2 chuyện kể Âm nhạc trong SGK mà GV phải trực tiếp giảng dạy còn có 3 mẩu chuyện Âm nhạc được đưa vào mục Bài đọc thêm. Đó là bài: Bác Hồ với bài hát Kết đoàn (tiết 1). GV cần tham khảo bài hát "Kết đoàn" ở sách GV. Bài Chiếc cồng của nữ thần A-tê-na (tiết 7). Đay là một câu chuyện thần thoại Hy Lạp nói về chiếc cồng, một nhạc cụ gõ được coi như một vật thiêng. Muốn tham khảo thêm về cồng chiêng, bạn có thể đọc ở cuốn Hỏi đáp dạy học Âm nhạc 4, 5- NXB Giáo Dục 2006. Bài đọc thêm Người bạn thân thiết của chúng ta (tiết 31) nói về sự gần gũi và tác động của âm nhạc với tuổi thơ. Đoạn trích đó được biên soạn trích từ cuốn sách "Âm nhạc ở quanh ta" của nhạc sĩ Phạm Tuyên - NXB Kim Đồng1987. Về các bài đọc thêm trong SGK, GV không dạy trên lớp nhưng cần nhắc HS đọc kĩ và sẽ giải đáp thắc mắc khi có yêu cầu của các em

3. Phần Nghe nhạc trong SGK Âm nhạc lớp 5 có ở các tiết 8, 11, 14, 29 và 31. Đó là nội dung mở, GV có thể tự chọn bài trong HS nghe từ các ca khúc thiếu nhi, dân ca hoặc nhạc không lời. Chuyên mục Nghe nhạc phải có lời giới thiệu, bình luận ngắn gọn hoặc cho các em nhận xét, phát biểu cảm tưởng (tất nhiên ở mức độ đơn giản). GV có thể tự biểu diễn nhạc phẩm bằng tiếng hát, tiếng đàn của mình hoặc cho HS nghe qua băng đĩa, thường thường phải trình bày 2 lần trước và sau khi nghe giới thiệu, bình luận hay nhận xét. Trong đĩa nhạc giáo khoa lớp 5, người ta có giới thiệu một số bài dân ca như: Lý ngựa ô, Lý hoài nam, Hát xoan, Quan họ Bắc Ninh...

IV. Sản phẩm

Tóm tắt cách thực hiện một nội dung trong phân môn Phát triển khả năng âm nhạc.


Chủ đề 5

Soạn kế hoạch bài học Âm nhạc 5 (2 tiết)

I. Mục tiêu

Học viên soạn được kế hoạch bài học theo một nội dung trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 5.


II. Nguồn

- Chương trình tiểu học - NXB Giáo dục 2002.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên Âm nhạc lớp 5 - NXB Giáo dục 2006.

- Hỏi - đáp về dạy học âm nhạc lớp 4, 5 - NXB Giáo dục 2006.

- Băng hình trích đoạn dạy âm nhạc theo chương trình lớp 5.


III. Quá trình

Hoạt động:

Soạn kế hoạch bài học Âm nhạc lớp 5


Thông tin cơ bản

Về phương pháp dạy Âm nhạc tiểu học, trong đó có dạy hát, dạy phát triển khả năng âm nhạc ở tất cả các lớp, dạy TĐN ở lớp 4, 5 đã được giới thiệu trong sách Nghệ thuật 1, 2, 3 (phần Âm nhạc) và Âm nhạc lớp 4, 5 (SGV). Các bạn GV dạy Âm nhạc chắc chắn đã có dịp tìm hiểu và thực hành giảng dạy trong những năm qua. Để vận dụng PP dạy học vào SGK lớp 5 và có dịp trao đổi cùng đồng nghiệp, các bạn hãy tự chọn cho mình một nội dung trong SGK lớp 5 để soạn thành kế hoạch bài học. Bạn nên tập trung vào nội dung tập đọc nhạc và phát triển khả năng âm nhạc vì dạy hát dù sao cũng đã rất quen thuộc với chúng ta.

Từ nội dung trong SGK chuyển sang kế hoạch bài học (giáo án) và đến khi thực hiện trên lớp là một quá trình "động" và liên tục phát triển. Hiểu điều đó, các bạn sẽ có những tìm tòi, suy nghĩ, sáng kiến trong quá trình dạy học.

Về dạy hát, TĐN... đều có quy trình nhất định nhưng các bạn hãy xem đó là một cái khung không cố định và được phép vận dụng linh hoạt trong các điều kiện dạy học cụ thể đối với từng GV. Sẽ không có giáo án nào hoàn toàn giống nhau dù được soạn trên một nội dung thống nhất của SGK. Các bạn cần phát huy tính tích cực, sáng tạo trong việc soạn bài và tổ chức thực hiện trên lớp. Lãnh đạo ngành Giáo dục đã nêu định hướng mở cho việc soạn bài lên lớp của GV, miễn là đạt được yêu cầu mục tiêu của bài học và giờ lên lớp có hiệu quả cao.

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Soạn đề cương kế hoạch bài học chọn một nội dung 7Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Soạn đề cương kế hoạch bài học (chọn một nội dung cụ thể trong SGK).

Nhiệm vụ 2: Trình bày đề cương bài soạn trong nhóm hoặc trước lớp sau đó trao đổi thảo luận.

Thông tin phản hồi

Để có tài liệu tham khảo, chúng tôi xin cung cấp một số quy trình dạy học âm nhạc theo từng lĩnh vực nội dung, đây là kết quả nghiên cứu của đề tài "Xây dựng quy trình dạy học các phân môn của môn Âm nhạc ở trường tiểu học và THCS" của Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục do Th.S Lê Anh Tuấn làm chủ nhiệm.

Theo những nguyên tắc để xây dựng quy trình, dựa vào kinh nghiệm của nhiều GV và các tài liệu trong, ngoài nước nghiên cứu này đề xuất quy trình dạy học ở tiểu học và THCS gồm những bước sau

TT

Quy trình dạy hát ở tiểu học

Bước1

Giới thiệu bài hát

Bước2

Nghe hát mẫu

Bước3

Đọc lời ca

Bước4

Khởi động giọng

Bước5

Tập hát từng câu

Bước6

Hát cả bài

Bước7

Củng cố, kiểm tra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 43


TT

Quy trình dạy TĐN ở tiểu học

Bước1

Giới thiệu bài TĐN

Bước2

Tập nói tên nốt nhạc

Bước3

Luyện tập cao độ

Bước4

Luyện tập tiết tấu

Bước5

Tập đọc từng câu ngắn

Bước6

Tập đọc cả bài

Bước7

Ghép lời ca

Bước8

Củng cố, kiểm tra

Quy trình dạy kể chuyện âm nhạc ở tiểu học

Bước1

Giới thiệu khái quát về câu chuyện

Bước2

GV kể chuyện theo tranh minh họa

Bước3

Củng cố nội dung

Bước4

HS tập kể chuyện

Bước5

Nghe nhạc minh họa

Bước6

Giáo dục thái độ

TT


TT

Quy trình dạy nghe nhạc ở tiểu học

Bước1

Giới thiệu bài hát, bản nhạc

Bước2

Nghe lần thứ nhất

Bước3

Trao đổi về bài hát, bản nhạc

Bước4

Nghe lần thứ hai


TT

Quy trìnhgiới thiệu nhạc cụ ở tiểu học

Bước1

Bước2 Bước3

Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ Nghe âm sắc

Củng cố


Các quy trình trên được tổng kết từ dạy học âm nhạc của GV các trường. Khi vận dụng quy trình, các bạn vẫn có thể linh hoạt sáng tạo, đôi khi có thể thay đổi trình tự và bổ sung các bước theo tinh thần làm sao đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học âm nhạc - một môn nghệ thuật giàu tính sáng tạo.

IV. Sản phẩm

Soạn kế hoạch bài học một tiết Âm nhạc lớp 5 (tự chọn bài).


C. Tổng kết đánh giá (1 tiết)

Sau khi học xong các chủ đề trong tiểu mô đun, các bạn hãy trả lời câu hỏi và làm bài tập dưới đây để tự đánh giá kết quả học tập của bản thân:

a) Câu hỏi:

1. Bạn đã hát được và hát đúng 10 bài hát trong SGK lớp 5 chưa? Bài nào chưa nắm vững?

2. Bạn đã đọc được và đọc đúng 8 bài TĐN trong SGK chưa? Bài nào chưa đọc được, bài nào còn đọc sai?

3. Bạn có thể hướng dẫn HS hát kết hợp vận động theo những bài hát nào? Bài nào chưa làm được?

4. Bạn có thể dạy các chuyên mục trong nội dung Phát triển khả năng âm nhạc

không? Có nội dung nào khó thực hiện?

5. Bạn có thể soạn kế hoạch bài học cho các tiết dạy trong SGK Âm nhạc 5 không? Có chỗ nào chưa rõ cần hỏi hoặc trao đổi thêm?

b) Bài tập:

1. Chọn 1 tiết trong SGK soạn thành kế hoạch bài học (giáo án)

2. Bạn hãy trao đổi giáo án trong nhóm và góp ý, nhận xét bổ sung.


Hướng dẫn học theo băng hình

I. Trước khi xem băng hình

- Bạn cần nắm vững phương pháp kể chuyện Âm nhạc lớp 4 và lớp 5 (HS có SGK đã đọc trước các câu chuyện ở nhà), khác với kể chuyện Âm nhạc lớp 1,2,3 (HS không có SGK, không được đọc trước câu chuyện).

- Biết mục tiêu của băng hình là giới thiệu về quy trình dạy kể chuyện Âm nhạc.

- GV cần nắm được nội dung câu chuyện.

II. Trong khi xem băng hình

- GV hãy ghi lại những diễn biến chính trong băng hình.

- Theo dõi mã số thời gian ghi trên băng hình để có thể mở băng xem lại đúng đoạn cần thiết.

- Liên hệ những điều kiện của lớp học trong băng hình với lớp học của bản thân.

III. Sau khi xem băng hình

1. Bạn hãy trao đổi thảo luận một số câu hỏi sau đây:

- Có nhất nhất thiết phải đọc trước câu chuyện trong SGK cho HS nghe không?

- GV gợi ý các câu hỏi qua từng tranh vẽ cho HS trả lời hay phải kể lại toàn bộ câu chuyện?

- Câu chuyện trong băng hình nên vẽ 3,5 hay 7 bức tranh là phù hợp?

- Những câu chuyện khác thường sử dụng mấy bức tranh là phù hợp?

- Mỗi HS chỉ nên kể lại nội dung theo một bức tranh hay 2,3 bức?

- Có cần 1- 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện không?

- Có nên kể chuyện trên nền nhạc phục vụ cho bài giảng không?

- Nên cho HS nghe mấy lần bài hoặc bản nhạc?

- Có cần hỏi cảm nhận của HS về tác phẩm không?

- Có thể điều chỉnh dạy kể chuyện khác với cách thực hiện trong băng hình không?

2. Phản hồi một số câu hỏi

- Nếu HS chưa nắm được câu chuyện, GV nên cho các em đọc trước tại lớp.

- Nên gợi ý bằng hệ thống câu hỏi qua từng tranh vẽ cho HS trả lời hơn là GV kể lại chuyện.

- Mỗi câu chuyện nên vẽ 4 – 5 bức tranh là phù hợp.

- Mỗi HS chỉ nên kể lại nội dung qua một bức tranh, như vậy nhiều HS đượpc tham gia hoạt động.

- Không nhất thiết để 1 – 2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Một số câu chuyện có thể kể trên nền nhạc, ví dụ câu chuyện trong băng hình.

- Nên cho HS nghe khoảng 2 – 3 lần bản nhạc.

- Cần hỏi cảm nhận của HS về câu chuyện và tác phẩm sau khi được nghe.

- Bạn có thể điều chỉnh cách kể chuyện khác với cách làm trong băng hình cho phù hợp với thực tế và năng lực của mình.

Ngày đăng: 04/11/2023