Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 45

Ví dụ : phương tiện dạy học : tranh ảnh, đĩa (băng ) hình minh hoạ về phương pháp dạy học ĐHĐN.

Phương pháp tập luyện ; đồng loạt, chia tổ- nhóm, giúp đỡ- sửa sai cá biệt.

2. Xây dựng kế hoạch dạy học một nội dung về ĐHĐN lớp 5. Ví dụ: Kế hoạch dạy tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.

Khi xây dựng kế hoạch cần chú ý các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh trong quá trình học tập, kết quả đến đâu. Nên có phần tự đánh giá của người dạy hoặc thực hiện kế hoạch đó.


Chủ đề 2

Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh

Ở NỘI DUNG BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG

I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, học viên có khả năng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

- Xác định được các mục tiêu, nội dung, yêu cầu của Bài thể dục phát triển chung

trong chương trình môn Thể dục lớp 5.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 45

- Phân tích được các đặc trưng của dạy học Bài thể dục phát triển chung ở lớp 5 (về nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá kết quả học tập).

- Thiết kế được kế hoạch dạy học nội dung Bài thể dục phát triển chung ở lớp 5 và vận dụng được các phương pháp dạy học đặc trưng đối với nội dung này.

- Chủ động dạy học các động tác của Bài thể dục phát triển chung ở lớp 5.


II. Nguồn

- Học viên cần có chương trình môn Thể dục tiểu học mới (phần Bài bài thể dục phát triển chung).

- Sách giáo viên Thể dục lớp 5 (phần chung).

- Tranh Thể dục lớp 5 (Bài thể dục phát triển chung).

- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Thể dục lớp 5 theo chương trình và sách giáo khoa mới.

- Băng (đĩa) hình minh hoạ dạy học Bài thể dục phát triển chung ở lớp 5.

III. Quá trình

Hoạt động 1:

Tự nghiên cứu về đặc trưng của việc dạy học

BÀI TDPTC LỚP 5 VÀ RÚT RA NHỮNG NHẬN XÉT CƠ BẢN

Thông tin cơ bản

Bài thể dục phát triển chung lớp 5 gồm 8 động tác là vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hoà. Các động tác của Bài thể dục phát triển chung tương đối đơn giản, dễ tập nhằm tiếp tục rèn luyện cơ quan hô hấp, vận động như các nhóm cơ, khớp của chân, tay, thân người, từ đó góp phần phát triển thể lực chung và rèn luyện tư thế cơ bản đúng cho học sinh. Các động tác thể dục tay không này không đòi hỏi nhiều về thiết bị hoặc cơ sở vật chất, nên ngoài việc dạy cho các em ở trên lớp, cần hướng dẫn các em tự tập luyện thể dục hàng ngày.

Trong quá trình tập luyện bài thể dục phát triển chung yêu cầu các em đạt được mức độ cơ bản đúng và thực hiện nhịp điệu các động tác của bài thể dục đảm bảo đúng phương hướng và biên độ. Kết thúc năm học yêu cầu học sinh thực hiện thành thạo bài thể dục phát triển chung.

Nhiệm vụ

- Đọc tài liệu và kể tên các động tác Bài TDPTC và quan tâm một số điểm:

+ Bài TDPTC lớp 5 gồm những động tác như thế nào? Phương pháp dạy các động tác của bài TDPTC như thế nào?

+ Phương pháp nào đặc trưng nhất cho dạy bài TDPTC? Mô tả lại một số phương pháp bạn cho là hiệu quả trong quá trình dạy học nội dung bài TDPTC.

Thông tin phản hồi cho hoạt động

- Bài thể dục phát triển chung lớp 5: gồm 8 động tác là vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, nhảy, điều hoà. Các động tác của bài thể dục phát triển chung nhằm tiếp tục rèn luyện cơ quan hô hấp, vận động như các nhóm cơ, khớp của chân, tay, thân người, từ đó góp phần phát triển thể lực chung và rèn luyện tư thế cơ bản đúng cho học sinh.

- Bài thể dục phát triển chung lớp 5 là những động tác phối hợp đơn giản, nhưng có yêu cầu về phương hướng, biên độ, nhịp điệu khác nhau, giúp cho học sinh có được cảm giác và tư thế đúng trong tập luyện.

- Phương pháp dạy Bài thể dục phát triển chung lớp 5 thường theo phương pháp trực quan, đồng loạt, chia tổ nhóm, thi đua và theo trình tự như sau :

+ Giới thiệu, gọi tên động tác mới, giáo viên làm mẫu;

+ Học sinh làm theo GV từ chậm đến nhanh dần; về sau có tập trên nền nhạc

+ Học sinh xem tranh, băng (đĩa) hình, GV nhấn mạnh điểm cơ bản của động tác

+ Tập luyện chung, riêng theo tổ nhóm, cuối cùng có thi đua, trình diễn.

Khi dạy Bài thể dục phát triển chung, giáo viên gọi tên và làm mẫu hoàn chỉnh động tác, giải thích ngắn gọn. Sau đó giáo viên có thể làm mẫu lại và học sinh tập theo. Những động tác có sự phối hợp hoạt động nhiều bộ phận, giáo viên nên làm chậm từng nhịp, hoặc có thể dừng lại ở những cử động khó để học sinh làm theo và giáo viên giám sát xem động tác có đúng không. Sau một số lần tập giáo viên có thể cho học sinh xem tranh minh hoạ. Khi xem tranh, giáo viên chỉ cần nhấn mạnh những điểm cơ bản của động tác.

Trước khi học động tác mới, cần ôn luyện động tác đã học, sau đó liên kết dần các động tác với nhau để hoàn thành bài thể dục. Khi phát hiện thấy học sinh sai ở động tác nào, giáo viên cần sửa ngay.

- Trong khi dạy bài thể dục, giáo viên có thể sử dụng băng, đĩa nhạc có lời hô để vừa hướng dẫn vừa có thể sửa cho học sinh những động tác chưa chính xác, làm cho giờ học thêm phong phú, sinh động. Nhịp điệu trong khi học sinh tập bài thể dục thay đổi theo yêu cầu của từng động tác: động tác vươn thở, vặn mình, toàn thân, thăng bằng, điều hoà thì cần hô với nhịp chậm; ở động tác chân, tay, nhảy cần hô nhịp nhanh hơn.

Hoạt động 2: Thực hành những động tác của bài TDPTC lớp 5

Thông tin cơ bản

- Tập luyện những động tác của Bài thể dục phát triển chung theo sách Thể dục lớp 5.

- Cách tổ chức tập luyện và những phương pháp dạy học hiệu quả Bài thể dục phát triển chung lớp 5.

- Các động tác yêu cầu chính xác về phương hướng, biên độ và nhịp điệu.

Nhiệm vụ

- Tự tập luyện các động tác của Bài TDPTC theo sách Thể dục lớp 5 và lưu ý một số điểm : tư thế chuẩn bị, kỹ thuật, phương hướng, biên độ và nhịp của động tác, cách tổ chức tập luyện.

- Tập luyện theo nhóm và góp ý để cùng thống nhất cách thực hiện các động tác của Bài TDPTC theo sách Thể dục lớp 5.

Thông tin phản hồi cho hoạt động

- Học viên xem phần chung trong sách thể dục lớp 5 (từ trang 6 đến trang 14), trong

đó đã trình bày kỹ thuật và yêu cầu của từng động tác trong bài thể dục phát triển chung.

- Thực hành các động tác của Bài thể dục phát triển chung ở lớp 5 đảm bảo đúng phương hướng biên độ, nhịp điệu.

- Tập luyện và thống nhất phương pháp dạy và cách tổ chức tập luyện bài thể dục phát triển chung lớp 5 theo từng bước giới thiệu động tác mới, làm mẫu từ chậm đến nhanh dần, cho xem tranh, băng hình, nhấn mạnh điểm cơ bản của động tác, tập luyện chung và chia tổ, thi đua, tập luyện trên nền nhạc, trình diễn, đánh giá, nhận xét.

Hoạt động 3: Xem băng (đĩa) hình

Thông tin cơ bản

Trích đoạn băng (đĩa) hình bài dạy số 7 và 17 theo sách thể dục lớp 5 mà Vụ Giáo dục Tiểu học xây dựng, trong đó có phần dạy bài TDPTC. Thông qua xem băng (đĩa) hình giúp cho học viên hiểu được kĩ thuật, phương pháp và cách tiến hành tập luyện TDPTC ở lớp 5. Khi xem chú ý đến hoạt động dạy học của giáo viên như phân tích động tác, làm mẫu và tổ chức lớp thực hiện động tác. Trong trích đoạn băng (đĩa) hình mô tả kĩ thuật, phương pháp dạy học, cách thể hiện động tác, nhịp điệu động tác, cách sửa động tác chưa đúng của học sinh, cách phối hợp động tác với nhịp hô hoặc trên nền nhạc.

Nhiệm vụ

- Xem băng (đĩa) hình bài dạy số 7 và 17 theo sách thể dục lớp 5 mà Vụ Giáo dục Tiểu học xây dựng và trích đoạn băng hình tập bài thể dục ghép với nhạc hãy ghi chép về những phương pháp dạy Bài TDPTC mà giáo viên đã thể hiện được trong băng (đĩa) hình.

- Trao đổi thảo luận với đồng nghiệp về đoạn băng (đĩa) hình đã xem: về nội dung, lượng vận động, phương pháp dạy và cách tổ chức tập luyện, cách đánh giá.


Thông tin phản hồi cho hoạt động

Băng (đĩa) hình bài dạy số 7 và 17 theo sách thể dục lớp 5 mà Vụ Giáo dục Tiểu học xây dựng và trích đoạn băng hình tập bài thể dục ghép với nhạc có trích đoạn mô tả phương pháp dạy học đặc trưng Bài TDPTC, giáo viên đã thể hiện những phương pháp và cách tổ chức dạy học tích cực để thể hiện như : trực quan, các động tác được thực hiện từ chậm đến nhanh dần, phương hướng, biên độ và nhịp điệu chính xác; phân tích động tác đúng, ngắn ngọn, tiếng hô to, rõ ràng; cách tổ chức dạy học hợp lý, khoa học, vừa có tổ chức dạy đồng loạt, vừa có chia tổ nhóm; có tổ chức thi đua, trình diễn tập luyện giữa các tổ. Trong tiết dạy đó giáo viên còn sử dụng cả nhạc nền để cho học sinh tập luyện, sửa chữa ngay những động tác chưa chính xác cho học sinh, chia tổ nhóm tập luyện hợp lý, linh hoạt, đội hình sử tương đối biến hoá và hợp lý, lượng vận động vừa sức học sinh. Vì vậy học viên cần xem kỹ, ghi chép chi tiết để học tập được những phương pháp hay hoặc cách tổ chức dạy học tích cực, để rút kinh nghiệm.

Hoạt động 4: Thực hành soạn bài và trao đổi với đồng nghiệp

Nhiệm vụ

- Thiết kế một bài dạy TDPTC theo phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh và chú ý một số điểm : nội dung ôn tập, học mới, tổ chức tập luyện phương pháp dạy học.

- Trao đổi với nhóm chuyên môn về bài soạn. Xây dựng mẫu bài soạn chính thức để

dạy Bài TDPTC ở lớp 5.

Thông tin phản hồi cho hoạt động

Học viên soạn một bài dạy cụ thể theo những nội dung đã gợi ý trong sách Thể dục lớp 5. Tên bài soạn, mục tiêu, nhiệm vụ, các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng và các phương pháp dạy học, hình thức tổ chức lên lớp cần được thể hiện trong bài soạn. Trong bài soạn có dạy Bài TDPTC cần có hình vẽ cho mỗi động tác và sơ đồ đội hình tập luyện chung; thời gian, số lần thực hiện của mỗi động tác, các hoạt động phối hợp; nhiệm vụ giao cho học sinh; trình bày bài soạn cần được cụ thể trong giáo án. Trao đổi với đồng nghiệp để hoàn thiện giáo án mẫu.

- Bài soạn đã có đủ nội dung và đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra.

- Các phương pháp dạy học có phù hợp không, cách tổ chức lớp để triển khai tập luyện phát huy tính tích cực của học sinh, lượng vận động của học sinh có đảm bảo để hình thành được kiến thức, kĩ năng cơ bản và phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Hoạt động 5: Dạy thử và rút kinh nghiệm

Nhiệm vụ

- Dạy thử theo bài soạn, rút kinh nghiệm sau khi dạy thử Bài TDPTC.

- Trao đổi với đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.

Thông tin phản hồi

- Người dạy sẽ thực hiện một đoạn hoặc cả bài tuỳ theo nội dung và thời gian dành cho việc thực hiện đó. Người dạy thử cần thể hiện rõ cách tổ chức và phương pháp dạy một động tác của Bài TDPTC, phân tích ngắn gọn và thực hành chính xác các động tác của bài dạy.

- Những kinh nghiệm rút ra được sau khi dạy thử một bài dạy hoặc một vài động tác của Bài TDPTC, ví dụ như : cần dạy từ cử động đơn lẻ trước rồi phối hợp sau.

- Khi dạy thử theo bài soạn mẫu nên chú ý thời gian, phương pháp dạy học đặc thù, cách truyền đạt, động tác mẫu, tổ chức lớp tập luyện, biết sử dụng tranh đúng lúc giúp học sinh nắm chắc từng động tác của bài thể dục PTC.

- Tự đánh giá của người dạy, rút kinh nghiệm một số tình huống sư phạm xảy ra trong thực tế để làm tốt hơn.

- Những ý kiến nhận xét và đóng góp của các đồng nghiệp; các ý kiến của các chuyên gia và đánh giá về kết quả sau khi thực hiện dạy Bài TDPTC theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập học sinh.


IV. Sản phẩm

1. Bảng liệt kê các đặc trưng về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học khi dạy Bài TDPTC ở lớp 5.

2. Xây dựng kế hoạch dạy học một bài về TDPTC ở lớp 5. Ví dụ: kế hoạch bài dạy về động tác nhảy và điều hoà của bài TDPTC.

Chủ đề 3

Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh

ở nội dung bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản

I. Mục tiêu

Học xong chủ đề này, học viên có khả năng:

- Xác định được các mục tiêu, nội dung, yêu cầu của bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản trong chương trình môn thể dục lớp 5.

- Phân tích được các đặc trưng của dạy học bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản lớp 5 (về nội dung, phương pháp, phương tiện, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh).

- Thiết kế được kế hoạch dạy học một nội dung bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản lớp 5.


II. Nguồn

- Chương trình môn Thể dục tiểu học mới (phần bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản).

- Sách giáo viên Thể dục lớp 5 (phần chung).

- Tranh Thể dục lớp 5 (phần bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản).

- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Thể dục lớp 5 theo chương trình và sách giáo khoa mới.

- Băng hình minh hoạ dạy học bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản lớp 5.


III. Quá trình Hoạt động 1:

Nghiên cứu tài liệu và sách thể dục lớp 5 phần bài tập RLTTCB

Thông tin cơ bản

Nội dung bài tập RLTTCB bao gồm: Nhảy dây kiểu chụm hai chân; Nhảy dây kiểu chân trước chân sau; Tung và bắt bóng bằng hai tay; Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay; Tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người; Di chuyển tung và bắt bóng; Bật

xa; Phối hợp chạy- mang vác; Phối hợp chạy- nhảy- mang vác. Học mới hai động tác: bật cao và phối hợp chạy bật cao.

Thông qua luyện tập các bài tập trên giúp cho học sinh có được những kĩ năng vận động cơ bản, phát triển các tố chất thể lực phù hợp với khả năng vận động của học sinh lớp 5. Khi luyện tập những bài tập trên yêu cầu người tập biết cách thực hiện bài tập, biết phối hợp vận động, khả năng khéo léo, linh hoạt, tính chính xác trong mỗi động tác để hoàn thành được bài tập cả về kĩ thuật và chất lượng động tác.

Nhiệm vụ

- Tự nghiên cứu về đặc trưng của việc dạy học RLTTCB lớp 5.

- Đọc tài liệu và liệt kê các nội dung về RLTTCB và trả lời các câu hỏi:

+ Nội dung RLTTCB lớp 5 gồm những nội dung gì? Kĩ thuật ra sao?

+ Những phương pháp dạy nội dung này là gì?

+ Phương pháp nào đặc trưng dạy RLTTCB?

Thông tin phản hồi cho hoạt động

Học viên xem phần chung trong sách thể dục 5 để nắm vững kỹ thuật, phương pháp dạy học những động tác rèn tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.

Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản lớp 5: gồm có nội dung ôn tập để hoàn thiện một số nội dung đã học ở lớp 3, 4 và học mới hai động tác: Bật cao và Phối hợp chạy bật nhảy. Nội dung ôn tập : Nhảy dây kiểu chụm hai chân; Nhảy dây kiểu chân trước chân sau; Tung và bắt bóng bằng hai tay; Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay; Tung và bắt bóng theo nhóm 2 - 3 người; Di chuyển tung và bắt bóng; Bật xa; Phối hợp chạy - mang vác; Phối hợp chạy - nhảy - mang vác. Những bài tập nhằm rèn luyện các kĩ năng vận động cần thiết trong cuộc sống và hoạt động cá nhân của mỗi người.

Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động ở lớp 5 là những bài tập phối hợp, nên giáo viên cần cho học sinh thực hiện các động tác hoặc cử động đơn lẻ trước, sau đó mới cho phối hợp hoàn chỉnh bài tập. Khi dạy bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản, giáo viên gọi tên và làm mẫu hoàn chỉnh bài tập rồi giải thích ngắn gọn, sau đó học sinh làm theo hoặc có thời gian để học sinh tự nghiên cứu, sau đó mới tiến hành những bước tiếp theo.

Xem tất cả 386 trang.

Ngày đăng: 04/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí