Định Hướng Phát Triển Ngành Dịch Vụ Của Hà Nội


tiến công nghệ; các loại hình tổ chức hỗ trợ ươm tạo công nghệ, khởi lập doanh nghiệp; từng bước xây dựng thị trường chuyển giao công nghệ.

+ Các hoạt động đào tạo, huấn luyện cán bộ kỹ thuật, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh.

- Xuất khẩu lao động:


Tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động; chuyên gia, lao động xuất khẩu phải qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, ngoại ngữ, thể chất, tác phong và kỷ luật lao động; tăng tỷ lệ lao động có nghề, lao động có trình độ cao và chuyên gia cho xuất khẩu lao động; đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo cho xuất khẩu lao động, trong đó tập trung cho các trường dạy nghề đầu ngành có chất lượng cao; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyên môn hoá hoạt động dịch vụ này; đa dạng hóa hình thức sở hữu doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

2.2. Định hướng phát triển ngành dịch vụ của Hà Nội

Với vị thế là thủ đô, Hà Nội có tiềm năng to lớn để phát triển dịch vụ. Về dài hạn, Hà Nội phải trở thành trung tâm dịch vụ lớn hàng đầu của cả nước, có uy tín của khu vực. Trong những năm tới, định hướng phát triển dịch vụ cần tập trung phát triển các ngành dịch vụ truyền thống, có thế mạnh của thủ đô đồng thời phải đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ nền tảng của nền kinh tế hiện đại.

Định hướng phát triển một số ngành dịch vụ như sau :

Thứ nhất, xây dựng Hà Nội thành trung tâm giao dịch tài chính – Tín dụng – Tiền tệ hàng đầu cả nước. Trên thực tế, Hà Nội đang là địa phương tập trung cung cấp hầu hết các dịch vụ tài chính, ngân hàng hiện có ở nước ra, phục vụ các giao dịch đối nội và đối ngoại của các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân trên cả nước. Tuy nhiên các dịch vụ này còn nhỏ hẹp về quy mô, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tê đặc biệt là thị trường vốn chưa phát triển và các dịch vụ bảo hiểm đầu tư và dân sự khác còn đơn giản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


Thứ hai, xây dựng Hà Nội thành trung tâm thương mại, giao dịch ngoại thương, xúc tiến thị trường lớn nhất của Vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc và quan trọng của cả nước.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội - Thực trạng và giải pháp - 12

Thứ ba,xây dựng Hà Nội thành trung tâm giao dịch thông tin bưu chính viễn thông và hội nghị quốc tế. Điều này là cần thiết để phục vụ nhu cầu đối nội và đối ngoại của đời sống chính trị - hành chính cũng như các hoạt động kinh doanh của quốc gia và địa phương. Hơn nữa, Việt Nam đang là thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, APEC, ASEAN và có quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, quan hệ kinh tế - thương mại với khoảng 150 nước và quan hệ đầu tư với trên 70 nước, vùng lãnh thổ.

Thứ tư, xây dựng Hà Nội thành trung tâm cung cấp dịch vụ giáo dục - đào tạo - nghiên cứu khoa học. Hà Nội có nhiều tiềm năng trí tuệ không thua kém các nước khu vực và trên thế giới. Nhu cầu giáo dục đào tạo là hết sức to lớn cả về phía thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước, cả hiện tại và tương lai.

Thứ năm, xây dựng Hà Nội thành trung tâm hàng đầu cả nước về cung cấp dịch vụ du lịch – giải trí, về văn hoá, thể dục thể thao, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao.

3. Triển vọng thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội

Địa giới Hà Nội được mở rộng bắt đầu từ 1/8/2008. Với hơn 3.300 km2, Hà Nội sẽ nằm trong số 17 thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Hà Nội sẽ mở rộng gấp 3,6 diện tích hiên nay bao gồm : Thành phố Hà Nội hiện tại, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hoà Bình). Diện tích được mở rộng, Hà Nội có thêm nhiều ưu thế, tiềm năng để phát triển ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ mới bước đầu phát triển, còn dư địa lớn để đàu tư phát triển góp phần quan trọng nâng cao tốc độ tăng trưởng của thành phố. Từng bước mở cửa lĩnh vực dịch vụ theo cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục. đào tạo và các lĩnh vực khác.


Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ một cách đa dạng nhằm phát huy các thế mạnh của Hà Nôi. Dịch vụ của thủ đô không những phải phục vụ một cách hiệu quả cho sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn mà còn phải góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng trọng điểm phia Bắc và kinh tế cả nước. Nâng cao chất lượng dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, pháp luật, đối ngoại và các lĩnh vực khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần nhân dân.

Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục tận dụng các lợi thế của mình trong việc thu hút FDI vào dịch vụ. Lĩnh vực tài chính ngân hàng, bảo hiểm sẽ là những ngành thu hút được nhiều dự án đầu tư. Bên cạnh đó phải kể đến những ngành dịch vụ công nghệ tiên tiến, du lịch.... Sự phát triển của những ngành dịch vụ này sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố

Các chủ đầu tư truyền thống như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc,... sẽ tiếp tục là những đối tác chính đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội sẽ thu hút dược nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư tiemf năng như Trung Quốc, Hàn Quốc,..

Hiện nay hình thức đầu tư M&A đang là hình thức được các nhà đầu tư nước ngoài ưa chuộng. Do vậy trong thời gian tới, M&A cùng với hình thức 100% vốn nước ngoài sẽ là những hình thức đầu tư phổ biến.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC DỊCH VỤ CỦA HÀ NỘI

Tuy là thủ đô nhưng Hà Nội còn hạn chế về quy hoạch lâu dài và những đòi hỏi cao như an toàn, ổn định an ninh, vệ sinh môi trường, điều kiện sống và làm việc, cung cấp dịch vụ tiêu dùng, sinh hoạt còn nhiều vấn đề. Việc thu hút FDI nói chung và FDI vào dịch vụ nới riêng chưa tương xứng với khả năng và vị thế của Hà Nội. FDI đang có xu hướng chuyển sang các cùng lân cận có môi trường đầu tư thuận lợi, sử dụng được cơ sở vật chất, hạ tầng của Hà Nội. Để tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội, có thể áp dụng một số giải pháp sau :

1. Phía Chính phủ

1.1 Giải pháp chung cho các Bộ, Ngành


Để chuẩn bị cho việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển và tổ chức quản lý dịch vụ cho thời gian còn lại của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và giai đoạn 2006 - 2010, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, ngành, địa phương thực hiện một số công việc sau đây:

Trên cơ sở phân loại dịch vụ của Tổ chức Thương mại thế giới và hướng dẫn của Bộ Thương mại và Tổng cục Thống kê, các Bộ, ngành phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ do ngành mình phụ trách, đề xuất cơ chế, chính sách thích hợp để đẩy mạnh dịch vụ ngay từ năm 2005 và các năm sau, đưa dịch vụ vào nội dung của Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.

Bộ Thương mại: rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về xuất nhập khẩu và thương mại dịch vụ phù hợp với các định chế của Tổ chức thương mại thế giới WTO và Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS ). Phổ cập các thông tin, hướng dẫn các ngành và các địa phương chuẩn bị điều kiện thực hiện các cam kết về thương mại và dịch vụ sau khi gia nhập WTO, các cam kết tự do hoá thương mại và dịch vụ trong khuôn khổ ASEAN (CEPT/AFTA, AFAS,...) đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tổng hợp và chỉ đạo thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ.

Tổng cục Thống kê: chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành hữu quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong đầu năm 2005:

- Các Danh mục phân loại về dịch vụ và xuất, nhập khẩu dịch vụ theo hướng tuân thủ tương thích với các bảng danh mục chuẩn mực quốc tế và được mở rộng theo thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam.

- Hệ thống chế độ báo cáo thống kê về dịch vụ và thương mại quốc tế dịch vụ; trước mắt tập trung đối với một số ngành dịch vụ chủ yếu như: bưu chính


viễn thông; vận tải hàng không, vận tải đường biển, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, du lịch.

Tổ chức thu thập và tổng hợp báo cáo thống kê về dịch vụ và thương mại quốc tế dịch vụ theo chế độ quy định để phục vụ công tác hoạch định chính sách, quản lý và điều hành nền kinh tế của Chính phủ và các cuộc họp giao ban của Tổ công tác liên ngành về dịch vụ (đã được thành lập theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 995/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Bộ Nội vụ: chủ trì cùng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ rà soát lại các ngành, hoạt động dịch vụ hiện chưa rõ cơ quan quản lý; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trong năm 2005 việc bổ sung chức năng quản lý nhà nước cho các Bộ, ngành liên quan. Phối hợp với các Bộ, ngành kiện toàn tổ chức và cán bộ để thực hiện công tác thống kê theo quy định của Luật Thống kê.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đầu tư cho khu vực dịch vụ theo hướng khuyến khích xã hội hóa; mở rộng cho các thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút vốn đầu tư từ các nước có thị trường vốn đầu tư lớn, những tập đoàn xuyên quốc gia, hướng mạnh vào một số lĩnh vực dịch vụ như: thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính, viễn thông,...

Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần bố trí cán bộ chuyên trách, theo dõi, thống kê và tổng hợp hoạt động dịch vụ trong ngành, địa phương theo các chuẩn mực, tiêu chí của chế độ báo cáo thống kê dịch vụ và thương mại dịch vụ được ban hành; nắm tình hình và báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan khác theo chế độ quy định về tình hình phát triển dịch vụ và các vấn đề cần giải quyết (vào ngày 20 hàng tháng và hàng tháng cuối quý) để Bộ


Kế hoạch và Đầu tư và Tổ công tác liên ngành tổng hợp, báo cáo Chính phủ trong phiên họp thường kỳ hàng tháng của Chính phủ về tình hình phát triển dịch vụ.

Để chủ động hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ, ngay từ bây giờ, Bộ Thương mại có trách nhiệm thông báo ngay cho các Bộ, ngành, các địa phương và các doanh nghiệp các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường dịch vụ; các Bộ, ngành cần chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện các cam kết mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; chỉ đạo các công ty cung cấp dịch vụ rà soát lại hoạt động dịch vụ trong ngành để có kế hoạch mở rộng, chiếm giữ địa bàn và khách hàng trong nước trước khi các tổ chức dịch vụ nước ngoài tham gia hoạt động tại Việt Nam; nghiên cứu các cơ chế phù hợp để thu hút thêm nguồn vốn, chủ động mở cửa dần đối với thị trường dịch vụ chủ yếu, như du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, phân phối bán lẻ, bưu chính viễn thông và một số loại dịch vụ khác.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện Chỉ thị này và định kỳ tổng hợp, báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu các tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này.

1.2 Giải pháp của chính phủ đối với Hà Nội

Thứ nhất, bắt đầu từ 1/8/2008, địa giới Hà Nội được mở rộng phù hợp với quy mô thủ đô của một quốc gia. Đề xuất với Chính phủ mở rộng quyền quản lý đầu tư và ban hành một số chính sách đặc thù cho Hà Nội.

Thứ hai, quy hoạch Hà Nội theo hướng : trung tâm thành phố là nơi đặt các cơ quan quyền lực, các cơ sở ngoại giao, ngân hàng. Vành đai tiếp theo là hệ thống


các tổ chức dịch vụ tài chính, các cơ sở thương mại trong và ngoài nước, các trung tâm văn hoá, thể thao phục vụ nhu cầu vui chới giải trí của nhân dân. Tiếp theo là khối các trường học, viện nghiên cứu, bộ phận dịch vụ y tế và các khu đô thị. Ngoài cùng là các KCN, KCX, công viên công nghệ cao.

Nhanh chóng di chuyển các cơ sở sản xuất của thành phố ra vành đai phía ngoài theo quy hoạch trên với việc xây dựng KCX, khu công nghệ cao, công nghiệp sạch,

Thứ ba, quyết sách hấp dẫn cư luật đầu tư, hoàn thiện chính sách thu hút FDI. Luật ĐTNN của Việt Nam mới chỉ mang tính thăm dò, định hướng nên nhiều bất cập, phải sửa đổi nhiều lần song tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động nên phải tiếp tục hoàn thiện

Hoàn thiện chính sách theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế. Hội nhập là xu thế chung, mỗi nước dù có chế độ chính trị khác nhau nhưng khi hội nhập phải tuân theo những quy định chung đã được xâyd ựng bởi các bên. Do mới hội nhập nên việc thực hiện và các văn bản của Việt Nam có nhiều vấn đề chưa phù hợp. Để đẩy nhanh tốc độ hội nhập, phải hoàn thiện cho phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Hoàn thiện chính sách trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapore – những nước đã thành công với chính sách thu hút FDI vào nước mình.

Đẩm bảo đồng bộ, minh bạch, ổn định nhất quán và không phân biệt đối xử là yêu cầu cấp thiết khi hội nhập.

Thứ tư, không chỉ áp dụng với Hà Nội, trong thời gian tới, chính phủ cần giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các tỉnh, địa phương trong quản lý FDI, trong đó, việc nâng cao quy mô dự án FDI mà tỉnh, thành phố trực thuộc TW có quyền phê duyệt. Đặc biệt, cần mạn phép cho Hà Nội quyết định các dự án FDI trên địa bàn có vốn 100 triệu USD. Điều này là cần thiết để đảm bảo thúc đẩy kinh tế thủ đô dịch chuyển theo hướng phát triển dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao và các ngành, sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp có hàm lượng khoa học, chế


biến và vốn đầu tư lớn, cũng để nhanh chóng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của thủ đô, đáp ứng những yêu cầu mới trong hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Giải pháp đối với thành phố Hà Nội

2.1. Về quy hoạch

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu, rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án. Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật đầu tư trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với cam kết quốc tế.

Hà Nội nên có chính sách khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường… cân đối lĩnh vực đầu tư. Tập trung thu hút FDI một cách hợp lý, phù hợp với xu thế thời đại : thu hút FDI vào lĩnh vực tài chính, dịch vụ, thương mại, ngân hàng ; khai thác các lợi thế so sánh để Hà Nội trở thành trung tâm tài chính, dịch vụ thươngmại của cả nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện xây dựng thủ đô văn minh, hiện đại, có tầm vó ngang hàng với các thủ đô trong khu vực. Sở Kế hoạch và Đầu tư cần nhanh chóng phối hợp với các cơ quan, địa phương hữu quan xây dựng và hoàn thiện quy hoạch ngành, cơ cấu kinh tế thống nhất trên địa bàn thành phố, trên cơ sở đó hình thành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo lộ trình thích hợp, xác định rõ yêu cầu đối với đối tác đầu tư, các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư.

Hoàn chỉnh quy hoạch đất, công bố rộng rài quy hoạch, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư. UBND thành phố tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp vơi nhu cầu đầu tư phát triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.

Trong giai đoạn phát triển ngành dịch vụ hiện nay, cùng với nhu cầu thu hút vốn đầu tư vào ngành dịch vụ, quy hoạch các khu vực dành cho các lĩnh vực dịch vụ là một trong những yêu cầu cấp bách đối với Hà Nội. Có thể hiểu quy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022