Tỷ Trọng Vốn Đầu Tư Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Tổng Vốn Đầu Tư Phát Triển Cảng Và Vận Tải Biển


Bảng 2.14: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong tổng vốn đầu tư phát triển cảng và vận tải biển

Đơn vị: %


STT

Chuyên ngành

Tỷ trọng vốn đầu tư

1

Phát triển nguồn nhân lực hàng hải

1,3

2

Mở rộng và hiện đại hoá đội tàu

58,03

3

Phát triển cảng và luồng vào

18,7

4

Phát triển an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường (gồm cung ứng trang thiết bị hoa tiêu dẫn đường, tàu

phục vụ ATN và tìm kiếm cứu nạn...)

21,9


Tổng

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.

Đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam - 13

Nguồn: Bộ Giao thông Vận tải [20]

Trên đây là thực trạng ĐTPT cảng biển xét theo nội dung. Rõ ràng là hoạt động ĐTPT cảng biển đã quá chú trọng vào kết cấu hạ tầng cảng mà bỏ qua vấn đề cải thiện năng suất của các cảng, thông qua đầu tư trang thiết bị phục vụ bốc xếp hàng hoá và đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

2.3.4. Thực trạng đầu tư phát triển cảng biển - xét theo phương thức đầu tư

Để làm rõ hơn thực trạng ĐTPT cảng biển, cần nghiên cứu phương thức đầu tư vào cảng là xây dựng mới hay cải tạo nâng cấp. Trong giai đoạn 2005 - 2011, số dự án xây dựng mới chiếm 1/3 trong tổng số các dự án đầu tư xây dựng cảng biển, luồng vào cảng, cảng cạn ICD...; 2/3 số dự án là cải tạo nâng cấp các cảng hiện có, nạo vét cải tạo nâng cấp luồng vào cảng... Nếu xét riêng từng loại công trình thì cụ thể như sau:

- Dự án xây dựng cảng biển: Nếu xét riêng các dự án xây dựng cảng biển thì khoảng 43% là xây dựng cảng mới, 57% là nâng cấp cải tạo các cảng hiện có.

Các dự án xây dựng cảng mới có thể sử dụng vốn nhà nước hoặc vốn của các doanh nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các dự án xây dựng mới sử dụng vốn nhà nước giai đoạn 2005 - 2011 bao gồm: Dự án xây dựng cảng Cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện; cảng Vũng Áng, cảng Cái Lân, cảng An Thới, cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong giai đoạn khởi động... Các dự án xây dựng cảng mới sử dụng vốn doanh nghiệp bao gồm cảng Đình Vũ, cảng Cát Lái, cảng Phú Hữu và một loạt cảng liên doanh tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu...


(xem phụ lục 2.5).

Các dự án cải tạo nâng cấp cảng hiện có bao gồm: nâng cấp cảng Hải Phòng, Cửa Lò, Tiên Sa, Quy Nhơn, Nha Trang, Ba Ngòi, Sài Gòn, Đồng Nai, Cần Thơ...

Một thực trạng chung xảy ra với các dự án sử dụng vốn nhà nước là tiến độ thực hiện dự án tuỳ thuộc vào khả năng và tiến độ cấp vốn hàng năm, chưa tích cực thu hút sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách để phối hợp đầu tư nên tiến độ rất chậm trễ và thiếu đồng bộ. Trong khi đó các dự án cảng biển do doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư thì thường thực hiện đầu tư nhanh chóng, công trình đưa vào khai thác sử dụng đồng bộ giữa bến cảng và thiết bị, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.

- Dự án xây dựng luồng vào cảng: các dự án đầu tư vào luồng tàu chủ yếu là cải tạo nâng cấp (chiếm đến 90%), chỉ một số rất ít dự án là đầu tư xây dựng mới như dự án xây dựng luồng tàu 30.000 DWT từ cảng Quy Nhơn đến khu kinh tế Nhơn Hội, dự án luồng tàu cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố.

- Dự án xây dựng cảng cạn ICD: các dự án xây dựng cảng cạn ICD thì hầu hết là dự án xây dựng mới, sử dụng vốn của các doanh nghiệp cảng hoặc vốn của nhà nước thông qua Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

- Dự án xây dựng giao thông nối cảng: các dự án xây dựng đường giao thông nối cảng đa phần là dự án cải tạo nâng cấp (chiếm khoảng 80%). Các dự án xây dựng đường giao thông nối cảng dù là cải tạo, nâng cấp hay xây dựng mới thường sử dụng vốn ngân sách địa phương.

Nghiên cứu thực trạng ĐTPT cảng biển theo hình thức đầu tư có thể đi đến kết luận: Thứ nhất, trong khi nguồn vốn đầu tư có hạn, các cảng hiện có đang xuống cấp và không đáp ứng được nhu cầu đón tàu trọng tải lớn nên rất cần được nâng cấp hiện đại hoá thì thời gian qua lại triển khai nhiều dự án xây dựng cảng mới. Như vậy là cơ cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý. Thứ hai, vốn tư nhân chỉ đầu tư vào các cầu bến là những công trình trực tiếp đem lại lợi nhuận. Vốn nhà nước đầu tư nhiều vào cải tạo mở rộng các cảng hiện có, vào luồng tàu và giao thông nối cảng; và đóng vai trò là nguồn vốn "mồi", tạo môi trường thu hút các thành phần kinh tế khác đầu tư. Vì thế, tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư nhà nước sẽ không cao.


2.4. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG BIỂN

2.4.1. Các cơ quan tham gia quản lý hoạt động ĐTPT cảng biển Việt Nam

Trách nhiệm quản lý hoạt động ĐTPT cảng biển Việt Nam do các cơ quan quản lý nhà nước và cả các chủ thể đầu tư cùng đảm nhận.

a. Các cơ quan quản lý nhà nước tham gia quản lý ĐTPT cảng biển

- Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT): Bộ giữ vai trò lập quy hoạch hệ thống cảng biển và quản lý đầu tư xây dựng các cảng biển trên toàn quốc theo đúng quy hoạch, đề ra các tiêu chuẩn về xây dựng cảng biển, xây dựng cơ chế tạo nguồn vốn đầu tư phát triển cảng. Bộ có nhiệm vụ phối hợp với UBND các địa phương để theo dõi, quản lý quỹ đất theo đúng quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng cảng biển theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, tổ chức xây dựng các mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông và luồng tàu biển nhằm khai thác đồng bộ cảng biển và nâng cao khả năng thông qua của cảng biển.

- Cục Hàng hải Việt Nam (Cục HHVN): Bộ GTVT giao Cục HHVN quản lý, giám sát quá trình đầu tư đảm bảo đúng quy hoạch và an toàn, an ninh hàng hải trong phạm vi vùng nước thuộc thẩm quyền được giao quản lý.

- Địa phương (UBND tỉnh hoặc Ban quản lý khu kinh tế tại địa phương): cấp giấy chứng nhận đầu tư và chịu trách nhiệm quản lý đất đai và cấp Quyết định cho thuê đất.

- Các Cục chức năng của Bộ GTVT, Sở Giao thông các địa phương: quản lý và đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông kết nối cảng biển như đường sắt, đường bộ, đường sông.

- Các Sở, ban, ngành của địa phương: cung cấp điện, cấp thoát nước, quản lý môi trường đối với các dự án cảng biển.

Do có nhiều cơ quan quản lý nhà nước đồng thời tham gia quản lý hoạt động ĐTPT cảng biển nên trong rất nhiều dự án, sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan dẫn đến chậm tiến độ thực hiện dự án và đầu tư không đồng bộ.

b. Các chủ thể đầu tư phát triển và khai thác cảng biển

Hiện tại, trách nhiệm ĐTPT, quản lý và khai thác cảng biển có sự tham gia của nhiều cơ quan trung ương, địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và khu vực


tư nhân, được thể hiện ở bảng 2.15.

Bảng 2.15: Các cơ quan quản lý và khai thác cảng biển Việt Nam


STT

Cơ quan quản lý và khai thác cảng

Số lượng cảng

1

Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam (thông qua

VINALINES)

9

2

Các Bộ, ngành khác

47

3

Các chính quyền địa phương

31

4

Quân đội

4

5

Các doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài

28

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Cục Hàng hải Việt Nam với 24 cơ quan quản lý cảng ở các địa phương gọi là Cảng vụ địa phương, vừa là cơ quan quản lý ĐTPT cảng biển chung trên toàn quốc, vừa là chủ thể đầu tư các dự án luồng hàng hải công cộng, vừa trực tiếp quản lý một số cảng biển...

- Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines): là tổng công ty nhà nước trực thuộc Văn phòng Chính phủ, là đơn vị chủ chốt của ngành hàng hải trong ĐTPT và quản lý cảng. Vinalines được giao nhiệm vụ thực hiện ĐTPT các cảng biển nước sâu quan trọng của Việt Nam, các cảng cạn ICD...

- Các Bộ, ngành như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... quản lý hoạt động ĐTPT và khai thác các cảng chuyên dụng trực thuộc Bộ.

Các doanh nghiệp nhà nước (Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng công ty xi măng, Tổng công ty xăng dầu...); các nhà máy, doanh nghiệp, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quản lý hoạt động ĐTPT các cảng chuyên dụng cho nhà máy điện, nhà máy xi măng, nhà máy thép, cho kho xăng dầu, cho khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Chính quyền địa phương (UBND tỉnh thông qua Sở Giao thông Vận tải) quản lý hoạt động ĐTPT và khai thác tại các cảng tổng hợp địa phương và cảng chuyên dụng.

- Quân đội quản lý một số cảng tổng hợp làm kinh tế, ví dụ như Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP)...

- Các nhà đầu tư nước ngoài, gồm các đơn vị khai thác bến toàn cầu cũng


được tham gia các dự án cảng dưới hình thức liên doanh, liên kết với các công ty thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam hoặc với các DNNN trực thuộc Bộ GTVT, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương hoặc với các doanh nghiệp tư nhân.

Các cơ quan kể trên vừa có thể tham gia với vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư cảng biển, vừa tham gia dưới góc độ chủ thể chịu trách nhiệm đầu tư phát triển từng cảng biển cụ thể. Ví dụ: UBND các tỉnh vừa là cơ quan nhà nước quản lý việc sử dụng đất đai đối với các dự án đầu tư xây dựng cảng biển trên địa phận của tỉnh, vừa là chủ thể quyết định đầu tư đối với các cảng biển địa phương (cảng loại II). Riêng góc độ chủ thể đầu tư phát triển cảng biển, có thể tham khảo phụ lục 2.7.

Hệ thống cảng biển do nhiều chủ thể quản lý nên thiếu 1 chương trình đầu tư nhất quán. Hiện nay các chủ thể tham gia phát triển cảng theo kế hoạch riêng và xin phép duyệt cấp phép đầu tư. Hậu quả là các chủ thể có khả năng tiếp cận vốn hoặc có vốn sẽ được ưu tiên thực hiện và bố trí ở những vị trí không thực sự hợp lý nếu so với tầm quan trọng của dự án đầu tư.

2.4.2. Hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTPT cảng biển Việt Nam

Hệ thống pháp luật liên quan tới ĐTPT cảng biển được củng cố và ngày càng hoàn thiện hơn trong những năm qua. Nhiều luật và quy định liên quan trực tiếp đến đầu tư và xây dựng đã được Quốc hội và Chính phủ ban hành như: Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai... và các Nghị định và Thông tư hướng dẫn các luật trên.

- Bộ luật Hàng hải được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2006 đã có một chương quy định chung về cảng biển, và Điều 64 quy định rõ về "Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển, luồng cảng biển".

- "Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020" được Thủ tướng Chính phủ công bố tại Quyết định số 202/TTg-QĐ ngày 12/10/1999 và "Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng công bố tại Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 được coi là kim chỉ nam cho hoạt động đầu tư phát triển cảng biển của tất cả các thành phần kinh tế.


- Nghị định số 160/2003/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2003; Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 7 năm 2006; Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ban hành ngày 21 tháng 3 năm 2012. Cả 3 nghị định này đều quy định về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải. Các nghị định này có một số điều khoản quy định về ĐTXD cảng biển và luồng hàng hải.

- Nghị định 78/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2007 và Nghị định 108/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2009. Cả hai nghị định này đề quy định về "Đầu tư theo hình thức BOT, BT, BTO". Những lĩnh vực cơ sở hạ tầng được đặc biệt khuyến khích đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT gồm: đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, nhà máy điện... Với các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BTO, BT trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng nói chung và cảng biển nói riêng được nhà nước cho hưởng nhiều ưu đãi.

- Danh mục các dự án đầu tư được Chính phủ ban hành nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tiếp cận với các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nói chung và cảng biển nói riêng.

+ Ngày 26/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1290/2007/QĐ-TTg ban hành "Danh mục 161 dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2010" trong đó có 70 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng như cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt...

+ Ngày 17/4/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 412/QĐ-TTg phê duyệt "Danh mục đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, thiết yếu đến năm 2020" với dự kiến tổng mức đầu tư là 67,575 tỷ USD, trong đó cảng biển 584 triệu USD, hàng không 2,6 tỷ USD...

+ Bộ Giao thông vận tải cũng có Quyết định số 2667/QĐ-BGTVT ngày 30/8/2007 về việc phê duyệt Danh mục dự án gọi vốn đầu tư theo hình thức BOT trong ngành Giao thông vận tải, trong đó có một số dự án cảng biển nước sâu. Ngoài ra, một số tỉnh, thành phố ven biển cũng công bố Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT tại địa phương mình, trong đó có một số dự án cảng biển địa phương.

- Một quy chế mang tính đột phá cho đầu tư phát triển được coi là chìa khoá để thu hút đầu tư tư nhân đã được nhà nước ban hành. Đó là "Quy chế thí điểm đầu


tư theo hình thức đối tác công tư (PPP)" ban hành kèm theo Quyết định 71/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 và có hiệu lực từ ngày 15/1/2011.

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư cảng biển. Tuy nhiên các văn bản pháp luật này mới chỉ đưa ra nguyên tắc chung về quản lý đầu tư và khai thác cảng và luồng hàng hải mà chưa quy định cụ thể quy trình, thủ tục đầu tư phát triển cảng biển; chưa quy định cụ thể vai trò của từng cấp trong quản lý. Ví dụ Quyết định 71 về thực hiện thí điểm mô hình PPP ở Việt Nam, nếu như ngành Đường bộ đã hoàn tất bộ tài liệu Hướng dẫn thực hiện PPP cho ngành Đường bộ Việt Nam do Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) tài trợ thì ngành cảng biển chưa có hướng dẫn này [48]. Một số quy định chưa phù hợp khi áp dụng vào cảng biển, như quy định về vốn nhà nước không quá 30% khi tham gia dự án PPP là khó áp dụng với cảng biển bởi đầu tư vào hạ tầng công cộng cảng biển chiếm tỷ trọng lớn trong các dự án xây dựng cảng mới, trong khi tư nhân thường chỉ muốn tham gia đầu tư vào hạ tầng bến cảng. Vì lý do đó mà sau 2 năm Quyết định 71 ban hành, đến nay mới chỉ có cảng Lạch Huyện (Hải Phòng) được coi là đầu tư theo hình thức PPP với sự hợp tác của Chính phủ Việt Nam và các nhà đầu tư Nhật Bản (dự án đang triển khai). Năm 2012 có thêm dự án ĐTPT cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) đăng ký đầu tư theo hình thức PPP với tổng mức đầu tư 1.381 tỷ đồng để xây dựng các bến chuyên dùng dành cho tàu lớn từ 50.000 - 80.000 DWT.

2.4.3. Quản lý các giai đoạn của quá trình đầu tư cảng biển

Quy trình đầu tư các dự án cảng biển cũng giống như các dự án đầu tư khác trong nền kinh tế, phải trải qua 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư; kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng theo luật Đầu tư, luật Xây dựng, luật Đấu thầu... Chính vì thế quản lý các giai đoạn ĐTPT cảng biển cũng giống như quản lý các giai đoạn đầu tư của các dự án ngành khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên có một số đặc điểm riêng sau đây:

2.4.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

a. Xin chấp thuận chủ trương đầu tư

Theo quy định của Luật đầu tư, lĩnh vực xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia là dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư. Do đó hồ


sơ dự án sẽ được trình lên Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và các cơ quan hữu quan xem xét phê duyệt. Nếu dự án được thực hiện ở những nơi đã có quy hoạch và phù hợp với quy hoạch thì không phải triển khai bước này.

b. Lập báo cáo đầu tư

Chủ đầu tư cùng với tư vấn lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình. Trước khi lập Báo cáo đầu tư, chủ đầu tư phải gửi Cục Hàng hải Việt Nam văn bản đề nghị trả lời về sự phù hợp với quy hoạch cảng biển. Nội dung văn bản nêu rõ sự cần thiết, vị trí, quy mô và mục đích sử dụng của cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu chuyển tải, luồng hàng hải. Sau khi trả lời về sự phù hợp với quy hoạch, Cục Hàng hải phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải trong mọi trường hợp được chấp thuận.

c. Lập dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi)

Nội dung dự án đầu tư cảng biển tuân thủ quy định của Luật Đầu tư và Luật Xây dựng. Công tác lập dự án thường do các công ty tư vấn chuyên ngành thực hiện như: công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải TEDI; công ty cổ phần tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Port Coast); công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình Hàng hải; công ty cổ phần tư vấn xây dựng cảng - đường thuỷ (TEDI PORT)... Đây là những công ty có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông nói chung và các công trình cảng biển nói riêng. Một số dự án có thuê công ty tư vấn nước ngoài (Nhật, Hà Lan...) tham gia trong quá trình lập dự án. Các dự án cảng biển lớn thường tổ chức Hội nghị tư vấn, trong đó mời các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài trong lĩnh vực cảng - đường thuỷ và các lĩnh vực liên quan như xuất nhập khẩu, môi trường... để đánh giá xem xét, bổ sung, hoàn chỉnh dự án đầu tư.

d. Thẩm định và cấp giấy phép đầu tư

Cục Hàng hải Việt Nam (thuộc Bộ GTVT) là cơ quan thẩm định các dự án đầu tư cảng biển cho các doanh nghiệp, các tập đoàn, các địa phương nhằm thống nhất về quy hoạch, chiến lược phát triển ngành cảng biển. Đồng thời tuỳ thuộc vào nguồn vốn và quy mô dự án mà sẽ có các Bộ Ngành liên quan tiến hành xem xét, thẩm định và phê duyệt dự án theo quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Trong suốt quá trình thẩm định dự án khả thi,

Xem tất cả 258 trang.

Ngày đăng: 26/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí