Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau - 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT



A

Định hướng đầu tư, xây dựng và sàng lọc bước đầu các dự án khu du lịch

B

Thẩm định chính thức dự án phát triển khu du lịch

C

Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án phát triển khu du lịch

D

Lựa chọn và lập ngân sách dự án phát triển khu du lịch

E

Triển khai dự án phát triển khu du lịch

F

Điều chỉnh dự án phát triển khu du lịch

G

Vận hành dự án phát triển khu du lịch

H

Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án phát triển khu du lịch

MCM

Khu du lịch sinh thái Mũi Cà Mau

UMH

Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh hạ

LTL

Khu du lịch Lý Thanh Long

KL

Khu du lịch Khai Long

HĐB

Khu du lịch Hòn Đá Bạc

ĐM

Khu du lịch Đất Mũi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 82 trang tài liệu này.

Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Tỷ trọng và tổng mức đầu tư công cho du lịch ở Cà Mau. Bảng 2.2. Đầu tư công vào cơ sở vật chất cho các khu du lịch.

Bảng 2.3. Đầu tư công của ngành du lịch vào tài sản cho các khu du lịch. Bảng 2.4. Đầu tư công ngoài ngành du lịch vào tài sản cho các khu du lịch. Bảng 2.5. Đầu tư công nghiên cứu chính sách và cơ chế phát triển khu du lịch. Bảng 2.6. Đầu tư công vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện các nội dung quản lý đầu tư vào các khu du lịch. Bảng 2.8. Thời gian khảo sát, quy hoạch các khu du lịch

Bảng 2.9. Tỷ trọng đầu tư công và tiến độ thực hiện các khu du lịch Bảng 2.10. Số lượng và mức tăng khách du lịch đến Cà Mau.

Bảng 2.11. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các khu du lịch. Bảng 2.12. Mức và tỷ trọng đầu tư ngoài Nhà nước.



1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

PHẦN MỞ ĐẦU

Phát triển đất nước theo hướng: “Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại” mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra, các tỉnh thành trong nước đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút các nguồn đầu tư từ trong và ngoài nước, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Kết quả là những năm vừa qua, các tỉnh thành, trong đó có Cà Mau đã nâng cao được tỉ trọng sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch trong cơ cấu kinh tế.

Cà Mau là tỉnh cuối cùng của dải đất hình chữ S và nằm trong vùng kinh tế Tây Nam Bộ, có ba phía: tây, nam, đông tiếp giáp với biển; phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Đây là tỉnh được tái thành lập, chia tách từ tỉnh Minh Hải từ năm 1997, gồm 1 thành phố thuộc tỉnh và 8 huyện với dân số hơn 1.250.000 người.

Hiện nay, Cà Mau có 19 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh có 1.167.765 người, dân tộc Khmer có 29.845 người dân tộc Hoa có 8.911 người, còn lại là những dân tộc khác như Tày, Thái, Chăm, Mường… Nhìn chung, trình độ dân trí của tỉnh còn thấp và đời sống văn hóa - vật chất của người dân còn nhiều hạn chế, khó khăn.

Tuy nhiên, Cà Mau lại có vị trí địa lý quan trọng cả về phát triển kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Có diện tích hơn 5.330 km2 và bờ biển dài hơn 250 km, Cà Mau là tỉnh có tiềm năng mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây Nam Bộ và các nước xung quanh như Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Đây là điều kiện thuận lợi để Cà Mau thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, và tương lai sẽ trở thành đầu cầu phát triển kinh tế năng động của Tây Nam Bộ.

Với hoàn cảnh và điều kiện như trên thì vai trò của đầu tư công trên địa bàn tỉnh là một yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong quá trình đầu tư công để phát triển kinh tế, một vấn đề khá nổi bật mà Cà Mau đã, đang làm được là đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu và điểm du lịch.


Thực tế thì đến nay, dù là một tỉnh có diện tích nhỏ và dân số ít nhưng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước ở tỉnh Cà Mau đã và đang góp phần phát triển 6 khu và 17 điểm du lịch cũng như có đề án phát triển một số điểm du lịch thành 3 khu du lịch mới từ đầu năm 2016. Tuy nhiên, hoạt động của các khu và điểm du lịch này chưa thật sự hiệu quả, thể hiện rõ nhất là lượng du khách trong mấy năm gần đây, năm sau cao hơn năm trước không nhiều; điều đó cho thấy cần có những giải pháp trong đầu tư công từ ngân sách Nhà nước.

Các lý do trên đây là cơ sở giúp tôi chọn đề tài: “Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau” để nghiên cứu.

2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Đề tài đánh giá ảnh hưởng của đầu tư công từ ngân sách Nhà nước đến phát triển các khu du lịch tại tỉnh Cà Mau trong thời gian qua; từ đó kiến nghị các giải pháp quản lý đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch của tỉnh.

Để đạt mục tiêu đó, đề tài phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

(1) Hệ thống hóa khung lý thuyết về đầu tư công từ ngân sách Nhà nước.

(2) Phân tích thực trạng đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại tỉnh Cà Mau trong những năm qua.

(3) Kiến nghị các giải pháp tăng cường đầu tư và quản lý đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch của Cà Mau.

Nhằm làm rõ các vấn đề vừa nêu trên, đề tài phải thu thập và xử lý các thông tin để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau?

(2) Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau có những hạn chế, thiếu sót gì cần khắc phục, sửa chữa?

(3) Kiến nghị những giải pháp nào để đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau hiệu quả hơn?

3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê.

Phương pháp này nhằm phân loại, tập hợp các số liệu thu thập được về: thực trạng phát triển của các khu du lịch ở Cà Mau; quá trình đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào


phát triển các khu du lịch tại Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2015; ảnh hưởng của đầu tư công từ ngân sách Nhà nước đến phát triển các khu du lịch ở Cà Mau; đóng góp vào ngân sách Nhà nước của các khu du lịch tại Cà Mau qua các năm.

- Phương pháp so sánh.

Phương pháp này nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa: giai đoạn trước với giai đoạn sau, khu du lịch này với khu du lịch khác trong đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau; đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch của tỉnh Cà Mau với tỉnh có diện tích, dân số và điều kiện tương tự;... để phát hiện ra hiệu lực và hiệu quả đầu tư của tỉnh Cà Mau.

- Phương pháp phân tích định tính.

Phương pháp này nhằm: lý giải những đặc điểm của vốn đầu tư công vào phát triển các khu du lịch; làm rõ những tiềm năng và thế mạnh về du lịch của tỉnh Cà Mau; nêu bật ảnh hưởng của đầu tư công từ ngân sách Nhà nước đến phát triển các khu du lịch tại Cà Mau và đánh giá đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau từ năm 2005 đến năm 2015.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Để có dữ liệu nghiên cứu đề tài, cần tiếp cận thông tin thứ cấp từ các nguồn sau:

- Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau: để tìm hiểu tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực thương mại, dịch vụ (trong đó có ngành du lịch) trong cơ cấu đầu tư của tỉnh Cà Mau qua các năm; mục tiêu định hướng và định hướng cụ thể về phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau các giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 - 2020; tài liệu về quyết định công bố đầu tư vào các dự án phát triển khu du lịch tại Cà Mau (trực tiếp và qua trang www.camau.gov.vn).

- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch: để tìm hiểu hiện trạng khách du lích đến Cà Mau qua các năm; tỷ trọng đầu tư cho du lịch trong cơ cấu đầu tư cho thương mại, dịch vụ của tỉnh và tổng mức đầu tư cho du lịch qua các năm; tổng mức và thời điểm đầu tư vào phát triển các khu du lịch cụ thể; lịch sử và đặc điểm của quá trình đầu tư vào phát triển từng khu du lịch (trực tiếp và qua sovhttdlcamau.gov.vn).

- Cục thuế tỉnh Cà Mau: để tìm hiểu mức đóng vào ngân sách qua các năm của các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau (trực tiếp).

- Các khu du lịch tại Cà Mau: để tìm hiểu: quy mô, đặc điểm, loại hình du lịch đang phục vụ, hiệu quả kinh tế và văn hóa, xã hội đã đạt được.


4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch tại tỉnh Cà Mau.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Đầu tư công từ ngân sách địa phương vào phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau giai đoạn 2005 - 2010 và giai đoạn 2011 - 2015.

5. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Vấn đề đầu tư công và ảnh hưởng của đầu tư công đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia và các địa phương ở mỗi quốc gia đã được rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Sau đây là một số công trình khoa học đã được công bố có tính điển hình:

5.1. Ở ngoài nước

- Aschauer, D., (1989), “Public investment and productivity growth in ihe Group of Seven” (Đầu tư công và tăng trưởng năng suất ở Tập đoàn của Seven), Economic Perspectives, pp.17-25. Khái quát ngắn gọn về lý thuyết đầu tư công, công trình này tập trung đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng năng suất của một tập đoàn kinh tế ở Mỹ dựa trên sự thống kê và phân tích dữ liệu hết sức chính xác. Đây là một tài liệu tham khảo hữu ích về kinh nghiệm đánh giá hiệu quả của đầu tư công [1].

- Bukhari, S., Ali, L., & Saddaqat, M., (2007), “Public investment and economic growth in the Three Little Dragons: Envidence from heterogeneous dynamic panel data” (Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ở Three Little Dragons: Envidence đồng nhất bảng dữ liệu động), International journal of Business and Information, number 1, pp.57-59. Bài viết hết sức ngắn gọn nhưng đã đánh giá tổng quát tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của một địa phương ở Anh. Đây là công trình đáng học tập về xử lý bảng dữ liệu động bằng Envidence [2].

- Kandenge, F.T., (2010), “Public and private investment and economic growth in Namibia (1970 - 2005)” (Đầu tư công cộng và tư nhân và tăng trưởng kinh tế ở Namibia), The Botswana journal of Economics, The Botswana Economics Association, pp.2-15. Cũng khái quát ngắn gọn về lý thuyết, công trình này đã đánh giá tác động của đầu tư công (và cả đầu tư tư nhân) đến tăng trưởng kinh tế của nước Namibia (Châu Phi) dựa trên thống kê phong phú (qua 35 năm) và phân tích dữ liệu hết sức chính xác [4].


5.2. Ở trong nước

- Phó Thị Kim Chi và cộng sự (2013), Hiệu quả đầu tư công: Nhìn từ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế, Trung tâm thông tin và dự báo KT-XH Quốc gia - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trang 18-19. Đây là bài báo đánh giá tổng quát về hiệu quả của đầu tư công đến phát triển kinh tế của Việt Nam từ 2000 đến 2012. Không xử lý số liệu mà chỉ đưa ra nhưng con số thống kê rồi so sánh [12].

- Ngô Lý Hóa (2011), “Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh Long An”, Luận văn thạc sĩ. Là công trình có dung lượng khá lớn (67 trang A4 không kể phụ lục), luận văn tổng hợp khá đầy đủ lý thuyết về đầu tư công (nhưng chưa đề cập đến các tác động hay ảnh hưởng của đầu tư công) và xử lý dữ liệu khá tốt để đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một tỉnh ở Việt Nam [7].

- Nguyễn Văn Phúc (2000), “Hiệu quả đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản TP. HCM. Công trình xuất hiện đã lâu nhưng vẫn có nhiều giá trị khảo cứu bởi tác giả đã khái quát được lý thuyết về đầu tư (công và tư nhân) từ các tài liệu đáng tin cậy ở trong và ngoài nước và sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu bằng phần mềm Excel rất hiệu quả [11].

- Nguyễn Thị Kim Quyên (2012), “Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh”, Luận văn thạc sĩ. Cũng là công trình có dung lượng khá lớn (71 trang A4 không kể phụ lục), luận văn đã đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh. Sau công trình đã xuất hiện nhiều công trình tương tự đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế hoặc tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của các tỉnh khác... [10].

- Tô Trung Thành (2012), “Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM”, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Bộ Công thương. Đây là bài báo ngắn, so sánh mức độ và tính chất của đầu tư công với đầu tư tư nhân ở Việt Nam những năm gần đây và đã chỉ ra thực trạng đầu tư công ở Việt Nam là “lấn át” đầu tư tư nhân [13].


6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1. Lý thuyết về đầu tư công từ ngân sách Nhà nước vào phát triển các khu du lịch.

Chương 2. Thực trạng đầu tư công từ ngân sách nhà nước cho phát triển các khu du lịch ở tỉnh Cà Mau.

Chương 3. Các giải pháp tăng cường đầu tư công vào phát triển các khu du lịch tại Cà Mau.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2023