hiện đại, nền kinh tế mới có điều kiện để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững.
Đầu tư nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, cũng như kêu gọi vốn đầu tư ngoài ngân sách là vấn đề hết sức quan trọng, có phân bổ ngân sách và nguồn vốn hợp lý đầu tư cho phát triển du lịch thì mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu tư có trọng tâm trọng điểm về kết cấu hạ tầng như điện, đường, hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở vật chất đáp ứng cho du lịch thì mới thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của địa phương. Vốn đầu tư là yếu tố giúp duy trì, nâng cấp và mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch và các dịch vụ có liên quan. Vì vậy, một nguồn vốn nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ khắc phục những thiếu sót của ngành và góp phần lớn trong phát triển du lịch. Ngược lại, sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư làm vừa gây tổn thất tiền của, vừa không cải thiện được vị thế của ngành du lịch.
Đối với lĩnh vực du lịch đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng, là tiền đề là điều kiện tiên quyết để khu vực tư nhân tiến hành cùng nhà nước tham gia đầu tư về du lịch trên các lĩnh vực. Nhà nước quan tâm đến đầu tư công đối với ngành du lịch là điều kiện tốt nhất để thúc đẩy ngành du lịch của quốc gia, của địa phương mình phát triển. Tập trung đầu tư về kết cấu hạ tầng là điều kiện tối cần thiết để phục vụ cho ngành du lịch như đường xá, cầu cống, hệ thống thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt đến các địa điểm du lịch, đầu tư đa dạng, phong phú các phương tiện phục vụ cho du lịch, xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ cần thiết phục vụ cho du lịch, bên cạnh đó việc quảng bá, thông tin các địa danh du lịch và các hình thức du lịch của địa phương rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng hết sức quan trọng. Đặc biệt ngoài chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước cho du lịch, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện, môi trường thông thoáng, thuận lợi, kêu gọi đầu tư tư nhân đầu tư vào các địa danh du lịch trọng điểm tại địa phương để tạo sự phong phú và sức hút đối với du khách.
1.3. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
Từ vai trò quan trọng của đầu tư công cho du lịch sẽ làm cho ngành du lịch
phát triển, từ sự phát triển của ngành du lịch sẽ có những tác động tích cực trở lại đối với nền kinh tế, văn hóa xã hội. Nói một cách khác hơn, ngành du lịch được xem là một công cụ gián tiếp để đầu tư công phát huy tích tác động tích cực đến kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.3.1. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế
Ngành du lịch ngày nay được xem như một ngành ‘công nghiệp không khói’, giúp cho một số quốc gia, vùng miền phát triển phát triển một cách rực rỡ nếu như biết phát huy đúng mức vai trò của du lịch. Bởi lẽ :
Có thể bạn quan tâm!
- Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 1
- Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 2
- Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Của Ngành Du Lịch
- Giới Thiệu Tổng Quan Điều Kiện Tự Nhiên Tỉnh Cà Mau
- Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Ngành du lịch có tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Du lịch là một ngành đã giúp nhiều quốc gia thu được hàng tỷ USD mỗi năm, bởi vì đây là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất. Thật vậy, thu nhập từ du lịch quốc tế mỗi năm đều tăng. Sở dĩ như vậy là vì: Thứ nhất, du lịch là ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ,… theo giá bán lẻ cao hơn. Thứ hai, du lịch là ngành “xuất khẩu vô hình” sản phẩm du lịch, bao gồm như cảnh quan thiên nhiên, giá trị di tích lịch sử-văn hóa, tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập quán… Sản phẩm này không bị mất đi mà giá trị ngày càng được tăng thêm khi chất lượng phục vụ du lịch cao, bởi lẽ cái mà chúng ta bán cho khách không phải là bản thân tài nguyên du lịch mà chỉ là giá trị các khả năng thỏa mãn các nhu cầu đặc trưng của khách du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch.
Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Vì du lịch là ngành bỏ vốn đầu tư thấp hơn so với các ngành công nghiệp nặng khác mà khả năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Trong khi quy luật phổ biến trên thế giới hiện nay của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội. Do vậy, du lịch là một trong những ngành hấp dẫn các nhà kinh doanh trên con đường đi tìm hiệu quả nguồn vốn đầu tư của mình, đặc biệt là kinh doanh các dịch vụ bổ sung.
Du lịch góp phần củng cố mối quan hệ kinh tế quốc tế, phát triển đường lối giao thông quốc tế. Nó như là một đầu mối “xuất – nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.
Việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá. Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của du khách.
Góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, vì thường các vùng phát triển mạnh về du lịch thì kém sản xuất ra của cải vật chất.
Du lịch nội địa giúp cho việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hợp lý hơn, tận dụng được toàn bộ giá trị mà nó mang lại, nhất là và những mùa không phải là thời vụ của ngành du lịch.
Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, vì hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành. Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại chúng…
1.3.2. Vai trò của ngành du lịch đối với xã hội
Đầu tư cho du lịch cũng góp phần việc tạo ra việc làm cho người lao động tại chỗ. Lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng, đầu tư vào du lịch có xu hướng tạo ra việc làm nhiều hơn và nhanh hơn so với đầu tư vào các hoạt động kinh tế khác (NETO 2003). Để phát triển được tài nguyên du lịch ở những vùng, thường là xa xôi, hẻo lánh thì đòi hỏi phải đầu tư kết cấu hạ tầng và các dịch vụ đi kèm thiết yếu khác. Khi đó, việc phát triển dẫn đến phân phối lại thu nhập và làm giảm bớt nghèo đói; đóng góp vào việc khôi phục các nghề thủ công, lễ hội và truyền thống; và cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao phúc lợi chung của xã hội (UN 1999). Nói chung, du lịch được tin tưởng là sẽ làm giảm quá trình đô thị hóa
ở các nước kinh tế phát triển.
Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo có hiệu quả cho các nước chủ nhà, các hàng hóa nội địa bao gồm các hàng công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp… được giới thiệu tại chỗ đến khách du lịch, họ sẽ tuyên truyền đến người thân, bạn bè và từ đó có cơ hội mở rộng con đường xuất khẩu cho các mặt hàng này. Còn xét về mặt xã hội, đây là kênh để quảng bá về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người, phong tục tập quán… Đặc biệt, du lịch sinh thái, ngày càng đông khách du lịch thiên về tham quan, tìm hiểu các khu du lịch gắng với thiên nhiên, cộng đồng và tìm hiểu văn hóa bản địa nơi đến… vì vậy, góp phần làm tăng nhận thức từ cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường, tôn tạo các ngành nghề truyền thống, tô đậm nét văn hóa qua các sản phẩm này. Một yếu tố không kém phần quan trọng là du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết cá nhân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốc gia với nhau.
Ngoài những ý nghĩa tích cực như ta đã phân tích trên thì phát triển du lịch cũng có mặt ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội. Thật vậy, nếu du lịch quốc tế thụ động phát triển quá tải sẽ gây áp lực lên tỷ giá, làm mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Hơn nữa, nếu việc phát triển du lịch quá tải sẽ gây ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào dịch vụ du lịch, dễ dẫn đến tính không bền vững của nền kinh tế đó. Đồng thời, việc làm ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội cũng là kết quả mặt trái của du lịch gây ảnh hưởng tài nguyên và tác hại sâu xa khác trong đời sống tinh thần của dân tộc…
1.3.3. Vai trò của ngành du lịch đối với bảo vệ môi trường
1.3.3.1. Những tác động tích cực của ngành du lịch đối với môi trường
Du lịch cũng hoạt động theo khuynh hướng phục hồi, bảo tồn và bảo vệ môi trường, cũng như việc khôi phục, tôn tạo các kho tàng lịch sử.
Phát triển về thu hút du khách: Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du khách.
Sự phát triển kết cấu hạ tầng: Cải thiện đường xá, hệ thống quản lý cung cấp nước sạch và xử lý nước thải có thể do việc tăng thu nhập từ ngành du lịch. Những cải tiến như thế có thể cắt giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường thiên nhiên.
1.3.3.2. Những mặt tác động tiêu cực của ngành du lịch đối với môi trường
Tuy du lịch có những tác động tích cực đến môi trường như đã kể trên, thì du lịch cũng có những mặt trái của nó đối với môi trường như:
Hủy hoại môi trường: Hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại địa điểm du lịch làm cho thiên nhiên không kịp hồi phục và đi đến chỗ bị hủy hoại. Sự có mặt của những đoàn người đã uy hiếp đời sống của một số loài động vật hoang dã, đẩy chúng ra khỏi nơi cư trú yên ổn trước đây để tìm nơi ở mới.
Ô nhiễm: Là nhân tố tác động tiêu cực chủ yếu đến du lịch. Giao thông là đầu mối cơ bản của cả ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Ô nhiễm nước từ nước thải và sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón ở các khu vực xây dựng phong cảnh giải trí cũng là những vấn đề cơ bản cần giải quyết cho nhiều địa điểm du lịch.
Các hoạt động du lịch: Nhiều hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng đến hạ tầng như làm xói mòn đường xá, và hư hại các khu di tích lịch sử.
Như vậy, dù đem lại một lượng doanh thu không nhỏ cho kinh tế, nhưng mặt trái của ngành du lịch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên nếu chúng ta không có một kế hoạch lâu dài mang tính chiến lược cho bảo vệ môi trường.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch
1.4.1. Yếu tố bên ngoài
1.4.1.1. Tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới và khu vực
Kinh tế thế giới ổn định và phát triển là cơ hội cho những nước có tài nguyên du lịch thu hút khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài.
Ổn định chính trị là yếu tố đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ kinh
tế - chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới. Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế, sự giao lưu về du lịch giữa các nước trong khu vực, trên toàn cầu không ngừng phát triển. Nếu một vùng có chiến tranh hoặc các cuộc xung đột thường xảy ra thì khách du lịch ở các vùng lân cận sẽ e ngại, không đến khu vực đó để du lịch.
Nếu trên thế giới có tình hình chính trị căng thẳng thì hoạt động đi du lịch khó có điều kiện phát triển.
1.4.1.2. Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Điều này được giải thích bởi sự lệ thuộc của du lịch vào các thành quả kinh tế khác. Theo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp quốc: một đất nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cho du lịch.
Sự phát triển của công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm. Những ngành này phát triển có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển du lịch. Ngành du lịch sử dụng lớn số lượng lương thực và nhất là thực phẩm. Ở đây nhấn mạnh vai trò của ngành công nghiệp chế biến đường, thịt bò, sữa, đồ hộp… Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vật tư cho ngành du lịch như ngành dệt, công nghiệp sành sứ, đồ gốm.
Xu hướng phát triển của nội, ngoại thương: Nội thương bao gồm mạng lưới bán buôn, mạng lưới bán lẻ và mạng lưới khách sạn, nhà hàng. Ngoại thương là xuất nhập khẩu và dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế là tỷ trọng xuất khẩu cao.
Tỷ trọng dân trong độ tuổi lao động, tỷ trọng này càng lớn, kinh tế phát triển càng cao.
1.4.1.3. Tình hình chính trị hòa bình, ổn định của đất nước
Tình hình chính trị, hòa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có tài nguyên về du lịch, cũng không phát triển được du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra các sự kiện làm xấu đi tình hình chính trị và hòa bình.
Trên thế giới, những nước có đường lối chính trị trung lập và nền hòa bình ổn định thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân – khách du lịch tiềm năng. Ngược lại ở những nước có nền chính trị, hòa bình bất ổn hay có những biến cố cách mạng, đảo chính quân sự… thì sự phát triển của du lịch là hạn chế, nhiều khi bị phá hủy.
1.4.1.4. Các chính sách điều tiết của nhà nước
Các chính sách điều tiết của nhà nước góp phần tạo điều kiện để phát triển du lịch phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và các dự đoán trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có một số chính sách kìm hãm sự phát triển của ngành. Ví dụ như một số chính sách về bảo tồn di tích giúp nhà nước đạt được mục tiêu về xã hội nhưng hạn chế du khách quay trở lại vì không có cái mới.
1.4.1.5. Nhu cầu của du khách
Bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào được tạo ra cũng nhằm để cung cấp cho nhu cầu của thị trường (du khách). Vì vậy sự biến động của nhu cầu của du khách làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển du lịch. Các nhân tố tác động đến nhu cầu của du khách là: sự thay đổi về mức thu nhập, thay đổi trong lối sống, thay đổi về tư duy, chi phí và chất lượng của dịch vụ du lịch….Sự thay đổi này có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với sự phát triển của ngành du lịch.
1.4.1.6. Yếu tố tự nhiên
Bao gồm vị trí, đất đai, khí hậu sông ngòi, tài nguyên, đây là những yếu tố tác động trực tiếp đến tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
1.4.1.7. Yếu tố văn hóa
Đây được coi là tài nguyên đặc biệt hấp dẫn của ngành du lịch. Nếu tài nguyên thiên nhiên thu hút du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương. Các đối tượng văn hóa là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Mặt khác, nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của khách. Như vậy xét dưới góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu tố cầu của hệ thống du lịch.
1.4.1.8. Công nghệ thông tin
Yếu tố này không tạo nên sản phẩm du lịch, nhưng là yếu tố góp phần quan trọng trong quảng bá xúc tiến, đưa sản phẩm du lịch gần với mọi người. Tạo điều kiện cho người du lịch trong việc tìm kiếm theo nhu cầu du lịch của mình. Đồng thời công nghệ thông tin góp phần làm cho ngành du lịch của các nước gần gũi lại với nhau.
1.4.2. Yếu tố bên trong
1.4.2.1. Quy hoạch của ngành du lịch
Quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là một hoạt động đa chiều và hướng tới một thể thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị và công nghệ; liên quan đến sự phân tích quá khứ, hiện tại và tương lai của một điểm đến du lịch. Quy hoạch cũng liên quan đến sự chọn lựa một chương trình hành động với nhiều phương án đặt ra. Nó cũng liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho điểm đến để làm căn cứ cho các kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo.
Trong chiến lược phát triển du lịch, công tác xây dựng quy hoạch tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tiêu cực mà du lịch có thể mang lại cho cộng đồng. Lợi ích của việc phát triển có quy hoạch rất lớn, vì vậy nếu thiếu yếu tố này, có thể dẫn đến những thiệt hại về vật chất (cơ sở vật chất, giá trị văn hóa, giao thông vận tải, môi trường), con người, những tác động về marketing, về tổ chức và các động khác (Giáo trình Kinh tế du lịch, trang 286).
1.4.2.2. Chính sách phát triển du lịch
Một chính sách nhất quán hay uyển chuyển không khẳng định được là ảnh hưởng tốt hay không tốt đến sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong mỗi hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội khác nhau mới khẳng định được điều đó và khi đó chính sách phát triển du lịch đưa ra và vận hành một cách linh hoạt theo thời thế thì sẽ đưa ngành du lịch đi vào quỹ đạo phát triển rất thuận lợi.
1.4.2.3. Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính
Nếu xét đến yếu tố thu hút đầu tư để phát triển du lịch thì môi trường pháp lý và các thủ tục hành chính là cửa ngõ đầu tiên để khuyến khích hay hạn chế tinh thần của nhà đầu tư. Chính sách thông thoáng, cơ chế một cửa là một lợi thế lớn để kêu gọi các nhà đầu tư, ngược tại, tính nhiêu khê trong thủ tục sẽ làm nhà đầu