Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 11

hóa hiệu quả vốn đâu tư và tạo ra nguồn lực tổng hợp cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch.

Xây dựng thêm các điểm du lịch, tham quan vui chơi giải trí


Trên cơ sở tiềm năng hiện có, cần đầu tư thêm các điểm du lịch sinh thái đặc thù từng khu vực trong tỉnh đồng thời phát triển các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa địa phương.

Trong hoạt động vui chơi giải trí ở các điểm du lịch, trò chơi dân gian có sức hút rất cao đối với hầu hết các đối tượng khách du lịch. Nếu các trò chơi dân gian truyền thống được kết hợp, lồng ghép vào du lịch sinh thái sẽ tăng ý nghĩa giáo dục bảo tồn văn hóa bản địa.

Tăng cường sự liên kết giữa các điểm du lịch trong tỉnh và giữa các tỉnh lân cận


Hiện nay các điểm du lịch sinh thái trong tỉnh chưa liên kết chặt chẽ. Chủ yếu khai thác theo tuyến giao thông thuận tiện và tập trung vào các nơi trọng điểm, chưa quan tâm kết hợp sự phát triển các điểm vệ tinh có nhiều tiềm năng, cũng như chưa phát triển được các điểm trên tuyến trọng điểm nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch phong phú cho một chuyến đi của khách. Cụ thể như: tuyến thành phố Cà Mau – Đất Mũi chỉ khai thác tại điểm Đất Mũi, chưa tạo được sự liên kết với khu Khai Long hay phát triển các điểm nghề truyền thống, phục vụ sản vật địa phương trên tuyến và kéo dài thời gian cho du khách bằng việc kết hợp với khu Đầm Thị Tường… tuyến thành phố Cà Mau – Vườn quốc gia U Minh Hạ - Đá Bạc cũng không khác với tuyến nêu trên chỉ khai thác điểm trọng tâm là Đá Bạc, Vườn quốc gia U Minh Hạ, trong khi đó tuyến này hoàn hoàn có thể kết hợp khai thác các điểm nghề của cộng đồng như làm khô cá đồng, làm sản phẩm từ chuối (đặc điểm nghề và tiềm năng nổi trội của tuyến này) hay liên kết đến điểm nhà Bác Ba Phi cũng là một giải pháp tốt cho phát triển sản phẩm của tuyến này; Tuyến thành phố Cà Mau – Sông Trẹm hiện tại rất hạn chế về liên kết điểm cũng như phát triển thêm sản phẩm cho tuyến, trong khi tuyến này có các điểm chiến lượt có thể khai thác tạo điều kiện tốt cho cộng đồng phát triển nghề, nhất là nghề rừng (thu hoạch cá đồng, nghề gát kèo ong tập trung, trồng và bảo vệ rừng theo hướng cộng đồng tự quản lý và khai thác sản vật dưới tán rừng), hay nghề đan đát, dù hiện tại còn ít hộ thực hiện nhưng cũng là điểm đến tìm hiểu lý tưởng cho khách du lịch. Ngoài các điểm nêu trên, tuyến này còn có điểm tham quan lý tưởng là khu công

nghiệp khí – điện – đạm Cà Mau nhưng hiện tại chưa được đưa vào chương trình tuyến, nếu điểm này được đưa vào chương trình cho khách du lịch sẽ càng tăng thêm tính hấp dẫn cho tuor này.

Ngoài ra Cà Mau cũng cần tăng liên kết, cường hợp tác với các tỉnh lân cận, thực hiện tốt hơn chương trình liên kết 4 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm (Cần Thơ – An Giang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

– Kiên Giang – Cà Mau). Việc liên kết sẽ tạo điều kiện tốt hơn trong trong công tác quảng bá xúc tiến đồng thời có thể trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý, khai thác cũng như quy hoạch, tránh được sự trùng lắp về sản phẫm giữa các địa phương.

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 11


Ngoài sản phẩm du lịch mũi nhọn, Cà Mau cần đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ. Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo còn có tác dụng thu thút thêm các thị trường khách du lịch mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cường khả năng chống đỡ với các diễn biến phức tạp của thị trường du lịch (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh...).

Tạo những mặt hàng lưu niệm mang tính đặc trưng riêng của Cà Mau


Nếu so sánh với các tỉnh lân cận về lĩnh vực này thì Cà Mau còn rất hạn chế, gần như chưa có mặt hàng lưu niệm nào riêng của tỉnh, thường là vay mượn từ các địa phương khác và thậm chí mang hàng từ địa phương khác về bán theo hàng thương mại. Điều này mất đi nét đặt trưng riêng biệt của tỉnh Cà Mau.

Hiện nay, nói về người dân Nam bộ người ta thường liên tưởng đến chiếc khăn rằn, nón lá, hay đũa đước Cà Mau, khô cá thòi lòi Đất Mũi, vì vậy tỉnh cần có nghiên cứu khoa học để chọn những sản phẩm này sẽ là mặt hàng lưu niệm cho du lịch Cà Mau.

Tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của Cà Mau


Căn cứ vào đặc điểm tiềm năng tài nguyên du lịch và các điều kiện có liên quan có thể xác định các loại hình du lịch đặc trưng của Cà Mau là du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp bền vững, du lịch với mục đích thương mại, công vụ... Trong đó cần xác định rõ cần tập trung vào việc đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch tham quan với các sản phẩm trọng tâm, có thế mạnh đặc biệt trong cạnh tranh và tạo dựng hình ảnh du lịch Cà Mau độc đáo, hấp dẫn được

xác định là: Mũi Cà Mau, hai khu vực Vườn quốc gia (Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ) và khu dự trữ sinh quyển.

Sản phẩm đặc thù chung cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long là du lịch sông nước và du lịch sinh thái, một mô hình đang được du khách quan tâm, đặc biệt là du khách nước ngoài. Chính đối tượng du khách nước ngoài sẽ tạo ra doanh thu cao hơn, và lợi nhuận lớn hơn. Trong điều kiện đầu tư công còn nhiều khó khăn do bội chi ngân sách nhà nước, thì việc kêu gọi doanh nghiệp, người dân cùng tham gia vào ngành du lịch để tạo doanh thu là điều cần thiết và thuận tiện dễ làm, chính là mô hình du lịch “homestay”. Nếu kết hợp tốt giữa du lịch sinh thái và “homestay” sẽ là điều kiện lý tưởng đối với du khách cần có nhiều trãi nghiệm thực tế ở miền Tây sông nước.

Một sản phẩm khác nỗi tiếng của Cà Mau chính là con cua. Có thể nói cua Cà Mau là ngon, chất lượng và nổi tiếng nhất trên cả nước, kế đến là các sản phẩm về cá đồng U Minh là sản vật mà thiên nhiên đã ban tặng cho Cà Mau. Xác định các sản phẩm du lịch đặc trưng cho Cà Mau, để từ đó các cấp lãnh đạo của tỉnh sẽ có những bước đi và định hướng phát triển và bảo tồn “thương hiệu” sản phẩm Cà Mau.

Một sản phẩm phi vật chất cần được quan tâm để phát triển du lịch là Đờn ca tài tử Nam bộ, không cần nhiều vốn đầu tư, mà chỉ cần sự quan tâm khuyến khích của nhà nước thì du lịch sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển.

Giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch


Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Cà Mau trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch Cà Mau.

Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về Du lịch Cà Mau, về tiềm năng - đất nước và con người Cà Mau cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, tiến tới kết hợp mở văn phòng đại diện du lịch Cà Mau tại các thị trường trọng điểm.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại

các thị trường trọng điểm (cả trong nước và quốc tế); tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch Cà Mau có hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng, với TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trong các chương trình xúc tiến, quảng bá.

Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực


Đây là vấn đề then chốt đối nhằm giải quyết vấn đề quan trọng nhất hiện nay của Cà Mau là nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện không chỉ là những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, về môi trường sinh thái, đối với cán bộ quản lý và kinh doanh du lịch mà cần đối với du khách và cộng đồng dân cư địa phương, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc giáo dục thường xuyên thành ý thức hệ đối với mọi thành viên trong tổ chức bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển du lịch.

Để góp phần cùng cả nước từng bước đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và chuẩn bị tất cả các điều kiện cần và đủ trong nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới, Cà Mau cần phải quan tâm hàng đầu vào việc đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ. Nguồn nhân lực với chất lượng cao là cơ sở để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù riêng của Cà Mau trên nền tảng các tài nguyên du lịch để thu hút du khách. Ngoài ra đây còn là một trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển du lịch một cách bền vững.

Cần thường xuyên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, đào tạo lại cho cán bộ, công nhân viên các khách sạn, nhà hàng, các cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng cơ chế đãi ngộ thỏa đáng để thu hút nguồn nhân lực tài năng trong khu vực du lịch về Cà Mau, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý. Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động, sáng tạo và đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch hiệu quả.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngành du lịch Cà Mau thật sự trở nên cấp thiết, đây vừa là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của cơ sở đào tạo vừa là trách nhiệm của cơ sở sử dụng người lao động. Do đó, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch, đưa ra chính sách thỏa

đáng trong việc sử dụng và đãi ngộ cán bộ, nhân viên sao cho phù hợp.


Chú trọng thu hút con em địa phương đang học tập và làm việc tại TP Hồ Chí Minh trong lĩnh vực du lịch, tài nguyên môi trường,... về công tác và cống hiến tại tỉnh nhà.

Giải pháp về bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch

Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn đề tài nguyên - môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch, nơi mà tài nguyên - môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động du lịch. Thực trạng môi trường du lịch ở Cà Mau hiện nay mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng, song từng lúc, từng nơi đã có sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường gây những tác động tiêu cực đến các hoạt động phát triển du lịch. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường; đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch cần thiết phải xem xét một số giải pháp cơ bản sau:

Cần nghiêm túc thực hiện quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Tuy nhiên giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Giải pháp nâng cao năng lực quản lý và đầu tư tại các điểm du lịch


Thứ nhất, các đơn vị quản lý các điểm du lịch cần sớm khắc phục và từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ, thuyết minh viên. Chú trọng khâu tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Có chính sách khuyến khích nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm hết lòng phục vụ khách hàng, qua đó sẽ nâng cao được chất lượng dịch vụ du lịch.

Thứ hai, các điểm du lịch cần lắng nghe ý kiến các đơn vị lữ hành và khách du lịch để điều chỉnh giá cả dịch vụ cho phù hợp. Quản lý tại các điểm cần kiểm soát chặt chẽ các nhà hàng, kiốt kinh doanh trong các điểm du lịch, khống chế giá bán tương ứng với chất lượng dịch vụ, sản phẩm.

Thứ ba, các điểm du lịch cần xác định rõ lợi thế của từng điểm, từ đó tạo ra các sản phẩm đặc thù, khác biệt của từng điểm nhằm tránh sự trùng lắp như hiện nay. Cần quan tâm cải tạo, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên để không làm mất đi vẽ đẹp vốn có của từng nơi và quan tâm hơn đến vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch.

Thứ tư, cần có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các điểm du lịch; liên kết giữa các điểm du lịch với các dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, hướng dẫn…

Thứ năm, cần quan tâm việc bảo vệ môi trường, cung cấp các thông tin, chỉ dẫn cụ thể trên các tuyến trong khu du lịch; quan tâm đầu tư các khu vệ sinh công cộng đảm bảo tiêu chuẩn.

Thứ sáu, phát triển các dịch vụ phục vụ nhu khách đồng bộ, phù hợp với điều kiện tại địa điểm du lịch, tạo ra quy trình phụ vụ khép kín đối với du khách, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách du lịch.

Thứ bảy, kiểm soát chặt chẽ giá cả, đảm bảo giá đúng với chất lượng dịch vụ cung cấp, tránh tình trạng “chặt chém, chèo kéo” khách du lịch,.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương 2 đã giới thiệu khái quát tình hình về điều kiện tự nhiên và du lịch tỉnh Cà Mau. Qua kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích các số liệu thứ cấp cho ta đánh giá được thực trạng, chất lượng dịch vụ và các loại hình du lịch tỉnh Cà Mau, việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch của tỉnh. Từ đó chúng ta nhận thấy kết quả đạt được về chính sách đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh Cà Mau, sự tác động và ảnh hưởng của chính sách đầu tư công từ ngân sách Trung ương và địa phương cho du lịch của tỉnh. Xác định những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá và xác định nhu cầu đầu tư công và chất lượng dịch vụ du lịch của địa phương. Đề tài đã nêu được vai trò và tầm quan trọng của đầu tư công đến sự phát triển của ngành du lịch, phân tích tác động tích cực của đầu tư công đến sự phát triển của ngành. Trên cơ sở phân tích, đề tài mạnh dạn đề xuất từ một số giải pháp mang tầm chiến lược, cho đến một số giải pháp cụ thể đối với lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo ngành cũng như cho các đối tượng đang trực tiếp tham gia trong ngành, với mục tiêu phát triển ngành du lịch bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.


3.1. Kết luận‌‌‌‌

CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Đề tài đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận về du lịch, đầu tư công, và tác động của các chính sách đầu tư công đối với ngành du lịch Cà Mau, làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng đầu tư công cho ngành du lịch Cà Mau trong giai đoạn 2010 đến 2015, đồng thời phân tích thực trạng và tác động của đầu tư công đến thực trạng phát triển của ngành du lịch.

Du lịch và các dịch vụ du lịch của Cà Mau phát triển với xuất phát điểm thấp thể hiện trong các lĩnh vực như: Quản lý, kinh doanh, đầu tư phát triển, công tác quy hoạch, kế hoạch và đào tạo. Lượng khách du lịch đến Cà Mau những năm gần đây có tăng lên cả khách trong và ngoài nước cũng như về chỉ số ngày khách, đó là một cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Đóng góp của ngành du lịch Cà Mau vào cơ cấu kinh tế mặc dù còn khiêm tốn nhưng ngày càng khẳng định rõ vị trí và tầm quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt quyết định thành công trong du lịch, tạo ra sự hấp dẫn, thỏa mãn và duy trì sự mong muốn quay trở lại của du khách, nhưng chất lượng du lịch Cà Mau trong thời gian qua chưa thật sự ra được những sản phẩm du lịch, đáp ứng được yêu cầu của du khách. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh còn hạn chế, chưa tạo ra được những hình ảnh độc đáo, hấp dẫn của du lịch Cà Mau.‌

Từ những việc đã làm được cũng như những việc làm chưa đạt hiệu quả cao đối ngành du lịch của tỉnh, đề tài đã nêu một số giải pháp mang tính định hướng, chỉ đạo cho các cấp lãnh đạo, quản lý của tỉnh, đồng thời đề tài còn nêu một số giải pháp cụ thể, thiết thực để cho ngành du lịch Cà Mau phát triển một cách nhanh chóng và bền vững.

Từ những kết luận trên, để đạt được những thành tựu như mong ước, đề tài mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị cho các cấp chính quyền cụ thể như sau:

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Đối với chính phủ và các cơ quan Trung ương

Kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần quan tâm hơn nữa vai trò và sự cần thiết để phát triển đối với ngành du lịch sẽ là một trong những giải pháp cơ bản

để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, đưa các dự án phát triển du lịch trọng điểm của Cà Mau vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước trong đó coi thu hút vốn và kinh nghiệm đầu tư trong nước là ưu tiên hàng đầu.

Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch xác định vị trí quan trọng của Cà Mau trong chiến lược phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, từ đó có kế hoạch hỗ trợ về vốn và các chính sách ưu tiên thuận lợi phát triển hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, chiến lược phát triển sản phẩm, cũng như hỗ trợ Cà Mau về công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch Cà Mau và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch tỉnh Cà Mau. Đặc biệt hỗ trợ Cà Mau trong việc quảng bá du lịch đến với du khách trong nước và quốc tế về những sản phẩm du lịch sinh thái và văn hóa ẩm thực của Nam bộ nói chung và của Cà Mau nói riêng.

3.2.2. Đối với chính quyền địa phương

Phê duyệt quy hoạch tổng thể làm cơ sở cho việc phát triển du lịch trong giai đoạn 2016 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030, và các kế hoạch ngắn hạn thật cụ thể cho ngành du lịch Cà Mau. Đặc biệt phải định hướng cho ngành du lịch phát triển một cách đồng bộ từ kết cấu hạ tầng cho đến các dịch vụ và sản phẩm du lịch, để đáp ứng nhiều nhất và tốt nhất cho du khách. Trong kế hoạch hàng năm, nên giành tỷ lệ kinh phí đáng kể cho đầu tư phát triển du lịch trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, xây dựng quy hoạch, xây dựng các dự án phát triển du lịch; Tăng cường công tác đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng, nhất là các tuyến đường đến các nơi du lịch trọng điểm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lữ hành phát triển, thúc đẩy sự phát triển các điểm du lịch nói chung.

Trong quy hoạch phát triển, cần chỉ đạo các cấp chính quyền phối hợp với các ngành chức năng bảo vệ tốt tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên là những nguồn lực vô giá để phát triển bền vững du lịch của địa phương. Đồng thời, quản lý nghiêm túc việc thực hiện đầu tư và xây dựng theo quy hoạch cũng như tiến độ triển khai dự án, có các biện pháp kiên quyết với các dự án chậm triển khai, thu hồi quỹ đất và giao cho các nhà đầu tư có năng lực và tâm huyết; các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo các hoạt động du lịch hoạt động đúng quy định và bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch.

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 04/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí