Đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Bảng so sánh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 13

Bảng 3.1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo năm 2016 - 2018 53

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty TNHH KTCBKS

Núi Pháo năm 2016 - 2018 54

Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty TNHH KTCBKS

Núi Pháo năm 2016 - 2018 56

Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo vùng miền của Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo năm 2016 - 2018 57

Bảng 3.5: Quy mô tài sản, nguồn vốn của Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo 58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo 59

Bảng 3.7. Số người được đào tạo tại Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo giai đoạn 2016 - 2018 61

Đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên - 2

Bảng 3.8. Nhu cầu đào tạo tại Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo 64

Bảng 3.9: Kết quả khảo sát người lao động về xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH KTCBKS Núi

Pháo 66

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát người lao động về mục tiêu đào tạo nhân

lực tại Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo 70

Bảng 3.11: Các nội dung đào tạo theo nhiệm vụ của các phòng ban tại Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 73

Bảng 3.12: Các chương trình đào tạo của Công ty TNHH khai thác chế

biến khoáng sản Núi Pháo giai đoạn 2016-2018 74

Bảng 3.13: Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên về nội dung chương trình đào tạo của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản

Núi Pháo 77

Bảng 3.14: Kết quả khảo sát cán bộ nhân viên về đội ngũ giáo viên giảng dạy 83

Bảng 3.15: Kinh phí đào tạo của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo giai đoạn 2016-2018 84

Bảng 3.16: Cam kết sau đào tạo tương đương với chi phí đào tạo của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 87

Bảng 3.17: Kết quả khảo sát của người lao động về kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH khai thác chê

biến khoáng sản Núi Pháo 91

Bảng 3.18. Một số chỉ tiêu thể hiện có liên quan kết quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo 95

Bảng 3.19. Năng suất lao động theo chủng loại sản phầm của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 97


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. “Tiến trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực” 25

Hình 1.2: Tiến trình đào tạo tại doanh nghiệp 30

Hình 1.3: Tiến trình đào tạo bên ngoài doanh nghiệp 31

Ảnh 3.1: Toàn cảnh Nhà máy - Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo 48

Ảnh 3.2: Khu vực Trạm nghiền - Nhà máy chế biến 49

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng

sản Núi Pháo 50

Hình 3.2. Quy mô lao động tại Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo 52

Hình 3.3: Quy định cho công tác lập kế hoạch đào tạo của Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo 71


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Sức lao động của con người không được thừa nhận là một yếu tố đầu vào của sản xuất ở các thời kỳ trước trong nền kinh tế của Việt Nam, vì vậy trong một tổ chức chất lượng lao động không được ưu tiên phát triển. Ngày nay với xu thế khu vực hoá toàn cầu giữa các quốc gia là sự cạnh tranh về yếu tố con người, nhân lực đã thực sự trở thành thứ tài sản quý giá nhất, là chiếc chìa khoá dẫn đến thành công của mỗi tổ chức mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để quản lý và sử dụng hợp lý nhân lực trong doanh nghiệp của mình các nhà quản lý phải giải quyết tốt các vấn đề đặt ra trong việc đào tạo và phát triển nhân lực hiện có trong tổ chức. Đào tạo và phát triển nhân lực đã trở thành vấn đề hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

Nhằm nâng cao năng suất lao động, phát triển phát triển đội ngũ nhân sự và nâng cao vị thế của doanh nghiệp thì các doanh nghiệp cần phải có đào tạo nhân lực. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, duy trì cần phải có sự đổi mới. Các yếu tố khách quan của sự đổi mới của doanh nghiệp đó là: Đổi mới về mục tiêu, về công nghệ… Và để đạt được sự đổi mới đó cần phải nhờ vào việc đào tạo nhân lực của doanh nghiệp đó.

Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo) được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2010, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đăng ký ngày 5/7/2010, được sửa đổi bổ sung lần thứ 9 ngày 24/10/2014. Địa chỉ tại: Xóm 2, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, diện tích trên 900ha. Các hoạt động kinh doanh: Khai thác quặng kim loại quý hiếm, khai thác quặng kim loại khác không chứa sắt, hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan, sản xuất quặng kim loại quý hiếm, bán kim loại và quặng kim loại,


xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh…. Công ty khai thác, chế biến 5 sản phẩm chính: Vonfram, Frorit, Đồng, Vàng và Bismut. Các sản phẩm của Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo là các nguyên liệu chiến lược có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp trên thế giới hiện nay.

Mục tiêu phát triển của công ty thời gian tới là trở thành một nhà sản xuất hàng đầu trong ngành khai khoáng có khả năng dẫn dắt sự thay đổi của thị trường Vonfram toàn cầu, tối đa hóa lợi nhuận đầu tư cho các cổ đông, mua lại, thăm dò và phát triển các dự án có tiềm năng sinh lời để trở thành nhà sản xuất vonfram lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, không ngừng duy trì các nguyên tắc quản lý chi phí, hoạt động như một trong những công ty khai thác và chế biến khoáng sản mang tầm cỡ thế giới trong thực hành sản xuất bền vững với môi trường và áp dụng các chuẩn mực thế giới về an toàn.

Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo xác định việc đào tạo và phát triển nhân lực là một trong các nhân tố có vị trí quan trọng trong công ty nhằm phát triển cho người lao động về: Kiến thức, trình độ và sự cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự thay đổi của môi trường kinh doanh thì tại doanh nghiệp công tác đào tạo và phát triển nhân lực có một số tồn tại và hạn chế như: Đào tạo vẫn chưa sát với việc xác định nhu cầu của người lao động, chiến lược đào tạo dài hạn chưa xác định được, chưa đa dạng hóa các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực, vẫn còn tình trạng một số cán bộ kỹ thuật cao cấp người Việt Nam được đào tạo tại các cơ sở đào tạo bên ngoài doanh nghiệp nhưng vẫn chưa thay thế được các chuyên gia nước ngoài… Xuất phát từ yêu cầu cần hoàn thiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp, tác giả lựa chọn đề tài: “Đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ - Chuyên ngành Quản trị kinh doanh.


2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Luận văn nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp

- Phân tích, đánh giá thực trạng về đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp hiện nay.

- Xác định và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp. Xác định các nguyên nhân, các tồn tại, những hạn chế trong đào tạo và phát triển nhân lực của công ty.

- Đề xuất các giải pháp nhằm bổ sung, hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực cho Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đào tạo và phát triển nhân lực và các vấn đề có liên quan.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

- Phạm vi về thời gian: Các thông tin, các số liệu, các dữ liệu phục vụ nghiên cứu của luận văn được thu thập từ năm 2016-2018 và số liệu điều tra tháng 5 năm 2019

- Phạm vi nội dung: Đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

4. Những đóng góp mới của luận văn

Thứ nhất: Luận văn sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đào


tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp. Đây dự kiến là nguồn tài liệu để tham khảo hữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến chủ đề này.

Thứ hai: Với việc xác định vấn đề, phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo phát triển nhân lực cho Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo trong giai đoạn 2016-2018, luận văn thể hiện được các kết quả đã đạt được, phát hiện được các vấn đề, bất cập ảnh hưởng đến đào tạo và phát triển nhân lực của Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo, thêm vào đó sẽ có những giải pháp có căn cứ khoa học để bổ sung, hoàn thiện nhiệm vụ đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo. Những giải pháp có căn cứ khoa học là tài liệu tham khảo có giá trị cho Ban lãnh đạo công ty trong việc hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nhân lực tại Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo.

5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo.

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty TNHH KTCBKS Núi Pháo.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI DOANH NGHIỆP

1.1. Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nhân lực của doanh nghiệp

1.1.1. Những khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về nguồn nhân lực. Các tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực ở mỗi góc độ khác nhau. Nhìn chung, nguồn nhân lực được tập trung nghiên cứu dưới 2 góc độ: Góc độ vĩ mô (nhân lực của quốc gia) và góc độ vi mô (nhân lực của một doanh nghiệp, tổ chức, địa phương cụ thể).

Dưới góc độ vĩ mô, nguồn nhân lực được hiểu là con người hay lực lượng lao động cơ bản nhất của xã hội nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng của sản xuất và dịch vụ. Với cách hiểu này, theo Tổ chức lao động Quốc tế cho rằng nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Theo Ngân hàng thế giới nhìn nhận rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm trí lực, thể lực và các kỹ năng nghề nghiệp…của mỗi cá nhân. Theo Nguyễn Trung (2014) cho rằng, nguồn nhân lực bao gồm tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội và nghề nghiệp khác nhau, mọi địa vị xã hội từ thấp nhất đến cao nhất - kể từ người làm nghề lao động đơn giản nhất, nông dân, công nhân, người làm công việc chuyên môn, người làm khoa học, người làm nhiệm vụ quản lý, nhà kinh doanh, người chủ doanh nghiệp, giới nghệ sỹ, người hoạch định chính sách, quản lý đất nước... Tất cả đều nằm trong tổng thể của cộng đồng xã hội, từng người đều phải được đào tạo, phát triển và có điều kiện để tự phát triển.

Dưới góc độ vi mô, nguồn nhân lực có thể được hiểu là số lượng người lao động với các yếu tố về thể lực, trí lực, kinh nghiệm và các kỹ năng,… để

Ngày đăng: 04/10/2023