DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ | Trang | |
1 | Sơ đồ 1.1. Các giai đoạn phát triển nghề nghiệp | 20 |
2 | Sơ đồ 1.2. Quy trình đào tạo của O’Connor | 22 |
3 | Sơ đồ 1.3. Mô hình Quy trình học hỏi qua kinh nghiệm của D.Kolb | 27 |
4 | Sơ đồ 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu về đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp | 39 |
5 | Sơ đồ 4.1. Quá trình xác định nhu cầu đào tạo và phát triển CNKT trong các DN DM HN | 119 |
6 | Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chức theo kiểu vệ tinh | 135 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội - 1
- Khái Niệm Và Phân Loại Công Nhân Kỹ Thuật
- Khái Niệm Đào Tạo Và Phát Triển Công Nhân Kỹ Thuật Trong Doanh Nghiệp
- Nội Dung Đào Tạo Và Phát Triển Công Nhân Kỹ Thuật Trong Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.
Tên hình | Trang | |
1 | Hình 2.1. Cơ cấu CNKT khảo sát theo độ tuổi, giới tính và thâm niên | 48 |
2 | Hình 2.2. Cơ cấu CBQL khảo sát trong một số DN DM HN theo chức danh, tuổi, giới tính, thâm niên và trình độ | 49 |
3 | Hình 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực và cơ cấu lực lượng công nhân kỹ thuật (theo nghề) của các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội | 61 |
4 | Hình 3.2. Cơ cấu công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội theo giới tính và theo độ tuổi | 62 |
5 | Hình 3.3. Cơ cấu công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội theo thâm niên và trình độ lành nghề | 62 |
6 | Hình 3.4. Tổng hợp cơ cấu giáo viên dạy nghề theo trình độ, thâm niên và theo loại chuyên trách/kiêm nhiệm | 82 |
7 | Hình 3.5. Ảnh hưởng của tính bài bản, hệ thống của phương pháp tổ chức lớp cạnh DN với mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau đào tạo của CNKT về kiến thức và khả năng phát triển nghề nghiệp | 92 |
8 | Hình 3.6. Ảnh hưởng của kiến thức của GVDN với mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau đào tạo của CNKT về kiến thức và khả năng phát triển nghề nghiệp | 93 |
9 | Hình 3.7. Ảnh hưởng của kỹ năng nghề của GVDN với mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau đào tạo của CNKT về kỹ năng và khả năng phát triển nghề nghiệp | 94 |
10 | Hình 3.8. Ảnh hưởng của năng lực sư phạm của GVDN với mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau đào tạo của CNKT về kiến thức và kỹ năng | 94 |
11 | Hình 3.9. Ảnh hưởng của các chính sách khuyến khích ĐT&PT của DN với mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau đào tạo của CNKT về kiến thức và khả năng phát triển nghề nghiệp | 95 |
12 | Hình 3.10. Kết quả ĐT&PT CNKT phân theo giới tính | 97 |
13 | Hình 3.11. Kết quả ĐT&PT CNKT phân theo độ tuổi | 98 |
14 | Hình 3.12. Kết quả ĐT&PT CNKT phân theo thâm niên nghề nghiệp | 99 |
15 | Hình 3.13. Kết quả ĐT&PT CNKT phân theo cấp bậc công nhân | 100 |
Tên biểu đồ | Trang | |
1 | Biểu đồ 2.1. Cơ cấu đối tượng phỏng vấn về phát triển nghề nghiệp | 46 |
2 | Biểu đồ 2.2. Cơ cấu phỏng vấn chuyên gia | 46 |
3 | Biểu đồ 3.1 Thống kê số doanh nghiệp Dệt May Hà Nội theo sản phẩm | 59 |
4 | Biểu đồ 3.2. So sánh thu nhập bình quân đầu người của cả nước, Hà Nội và các DN Dệt May HN | 60 |
5 | Biểu đồ 3.3. Thống kê số lượt người tham gia ĐT&PT CNKT hàng năm của các DN DM HN | 65 |
6 | Biểu đồ 3.4. Phân bố các DN theo hình thức xác định nhu cầu ĐT&PT CNKT hàng năm của các DN DM HN | 78 |
7 | Biểu đồ 3.5. Tổng hợp ý kiến đánh giá về chất lượng văn bản Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật sử dụng trong ĐT&PT CNKT của DN DM HN | 78 |
8 | Biểu đồ 3.6. Đánh giá các phương pháp đào tạo | 81 |
9 | Biểu đồ 3.7. Đánh giá về đãi ngộ người lao động sau khi được đào tạo | 85 |
10 | Biểu đồ 3.8. Thống kê về các hỗ trợ người lao động trong thời gian đào tạo | 85 |
11 | Biểu đồ 3.9. Đánh giá về chính sách hỗ trợ của DN với người lao động trong thời gian đào tạo | 86 |
12 | Biểu đồ 3.10. Ý kiến đánh giá về mức độ bồi thường chi phí đào tạo | 86 |
13 | Biểu đồ 3.11. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL về công tác tổ chức và phục vụ các chương trình đào tạo | 87 |
14 | Biểu đồ 3.12. Đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc sau đào tạo của công nhân kỹ thuật | 88 |
15 | Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài đến kết quả ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN | 102 |
16 | Biểu 4.1. Biểu mẫu kế hoạch phát triển cá nhân | 118 |
Tên bảng | Trang | |
1 | Bảng 1.1: Các công cụ kích thích vật chất và tinh thần trong đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp | 32 |
2 | Bảng 1.2: Mô hình đánh giá đào tạo 4 mức độ | 34 |
3 | Bảng 3.1: Tổng hợp CNKT nghề sợi-dệt-may theo trình độ lành nghề | 63 |
4 | Bảng 3.2: Tổng hợp CNKT nghề sợi-dệt-may theo trình độ đào tạo | 63 |
5 | Bảng 3.3.Thống kê số cán bộ quản lý các cấp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ được phát triển từ công nhân kỹ thuật năm 2011 | 72 |
6 | Bảng 3.4. Cơ cấu lao động của XN May 5-CTCP May 10 tính đến cuối năm 2011 | 79 |
7 | Bảng 3.5. Nhu cầu đào tạo CNKT của XN May 5-CTCP May 10 năm 2012 | 80 |
8 | Bảng 3.6. Tổng hợp lý do tham gia đào tạo và đãi ngộ sau đào tạo | 84 |
9 | Bảng 3.7. Kết quả kiểm định Chi-bình phương | 90 |
10 | Bảng 3.8. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về thiết kế- triển khai đến kết quả ĐT&PT CNKT trong DN DM HN | 91 |
11 | Bảng 4.1. Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2020 | 107 |
12 | Bảng 4.2. Dự báo nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và 2016-2020 | 109 |
13 | Bảng 4.3. Dự báo nhu cầu cán bộ quản lý các cấp của các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 | 110 |
14 | Bảng 4.4 : Dự báo nhu cầu công nhân kỹ thuật các nghề của các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội giai đoạn 2014 – 2015 và 2016-2020 | 111 |
15 | Bảng 4.5. Dự báo nhu cầu công nhân kỹ thuật sợi-dệt-may của các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội giai đoạn 2014-2015 và 2016-2020 | 111 |
16 | Bảng 4.6: Dự báo nhu cầu đào tạo CNKT sợi-dệt-may của các DN DM HN giai đoạn 2014-2015 và 2016-2020 | 112 |
17 | Bảng 4.7. Kế hoạch đào tạo và phát triển tổng thể năm 2014-Cty A | 118 |
18 | Bảng 4.8. Vai trò của GVDN trong hoạt động giảng dạy | 125 |
19 | Bảng 4.9. Nhu cầu lao động phục vụ quy hoạch định hướng phát triển ngành dệt may của Vinatex giai đoạn 2014-2015 và 2016-2020 | 136 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và ngày càng hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thế giới. Thành phố Hà Nội, thủ đô, trung tâm kinh tế - chính trị- xã hội của cả nước, là địa phương đứng thứ hai về đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội [18, tr.59], năm 2011, tổng sản phẩm nội địa của thành phố đạt khoảng 283.767 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Hà Nội (HN) giai đoạn 2006-2010 đạt 10,4%, trong đó tỷ trọng tăng trưởng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43%. Hiện nay, thành phố có gần 100.000 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong số đó, ngành dệt may có 18.483 cơ sở sản xuất (chiếm 18,5% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp của thành phố), đóng góp khoảng 17,3% tổng sản phẩm nội địa của thành phố Hà Nội hàng năm. Các doanh nghiệp Dệt May (DN DM) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, tạo công ăn việc làm cho người dân thành phố và các tỉnh lân cận.
Hội nhập kinh tế quốc tế đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường đối với các DN DM nhưng kéo theo nhiều thách thức. Đó là những thách thức về sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường quốc tế hóa cao độ. Đó còn là những sức ép từ sự đổi mới công nghệ, từ những quy định, hiệp ước quốc tế và những rào cản kỹ thuật trong SXKD. Đó là những đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, các DN DM HN phải đảm bảo được năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt và giá thành hợp lý, thực hiện nghiêm túc các quy định quốc tế trong sản xuất sản phẩm.
Rõ ràng, một trong những điều kiện để DN có thể đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chính là một nguồn nhân lực chất lượng tốt, đặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật (CNKT) đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm ngặt về tay nghề và sự cập nhật kiến thức, kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, có đạo đức, thái độ làm việc nghiêm túc, gắn bó với DN. Vai trò của CNKT xuất phát từ tầm quan trọng của yếu tố con người – yếu tố trung tâm của quá trình SXKD của DN. CNKT chính là chủ thể của quá trình sản xuất, thực hiện các hoạt động tác nghiệp, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho DN. Để thực hiện quá trình tác nghiệp, công nhân sử dụng các loại máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ, tác động và làm biến đổi nguyên vật liệu để sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ. Biết cách vận hành hiệu quả, an toàn các loại máy móc thiết bị, sử dụng hợp lý các công cụ, dụng cụ, tiết kiệm nguyên vật liệu, người lao động (NLĐ) có thể đóng góp rất lớn vào việc giúp DN sử dụng hiệu quả
nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm một phần đáng kể các chi phí biến đổi cho công cụ, dụng cụ và nguyên vật liệu. Sự thực hiện công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp trên thị trường, đến hình ảnh và uy tín của DN trên thị trường và đối với khách hàng, và vì vậy, cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của DN.
Đặc thù của các DN DM là sử dụng nhiều lao động. Hiện nay, ngành Dệt May HN sử dụng khoảng 111.600 lao động [18, tr.131-132]. Trong đó, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng 84,5% (tương đương 98.865 người). Trên thực tế, trình độ hiểu biết về công nghệ và sản xuất, nhất là trình độ đào tạo về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của CNKT trong các DN DM HN còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động SXKD ngày càng được hiện đại hóa. Những hạn chế đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động, sản lượng, chất lượng sản phẩm, và từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD và giảm sức cạnh tranh của các DN.
Một lực lượng CNKT đáp ứng được yêu cầu công việc, yêu cầu SXKD hiện tại và trong tương lai cả về số lượng và chất lượng là một nguồn lực vô cùng quý giá, một lợi thế cạnh tranh mà các đối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng bắt chước. Tuy nhiên, để có thể tạo nên và duy trì được lợi thế cạnh tranh từ lực lượng lao động thành thạo tay nghề, giỏi kiến thức, nghiêm túc trong ý thức và thái độ làm việc, cam kết và trung thành, DN dứt khoát phải quan tâm đến đầu tư cho đào tạo và phát triển (ĐT&PT) CNKT một cách nghiêm túc và hợp lý. Đây có thể coi là một trong những vấn đề cốt lõi, có tính quyết định đến sự thành công không chỉ trong SXKD của các DN DM HN mà xa hơn là của cả quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi cấp bách phải được giải quyết. Chính vì vậy, nghiên cứu đề tài “Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội” là thực sự cần thiết.
2. Tổng quan các nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước
Nghiên cứu về ĐT&PT CNKT trong DN trước hết cần dựa trên cơ sở lý luận ĐT&PT nguồn nhân lực (NNL) trong các tổ chức. Trên thế giới, các nghiên cứu về ĐT&PT NNL có thể tạm thời chia thành bốn nhóm lớn. Nhóm thứ nhất là các lý thuyết về thiết kế hệ thống đào tạo, điển hình là lý thuyết của Goldstein [120] và O’Connor [126]. Nhóm thứ hai là các lý thuyết giải thích cơ chế học tập của con người như: lý thuyết Cải biến hành vi của Skinner [22, tr.135], lý thuyết Học tập của người lớn - Adults Learning của M. Knowles [119] và Quy trình học hỏi qua kinh nghiệm của D. Kolb [126, tr.132]. Nhóm thứ ba là các nghiên cứu dựa trên cơ sở của các học thuyết về tạo động lực: mô hình các giai đoạn phát triển nghề nghiệp của
J.Ivancevich [115, tr.196-199], mô hình ARCS của J. Keller [131]. Nhóm thứ tư là các lý thuyết về đánh giá kết quả đào tạo: Mô hình Đánh giá đào tạo 4 mức độ của Kirkpatrick [117], mô hình 4 mức độ của Kirkpatrick + ROI do J.Phillips phát triển [127], mô hình CIPP của Stufflebeam [128]. Tuy nhiên, các lý thuyết này không đi sâu vào ĐT&PT loại lao động cụ thể là CNKT trong DN. Do vậy, luận án chỉ kế thừa các lý thuyết và vận dụng, phát triển cơ sở lý luận về ĐT&PT CNKT trong DN.
Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn ĐT&PT CNKT ở Việt Nam có thể chia theo hai hướng chính: một là các nghiên cứu về dạy nghề, ĐT&PT nguồn nhân lực CNKT của một tỉnh, một thành phố hay một ngành, hai là các nghiên cứu về ĐT&PT CNKT trong DN, do các DN tự thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ SXKD của mình.
Một số nghiên cứu nổi bật về dạy nghề, ĐT&PT CNKT ở cấp vĩ mô như sau:
Luận án tiến sĩ đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Trọng Cảnh [13] đưa ra một số khái niệm về lao động chuyên môn kỹ thuật, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho một lĩnh vực đặc thù là dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Nguyễn Trọng Cảnh cũng đề cập đến thực tế có nhiều công nhân không có văn bằng (chứng chỉ) mà có tay nghề tương đương công nhân bậc 3 cũng được xem như là lao động chuyên môn kỹ thuật. Luận án đã đề xuất mô hình quản lý công tác ĐT&PT NNL chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm bom mìn vật nổ, cũng như đề cập đến những yếu tố bên ngoài tác động đến công tác này. Tuy nhiên, đây là cách tiếp cận từ phía những người quản lý và hoạch định chính sách, nên đề xuất những giải pháp và kiến nghị về Bộ Quốc phòng và Nhà nước nhằm hỗ trợ, khuyến khích công tác này. Luận án cũng chưa đi sâu đánh giá được tác động của các yếu tố đến việc thực hiện công tác này trong ngành.
Trong luận án Nghiên cứu việc làm của lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam [27], tiến sĩ Bùi Tôn Hiến đã sử dụng mô hình vốn nhân lực, phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động đã qua đào tạo nghề (gồm các yếu tố tác động đến việc tạo ra và giải quyết việc làm và các nhân tố các chính sách sử dụng và phát triển đội ngũ lao động qua đào tạo nghề). Tác giả Bùi Tôn Hiến cũng đã đề cập đến các khái niệm về đào tạo nghề, lao động đã qua đào tạo nghề và đặc biệt, khái niệm về công nhân kỹ thuật. Các khái niệm trên đã được kế thừa trong luận án này.
Đề tài Cải thiện sự phù hợp của Hệ thống đào tạo dạy nghề (TVET) ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của khu vực doanh nghiệp do Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung ương và Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề [81] hợp tác tiến hành phân tích thực trạng hệ thống đào tạo nghề tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Nghiên cứu cho thấy các vấn đề chính tồn tại trong hệ thống TVET ở Việt Nam bao gồm: sự rời rạc trong tổ chức và quản lý hệ thống TVET, năng lực của đội ngũ quản lý các cơ sở TVET còn yếu kém, năng lực của đội ngũ giáo viên TVET còn yếu kém, các khóa đào tạo không tương thích với yêu cầu thị trường, người nghèo tại các khu vực nông thôn bị hạn chế về thông tin cũng như khả năng tiếp cận hệ thống TVET. Kết qủa nghiên cứu này cũng giúp tác giả lý giải những bất cập công tác ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN và các nguyên nhân của chúng, cũng như những tác động từ bên ngoài, đặc biệt từ hệ thống dạy nghề của ngành Dệt May.
Các tác giả Phạm Trương Hoàng và Nguyễn Thị Xuân Thúy trình bày kết quả khảo sát tại 76 DN sản xuất trong lĩnh vực điện-điện tử và cơ khí tại Việt Nam trong bài báo “Nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam từ góc nhìn của doanh nghiệp” [30]. Bài báo nhận định những vấn đề nổi cộm với đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật tại Việt Nam hiện nay là các DN không đánh giá cao chất lượng lao động mới ra trường, xu hướng phát triển theo chiều sâu của các DN sản xuất công nghiệp kéo theo nhu cầu về lao động quản lý, các trường dạy nghề cần tập trung vào đào tạo các kỹ năng cứng, còn kỹ năng mềm thì DN có thể đào tạo bổ sung sau khi tốt nghiệp.
Bài báo Đào tạo công nhân kỹ thuật- Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho khu kinh tế Dung Quất của Lê Quang Sơn, Nguyễn Hồng Tây [51] đã tổng kết các kinh nghiệm đào tạo CNKT của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, phân tích bài học thực tiễn về đào tạo CNKT cho khu kinh tế Dung Quất, từ đó, đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo CNKT nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển khu kinh tế Dung Quất. Đáng chú ý, các tác giả đã đề xuất đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo thông qua đánh giá năng lực chuyên môn nghề nghiệp của người học sau khi học xong một chương trình đào tạo. Các tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn nghề nghiệp này là: kiến thức, kỹ năng và thái độ/hành vi. Mặc dù các tiêu chí đánh giá này chưa được phân tích sâu, nhưng đây cũng có thể coi là những gợi ý cho tác giả trong việc đề xuất các chỉ tiêu đánh giá kết quả ĐT&PT CNKT trong các DN DM HN.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) với Hiệp hội thúc đẩy Giáo dục và Đào tạo ở nước ngoài (APEPE-Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp) và Tổ chức Pháp ngữ Quốc tế (OIF), bộ tài liệu hướng dẫn triển khai Phương pháp tiếp cận theo năng lực trong đào tạo nghề [29] đề cập đến những nội dung cần triển khai nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề, áp dụng cho hệ thống các trường dạy nghề ở Việt Nam. Quan điểm