PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đánh giá tình hình sản xuất lúa ở phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma
ĐVT | Nhóm hộ | |||
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | ||
Số hộ | Hộ | 35 | 11 | 4 |
Tỷ lệ | % | 68 | 24 | 9 |
Số nhân khẩu | Khẩu | 147 | 51 | 19 |
Số nhân khẩu BQ | Khẩu | 4,20 | 4,64 | 4,75 |
Số lao động | Người | 80 | 35 | 11 |
Số lao động BQ | Người | 2,29 | 3,18 | 2,75 |
Số nhân khẩu/lao động | Khẩu | 1,84 | 1,46 | 1,73 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sản Lượng Lúa Xuất Khẩu Gạo Bình Quân Đến Các Châu Lục Trong 17 Năm (19962013)
- Tình Hình Phân Bổ Và Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Phường Khánh Xuân
- Số Hộ Sản Xuất Lúa Được Điều Tra Phỏng Vấn
- Chi Phí Đầu Tư Cho Sản Xuất Trồng Lúa Vụ Hè Thu
- Biểu Đồ Tuyến Tính Của Diện Tích Và Chi Phí Vụ Hè Thu
- Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk - 9
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Thuột, tỉnh Đắk Lắk
4.1.1. Khái quát tình hình sản xuất lúa của phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
4.1.1.1. Nhân khẩu và lao động
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng số nhân khẩu bình quân của các hộ thuộc nhóm 2 là 51 khẩu chiếm 24%. Trong đó, số nhân khẩu cao nhất thuộc nhóm 1 là 147 khẩu chiếm 68%, thấp nhất là nhóm 3 là khẩu chiếm 9%.
Bảng 4.1. Nhân khẩu, lao động của các nông hộ
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Qua bảng 4.1 ta có thể nhận xét:
Số nhân khẩu BQ/hộ giảm dần theo nhóm hộ từ các hộ cao nhất bao gồm các hộ thuộc nhóm I đến nhóm hộ thấp nhất nhóm 3.
Số lao động trong một hộ thể hiện lực lượng sản xuất chính của hộ. Lao động bình quân của nhóm 2 cao nhất, nhóm hộ này có số nhân khẩu lớn và nằm trong độ tuổi lao động nhiều, thế nhưng các nhóm hộ này lại thiếu đất, vốn và tư liệu sản xuất.
Số nhân khẩu/lao động là số lao động ăn theo của các nhóm hộ. Nhóm 2 có số nhân khẩu ăn theo thấp nhất, nhóm 3 có số khẩu ăn theo cũng khá cao điều này cũng không có gì đáng kể vì nhóm hộ này có tiềm năng về đất đai và tư liệu sản xuất thêm vào đó số lao động của nhóm hộ này cũng cao, nhóm 1 có số khẩu ăn theo cao nhất điều này là vấn đề khó khăn rất lớn, do họ đã ít đất tiềm năng kinh tế thấp mà còn phải nuôi thêm nhiều người hơn. Tỷ lệ ăn theo quá cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế khó khăn.
4.1.1.2. Trình độ học vấn
Trình độ văn hóa trung bình của các hộ là học cấp 2. Trong đó, trình độ cao nhất là đại học 6%, số người không đi học chiếm 4% và đa số là học cấp 1.
Bảng 4.2. Trình độ học vấn
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | ||||
Số lượng hộ | Tỉ lệ % | Số lượng hộ | Tỉ lệ % | Số lượng hộ | Tỉ lệ % | |
Không đi học | 1 | 2,9% | 0 | 0% | 0 | 0% |
Cấp 1 | 5 | 14,3% | 3 | 27,3% | 1 | 25,0% |
Cấp 2 | 13 | 37,1% | 2 | 18,2% | 1 | 25,0% |
Cấp 3 | 14 | 40,0% | 4 | 36,4% | 2 | 50,0% |
Đại học | 2 | 5,7% | 2 | 18,2% | 0 | 0% |
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Trình độ học vấn trung bình của các hộ là học cấp 2 trong đó nhóm 1 là 5 người, nhóm 2 là 2 người và nhóm 3 là là 1 người số % lần lượt là: 37,1%, 18,2% và 25%. Trình độ học vấn cao nhất là đại học 4 người nằm trong nhóm 1 và 2 chiếm lần lượt 5,7%, 18,2% số người không đi học chiếm 2,9% thuộc nhóm 1 và
đa số là học cấp 1, cấp 2 rồi nghỉ học. Nguyên nhân là vì gia đình có hoàn cảnh
khó khăn không thể tiếp đi học hoặc do nghỉ học đi làm sớm, một số người vì không muốn tiếp tục đi học…
Nhìn chung, trình độ học vấn của các hộ tại địa bàn nghiên cứu là không cao, đa số là người dân chỉ học đến cấp 1 và cấp 2 rồi đi làm, không tiếp tục đi học nữa.
4.1.1.3. Nguồn lực đất đai
Nhìn chung, tổng diện tích đất của các hộ đều dùng toàn bộ để sản xuất nông nghiệp trong đó trồng lúa là chủ yếu. Qua điều tra các mẫu phỏng vấn thì có một số hộ là có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng vì họ tập trung đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, mua đất để tích lũy lại đất cho con cái.
Bảng 4.3: Tình hình sử dụng đất của các nhóm hộ
ĐVT: ha
Nhóm hộ | ||||||
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | ||||
DTBQ/ Hộ | Tỉ lệ (%) | DTBQ/ Hộ | Tỉ lệ (%) | DTBQ/ Hộ | Tỉ lệ (%) | |
Diện tích đất sản xuất lúa | 0,19 | 11,38 | 0,69 | 40,55 | 1,48 | 76,62 |
Diện tích cây khác | 1,51 | 88,62 | 1,01 | 59,45 | 0,45 | 23,38 |
Tổng diện tích | 1,70 | 100 | 1,70 | 100 | 1,93 | 100 |
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Nhìn chung tổng diện tích đất tương đối nhiều nhóm 1 và nhóm 2 với tổng diện tích đất bình quân trên hộ là 1,7 ha. Nhóm 3 thì cao hơn so với 2 nhóm còn lại với tổng diện tích bình quân trên hộ là 1,93 ha, trong định hướng tương lai người dân vẫn tiếp tục sản xuất lúa để đảm bảo lương thực cho cuộc sống và không có ý định chuyển sang ngành nghề khác.
4.1.1.4. Kinh nghiệm sản xuất
Trồng lúa là một ngành nghề có từ lâu nên hầu như các nông dân họ biết làm ruộng từ lúc trẻ, do đó họ đã tích lũy kinh nghiệm từ rất nhiều năm kinh nghiệm. Cụ thể được trình bày qua bảng 4.4:
Bảng 4.4. Kinh nghiệm sản xuất lúa
Nhóm hộ | ||||||
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | ||||
Số lượng hộ | Tỉ lệ % | Số lượng hộ | Tỉ lệ % | Số lượng hộ | Tỉ lệ % | |
Trên 10 | 6 | 17,1% | 7 | 63,6% | 1 | 25,0% |
Từ 1020 | 13 | 37,1% | 2 | 18,2% | 2 | 50,0% |
Từ 2030 | 14 | 40,0% | 1 | 9,1% | 1 | 25,0% |
Từ 3040 | 2 | 5,7% | 0 | 0% | 0 | 0% |
Trên 40 | 0 | 0% | 1 | 9,1% | 0 | 0% |
Tổng | 35 | 100 | 11 | 100 | 4 | 100 |
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Qua bảng 4.4 ta thấy rằng:
Nhóm hộ 1 với số hộ nông dân với kinh nghiệm sản xuất với số năm từ 1020 năm và số năm kinh nghiệm từ 2030 năm chiếm lần lượt là 37,1% và 40% trong tổng số 35 hộ.
Nhóm hộ 2 với số hộ nông dân với kinh nghiệm sản xuất với số năm trên 10 năm chiếm 63,6% trong tổng số 35 hộ.
Nhóm hộ 3 với số hộ nông dân với kinh nghiệm sản xuất với số năm trên 10 năm, từ 2030 năm và số năm kinh nghiệm từ 1020 năm chiếm chủ yếu lần lượt là 25%, 50% và 25%.
Trong tổng số 50 mẫu điều tra về kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp của các hộ thì kinh nghiệm sản xuất cao nhất là từ 30 năm trở xuống năm, thấp nhất là những người có số năm kinh nghiệm trên 40 năm chiếm tổng số 9,1% trong cả 3 nhóm hộ.
4.1.1.5. Tình hình trang bị máy móc thiết
Lao động của con người thông qua công cụ lao động, các phương tiện tác động đến quá trình sản xuất
Bảng 4.5. Máy móc thiết bị của các hộ điều tra
ĐVT: 1000 đồng
BQ (cái), chiếc/ hộ | Tỷ lệ hộ trang bị (%) | Giá trị BQ | Khấu hao BQ | |
Sân phơi | 0,59 | 59 | 1.525,00 | 206,25 |
Máy xay xát | 0,05 | 5 | 8.729,25 | 590,98 |
Bình phun thuốc | 1 | 100 | 577,50 | 217,75 |
Máy cày | 0,08 | 8 | 1.220,00 | 481,33 |
Khác | 0,25 | 25 | 5.625,00 | 281,25 |
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra Qua bảng 4.5 ta thấy ở các hộ trồng lúa có máy móc thiết bị chủ yếu là: sân phơi, máy xay xát, bình phun thuốc, máy cày và khác. Trong đó chỉ có bình phun thuốc là có số bình quân trên mỗi hộ là 1 chiếc/hộ điều này nói lên rằng 100% các hộ trồng lúa đều có bình phun thuốc , về sân phơi có số bình quân 0,59 cái/ hộ tức là có 59% các hộ sản xuất lúa có sân để phơi lúa. Còn lại người nông dân
thì không phơi lúa được trên sân mà đưa đi sấy hoặc phơi nền đất trên bạt. Máy cày, máy xay xát có bình quân chung là 0,08 và 0,05 cái trên hộ tức là có 8%, 5% hộ có xe máy cày, máy xay xát còn lại phải thuê khi thu hoạch lúa, vì bà con nông dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn chưa có điều kiện để mua sắm thiết bị máy móc phục vụ sản xuất lúa.
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Biểu đồ 4.1: Máy móc thiết bị của các hộ điều tra
Xét giá trị bình quân của mỗi hộ thì các máy móc thiết bị sản xuất lúa chủ yếu thì giá trị bình quân lớn nhất là máy xay xát với giá trị 8.729,25 ngàn đồng, tiếp đó là giá trị bình quân của các thiết bị máy móc phục vụ cho các hoạt động sản xuất khác với giá trị 5,625 ngàn đồng. Về khấu hao bình quân mỗi hộ mỗi năm lại phải trích khấu hao cho máy móc thiết bị: cao nhất vẫn là máy xay xát với 590,98 ngàn đồng, tiếp theo là máy cày với mức khấu hao hàng năm là 481,33 ngàn đồng và thấp nhất là sân phơi với khâu hao chỉ 206,25 ngàn đồng.
Như vậy, về tình hình máy móc thiết bị phục vụ sản suất lúa thì đa phần các hộ đều đầu tư khá đầy đủ tuy nhiên một số thiết bị vẫn chưa có giá trị cao máy móc đã cũ làm cho mức khấu hao tăng mỗi năm cần thay mới thiết bị.
4.1.1.6. Khoa học kỹ thuật
Trong những năm gần đây quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng đã và đang chuyển sang giai đoạn mới đó là sản xuất phải gắn
liền với khoa học kỹ thuật, nhằm nâng cao chất lượng nông sản, tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất và cải thiện môi trường của cộng đồng.
Bảng 4.6. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Không áp dụng | Áp dụng | |||
Số lượng hộ | Tỉ lệ % | Số lượng hộ | Tỉ lệ % | |
Giống mới | 7 | 14,0% | 43 | 86,0% |
3 giảm 3 tăng | 12 | 24,0% | 38 | 76,0% |
Sạ hàng | 41 | 82,0% | 9 | 18,0% |
Phòng trừ sâu hại tổng hợp (IBM) | 10 | 20,0% | 40 | 80,0% |
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Qua kết quả khảo sát 50 hộ trên địa bàn nghiên cứu, các hộ cho thấy hầu hết các hộ đều áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa: Giống mới, sạ hàng, cơ giới hóa, 3 giảm 3 tăng. Mô hình ba giảm – ba tăng được các nông hộ rất quan tâm vì hiện nay trước áp lực tăng giá của các nguồn lực đầu vào như: phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu và mô hình này vừa giúp họ tiết kiệm được một số chi phí sản xuất mà lại còn tăng năng suất.
Trong các mô hình được ứng dụng như trên thì mô hình giống mới được sử dụng nhiều nhất 43 hộ chiếm tỉ lệ 86% và mô hình phòng trừ sâu hại tổng hợp (IBM) với tổng số hộ 40 hộ với tỉ lệ 80%.
Mô hình giống mới được áp dụng nhiều nhất theo ý kiến của người sản xuất cho biết thì hiện nay thời tiết thay đổi thất thường khiến một số loại sâu bệnh hại phát triển mạnh và lan nhanh trên các cánh đồng ruộng trên địa bàn phường. Qua đó để đạt được năng suất và có thu nhập thì phải thay đổi giống mới kháng sâu, bệnh là chính mà còn cho năng suất cao chất lượng tốt bán giá thành cao. Còn lại là sạ hàng có 9 hộ áp dụng chiếm 18% mô hình này vẫn áp dụng chưa cao vì đòi hỏi phải đáp ứng đủ các điều kiện về độ bằng phẳng của mặt ruộng cũng như nguồn nước tưới tiêu.
4.1.1.7. Lịch thời vụ
Vụ Đông Xuân: Thời gian gieo trồng vụ Đông Xuân ở phường không đồng loạt, thường gieo trồng vào tháng 11, kéo dài đến giữa tháng 12 và thu hoạch trong khoảng tháng 3.