Diện tích các loại cây còn lại chủ yếu trồng quy mô nhỏ, lẻ tẻ phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ.
a) Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp toàn phường là 1.637,14 ha, được phân bố như sau
:
Đất trồng cây hàng năm là 492,11 ha, chiếm 22,53 % diện tích đất nông
nghiệp. Trong đó : đất ruộng lúa – lúa màu 277,39 ha. Đất trồng cây hàng năm khác 214,72 ha, chiếm 9,83 % đất cây hàng năm.
Đất trồng cây lâu năm là 1.065,06 ha, chiếm 48,77 % diện tích đất nông nghiệp. Trong đó toàn bộ là diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm.
Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 26,49 ha, chiếm 01,21 % diện tích đất nông nghiệp, trong đó toàn bộ diện tích được sử dụng nuôi cá.
Nhìn chung, đất nông nghiệp của phường đã được đưa vào sử dụng tương đối hợp lý và hầu hết đã giao cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài. Tuy nhiên cần chú ý đến cải tạo diện tích đất trồng cây cà phê kém hiệu quả ở những khu vực thiếu thốn nguồn nước tưới, có khả năng chuyển thành vùng chuyên màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao.
Diện tích đất lâm nghiệp có 98 ha trong đó 50,39 ha đất rừng sản xuất, chiếm 2,31 % diện tích đất tự nhiên.
b) Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp toàn phường là 541,32 ha, được phân bố như
sau:
Diện tích đất ở đô thị có 128,09 ha, chiếm 5,87 % tổng diện tích đất tự
nhiên. Bình quân diện tích đất mỗi hộ là 244m2. Diện tích đất ở nằm tập trung thành khu vực, có một số nằm ven các trục đường giao thông. Việc bố trí đất ở tập trung như vậy thuận lợi cho việc quản lý, sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng.
Diện tích đất chuyên dùng có 323,13ha chiếm 14,08%, bao gồm :
+ Đất trụ sở cơ quan công trình công nghiệp 31,80 ha
+ Đất quốc phòng 9,20 ha
+ Đất an ninh 0,09 ha
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 25,26 ha
+ Đất công cộng 285,55 ha, chiếm 88,37 % diện tích đất chuyên dùng.trong
đó: Đất giao thông 254,16 ha, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong đất chuyên dùng
(chiếm 50,48%), trong đó các trục tuyến trọng điểm là quốc lộ 14, các tuyến liên xã, phường…; Đất thủy lợi với diện tích 15 ha, trong đó đất kênh mương 13,50 ha, đất đê đập là 1,50 ha.
Đất tôn giáo tín ngưỡng 5,84 ha chiếm 1,08 % diện tích đất phi nông nghiệp
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 12,66 ha chiếm 2,34 % diện tích đất phi nông nghiệp
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng có diện tích 71,96 ha, chiếm 13,29 % diện tích đất phi nông nghiệp. Trong đó diện tích đất sông ngòi, kênh rạch, suối chiếm 37,38 ha; đất có mặt nước chuyên dùng là 34,58 ha.
c) Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng có 95,1 ha, chiếm 0,25 % diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là diện tích đất bằng chưa sử dụng 95,1 ha.
Nhìn chung đất đai của phường đã được đưa vào sử dụng cho các mục đích khác nhau. Để sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, vấn đề đặt ra không phải chỉ mở rộng diện tích mà phải thay đổi các mục đích sử dụng đất một cách hợp lý, thay đổi cơ cấu kinh tế.
3.3.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ tại địa phương đã có những bước phát triển đáng kể, nhiều loại hình dịch vụ đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn phường kể cả trong sản xuất và sinh hoạt. Tổng số hộ tham gia trên lĩnh vực này là từ 460 đến 567 hộ, tổng doanh thu
thương mại dịch vụ
và bán lẻ
hàng hóa đạt từ
30 đến 35 tỷ
đồng/tháng. Tuy
nhiên, một số hộ kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn do sức mua hạn chế.
Trên địa bàn phường cũng có một số hộ gia đình mở các xưởng cơ khí, các xưởng chế biến gỗ tuy nhiên nhìn chung ngành công nghiệp ở phường còn kém phát triển. Về thương mại trên địa bàn ngoài một số của hàng đại lí buôn bán vật liệu xây dựng, thu mua nông sản, hàng hóa…có quy mô khá lớn còn lại hầu hết là
các của hàng buôn bán với quy mô nhỏ của các gia đình. Song xét thực tế trên lĩnh vực này phường vẫn chưa phát huy hết tiềm năng hiện có, số lượng và quy mô ngành hàng chưa ngang tầm được với các khu vực trung tâm thành phố.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng và các số liệu về năng suất, sản lượng, diện tích lúa qua các năm 20122014 được thu thập từ Uỷ Ban Nhân Dân phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, cơ sở thông tin thu thập từ đài, báo và internet các phương tiện thông tin đại chúng.
Số liệu sơ cấp:
Dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, dùng bảng câu hỏi phỏng vấn soạn sẵn sử dụng phỏng vấn trực tiếp 50 hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn
nghiên cứu. Vì theo nguyên lí thống kê trên 30 mẫu thì đã có ý nghĩa về thống kê.
mặt
Phương pháp chọn hộ điều tra: Tổng số hộ sản xuất lúa của 5 tổ dân phố: TDP 6, 7, 12, 13, 15 trong đó chọn ra những hộ có diện tích lớn hơn 0,08 ha. Số lượng hộ phỏng vấn được thống kê ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Số hộ sản xuất lúa được điều tra phỏng vấn
Tổng số hộ sản xuất lúa | Số hộ phỏng vấn | ||
Số lượng hộ | Tỷ lệ % | ||
TDP 6 | 90 | 22% | 8 |
TDP 7 | 70 | 17% | 6 |
TDP 12 | 100 | 25% | 16 |
TDP 13 | 204 | 51% | 15 |
TDP 15 | 80 | 20% | 5 |
TỔNG | 401 | 100% | 50 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk - 2
- Sản Lượng Lúa Xuất Khẩu Gạo Bình Quân Đến Các Châu Lục Trong 17 Năm (19962013)
- Tình Hình Phân Bổ Và Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Phường Khánh Xuân
- Đánh Giá Tình Hình Sản Xuất Lúa Ở Phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma
- Chi Phí Đầu Tư Cho Sản Xuất Trồng Lúa Vụ Hè Thu
- Biểu Đồ Tuyến Tính Của Diện Tích Và Chi Phí Vụ Hè Thu
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra
* Nội dung phỏng vấn bao gồm:
Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực sản xuất của hộ trồng lúa (về trình độ học vấn, tổ chức sản xuất, đất đai, lao động, vốn, ứng dụng khoa học kĩ thuật...)
Các khoản mục, chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả nhập...)
sản xuất (chi phí, thu
Thị
trường đầu vào, các hoạt động hỗ
trợ
đầu ra trong quá trình sản
xuất, tiêu thụ.
Một số nhận định của người nông dân về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ.
3.4.2. Phương pháp xử lí số liệu và thông tin
Phương pháp thống kê mô tả:
Đề tài sử sụng phương pháp trung bình số học đơn giản, tỷ lệ phần trăm (%) để phân tích thực trạng sản xuất lúa của các hộ gồm các nguồn lực có sẵn như diện tích sản xuất, tổ chức sản xuất, nguồn lực lao động; các chỉ tiêu kinh tế như chi phí, thu nhập...
Hồi quy tuyến tính:
+ Hàm sản xuất:
Ln Y = Ln A + α Ln X1 + β Ln X2
Trong đó: Ln Y là sản lượng lúa
A là hệ số tự do
Ln X1 là diện tích đất sản xuất
Ln X2 là tổng chi phí sản xuất
Phương pháp phân tích ma trận SWOT:
Được sử dụng để phân tích mục tiêu nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trính sản xuất lúa. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi, cơ hội ; đồng thời khắc phục những khó khăn,
thách thức để
nâng cao hiệu quả
kinh tế
cho người nông dân trồng lúa của
phường Khánh Xuân, tỉnh Đắk Lắk.
Phương pháp phân tổ
Dựa trên quy mô diện tích trồng lúa của nông dân tại phường Khánh Xuân, tỉnh Đắk Lắk để tiến hành phân loại hộ thành 3 nhóm:
+ Nhoḿ
+ Nhoḿ
+ Nhoḿ
1: Gồm nhưñ g hộ códiện tích trồng lúa < 0,5ha.
2: Gồm nhưñ g hộ códiện tích trồng lúa từ0,5ha1ha. 3: Gồm nhưñ g hộ códiện tích trồng lúa từ 1ha trở lên.
Bảng 3.4. Phân loại các nhóm hộ theo quy mô đất đai
Số lượng | Tỉ lệ (%) | |
Nhóm 1 | 35 | 70 |
Nhóm 2 | 11 | 22 |
Nhóm 3 | 4 | 8 |
Tổng | 50 | 100 |
Nhoḿ
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
1 bao gồm 35 hộ chiếm tỉ lệ cao nhất 70% là những nhóm hộ códiện
tích trồng lúa nhỏ hơn 0,5 ha. Nhoḿ 2 bao gồm 11 hộ chiếm tỉ lệ 22% là những
nhóm hộ códiện tićh trồng lúa từ0,5 ha 0,9 ha. Nhoḿ 3 bao gồm 4 hộ chiếm tỉ
lệ thấp nhất 8% là những nhóm hộ códiện tích trồng lúa từ 1 ha trở lên.
3.4.3. Các chỉ tiêu tính toán
Giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của sản phẩm lúa tính trên một đơn vị diện tích.
GO = ∑Q*P
Trong đó: Q : là khối lượng sản phẩm (kg) P : là đơn giá sản phẩm (1000đ)
Thu nhập: là số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm.
Thu nhập = Sản lượng * Đơn giá
Tổng chi phí: là tất cả các khoản đầu tư mà nông hộ bỏ ra trong quá trình sản suất và thu hoạch. Bao gồm: chi phí giống, phân bón, thuốc hóa học, chi phí thuê lao động, chi phí vận chuyển, chi phí nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất, chi phí thu hoạch…
Thu nhập ròng: là khoảng cách chênh lệch giữa thu nhập và tổng chi phí.
Thu nhập ròng = Thu nhập – Tổng chi phí
Lao động gia đình: là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cho cây trồng vật nuôi. Lao động gia đình được tính bằng đơn vị ngày công ( mỗi ngày công được tính là 8 giờ lao động).
Khấu hao tài sản cố định bao gồm khấu hao các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Khấu tài sản cố định = Nguyên giá / Số năm sử dụng
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật tư nông nghiệp + Chi phí
khác
+Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất
D
Hiệu quả sử dụng đất: H =
C
Trong đó H là hệ số sử dụng đất
D là diện tích gieo trồng C là diện tích canh tác
Hiệu quả kinh tế, ta so sánh các chỉ số sau:
Thu nhập trên chi phí (TN/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu chỉ số TN/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất sẽ bị lỗ, nếu TN/CP bằng 1 thì hòa vốn, TN/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời.
TN/CP =
Thu nhập Chi phí
Thu nhập ròng trên chi phí (TNR/CP): Tỷ số này phản ánh 1 đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu TNR/CP là số dương thì người sản xuất sẽ có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
Thu nhập ròng
TNR/CP =
Chi phí
Thu nhập ròng trên thu nhập (TNR/TN): Thể hiện trong một đồng thu
nhập có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng thu nhập.
TNR/TN =
Thu nhập ròng
Thu nhập
Thu nhập ròng trên ngày công lao động (TNR/NC): Chỉ tiêu này phản ánh trong một ngày công lao động của người trực tiếp sản xuất tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi tổng chi phí trên một ngày công.
Thu nhập ròng
TNR/NC =
Số ngày công lao động gia đình
Thu nhập ròng trên ngày (TNR/Ngày): Chỉ tiêu này phản ánh trong một
ngày sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập ròng. Số ngày là khoảng thời gian của chu kì sản xuất. Đa số nông dân trong vùng đều sống bằng nghề sản xuất lúa nên chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập của nông hộ, chỉ tiêu này phụ thuộc vào yếu tố: hiệu quả sản xuất, diện tích đất sản xuất.
Thu nhập ròng
TNR/Ngày =
Ngày