Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh - 8


3. Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard.) H. J. Lamb.): phân bố rải rác từ chân núi lên đỉnh núi, tới gần khu vực An Kỳ Sinh, từ độ cao từ 50m đến 900m. Hầu hết là những cây tái sinh, cây nhỏ. Cây gỗ lớn còn ít.

4. Gô lau (Sindora tonkinensis A.Chev. ex K. et S. Larsen): số lượng còn nhiều, mật độ tái sinh cao, cây gỗ lớn còn nhiều. Chúng phân bố ở đai thấp độ cao dưới 700m, chủ yếu ở sườn dưới và sườn giữa từ 50m đến 400 m.

5. Chò đãi (Annamocarya sinensis (Dode.) J. Leroy), Ba kích (Morinda officinalis How), Bảy lá một hoa (Paris chinensis Franch.): số lượng cá thể của các loài này còn rất ít, khó gặp, chủ yếu còn một số cây tái sinh.

6. Vù hương (Cinnamomuum balansae Lecomte), Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte): phân bố từ độ cao 50m tới 700m, số lượng cá thể của loài còn ít, chủ yếu cây nhỏ, không bắt gặp cây lớn.

7. Trầu tiên (Asarum glabrum Merr.): phân bố ở lớp thảm thực vật dưới tán rừng trúc ở đai cao trên 700m. Hiện nay số lượng cá thể của loài không nhiều, vì hàng năm vào mùa lễ hội vẫn bị khai thác để bán lá tươi và khô cho khách hành hương.

8. Tô hạp trung hoa (Altingia chinensis (Champ. ex Benth.) Oliv.): phân bố từ chân núi lên độ cao 500m, số lượng cá thể của loài còn nhiều. Những cá thể bắt gặp hầu hết là cây nhỡ.

9. Cẩu tích (Cibotium barometz (L.) J. Sm.): số lượng cá thể của loài nhiều, phân bố từ chân núi lên đỉnh núi, từ độ cao 100m đến 900m.

4.5. Đa dạng các kiểu rừng và các quần xã thực vật


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Căn cứ vào kết quả điều tra, dựa theo tiêu chuẩn phân loại thảm thực vật của tiến sĩ Thái Văn Trừng, chúng tôi nhận thấy ở RĐD Yên Tử có hai kiểu rừng chính:

1. Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới: Kiểu rừng này có phân bố ở đai thấp dưới 700m.

Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh - 8

2. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp: phân bố ở đai cao trên 700m tới đỉnh chùa Đồng (1068m).


4.5.1. Kiểu Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới

Rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới là kiểu rừng có phân bố rộng nhất trong khu vực, hầu hết đã bị tác động, đang trong giai đoạn phục hồi và ổn định. Căn cứ vào mức độ bị tác động của rừng, cấu trúc tầng rừng cũng như khả năng phục hồi của rừng có thể chia kiểu rừng này thành 3 kiểu phụ:

1. Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động

2. Kiểu phụ rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt

3. Kiểu phụ trảng cỏ cây bụi cây gỗ rải rác thứ sinh

Đối với kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đã qua tác động: có diện tích phân bố lớn nằm quanh khu di tích từ chùa Giải Oan lên Bảo Sái. Do địa hình cao và bảo vệ tốt nên cây rừng sinh trưởng tốt, kích thước lớn. Độ khép tán của rừng đạt 0.7-0.9. Rừng có cấu trúc 5 tầng. Tầng cây gỗ là tầng chính của rừng quyết

định chiều hướng phát triển, môi trường sinh thái, cảnh quan của rừng. Tầng cây gỗ bao gồm 3 tầng là tầng A1, A2 và A3.

Tầng vượt tán (A1): có chiều cao trung bình từ 25-30m; có đường kính từ 40 - 50cm, những cây gỗ có đường kính lớn 50-80cm không nhiều. Tầng này có tán nhấp nhô không liên tục. Điển hình là các loài: Lim xanh, Gụ lau, Táu mật, Sao hòn gai, các loài Re, Trám Trắng, Hồng Tùng, Sấu, Gội trắng, Xoan nhừ, Trâm trắng, Vạng trứng, Lim xẹt.

Tầng ưu thế sinh thái(A2): là tầng chính của rừng có chiếu cao trung bình từ 15- 20m độ khép tán ngang cao. Ngoài những loài cây của tầng A1 có mặt ở đây còn có nhiều loài cây khác có giá trị như: Re hương, Re gừng, Dẻ cau, Dẻ gai, Sồi xanh, Thị, Nhội, Mọ, Xoan nhừ, Trường, Thôi chanh, Xoan đào, Thông tre, Vàng kiêng, Ràng ràng mít, Ràng ràng xanh, Vù hương, Sến mật, Trầm .

Tầng tán dưới (A3): có chiều cao phổ biền từ 8-12m, gồm những cây thường xanh tán không liên tục. Ngoài những cây phổ biến của tầng A1 và A2 ở đây còn có Mùng quân rừng , Đỏm gai, Đỏm lông, Thẩu tấu, Thành ngạnh, Trâm sừng, Sồi ghè.

Tầng cây gỗ có mật độ trung bình từ 600-800cây/ha. Chúng phân bố trong khu vực như sau:


ë sườn dưới, độ cao dưới 300m, có các loài chủ yếu như Lim xanh, Gụ lau, Xoan nhừ, Gội tẻ, Lim xẹt, Vảy ốc gỗ, Các loài Re, Máu chó, Bứa, Các loài Trám, Vàng anh, Muồng ràng ràng, Sao hòn gai, Ngát, Thôi ba, Nhội, Đa lông, Đa xanh, Chẹo tía, Dẻ gai Uông bí, Dẻ gai ấn độ, Vạng trứng, Thôi chanh, Xoan nhừ, Mò gói thuốc, Lá nến, Mai vàng, Hoa trứng gà.

ë sườn giữa, độ cao từ 300m đến 500m, có các loài chủ yếu như Táu mật, Dẻ gai thô, Re hương, Trám trắng, Côm hải nam, Lim xẹt, Hồng tùng, Gội trắng, Mai vàng, Chẹo tía, Dẻ cuống, Cứt ngựa, Dung giấy, Xoan nhừ, Dẻ gai ấn độ, Trâm trắng, Tô hạp Trung Hoa, Ngát, Bứa, Thừng mực mỡ, Lim xanh, Sao hòn gai, Hoa trứng gà.

ë sườn trên, độ cao từ 500m tới 700m, các loài cây gỗ chủ yếu như Táu mật, Sao hòn gai, Dẻ lá tre, Sồi hồng, Trâm sừng, Dẻ gai đỏ, Dẻ gai lá bé, Súm, Sến mật, Bồ hòn, Mai vàng, Sồi phảng, Hồng tùng, Thông nhựa, Thông tre, Hoa trứng gà.

Như vậy, ở Yên Tử Lim xanh, Gụ Lau, Xoan nhừ, Chẹo tía, Vạng trứng, v.v. chỉ phân bố ở chân và sườn độ cao dưới 500m; còn Táu mật, Sao Hòn gai, Dẻ gai ấn độ, Mai vàng, Hoa trứng gà phân bố rộng ở Chân, suờn giữa, sườn trên của núi.

Tầng cây bụi thấp: gồm những cây mọc rải rác cao từ 2 đến 4m, có đường kính nhỏ hơn 6cm; sức sinh trưởng của tầng cây bụi không đồng đều, ở những nơi có độ khép tán thấp cây bụi phát triển khá, ở những nơi có độ khép tán cao tầng cây bụi thưa thớt. Một số loài cây bụi chủ yếu như: Lấu, Trọng đũa tuyến, Bồ cu vẽ, Bọt ếch, Sim, Mua, Thao kén đực, Thao kén cái, Cỏ lào, Sầm xì, Chòi mòi đất.

Tầng cỏ quyết (C): gồm các loài thực vật cao không quá 2m thuộc ngành Dương xỉ có thân rễ trong đất như Guột, Dương xỉ thường, Tóc thần vệ nữ, Quyết lá dừa, Ráng cổ tự tích lan, Quyết lá tai răng nhọn; các loài có thân thảo như Ráy, Sa nhân, Gừng gió, Đơn buốt, Nưa, v.v.

Tầng tre nứa và thực vật ngoại tầng: Tầng tre nứa thường tạo thành tầng riêng ở những nơi sáng và tạo tầng không liên tục dưới tán rừng. Thành phần loài chủ yếu gồm Tre khổng, Sặt, Nứa lá to. Mật độ tre nứa không đều, ở những nơi chúng mọc tập trung có thể đạt từ 5000- 7000 cây/ha, nhưng chiều cao thường thấp từ 4-5m.

Thực vật ngoại tầng gồm chủ yếu các loài dây leo thuộc họ Na, họ Trinh nữ, họ Vang, họ Đậu, họ Trúc đào, họ Cà phê, họ Thiên lý, họ Kim cang, họ Củ nâu, họ Cà,


họ Nho, họ Tiết dê, họ Cau dừa, họ Bầu bí. Đây hầu hết cũng là các loài thực vật có chồi trên thân leo quấn (Lp). Một số loài điển hình như: Dây hoa giẻ, Dây dất na, Dây mật, các loài thuộc nhóm Song mây, Dây thèm bép, Hà thủ ô trắng, Dây móng bò, Đại hái, Móc câu đằng. Trong các loài dây leo đáng chú ý có loài Ba kích, Dây

đau xương, Bình vôi, Hoàng đằng, là những loài quí hiếm cũng có mặt.

Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới đai thấp dưới 700m, có các ưu hợp đại diện chính được ghi nhận như sau:

1. Ưu hợp: Lim xanh (Erythrofloeum fordii Oliv.) + Lim xÑt (Peltophorum dasyrrhachis (Miq.) Kurz var.) + Gô lau (Sindora tonkinensis A.Chev. ex K. et S. Larsen*) + Dẻ gai ấn độ (Castanopsis indica ( Roxb.) A. .DC.) + Xoan nhõ (Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill).

Ưu hợp này phân bố chủ yếu ở sườn chân, độ cao dưới 300m so với mặt biển, phía trên Chùa Giải Oan.

2. Ưu hợp: Vạng trứng (Endospermum chinensis Benth.) + Chẹo (Engelhardtia roxburghiana Wall.) + Hoa trứng gà (Magnolia coco ( Lour.) DC.) + Muồng ràng ràng (Adenanthera microsperma Teysm. et Binn.)

Ưu hợp này phân bố chủ yếu ở sườn chân, độ cao dưới 300m so với mặt biển, phía Đông của Rừng đặc dụng Yên Tử, giáp mỏ than Yên Tử.

3. Ưu hợp: Mai vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr.) + Trâm trắng (Syzygium wightianum Wall. ex Wight & Arn.) + Thõng mùc mì (Wrightia laevis Hook. f.) + Gội núi (Aphanamixis grandifolia Blume) + Sao Hòn Gai (Hopea mollissima C. Y. Wu.)

Ưu hợp này phân bố ở sườn giữa độ cao từ 300m-500m, gần khu vực Thác vàng

4. Ưu hợp: Dẻ gai (Castanopsis spp.) + Gội núi (Aphanamixis grandifolia Blume) + Trám (Canarium spp.) + Trâm trắng (Syzygium wightianum Wall. ex Wight & Arn.)

Ưu hợp này phân bố chủ yếu ở sườn giữa, độ cao 300-500m so với mặt biển.

5. Ưu hợp: Sồi Phảng (Lithocarpus cerebrinus ( Hickel et A. Camus) A. Camus)

+ Hồng tùng (Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook *) + Thông nhựa (Pinus


merkusii Jungh. et de Vriese) + Trâm trắng (Syzygium wightianum Wall. ex Wight & Arn.)

Ưu hợp này phân bố chủ yếu ở sườn trên, độ cao 500m-700m so với mặt biển.

6. Ưu hợp: Trâm (Syzygium spp.) + Sồi (Lithocarpus spp.) + Tre Khỉng (Indosasa crassiflora McClure)

Ưu hợp này phân bố chủ yếu ở độ cao 400-700m so với mặt biển.

2. Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700m so với mặt biển chạy từ Đèo Gió qua

đỉnh Yên Tử, dọc ranh giới phía Đông Bắc của RĐD, giáp với Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, mỏ than Yên Tử, bao quanh khu vực Chùa Bảo Sái và Chùa Vân Tiêu. Đặc trưng lớn nhất là rừng Lùn, có cấu trúc 4 tầng.

Tầng ưu thế sinh thái (A2): là tầng chính của rừng có chiếu cao trung bình 10- 15m, đường kính từ 20-30 cm, những cây gỗ có đường kính trên 40cm không đáng kể, độ khép tán ngang cao. Thành phần các loài thực vật cơ bản trong kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp là: Vối thuốc, Dẻ cau lá bạc, Giổi lá bạc, Rè, Re, Súm. Ngoài ra, ở kiểu rừng này còn thấy phân bố của Thông tre lá ngắn, Sến mật, là những loài thực vật quí hiếm của Việt nam. Tầng cây gỗ có mật độ thấp từ 300-400cây/ha.

Tầng dưới tán (A3): gồm các loài cây gỗ nhỏ như Mai vòng, Cồng núi, Đa quả nhỏ, Vú bò.

Tầng cây bụi: thường thưa thớt, sức sinh trưởng của tầng cây bụi không đồng

đều, ở những nơi có độ khép tán thấp cây bụi phát triển khá hơn. Thành phần loài gồm: Lấu, Trọng đũa tuyến, Mua núi cao, Đỗ quyên, Găng.

Tầng thảm tươi nằm sát mặt đất gồm: các loài Cỏ, Cẩu tích, Mua đất, Bảy lá một hoa, Trầu tiên, Cốt cắn, Địa lan, Thu hải đường, Đơn buốt, Cao cẳng các loại.

Tầng tre nứa và thực vật ngoại tầng: Tầng tre nứa chủ yếu là Trúc Yên Tử, chiều cao thấp từ 1-2m, thường tạo thành tầng riêng ở những nơi sáng, mật độ dày đặc, diện tích lớn và tạo tầng không liên tục dưới tán rừng.


Thực vật ngoại tầng gồm một số loài Dương xỉ sống phụ sinh như Tổ chim, æ

phượng; một số loài phong lan; một số loài dây leo leo nhỏ thuộc họ Na, họ Trúc

đào, họ Tiết dê.

Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp có một số ưu hợp thực vật sau:

1. Ưu hợp: Giổi lá bạc (Michelia foveolata Merr. ex Dandy) + Vối thuốc (Schima superba Gard. & Champ. in Hook.) + Dẻ cau lá bạc (Quercus sp.) + Re (Cinnamomum sp1.) + RÌ (Machilus sp.)

Ưu hợp này phân bố ở quanh đỉnh Yên Tử, độ cao từ 900m so với mặt biển trở lên.

2. Ưu hợp : Giổi lá bạc (Michelia foveolata Merr. ex Dandy) + Vối thuốc (Schima superba Gard. & Champ. in Hook.) + Chè hồi (Ternstroemia gymnanthera (Wight & Arn.) Bedd.) + Thanh mai (Myrica sapida Wall.)

Ưu hợp này phân bố chủ yếu ở sườn cao 800-950m so với mặt biển.

3. Quần hợp: Trúc Yên Tử (Sinobambusa sp.)

Quần hợp này phân bố chủ yếu ở sườn trên độ cao 800-900m so với mặt biển.

Tóm lại: Khu RĐD Yên Tử có 2 kiểu rừng với 9 ưu hợp thực vật chính trên các dạng rừng giàu và rừng nghèo, chưa kể các ưu hợp trên trạng thái rừng phục hồi chưa ổn định. Các loài thực vật điển hình cho khu vực là: Lim xanh, Gụ lau, Sến mật, Táu mật, Hoàng đàn giả (Hồng tùng), Trầu tiên, Sú rừng, Trúc ngọt. Đây cũng chính là những loài đặc trưng cho thực vật vùng Quảng Ninh và Đông bắc Việt Nam. Bảo vệ và phát triển tốt tài nguyên thực vật trong khu RĐD Yên Tử là góp phần bảo tồn những nguồn gen quý hiếm.


Kết luận, kiến nghị

1. Kết luận

1.1. Hệ thực vật RĐD Yên Tử đã xác định được 3 ngành với tổng số 706 loài thuộc 423 chi và 152 họ. Trong đó, ngành Hạt kín (Angiospermae) chiếm ưu thế với 670 loài thuộc 398 chi và 133 họ; tiếp đến ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 28 loài, 19 chi, 15 họ và ngành Hạt trần (Gymnospermae) với 8 loài, 6 chi, 4 họ. Bổ sung cho hệ thực vật Yên Tử 23 loài và 8 họ.

1.2. Khu hệ thực vật RĐD Yên Tử được đánh giá là đa dạng về các taxon bậc ngành, lớp, họ, chi. Trong ngành Hạt kín (Angiospermae) thì lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) chiếm ưu thế. Tỷ trọng giữa lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) là 6,2 đối với số loài; 5,86 đối với số chi; 4,78

đố với số họ.

1.3. Mười họ đa dạng nhất của hệ thực vật Yên Tử chiếm tỷ lệ 35,98% tổng số loài (254 loài) của toàn khu vực, bao gồm: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có tới 52 loài, họ Cúc (Asteraceae) có 30 loài, họ Cà phê (Rubiaceae) có 28 loài, họ Long não (Lauraceae) có 25 loài, họ Cỏ (Poaceae) có 20 loài, họ Dâu tằm (Moraceae) có 30 loài, họ Đậu (Fabaceae) có 23 loài, họ Vang (Caesalpiniaceae) có 18 loài, họ Dẻ (Fagaceae) có 15 loài và họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có 13 loài.

1.4. Mười chi đa dạng nhất chiếm 3,78% tổng số chi và 11,19% tổng số loài (79 loài) của cả khu vực. Trong đó chi đa dạng nhất là Ficus với 22 loài, các chi còn lại có số lượng gần tương đương nhau bao gồm các chi: Syzygium, Discorea, Blumea, Desmodium, Calamus, Lithocarpus, Cinnamomum, Litsea, Smilax.

1.5. Khu hệ thực vật RĐD Yên Tử được đánh giá là đa dạng về dạng sống, với sự có mặt của tất cả các kiểu dạng sống khác nhau. Trong đó sự ưu thế thuộc về nhóm cây có chồi trên đất, chiếm 84,29% tổng số loài. Nhóm dạng sống cây gỗ lớn và vừa có chồi trên đất (MM) chiếm ưu thế trong nhóm cây có chồi trên với tỷ lệ là 38,63%.

Phổ dạng sống của hệ thực vật RĐD Yên Tử được xác lập như sau: SB = 84,29 Ph + 2,88 Ch + 2,16 H + 5,33 Cr + 5,33 Th


Trong đó: Ph = 32,56 MM + 19,74 Mi + 16,28 Na + 1,44 Hp + 13,11 Lp + 1,00 Ep + 0,14 Pp

1.6. Khu hệ thực vật RĐD Yên Tử được đánh giá là đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật rừng, với 547 loài cây có ích chiếm 77,48% tổng số loài, có thể được sử dụng vào 13 nhóm công dụng khác nhau. Trong đó nhóm cây cho thuốc là đa dạng nhất với 300 loài; nhóm cây cho gỗ có 169 loài; nhóm cây làm cảnh và bóng mát có 84 loài; nhóm cây cho nhựa có 46 loài; nhóm cây cho sợi có 47 loài; nhóm cây cho tinh dầu có 42 loài; nhóm cây cho ta nanh có 34 loài; nhóm cây cho rau ăn có 31 loài; nhóm cây cho dầu béo có 17 loài; nhóm cây cho bột có 16 loài; nhóm cây cho quả có 24 loài; nhóm cây cho màu có 16 loài; nhóm cây cho nguyên liệu có 11 loài. ë Yên Tử có nhiều cây có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau.

1.7. Khu hệ thực vật RĐD Yên Tử có phân bố của 20 loài thực vật quý hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và 6 loài được ghi trong Nghị định 32/NĐ-CP của Chính phủ, cần được ưu tiên bảo tồn và phát triển.

Tổng số loài quí hiếm: 20 = 2 E + 9 V + 1 T + 4 R + 4 K

1.8. Thảm thực vật RĐD Yên Tử có 2 kiểu rừng chính là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp với 9 ưu hợp thực vật chủ yếu. Các loài thực vật điển hình cho khu vực Yên Tử là: Lim xanh, Gụ lau, Sến mật, Táu mật, Hoàng đàn giả (Hồng tùng), Trầu tiên, Sú rừng.

2. Kiến nghị

2.1. Cần tiếp tục điều tra đánh giá tính đa dạng thực vật ở Khu Rừng Đặc dụng Yên Tử tỉ mỉ hơn, đầy đủ hơn cho cả các phân khu phục hồi sinh thái và toàn bộ diện tích rừng.

2.2. Cần mở rộng hơn nội dung đánh giá đa dạng thực vật về mặt yếu tố địa lý.

Đồng thời đề xuất một số giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật trong khu vực.

2.3. Thực vật khu vực Rừng đặc dụng Yên Tử đang có chiều hướng phục hồi tốt. Ngoài việc bảo vệ chặt chẽ nguồn tài nguyên thực vật, cần có đầu tư phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/01/2023